Một số vấn đề về ước và bội
lượt xem 103
download
Ước và bội là hai trong số những khái niệm cơ bản nhất của số học. Tuy nhiên sự cơ bản luôn luôn có sự thú vị riêng của nó. Những người học số học luôn cần phải năm vững vấn đề này, không chỉ vì sự ứng dụng rộng rãi của nó mà nó còn là nền tảng xây dựng nên những vấn đề phức tạp và đa dạng hơn. Trước hết chúng ta hãy điểm qua một số khái niệm cơ bản. A. Một số khái niệm cơ bản. i) Ước số. Một số nguyên d được gọi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề về ước và bội
- Ước và bội là hai trong số những khái niệm cơ bản nhất của số học. Tuy nhiên sự cơ bản luôn luôn có sự thú vị riêng của nó. Những người học số học luôn cần phải năm vững vấn đề này, không chỉ vì sự ứng dụng rộng rãi của nó mà nó còn là nền tảng xây dựng nên những vấn đề phức tạp và đa dạng hơn. Trước hết chúng ta hãy điểm qua một số khái niệm cơ bản. A. Một số khái niệm cơ bản. i) Ước số. Một số nguyên d được gọi là ước số của một số nguyên a khi và chỉ khi tồn tại một số nguyên b sao cho a = bd . ii)Ước số chung. Một số nguyên dương d được gọi là ước số chung của hai số nguyên dương a và b khi và chỉ khi d là ước số của a và d cũng là ước số của b. Tương tự ta cũng có định nghĩa uớc số chung của n số nguyên dương a1 , a2 ,..., an iii)Ước chung lớn nhất. Một tính chất cơ bản của ước mà các bạn cũng có thể nhận ra là: nếu d là ước của a thì d ≤ a , do đó tập hợp các ước số của một số là hữu hạn. Trong một tập hữu hạn thì luôn tồn tại phần tử bé nhất, nhỏ nhất. Do đó khái niệm về ước chung lớn nhất được hình thành( ước chung nhỏ nhất là đối của ước chung lớn nhất , dó đó ta chỉ cần xét ước chung lớn nhất là đủ). Số nguyên dương d được gọi là ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương a và b nếu d là ước số chung của a và b và với mọi số nguyên dương d ' là ước chung của a và b thì d ≥ d' . Kí hiệu: d = (a, b). Tương tự ta cũng có định nghĩa uớc số chung lớn nhất của n số nguyên dương a1 , a2 ,..., an , kí hiệu ( a1 , a2 ,..., an ) iv)Nguyên tố cùng nhau. Hai số nguyên a, b được gọi là nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi ( a, b ) = 1. Tương tự ta định nghĩa các số a1 , a2 ,..., an được gọi là nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi ( a1 , a2 ,..., an ) = 1. v)Bội số. Một số nguyên k được gọi là bội số của một số nguyên a khi và chỉ khi tồn tại một số nguyên b sao cho k = ab. vi)Bội số chung Một số nguyên dương k được gọi là bội chung của hai số nguyên dương a và b nếu k là bội số của a và k cũng là bội số của b. Tương tự ta cũng có định nghĩa bội số chung của n số nguyên dương a1 , a2 ,..., an vii)Bội chung nhỏ nhất. Số nguyên k được gọi là bội chung lớn nhất của hai số nguyên a và b nếu k là bội số chung của a và b và với mọi số nguyên k ' là bội số chung của a và b thì k ≤ k ' . Kí hiệu: q = [ a, b ].
