intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn Trung đại bậc THCS

Chia sẻ: Khánh Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với một số biện pháp như: Trước tiên, giáo viên cần hiểu rõ trong phần văn thơ Trung đại bậc THCS gồm những mảng chính sau; Cho học sinh hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ảnh hưởng đến văn học Trung đại; Giúp học sinh phá vỡ hàng rào ngôn ngữ; Cần phải dựa theo đặc điểm của thể loại mà chọn cách dạy thích hợp;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn Trung đại bậc THCS

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong dạy học văn nói chung và dạy văn học Trung đại nói riêng trước  tiên phải xuất phát từ ý tưởng: Làm thế nào để dạy – học văn thêm hứng thú?   Làm thế  nào để  học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ  động, hiệu quả?  Làm sao để đến với các tác phẩm Trung đại một cách tự nhiên, gần gũi? Làm  thế  nào để  học sinh có thể  vận dụng mọi hiểu biết của mình để  giải quyết  một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất? Nhìn chung phần văn học Trung đại là một giai đoạn lớn của lịch sử  văn học Việt Nam. Nó bao gồm tất cả các sáng tác văn chương của  đông đảo   các tác giả  trong phạm vi mười thế  kỉ  của chế  độ  phong kiến nước ta. Do  hoàn cảnh xã hội chi phối , phần văn học này mang những đặc điểm riêng   biệt về tính chất, thi pháp và cả  ảnh hưởng bởi thi pháp của văn học cổ  đại  Trung Quốc. Do vậy, phần văn học này khá đa dạng, phong phú và có sức hấp  dẫn lớn đối với giáo viên và học sinh. Ở môn Ngữ văn nói chung, phần văn thơ Trung đại nói riêng rất phong  phú, đa dạng và sâu sắc nhưng việc truyền tải của giáo viên và sự  nắm bắt  của học sinh thường chưa đạt như  mong muốn. Làm thế  nào để  nâng cao   1
  2. hiệu quả của một tiết Ngữ văn thuộc văn thơ  Trung đại là điều mà giáo viên  chúng ta luôn quan tâm suy nghĩ, đây là bộ phận quan trọng của nền văn học   dân tộc, gồm những tác phẩm xuất sắc của các nhà văn, nhà thơ lớn gắn liền   với lịch sử  của dân tộc qua nhiều thế  kỉ  và hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.  Từ  những suy nghĩ đó, chúng tôi đã tìm tòi và mạnh dạn thực hiện đề  tài:  "Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn Trung đại bậc THCS"   1.2. Điểm mới của đề tài  Những tác phẩm Trung đại không gần gũi với học sinh vì do khoảng   cách xa về không gian và thời gian nên quá trình giảng dạy giáo viên cần vận   dụng kiến thức và tài liệu tham khảo để  làm sống lại không gian, thời gian   của tác phẩm để  học sinh cảm nhận. Trong quá trình giảng dạy giáo viên  cũng cần sưu tầm những tranh  ảnh và những đoạn video làm tái hiện không  gian, thời gian của tác phẩm giúp học sinh dễ cảm nhận hơn. Trên cơ  sở  mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng  môn Ngữ văn nói riêng và trên hết là dạy học theo hướng tích cực. Học sinh   được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọn được phương pháp phù hợp đề  học  tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó, căng thẳng. Mặt khác tích hợp  2
  3. chủ  đề, vận dụng kiến thức liên môn để  giải quyết một vấn  đề  đang là  phương pháp áp dụng trong ngành giáo dục. Bởi vậy, đề  tài của chúng tôi  bám sát những mục tiêu và sự  định hướng đó của ngành. Đó sẽ  là cái nh ìn  mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ văn nói chung, phần  những   văn bản Trung đại nói riêng. 3