- Tương tự ta cũng có định nghĩa bội số chung nhỏ nhất của n số nguyên dương a1 , a2 ,..., an , kí hiệu [ a1 , a2 ,..., an ] B. Một số tính chất của ước và bội. Cho a, b, c, d là các số nguyên dương,khi đó. i) (ac, bc ) = c (a, b) . a b ( a , b) ii)Cho c là ước chung dương của a và b . Khi đó: , = . c c c a b Từ đây suy ra d = (a, b) ⇔ , = 1. d d iii)Tồn tại các số nguyên x, y sao cho ( a, b ) = ax + by. iv) (a, b) = 1 và ac b thì c b. v) (a, b) = 1 , (a, c ) = 1 thì (a, bc ) = 1. vi) (a, b, c ) = ((a, b), c) = (a, (b, c )) = ((a, c ), b) ab vii) [ a, b ] = . ( a, b ) viii)Cho k là bội số chung của a và b. k k k = [ a, b ] ⇔ , = 1. a b ix) [ca, cb ] = c [ a, b ] x) [ a, b, c ] = [ a, b ] , c C. Phép chia Euclid. Trong các phần trên , chúng t Ta đã thông qua các khái niệm và uớc chung và và một số tính chất về ước số. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa biết cách làm để tìm được ước số chung của ước số. Qua phần này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi thông qua việc tìm hiểu phép chia Euclid. Để đơn giản chúng ta chỉ đi tìm ước chung của các số nguyên dương, việc các số nguyên âm là hòan tòan tương tự.Trước hết chúng ta sẽ xem xét ý tưởng của phương pháp này. Euclid đã bắt đầu với nhận xét sau: (a, b) = (b, a − b) = (b − a, b) = d , a ≠ b(*). . Chứng minh nhận xét này không khó,xin được dành cho bạn đọc. Giả sử a ≥ b ,khi đó từ đẳng thức (a, b) = (a − b, b) ta đã đi về bài toán tìm ước số chung của hai số nguyên dương nhỏ hơn là a − b, b . Tiếp tục là bài tóan với hai số nguyên dương nhỏ hơn nữa là a − 2b, b (trong trường hợp a − b > b ) hay là (a − b, 2b − a ) ( trong trường hợp a − b < b ) . Nếu ta tiếp tục làm như vậy thì các số nguyên dương cần tìm ước số chung sẽ nhỏ đi dần dần, điều này có thể kéo dài vô tận và các số nguyên dương sẽ nhỏ dần vô hạn chăng ? Câu trả lời là không vì ít ra các số nguyên dương cũng bị chặn dưới bởi 1. Như vậy tại sao quá trình này lại không thể kéo dài vô hạn được, chỉ có thể là do (*) không đúng nữa, tức là đến một lúc nào đó ta thu được hai số nguyên dương bằng nhau. Nghía là ta sẽ có:
- (a, b) = (c, c) = d . Như vậy c = d . Từ đây ta có thuật tóan sau để tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên a và b . Cho a > b > 0. Nếu a = bq thì ( a, b ) = b. Nếu a = bq + r (r ≠ 0) thì (a, b) = (b, r ) . Phép chia Euclid trong trường hợp này được thực hiện như sau: a = bq + r1 ⇒ (a, b) = (b, r1 ) b = r1q1 + r2 ⇒ (b, r1 ) = (r1 , r2 ) r1 = r2 q2 + r3 ⇒ (r1 , r2 ) = (r2 , r3 ) ............. rn − 2 = rn −1qn −1 ⇒ (rn − 2 , rn −1 ) = (rn −1 , rn ) rn −1 = rn qn ⇒ (rn −1 , rn ) = rn Từ đây suy ra (a, b) = (b, r1 ) = (r1 , r2 ) = (r2 , r3 ) = .... = ( rn −2 , rn−1 ) = (rn −1 , rn ) = rn . Hay nói cách khác (a, b) là số dư cuối cùng khác 0 trong phép chia Euclid. Từ phép chia Euclid, ta suy ra được tính iii), một tính chất đẹp và quan trọng trong lý thuyết số. Ta có thể dễ dàng chứng minh tính chất trên bằng phương pháp quy nạp lùi theo n trong phép chia Euclid. / Thật vậy, nếu a = bq thì tính chất iii) là hiển nhiên. Nếu a b thì ta đã có đẳng thức sau: rn = 0.rn −1 + 1.rn . Giả sử ta đã có: rn = (rk , rk +1 ) = xrk + yrk +1 . Khi đó: rk −1 = rk qk + rk +1 ⇒ yrk −1 = ( yqk − x)rk + xrk + yrk +1 ⇒ yrk −1 − ( yqk − x)rk = rn = (rk −1 , rk ) Như vậy theo nguyên lý qui nạp lùi, đối với các số (a, b) cũng tồn tại các số nguyên x, y sao cho xa + yb = rn = ( a, b ) . Sau khi đã tìm được ước chung lớn nhất thì việc tìm bội chung nhỏ nhất là đơn giản, ta có ab thể dung công thức vii) [ a, b ] = ( a, b ) Ta hãy xét qua một số ví dụ nhé: Bài toán: a)Hãy tìm ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất của 34 và 56 b)Hãy tìm các ước chung lớn nhất có thể có của 2k − 1 và 9k + 4 ( k ∈ N ) Câu a) chỉ là câu áp dụng phép chia Euclid, ta hãy giải quyết nhanh nào: (34,56) = (22,34) = (12, 22) = (10,12) = (2,10) = 2. 34.56 1904 Suy ra [34,56] = = = 952. (34, 56) 2 Câu b) cũng áp dụng phép chia Euclid, tuy nhiên hơi phức tạp một chút vì có chứa ẩn số k . Các bạn cũng thực hiện phép chia một cách bình thường, giống như là chia đa thức vậy:
- (2k − 1, 9k + 4) = (9k + 4 − 4(2k − 1), 2k − 1) = (k + 8, 2k − 1) = (2k − 1 − 2(k + 8), k + 8) . 1(k ≠ 17m − 8) = (k + 8, −17) = (k + 8,17) = 17(k = 17 m − 8) Vậy (2k − 1, 9k + 4) = 17 khi k = 17 m − 8. Và (2k − 1,9k + 4) = 1 khi k ≠ 17 m − 8. Trong bài tóan trên ta còn có thể giải theo cách khác. 2(9k + 4) − 9(2k − 1) d Đặt d = (2k − 1, 9k + 4) .Ta có: d =1 ⇒ 17 d ⇒ d = 17 Lời giải trên thật ngắn gọn.tuy nhiên nếu làm như vậy thì ta sẽ xác định cụ thể các trường hợp mà ở đó d = 1 và d = 17 như thế nào. Trong trường hợp này, bạn phải giải phương trình nghiệm nguyên sau. Tìm k sao cho: 2k − 1 = 17l , k , l ∈ Z (dạng 2k − 1 ≡ 0(mod17) ) ( Xem thêm trong phần phương trình nghiệm nguyên) và sẽ đi được kết quả tương tự như đã nói trong cách 1. Ta rút ra bài tóan tổng quát sau. Cho ac − bd = p là một số nguyên tố. Tìm tất cả các giá trị có thể có của: (ak + c, bk + d ) . Bằng một ý tưởng cách 2. Ta đặt m = (ak + c, bk + d ) . Ta có: m =1 a(bk + d ) − b(ak + c ) = ad − bc = p m ⇒ . Cả hai trường hợp đều có thể xảy ra bởi m = p lẽ phương trình ak + c ≡ 0(mod p) cho ta nghiệm duy nhất theo mod p . Trong trường hợp này (ak + c, bk + d ) = p , trong các trường hợp còn lại ta đều thu được: (ak + c, bk + d ) = 1. Sau đây sẽ là phần bài tập áp dụng dành cho bạn đọc: Bài 1: Tìm tất cả các giá trị có thể của: (6k + 5,8k + 3), k ∈ N . n(n + 1) Bài 2: Cho A = 2n + 1, B = . Tìm ( A, B) 2 D.Ước chung của (am-1,an-1) Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu về ước chung lớn nhất của a m − 1 và a n − 1 trong đó a ∈ Z , a (a 2 − 1) ≠ 0, m, n ∈ N * . Đặt (m, n) = d ,ta dễ dàng nhận ra rằng: a m − 1 a d − 1, a n − 1 a d − 1 Thực vậy, đặt m = dk ta có: a m − 1 = a kd − 1 = (a d ) k − 1 = ( a d − 1) A a d − 1 trong đó: A = b k −1 + b k − 2 + ... + b + 1, b = a d . Hòan tòan tương tự cho a n − 1 . Như vậy ( a m − 1, a n − 1) = A có dạng B ( a d − 1) . Việc còn lại là tìm B . Ta hãy thử tìm B trong các trường hợp cụ thể xem sao: a 2 3 4 m 2 3 4 n 4 5 6
- A 3 2 15 B 1 1 1 Như vậy ta có thể dự đoán, ta mạnh dạn đưa ra giả thuyết ( a m − 1, a n − 1) = A = a ( m, n ) − 1. Ta sẽ cần chứng minh a ( m ,n ) − 1 A và từ đó suy ra a ( m,n ) − 1 = A do A đã chia hết cho a ( ) − 1. Ta hãy tạo sự liên kết (m, n) với m, n bằng kết quả tồn tại các số nguyên x,y m,n sao cho xm + yn = (m, n) , hay phát biểu ở một dạng khác, tồn tại các số nguyên không âm x, y sao cho xm − yn = (m, n) hay − xm + yn = (m, n) . Ta chỉ xét trường hợp xm − yn = (m, n) , trường hợp kia là hòan tòan tương tự. a yn (a xm − yn − 1) = a xm − a yn = (a