  4. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1.  Thực trạng về  việc dạy và học văn học Trung đại của học sinh  trung học cơ sở  * Về mặt thuận lợi:              Phòng Giáo dục và Đào tạo, cấp  ủy chính quyền địa phương và nhà  trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để  gúp đỡ  giáo viên và học sinh   trong quá trình dạy và học.   Quê hương Lệ  Thủy có truyền thống anh hùng quật khởi trong các   cuộc đấu tranh dựng nước và giữ  nước cũng như  trong thời bình, điều đó đã   bồi đắp thêm lòng tự hào của học sinh đối với thế hệ cha ông đi trước. Trong nhiều năm qua, trường tôi  đã có nhiều đổi mới trong dạy và học,   đa số các em học sinh có ý thức học tập tốt.   Giáo viên tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc giảng dạy, chăm  lo, quan tâm đến học sinh.       * Về mặt khó khăn: 4
  5. Trước hết là khó khăn về  khoảng cách rất lớn giữa các thế  hệ, tác  phẩm văn học  Trung đại dù có là những áng văn thơ  xuất sắc, đối với học  sinh cũng vẫn là những tiếng nói và cách nói rất xa lạ. Đó là cách nói, tiếng  nói của những người từng sống cách xa chúng ta hàng trăm năm, có cách nghĩ,  cách cảm, cách sinh hoạt, quan điểm thẩm mĩ, cách trình bày, diễn đạt khác  hẳn chúng ta. Khó khăn thứ  hai mà học sinh gặp phải khi tiếp cận với tác phẩm   Trung đại đó là hàng rào ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong các tác phẩm thuộc dòng   văn học này có nhiều hình  ảnh  ước lệ, tượng trưng, cách dùng điển cố, từ  ngữ  Hán Việt, thuật ngữ  xưa, từ  cổ…đi vào từng tác phẩm cụ  thể  th ì ngôn  ngữ của văn thơ chính luận lại có những đặc điểm riêng mà học sinh khó có  thể hiểu và cảm nhận. Về  thời gian qui định cho mỗi tác phẩm quá ít nên học sinh không đủ  thời gian để  đọc, tìm hiểu, giáo viên truyền đạt chưa sâu những kiến thức  trọng tâm của các tác phẩm hay và khó. Ví dụ: Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “ Hoàng Lê   nhất thống chí” của Ngô GiaVăn Phái, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du… 5
  6. 2.1.3. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài Từ  những nguyên nhân trên, mới vào đầu năm học 2018 ­ 2019, tôi đã  tiến hành khảo sát về sự hứng thú của các em khi học các bài văn học Trung  đại  trong của học sinh khối 8. Kết quả  như sau: a. Học sinh yêu thích : Yêu thích: 16,0% Bình thường: 37,0 % Không thích: 47,%         b. Kết quả khảo sát chất lượng : Kết quả Sĩ  TT Lớp Giỏi Khá TB Yếu số SL % SL % SL % SL % 1 8A 40 1 2,5 10 25 15 37,5 14 35 2 8B 41 1 2,4 9 21,9 13 31,7 18 43,9 Tổng 81 2 2,46 17 20,9 28 34,56 32 39,5 2.2. Các giải pháp          Để nâng cao hiệu quả của một tiết dạy Ngữ văn về phần văn thơ Trung   đại, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp giảng dạy  để truyền đạt cho  các em học sinh lượng kiến thức chọn lọc mà sâu sắc đòi hỏi người giáo viên  phải nhiệt tình, một khả năng, một niềm rung cảm – đồng cảm với tác giả và   6
  7. trên tất cả là cách kết hợp và vận dụng khéo léo các phương pháp: Đàm thoại,  diễn giảng, tìm tòi, gợi mở, phát hiện, nêu vấn đề…Muốn gây được sự hứng  thú cho học sinh, làm cho các em ham học h ơn chúng tôi đã  thực hiện các giải  pháp sau: 2.2.1. Giải pháp 1: Trước tiên, giáo viên cần hiểu rõ trong phần văn thơ  Trung đại bậc THCS gồm những mảng chính sau Một là những áng văn thơ  nổi tiếng phản  ảnh quá trình chống ngoại  xâm vẻ vang của dân tộc trong thời kì thịnh trị của chế độ phong kiến mà tiêu  biểu là “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Sông núi nước Nam” của Lí  Thường  Kiệt,  “Nước   Đại  Việt  ta”  trích  “Bình  Ngô   đại  cáo”  của   Nguyễn  Trãi… Hai là những tác phẩm xuất sắc phản ảnh cuộc sống xã hội và số phận   con người hoặc phản  ánh các biến cố xã hội và lịch sử trong thời kì suy vong  từng bước của chế  độ  phong kiến mà tiêu biểu là: “Chuyện người con gái   Nam Xương”  trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, “Hoàng Lê nhất   thống chí” của Ngô Gia Văn Phái, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Bánh trôi   7
  8. nước”   của   Hồ   Xuân   Hương,   Truyện   “Lục   Vân   Tiên”   của   Nguyễn   Đình  Chiểu… 2.2.2.Giải pháp 2: Cho học sinh hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt  ảnh hưởng đến văn học Trung đại Văn học Trung đại hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử  xã hội khác hẳn chúng ta ngày nay, vì vậy muốn phân tích, đánh giá đúng đắn   phải đặt văn bản vào điều kiện lịch sử của nó, phải nhận rõ quan hệ giữa văn  bản với thời đại mới có thể  hiểu được giá trị  của văn bản và tìm thấy trong   đó những bài học cho ngày nay. Quá khứ với cách nhìn đúng đắn của thời đại,   chúng ta sẽ được sáng tỏ hơn.        Muốn làm được điều đó, giáo viên cần phải tìm hiểu những tài liệu cần  thiết có liên quan đến văn bản mình dạy để  nắm vững một cách chặt chẽ,  thấu đáo lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài “Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn giáo viên phải  giúp học sinh cùng biết hoàn cảnh ra đời của bài hịch: Vào năm 1282, được  tin nhà Nguyên đang điều quân mượn kế đánh Cham Pa để xâm lược nước ta,   8
  9. nhà Trần liền triệu tập Hội nghị  Bình Than, Hưng Đạo Vương Trần Quốc  Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn bộ quân đội. Trong   thời gian này, ông viết “Binh thư yếu lược” và “Hịch tướng sĩ” để động viên,  cổ vũ tướng lĩnh và quân sĩ chuẩn bị kháng chiến. Hay khi dạy đoạn trích “Nước Đại Việt ta” sau khi cung cấp cho học  sinh kiến thức về  hoàn cảnh ra đời của “Bình Ngô đại cáo”, giáo viên cung  cấp cho học sinh kiến thức lịch sử về tên nước Đại việt: Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế đặt quốc hiệu là Đại Cồ  Việt đóng đô  ở  Hoa Lư  (Ninh Bình). Năm 1010 Lí Thái Tổ  lên ngôi đổi tên  nước là Đại Việt và dời đô về  Thăng Long (Hà Nội). Năm 1400 Hồ  Qu ý Ly  ép vua Trần nhường ngôi cho mình và lập ra triều Hồ, đổi quốc hiệu là Đại  Ngu. Đến năm 1428 Lê Lợi lên ngôi lập ra triều đại nhà Lê (hậu Lê) khôi  phục tên nước là Đại Việt. Hay dạy đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ” có câu nói  của Lục Vân Tiên:  “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai” 9
  10. Giáo viên cần cho học sinh hiểu được quan niệm của lễ  giáo phong   kiến “nam nữ thọ thọ bất thân” để hiểu được sự tôn trọng lễ giáo, thái độ tôn  trọng Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên. 2.2.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh phá vỡ hàng rào ngôn ngữ Muốn cho học sinh hiểu, cảm văn thơ Trung đại một cách có hiệu quả  thì trước hết phải tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận tác phẩm. Nhưng đứng  trước một bài văn, bài thơ  mà học sinh không hiểu nghĩa câu văn, câu thơ  thì  làm sao có thể hiểu được cả bài văn, bài th ơ đó. . Những từ Hán Việt, những  điển tích, những từ  cổ, những cách nói  ước lệ, tượng trưng… đã tạo thành  một hàng rào ngăn cách mà học sinh THCS hiện nay rất khó vượt qua. Do đó,  giáo viên phải giúp học sinh phá vỡ hàng rào đó. Ví dụ: Đoạn mở  đầu bài “Hịch tướng sĩ” tác giả  dùng hàng loạt điển  cố  khi nêu gương các bậc trung thần, giáo viên chọn hai điển cố  tiêu biểu: “   Kỷ Tín, Do Vu” kể sự tích của hai vị tướng này rồi phân tích ý nghĩa. Từ đó  kết hợp với các điển cố còn lại khái quát  ý chung mà Trần Quốc Tuấn muốn   cho tướng sĩ nêu gương là tinh thần dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì  nước mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. 10
  11. Ví dụ:  Khi dạy   đoạn trích “Chị  em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều”  của Nguyễn Du. Khi miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân nhà thơ viết:  “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang”             Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu từ “ trăng” trong “khuôn trăng”  không chỉ có nghĩa là khuôn mặt của Thúy Vân không chỉ tròn, phúc hậu nh ư  vầng trăng mà còn giúp các em hiểu  Thúy Vân đang ở vào độ tuổi trăng tròn,  lứa tuổi đẹp nhất của mỗi đời người. Hay từ “hoa” trong “hoa cười” cách nói  ẩn dụ  gợi vẻ  đẹp xinh tươi, rạng ngời như  hoa mới nở  của Thúy Vân (so   sánh Thúy Vân với hoa đẹp thắm tươi) ẩn sâu bên trong là thái độ ngưỡng mộ  trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban cho người thiếu nữ. Hay câu: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” nếu học sinh không  được giảng, được hiểu thì làm sao biết được vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cho nên  giáo viên phải làm rõ: “Nghiêng nước nghiêng thành” là lấy ý ở một câu chữ  Hán có nghĩa là ngoảnh lại nhìn một cái thì ng ười ta bị xiêu, ngoảnh nhìn cái  nữa thì nước người ta bị nghiêng ngã. Ý nói vẻ đẹp tuyệt vời của Thúy Kiều  có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. 11
  12. 2.2.4. Giải pháp 4:  Cần phải dựa theo đặc điểm của thể  loại mà chọn  cách dạy thích hợp * Đối với văn chính luận Văn chính luận được đưa vào giảng dạy bậc THCS gồm hai thể loại   cơ bản đó là Hịch và Cáo. Cả hai được viết ra do yêu cầu của cuộc chiến đấu  chống ngoại xâm và thành những tác phẩm bất hủ. Mỗi thể loại có đặc trưng   khác nhau cho nên muốn cho học sinh cảm thụ  tốt giáo viên cần chú   ý đến  đặc trưng thể loại.        + Hịch: Thuộc loại văn hiệu triệu, kêu gọi. Hịch thường xuất hiện trước  cuộc kháng chiến có tác dụng gây uy thanh trước khi ra quân. Muốn dạy tốt  bài hịch giáo viên cần xác định đối tượng mà bài hịch hướng tới. Mục đích mà  bài hịch muốn hướng tới là gì? Để  đạt được mục đích đó, tác giả  lập luận  như thế nào, giọng điệu ra sao? Ví dụ: Bài “Hich tướng sĩ” đối tượng là những tùy tướng dưới quyền,  thể hiện  ở cách xưng hô: “ta, các ngươi” một điều cần lưu ý khi giảng dạy  bài Hịch cần cho học sinh xác định thời điểm ra đời của bài Hịch, chú ý đến   12
  13. nghệ  thuật hùng biện, nghệ  thuật này thể  hiện  ở  nội dung và cảm xúc của  bài văn (bố  cục). Dạy Hịch giáo viên cần coi trọng khâu đọc. Hịch là lời  truyền lệnh của chủ  tướng cho tướng sĩ dưới quyền nên đọc bài hịch phải   hùng hồn, giọng ngân vang, đồng thời phải thay đổi cho phù hợp với   cảm   xúc trong từng phần của bài văn: Ví dụ  đọc đoạn nêu gương các bậc trung  thần đọc với giọng mạch lạc, sang sảng; đoạn vạch trần tội ác của kẻ  thù  giọng căm phẫn, đau xót; đoạn bộc lộ  nỗi lòng chủ  tướng giọng tình cảm,  thiết tha; đoạn giao mệnh lệnh thì nghiêm khắc, quyết đoán.        + Cáo: Là thể văn tuyên ngôn, tuyên cáo là văn kiện viết ra để  công bố  một sự kiện lịch sử trọng đại. Cáo xuất hiện sau khi cuộc chiến đấu kết thúc  thắng lợi. Đối tượng tiếp nhận bài cáo là nhân dân cả nước.  Dạy bài cáo giáo viên cần tập trung làm rõ giá trị hùng ca. Điều này thể  hiện  ở  tầm vóc to lớn của các sự  kiện lịch sử, niềm sảng khoái của cả  dân  tộc sau ngày chiến thắng và những hình tượng kì vĩ, hoành tráng từ  âm điệu  hào hùng của bài văn. Nghệ  thuật hùng ca của bài cáo còn thể  hiện  ở  hệ  thống lập luận . 13
  14. Ví dụ: Khi dạy đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo”  yêu cầu học sinh hãy chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Giáo viên cần làm cho học sinh thấy được:          + Về lí lẽ: tác giả nêu lên t ư tưởng nhân nghĩa và nền độc lập của dân  tộc ta như  một chân lí có tính hiển nhiên, lâu đời thể  hiện qua các từ:“Từ   trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia…”          + Về thực tiễn: tác giả đưa ra hàng loạt chứng cứ hiển nhiên: * Các triều đại nước ta tồn tại song song , ngang hàng với triều đại Trung  Quốc. *Những kẻ “tham công” như Lưu Cung “thích lớn” như Triệu Tiết xâm lược  nước ta đều bị “thất bại, tiêu vong”. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. * Đối với tác phẩm tự sự: (văn xuôi hay truyện thơ) Đối với thể  loại này, giáo viên cần chuẩn bị  tốt các khâu quan trọng  trước khi giảng dạy cho học sinh: phá vỡ hàng rào ngôn ngữ  (các từ ngữ chú  thích cuối tác phẩm, những từ ngữ  khác chưa được giải thích liên quan đến  nội dung tác phẩm), chú ý đến nghệ  thuật xây dựng truyện, hình tượng các  nhân vật và các biện pháp diễn đạt. 14
  15. Dạy thể loại này giáo viên cần lưu ý các điểm sau:         + Đọc: Giáo viên phải đọc và hướng dẫn học sinh đọc cho đúng với tính  chất cân đối, nhịp nhàng , cách ngắt nghỉ, giọng  điệu thể hiện tính cách, tâm  trạng nhân vật.        + Hướng dẫn học sinh nắm vững cốt truyện.  Đặc biệt đối với những tác  phẩm  lớn như:  Truyện Kiều của Nguyễn  Du, Truyện Lục Vân  Tiên của   Nguyễn Đình Chiểu học sinh nắm được cốt truyện thì sẽ dễ dàng hơn khi tìm  hiểu các đoạn trích.       + Hướng dẫn phân tích nhân vật: Phải từ các chi tiết mà làm sáng tỏ tính  cách nhân vật. Nhưng phải đặt nhân vật trong hoàn cảnh lịch sử mà phân tích,   đánh giá Ví dụ: Dạy “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ , khi  phân tích chi tiết Vũ Nương phải tự vẫn để minh oan cho m ình. Giáo viên hỏi  học sinh:  Theo em cái chết của Vũ Nương là tất yếu hay dại dột?  GV cần  nhắc học sinh về hoàn cảnh lịch sử mà Vũ Nương sống là xã hội phong kiến,  một  xã hội đầy bất công với người phụ nữ thì các em mới cho rằng cái chết  15
  16. của Vũ Nương là tất yếu và các em cũng sẽ hiểu được ý nghĩa tố cáo xã hội  phong kiến mà tác giả muốn thể hiện trong chi tiết này.        + Phân tích ngôn ngữ: Các biện pháp diễn đạt ước lệ, tượng trưng, điển  cố…phải được giảng giải để giúp học sinh hiểu ý nghĩa của đoạn văn, đoạn  thơ. 2.2.5.  Giải pháp 5: Làm rõ nội dung văn học Trung đại phần lớn chịu  ảnh hưởng của Hán học Văn học Trung đại chịu  ảnh hưởng của Hán học nên thường có nhiều  từ  Hán Việt, từ  cổ, thuật ngữ, khái niệm xưa. Những từ  ngữ  này đối với  chúng ta thời nay rất khó hiểu nhưng với người xưa là ngôn ngữ phổ biến. Vì  dưới chế độ  phong kiến địa vị  Hán học được đề  cao nên  khi sáng tác người   xưa thường dùng từ Hán Việt. Do đó để cho học sinh cảm thụ được tác phẩm  văn học xưa, việc làm quan trọng của giáo viên là giảng từ. Học sinh hiểu từ,   thông câu trước mới có cơ  sở  cảm thụ  tác phẩm. Cách dạy từ  trong thơ  xưa  tùy theo loại từ ngữ. Riêng đối với từ Hán Việt cách tốt nhất là tách ra từng   tiếng mà giải thích rồi tổng hợp lại. Sau đó đặt vào câu văn v ì mỗi từ  trong  văn cảnh có sắc thái khác nhau.  16
  17. Ví dụ:  Dạy đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo”  của Nguyễn Trãi giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nhan đề  “Bình Ngô đại   cáo” bởi đây đều là những từ Hán Việt. Nhưng cần chú ý từ “đại”có nghĩa là  lớn nhưng đặt trong “đại cáo” thì cần phải hiểu nghĩa là quan trọng có như  thế học sinh mới hiểu đây là bài cáo quan trọng có ý nghĩa như một bản tuyên  ngôn độc lập. Còn nhiều từ Hán Việt trong đoạn trích cần phải giải thích như  câu:   “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân . Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ  “nhân nghĩa”, “cốt”, “yên   dân”, “quân”, “điếu phạt”, “trừ bạo” từ đó mới hiểu được ý hai câu thơ trên. 2.2.6. Giải pháp 6: Ngoài ra, người giáo viên muốn hiểu tốt và phân  tích đánh giá đúng văn học Trung đại cần trang bị cho m ình vốn sống cổ  bao gồm nhiều lĩnh vực như: triết học, tôn giáo, lịch sử, văn hóa xã hội Văn học Trung đại in đậm thế  giới quan con người Trung đại như  tư  tưởng mệnh trời, thần, tâm lí sùng cổ, sùng tổ  tiên. Điều này được thể  hiện  trong mỗi tác phẩm cụ thể nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh. 17
  18. Ví dụ:  Về  tư  tưởng mệnh trời trong các tác phẩm: “Sông núi nước   Nam” của Lí Thường Kiệt (“Sông núi nước Nam, vua Nam  ở”. Giới phận đó  đã được định rõ ràng ở sách trời), trong “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, ông  cho rằng việc dời đô cũng là mệnh trời (nhà Thương , nhà Chu có nhiều lần  dời đô vì trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân cho nên vận nước lâu dài phong  tục phồn vinh. Còn hai nhà Đinh và nhà Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường  mệnh   trời   cứ   đóng   yên   đô   nơi   đây   nên   triều   đại   không   lâu   bền),   trong  “Truyện Kiều” Nguyễn Du giải thích về  cuộc đời đầy sóng gió của Thúy  Kiều do trời bắt: “Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao.” Hay tâm lí sùng cổ, sùng tổ  tiên luôn có trong nhiều tác phẩm nh ư:  “Hịch tướng sĩ”, “Hoàng Lê nhất thống chí…” 2.2.7. Giải pháp 7: Trong giờ  dạy văn cần truyền ngọn lửa tình cảm và  tâm hồn người dạy 18
  19. Một yếu tố không kém phần quan trọng có tác động tạo sự hấp dẫn, sôi  nổi và hứng thú trong giờ dạy văn là ngọn lửa tình cảm và tâm hồn của ng ười  giáo viên dạy văn. Nếu thiếu trái tim nồng nàn, thiếu sự  rung cảm sâu sắc  trước niềm vui cũng như nỗi buồn, nỗi đau khổ  của con người, của dân tộc,  của đất nước, chắc hẳn người giáo viên không làm sao có thể khơi dậy được  trong lòng học sinh những rung động, những tình cảm lớn lao từ  trang sách,  bài văn, bài thơ. 2.2.8. Giải pháp 8: Hướng dẫn học sinh đọc thêm tư  liệu, có biện pháp  cụ thể Đối với học sinh, để học tốt một tiết văn học Trung đại, giáo viên cần  hướng dẫn đọc thêm tài liệu, đọc phần chú thích cuối mỗi tác phẩm. Hướng dẫn các em ghi chép vào “sổ tay văn học” và có kiểm tra thường   xuyên để học sinh tích lũy kiến thức cần thiết phục vụ bài học. Sau mỗi bài học giáo viên có thể  cho các em dạng bài tập để  kiểm tra  kiến thức và vận dụng kiến thức đã học. 19
  20. Giáo viên cũng cần tạo ra những tình huống có vấn đề trong giảng dạy  bằng cách đặt những câu hỏi khơi dậy sự  ham hiểu biết, thích tìm tòi, suy   luận của học sinh.         Ví dụ: Dạy “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ  giáo  viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm:         H: Nếu em là Vũ Nương khi bị chồng nghi oan như vậy em  sẽ làm gì?         H:  Nếu em là Trương Sinh sau một thời gian dài vắng nhà, nghe con nói   có người đàn ông thường đến nhà vào ban đêm em sẽ làm gì? Học sinh nêu ý kiến, tranh luận, từ đó giáo viên giúp học sinh hiểu hoàn cảnh  xã hội ảnh hưởng đến tính cách, hành động của nhân vật trong tác phẩm. 2.3. Kết quả và bài học kinh nghiệm      2.3.1. Kết quả định lượng:            Có thể thấy qua quá trình dạy học của bản thân, tôi đã sử dụng các giải   pháp trên vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực sáng   tạo, chủ  động của học sinh cũng như  góp phần nâng cao chất lượng dạy và  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2