xm − 1) − (a yn − 1) = ( a m − 1) C − ( a n − 1) D A Mà ( a yn , a n − 1) = 1 ⇒ ( a yn , A ) = 1. Do đó theo tính chất iv) ta suy ra a xm − yn − 1 = a ( m ,n ) − 1 A . Từ đây ta suy ra điều phải chứng minh. Tóm lại ta thu được kết luận sau: ( a m − 1, a n − 1) = a ( m , n ) − 1 . Đây là một kết quả quan trọng, các bạn cũng có thể thấy “dáng vẻ” của nó khá giống với định lý Fertmat, Euler phải không nào. J Sau đây là phần bài tập dành cho bạn đọc: Bài 1: Cho 1 ≤ m < n; m, n ∈ N . a) Chứng minh rằng: (22 + 1, 22 + 1) = 1. n m b) Tìm ( 2m − 1, 2n − 1) Bài 2: Cho (a, m, n) là các số tự nhiên lẻ.Chứng minh rằng: (a m + 1, a n + 1) = a ( m , n ) + 1 . Bài 3: Cho là ( a, b ) các số nguyên dương thỏa ( 2a + 1, 2b + 1) = 1. Tìm các giá trị có thể của: (2 2 a +1 + 2a +1 + 1, 22 b +1 + 2b +1 + 1) . Kết thúc bài viết sẽ là phần bài tập tổng hợp, một số bài toán là các kết quả đáng nhớ mà các bạn nên lưu tâm. E. Bài tập tổng hợp. Bài 1:Chứng minh rằng: am −1 , a − 1 = (m, a − 1) trong đó a, m > 1. a −1 Bài 2:Nếu a, b là các số nguyên dương và a > b thì: an − bn , a − b = (n(a, b)n −1 , a − b) a −b Bài 3: Chứng minh rằng: [1, 2, 3,..., 2n] = [ n + 1, n + 2,..., 2n] Bài 4: Cho p là một số nguyên tố. Tìm 22 − 2, 2n − 1 ( n )
- Bài 5:Chứng minh rằng dãy số n(n + 1) a) An = , n ∈ N chứa những dãy vô hạn những số nguyên tố cùng nhau. 2 b) M n = 2n − 1 chứa dãy vô hạn những số nguyên tố cùng nhau. Dãy M n được gọi là dãy số Mecxen. Mục chuyên đề về ước số và bội số xin được kết thúc ở đây. Chúc các bạn luôn đạt được kết quả tốt nhất trong học tập. J Tài liệu tham khảo • 351 Bài toán số học chọn lọc Nguyễn Đức Tấn Đặng Anh Tuấn-Trần Chí Hiếu. • Bài giảng số học Đặng Hùng Thắng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái niệm, qui ước các chuyển động thiên cầu (Đặng Vũ Tuấn Sơn)
10 p | 195 | 52
-
"Sơ kính tân trang"
6 p | 712 | 22
-
Giáo án lớp 5 môn Mỹ Thuật: BÀI 31: Vẽ tranh ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
5 p | 398 | 22
-
Giáo án Toán lớp 7 bài 5&6: Luỹ thừa của một số hữu tỉ. Luyện tập( Tiết 3)
7 p | 31 | 12
-
Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn Toán/Dự đoán
3 p | 187 | 10
-
Bài giảng Tiếng việt 1 bài 80: Học vần IÊC - ƯƠC
25 p | 185 | 10
-
Bài giảng Tiếng việt 1 bài 79: Học vần ÔC - UÔC
22 p | 140 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải các bài toán về Ước chung lớn nhất và Bội chung nhỏ nhất trong bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học lớp 8, 9
21 p | 64 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực cảm thụ văn học
21 p | 53 | 5
-
Giáo án Tiếng Việt 1 bài 79: Vần ÔC UÔC
5 p | 257 | 5
-
Suy nghĩ về câu chuyện Đại bàng tránh bão
4 p | 70 | 4
-
Bài tập về số phức - Tìm về số phức khó
4 p | 12 | 4
-
Một số bạn học sinh lớp 12 hiện nay cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai”. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến về vấn đề đó?
2 p | 44 | 3
-
Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh
8 p | 78 | 3
-
Văn học đương đại: một số bài ca dao nguyện ước chọn lọc
3 p | 87 | 3
-
Suy nghĩ về ý kiến: "Thời gian là hữu hạn vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc sống của người khác"
4 p | 59 | 2
-
Giải bài tập Bội và ước của một số nguyên SGK Đại số 6 tập 1
4 p | 104 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn