Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
lượt xem 7
download
"Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8" góp phần nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập môn học của học sinh; giúp học sinh nắm chắc được những kiến thức chuẩn môn học một cách nhẹ nhàng thông qua những giờ học trải nghiệm, thảo luận và những trò chơi phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
- PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học là nhu cầu thiết yếu đặt ra đối với những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả. Vậy, làm thế nào để học sinh ngày nay có tình yêu bộ môn xã hội và đặc biệt có thể học tốt Ngữ Văn? Đó là vấn đề khiến nhiều giáo viên dạy Ngữ Văn trăn trở. Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với GV hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho HS quả thực là cả một vấn đề lớn. Việc HS không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút HS bằng bài giảng của mình. Thầy cô chưa thực sự có nhưng bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người GV đứng lớp. Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống tôi mạnh dạn xin được trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS với đề tài: “Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8” II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu: Góp phần nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập môn học của học sinh. Giúp học sinh nắm chắc được những kiến thức chuẩn môn học một cách nhẹ nhàng thông qua những giờ học trải nghiệm, thảo luận và những trò chơi phù hợp. 1
- Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết cách học môn học Ngữ văn của học sinh trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên hứng khởi hơn trong những giờ dạy Văn. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Chúng ta biết rằng, môn Ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống và nhân loại,, là môn học cơ bản có ý nghĩa góp phần trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách và rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh. Đối tượng môn Ngữ văn là những tác phẩm văn thơ mà những tác phẩm văn thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Môn học kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo của các em. Qua thực tế giảng dạy, nhiều năm trở lại đây, tôi thấy rằng ngày càng có ít học sinh giỏi môn Ngữ văn hơn. Các em không mấy hứng thú, không yêu thích khi chọn lựa so với các môn Toán, Lý, Hóa. Với lối học hình thức, qua loa, coi môn Văn là môn học bắt buộc để lấy danh hiệu HSG, HSTT và thi hết cấp. Trước thực trạng đó giáo viên không nên chán nản, bỏ cuộc và đổ tất cả lỗi cho học sinh. Người xưa có câu: “Tiên trách kỷhậu trách nhân”, muốn trách người thì phải trách mình trước! Tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên cần xem lại phương pháp dạy của mình, cách thức truyền đạt kiến thức của mình đến học sinh. Quan trọng là thái độ của người dạy đối với người học như thế nào trong những tình huống người học có lỗi như: không thuộc bài, không làm bài, làm chuyện riêng, phát biểu linh tinh… Nói chung là phải có lòng bao dung, vị tha, phải đứng trên quan điểm khách quan, có sự nghiên cứu tìm ra giải pháp để lôi cuốn học sinh đến gần hơn và yêu thích môn Văn hơn. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên khơi gợi được hứng thú học tập thì hiệu quả được nâng cao, học sinh tích cực chủ động trong học tập. Trong phạm vi của Sáng Kiến Kinh Nghiệm, tôi xin đề cập đến phương pháp: “ Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8” với mục đích thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học. Đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh khi học bộ môn Ngữ Văn. II. Thực trạng vấn đề: 1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: 2
- Được sự quan tâm của Sở, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nên hàng năm các giáo viên đều được bồi dưỡng thường xuyên về vấn đề thay sách và đổi mới phương pháp dạy học. Các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn đều đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong giảng dạy. Xác định tầm quan trọng của môn Ngữ Văn nên đa số học sinh có ý thức học tập bộ môn. Học sinh đại đa số là con em nông dân nên tâm tư rất thuần chất, chăm chỉ, biết lắng nghe, có ý thức cố gắng trong học tập. Bên cạnh đó tôi còn được sự giúp đỡ nhiệt tình và trao đổi những kinh nghiệm quý báu từ các đồng nghiệp trong tổ. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng học hỏi, tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và đặc biệt là giúp các em ham thích môn học này. * Khó khăn: Tuy nhiên theo đặc thù bộ môn, theo xu thế của xã hội, môn Ngữ văn đang bị mất dần vị thế của nó. học sinh ít mặn mà với bộ môn Văn và chỉ coi môn Văn là môn học bắt buộc để thi hết cấp, thi vào lớp 10. Nhiều học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng Việt nên đa số các em đọc và nói chưa tốt, chưa hiểu đúng văn bản được học, diễn đạt còn lủng củng, câu văn khó hiểu. Vốn hiểu biết của các em chưa phong phú vì thế các em chưa học tốt được môn ngữ Văn. Một số em chưa thật sự yêu thích môn học Ngữ văn. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 1. Mục tiêu của giải pháp Chương trình Ngữ Văn lớp 8 nặng và độ phức tạp cao đòi hỏi sự tư duy, sự chăm chỉ soạn văn lớp 8 và làm bài tập về nhà của học sinh. Tuy nhiên điều đó là không đủ để học sinh học tốt môn Ngữ văn, vậy kinh nghiệm học tốt môn Ngữ văn lớp 8 là gì? Hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để bạn có thể cải thiện trình độ học văn và được điểm số môn Văn. Từ thực tiễn giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm, giải pháp hữu ích giúp HS học tốt môn Ngữ văn 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn. 2. Nội dung và cách thức thực hiện 2.1. Nội dung: Trước hết giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, lòng yêu nghề, ham học hỏi và luôn luôn phấn đấu để trau dồi chuyên môn cho học sinh noi theo. Bản thân tôi vừa là giáo viên dạy Ngữ văn vừa là giáo viên chủ nhiệm nên khi đến trường tôi đều có những tác phong làm gương cho học sinh. 3
- Tôi luôn chuẩn bị bài rất kĩ trước khi đến lớp. Bởi nếu giáo viên có đầu tư về phương tiện dạy học và nắm chắc được kiến thức, hứng thú khi giảng dạy thì mới truyền cảm hứng cho học sinh được. Hơn nữa, do đặc thù môn Văn không được yêu thích, ngại học và khả năng cảm thụ văn chương của học sinh kém nên nếu giáo viên không chuẩn bị bài trước sẽ khiến giờ học rất nhàm chán, buồn ngủ với học sinh. Để các em yêu thích học bộ môn, tôi thay đổi không khí học, hứng thú hơn vào tiết học, tôi thường lồng ghép vào bài giảng những mẫu chuyện nhỏ, những câu đố hay, giúp các em có thêm năng lực tư duy, phán đoán và kĩ năng sống. Bên cạnh đó, cần phải hướng cho học sinh ngay từ đầu năm về quy cách học, yêu cầu của giáo viên cần với bộ môn. Sát sao, nghiêm khắc ngay từ những tiết học đầu để học sinh làm theo như: cách thức chuẩn bị bài, soạn bài, kiểm tra bài cũ, thu vở chấm định kì, lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên. Khuyến khích các em qua việc chấm điểm khi các em sôi nổi xây dựng bài, cộng điểm khi có những phát hiện hay trên tiết học,... Ngoài ra, giáo viên cần phải lồng ghép nhiều cách thức khác tôi sẽ trình bày cụ thể dưới đây. 2.2. Cách thức thực hiện: a. Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà) Tạo niềm yêu thích và sự hứng thú khi học Ngữ văn Qua thực tế giảng dạy, dù là môn học nào, khi không có sự hứng thú thì học sinh sẽ trở nên lười suy nghĩ, làm bài một cách máy móc, chống đối và môn Ngữ văn cũng thế. Tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Từ đó mới phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên khơi gợi được hứng thú học tập thì hiệu quả được nâng cao, học sinh tích cực chủ động trong học tập. Học môn Ngữ văn cũng tùy thuộc vào tâm trạng, cảm xúc của người học. Nếu bạn muốn học tốt môn Ngữ Văn thì bạn cần tìm động lực, niềm vui để có thể bắt đầu học môn này. Đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Thầy giáo không chỉ dạy cho học trò bằng những công thức, bằng những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm hồn mình”. Để học sinh luôn chủ động, tích cực, tự giác đặc biệt có hứng thú với môn học, trước hết, giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng tất cả trái tim và lòng tâm huyết của mình, phải để người học cảm nhận được tâm hồn mình trong mỗi bài giảng. Thực sự quan tâm đến học trò, biết lắng nghe, chia sẻ với những suy nghĩ, tâm tư của học trò. Sẵn sàng là người bạn chia sẻ. Từ đó tạo được niềm tin, xóa bớt được khoảng cách giữa giáo viên với học sinh (tâm lí, tuổi tác…), tạo ra không khí học tập thân thiết, gần gũi… Theo quy luật lây lan tình cảm, từ chỗ yêu quí, trân trọng thầy cô đến thích học môn học đó là một khoảng cách rất ngắn. Khi giảng dạy cần chú ý đến từng loại đối tượng học sinh trong lớp học để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Giáo viên cũng cần phân loại được học 4
- sinh trong lớp. Dù là lớp chọn, lớp đại trà hay lớp yếu kém thì mức độ tiếp thụ, học tập của học sinh có sự khác nhau. Từ đó xác định học sinh yếu kiến thức, kĩ năng nào để tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục còn đối với học sinh giỏi bồi dưỡng nâng cao kiến thức kĩ năng đã học để tạo hứng thú trong việc học tập bộ môn. Có nhà giáo dục đã từng nói “Một ông thầy mà không dạy được cho học trò ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.” Cho nên, giáo viên phải biết cách tạo không khí thoải mái khi vào lớp học. Giáo viên có thể tạo không khí lớp học bằng dẫn các chuyện vui, các câu thơ, câu văn hay, bằng cách đặt vấn đề bất ngờ, gợi được sự chú ý, bằng các tranh ảnh, sơ đồ… để gợi hứng thú, kích thích trí tò mò muốn khám phá bài học cho học sinh. Trong tiết dạy, chỉ cần một ví dụ thực tế gắn với bài giảng, một mẩu truyện về nhà văn… sẽ làm cho bầu không khí học tập thay đổi tích cực; học sinh sẽ bị cuốn hút vào những giai thoại, hay những liên hệ mà giáo viên kể. Từ đó học sinh sẽ hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn. Chính sự chú ý, hứng thú do không khí lớp mang lại sẽ kích thích các học sinh tích cực làm việc hơn, tư duy sẽ được thúc đẩy. Học sinh sẽ chủ động đi sâu tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của vự việc, hiện tượng; kết quả là học sinh nhanh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. Bên cạnh đó, giáo viên nên có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng và đầu tư vào những tiết dạy hơn. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Nên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng văn, với sự hỗ trợ của các phần mềm như Powrpoint kết hợp với các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu ...làm cho giờ học được hấp dẫn, mới mẻ hơn. Từ thực tế hiệu quả của bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, tôi cảm thấy sử dụng bài giảng điện tử, có ứng dụng công nghệ thông tin với chức năng ưu việt của nó làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn hơn do có nhiều nguồn cung cấp thông tin và kiến thức, học sinh hứng thú và say mê với môn học hơn. Ví dụ: Khi dạy bài văn bản nhật dụng “Ôn dịch thuốc lá” giáo viên cho học sinh tham khảo, xem nhữn hình ảnh, tư liệu về tác giả, tác phẩm có liên quan để tạo sự thu hút, tăng tính hấp dẫn và sinh động cho tiết dạy. 5
- Tiết 45 : ÔN DỊCH, THUỐC LÁ (Văn bản nhật dụng) (Theo Nguyễn Khắc Viện) I. Tác giả - Tác phẩm: NguyÔn Kh¾ h¾ c ViiÔÔn (1913 –1997) Lµ gi ¸ o s am hiÓ hiÓu nhiÒu l Ü nh vùc khoa häc , ®Æ c biÖ biÖt y häc. ¤ng l µ tÊm g ¬ng ¬ng ti ª u bi Óu vÒ b¶o vÖ vµ ch¨ ch¨m sãc søc khoÎ khoÎ mäi ng ng êi . N ăm2000 ăm2000 ® î c tÆ ng gi ¶i th th ëng ëng “ViÖ iÖt Nam – mét thiªthiª n lÞ ch sö” XuÊt xứ: TrÝ ch tõ : “Tõ thuè thuèc l ¸ ®Õn ma tuý – bÖnh nghi Ön. Học sinh quan sát tư liệu, hình ảnh về: tác giả Nguyễn Khắc Viện và văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” Học sinh quan sát tư liệu về các chất độc hại có trong điếu thuốc lá 6
- Ung thư vòm họng. Sức khỏe giảm sút Học sinh quan sát về hình ảnh: Hút thuốc lá gây ung thư phổi và các bệnh nguy hiểm khác 7
- Hay trình chiếu những tư liệu, hình ảnh khi dạy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh Học sinh quan sát về hình ảnh “Quê hương” qua thơ Tế Hanh 8
- Học bài cũ, soạn đủ bài mới trước khi đến lớp Học bài cũ là nội dung trọng tâm trong việc tự học. Người học cần tạo thành nếp biết tực học bài cũ trên cơ sở tri thức đã thu nhận được. Bài cũ là cơ sở là nền tảng khoa học để tiếp cận tri thức mới. Để có thể tự học tốt người học phải biết tự học, người dạy cần hướng dẫn cách thức tự học bài cũ. Học bài cũ không có nghĩa là học thuộc lòng, học bài cũ với nhiều hình thức phong phú, sinh động. Mỗi khi bắt đầu tiết học mới, giáo viên cần có hoạt động kiểm tra bài cũ của học sinh. Bởi đây là khâu rất cần thiết: + Tạo thói quen ôn bài, học bài cũ để chống bệnh “lười” của học sinh với bộ môn. + Kiểm tra bài cũ sẽ giúp các em nhắc lại kiến thức đã học tiết trước không chỉ cho bản thân mình nhớ lâu mà giúp các bạn trong lớp cùng nhớ. + Phân môn Ngữ văn có nhiều cột điểm kiểm tra thường xuyên nên đảm bảo tiến độ cho điểm và là cơ sở để đánh giá sự chăm chỉ của học sinh. Chuẩn bị bài là khâu quan trọng để học sinh có thể tự tin tiếp thu tri thức mới. Điều này ai cũng hiểu, nhưng xem ra tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện còn quá khiêm tốn. Việc tự học ảnh hưởng lớn vào công việc chuẩn bị bài. Nếu người học chuẩn bị bài tốtđồng nghĩa với việc đã nắm được gần 30% kiến thức bài học, vào lớp cùng thầy bạn khai thác tiếp để khắc ghi tri thức mới. Điều này làm tiền đề cho việc học bài chu kỳ sau dễ dàng nhanh chóng hơn. Vì vậy, người dạy cần quan tâm đúng mức đến công việc chuẩn bị bài cho người học. Một tiết học Văn ở trên lớp chỉ kéo dài có 45 phút nên lượng nội dung mà giáo viên truyền đạt cho học sinh là rất ít, cô đọng làm cho nhiều học sinh không hiểu bài. Do đó, bạn nên đọc trước bài học, soạn văn lớp 8 trước khi học bài để khi học, bạn sẽ tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất, những thắc mắc trong lúc soạn bài thì bạn có thể hỏi giáo viên để được giáo viên giải đáp. Điều này sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức, nội dung bài học hơn và làm bạn có nhiều tư duy khi học văn hơn. Khi đã hiểu chương trình, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi mỗi tiết học Văn đến. Tuy nhiên, qua việc báo cáo kiểm tra vở soạn của các tổ trưởng, giáo viên cần có kế hoạch kiểm tra thường kì là thu vở soạn để chấm. Giám sát việc chuẩn bị bài của học sinh có cẩn thận, có đầu tư hay không. Tránh việc các em chỉ soạn chống đối, soạn vắn tắt, soạn cho có lệ. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập: Với phân môn Văn (Phần văn bản) + Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (Mặc dù ở phần học chính khoá đã đọc). Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt dược nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng. + Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (Năm sinh năm mất nếu có tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương của tác giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm 9
- + Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm hiểu phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ). + Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc (Đối với học sinh khá giỏi) Đối với phân môn Tiếng Việt + Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó(Từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao) + Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu từ đó trong hoàn cảnh sử dụng. + Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và yêu cầu khác nhau (Diễn dịch, quy nạp…) Đối với phân môn Tập làm văn + Nắm được dặc trưng các thể loại: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. + Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết viết các đoạn để hoàn chỉnh bài viết. Chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài Ngoài đọc trước thì nghe giáo viên giảng bài sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa văn bản, cách làm văn. Như thế, bạn mới biết cách làm bài văn, nắm được nội dung chính để khi làm văn có thể triển khai ý một cách dễ dàng. Trong quá trình giảng bài, giáo viên cần bao quát các đối tượng học sinh về ghi chép bài, tâm thế lắng nghe, hoạt động nhóm, trao đổi bài,... Luôn đôn đốc, gọi tên, đừng để các em ngồi bất động, sẽ dẫn đến sự uể oải, buồn ngủ, nhàm chán,... Ghi nhớ phân tích của bài học Khi nghe giáo viên giảng bài, bạn cần nhớ những gì giáo viên phân tích về bài học để bạn làm bài văn một cách tốt hơn. Tốt nhất là trên lớp ghi lại những điều mà giáo viên truyền đạt, về nhà đọc lại và tóm tắt ý chính. Để có thể nhớ lâu và hiểu hơn thì bạn cần ôn lại bài cũ một cách thường xuyên. Nhất là cách học bằng sơ đồ tư duy, đây là cách hệ thống bài học khá hay, rất dễ nhớ. Bởi vì lối học thuộc không còn phù hợp với phương pháp học hiện nay nữa. Ví dụ: Củng cố văn bản: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” 10
- C¶n trë ph¸t triÓn cña c©y cèi Lµm t¾c cèng r∙ nh Đặc tÝnh khã ngËp lôt ph©n hñy dÞch bÖnh T¸c h¹i cña bao bì Lµm chÕt ®éng ni l«ng vËt ăn ph¶i ¤ nhiÔm thùcphÈm Khi ®èt>®i«xin> Gi¶m sö dông, ph¬i g©y ®éc cho ngêi kh« dï ng l¹i Mét ngµy Kh«ng sö dông khi kh«ng sö C¸c gi¶i ph¸p kh«ng cÇn thiÕt dông bao bì Sö dông giÊy, l¸ ®Ó gãi thùc phÈm ni l«ng B¶o vÖTr¸i §Êt kh«ng « nhiÔm Tuyª n truyÒn Lêi kª u gäi mét ngµy kh«ng dï ng bao ni l«ng Bè côc chÆt chÏ TÝnh thuyÕt phôc Ng«n ng÷ s¸ng râ v¨n b¶n LËp luËn thuyÕt phôc ("vì vËy", "h∙ y") Ví dụ: Củng cố bài học phân môn tiếng Việt: “ Nói giảm, nói tránh” 11
- Ví dụ: Củng cố bài học phân môn Tập làm văn: “ Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự” Giúp hình dung : M ô tả Nhân vật, sự việc cốt lõi tạo nên Tự sự: nhân vật, sự việc Giúp câu chuyện Miêu tả, biểu cảm sinh động, tự sự sâu sắc Biểu cảm:Tỏ thái độ, tìn của h cảm người viết Làm bài tập về nhà 12
- Làm bài tập về nhà sau mỗi bài học là nội dung công việc tự học, sẽ giúp bạn củng cố hơn về kiến thức, làm bài văn tốt hơn vừa là tiền đề giải quyết mâu thuẩn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, hình thành quá trình dạyhọc tiếp theo. Quá trình giải bài tập người dạy cần có hướng dẫn cụ thể, không phải bài tập nào học sinh cũng giải được hết (loại trừ bài tập nâng cao). Người dạy yêu cầu người học thực hiện công việc giải bài tập trong quá trình tự học để tạo thành nếp học tập tốt. Nếu bạn không làm bài về nhà, bạn sẽ dần quên kiến thức ở trên lớp, dẫn tới kiến thức bị hổng. Do đó, nếu muốn học tốt môn ngữ Văn lớp 8 thì bên cạnh lắng nghe giáo viên giảng bài thì bạn cần làm bài tập, luyện viết văn. Cần hết sức tránh yêu cầu giải hết bài tập “phải giải hết, đúng sai tính sau” một khuynh hướng cực đoan trong dạy học chỉ gây ra tâm lý ức chế chán học cho học sinh mà chưa nhìn nhận được nhu cầu, tâm, lý hứng thú học tập của từng cá thể. Tham khảo văn mẫu Sử dụng văn mẫu để tham khảo sẽ giúp bạn biết được cách diễn đạt, cách trình bày một bài văn và sử dụng từ ngữ đúng hơn, có tính chọn lọc hơn. Tham khảo ở đây là chỉ đọc qua và tóm tắt các ý chính trong bài viết rồi bạn viết bài theo ý hiểu của mình. Muốn học tốt môn Ngữ văn lớp 8 thì bạn phải chăm chỉ và có niềm yêu thích môn văn. Khi đã yêu thích và chăm chỉ đọc trước, làm soạn văn lớp 8, làm bài tập về nhà thì dù chương trình khó tới mấy thì bạn vẫn có thể học được, học tốt môn Văn. b. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiệu quả, đồng thời khơi dậy niềm hứng thú, yêu thích môn học... Có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà GV có thể sử dụng như: + Sân khấu hóa tác phẩm văn học: Để tăng cảm hứng học tập môn ngữ văn cho các em học sinh và khuyến khích tinh thần đọc sách, cũng như sự cảm thụ tác phẩm văn học và đồng sáng tạo cùng nhà văn giáo viên có thể cho các em học sinh học theo cách sân khấu hóa tác phẩm văn học. Nghĩa là học Văn bằng diễn kịch. Nghĩa là học sinh sẽ chuyển thể tác phẩm văn học thành vở diễn, sau đó thảo luận những vấn đề trọng tâm. Từ đó rút ra những bài học cần thiết của tác phẩm. + Vận dụng linh hoạt, hiệu quả phương pháp: Thảo luận nhóm, phương pháp hương pháp Đóng vai,... + Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật khăn trải bàn, Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”, Kĩ thuật “Trình bày một phút”,... + Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn: Trò chơi Nhanh tay nhanh trí, Trò chơi Tiếp sức,... 13
- Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi – một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Ngữ văn + Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy khả năng hỗ trợ của phương tiện, công nghệ vào các bài giảng: lồng ghép những đoạn phim, những tranh ảnh, những khúc ngâm, bài thơ được phổ nhạc… vào quá trình giảng dạy. Vì riêng đối với bộ môn Ngữ văn các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh minh hoạ trong sách giáo khoa lại tối màu, khó quan sát và cảm nhận được vì vậy để khắc phục được những tồn tại trên giáo viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài dạy, đồ dùng dạy học rất vất vả, cồng kềnh mà đôi khi không hiệu quả. Nhưng với bài giảng điện tử có thể thay coi là những công cụ dạy học đa năng nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác vì không những tạo không khí hứng thú học tập, mà đó là một kênh thông tin hữu hình, trực quan để học sinh nhận biết, hiểu bài sâu sắc, đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. c. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải tự giác học tập. Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ không (nhắc nhở về cách ghi chép) Kiểm tra sách, tài liệu sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào chưa có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số sách tham khảo cho học sinh sưu tầm để học tập. Kiểm tra đầu giờ, + Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước + Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra mi ệng có thể là tác giả, bài văn; kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện, bài thơ,… + Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra sách của học sinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách. Có thể ra bài tập tương tự SGK, bài tập nâng cao (HS khá, giỏi) Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra vào cuối tiết. lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố trí riêng một buổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thông báo, nắhc nhở, trao đổi thêm. Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ năng, ... giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn. 14
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài: Phần trắc nghiệm: Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức biểu đạt, … vì thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi đó. Cần cho học sinh nắm rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chon, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi, ... Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu. Học sinh thường chủ quan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà không để ý đến thang điểm nên những câu ít điểm thì chú ý còn câu nhiều điểm thì làm rất sơ sài …. dẫn tới bài làm bị điểm thấp, không đạt yêu cầu. + Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời, cách làm bài. Không nhất thiết viết thành một bài có bố cục ba phần đầy đủ nhưng trong đoạn văn cũng cần có phần nêu, phần nội dung và kết thúc. Ở lớp 8 nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản nhất là văn bản nghị luận. Trước hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn học sinh biết tự làm phần mở bài (dù là học sinh yếu). Muốn thế giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều cách mở bài, hướng dẫn cho học sinh một cách mở bài và viết gợi ý cho học sinh một cách mở bài. Để lên các lớp trên học sinh biết viết phần thân bài (từ khâu viết đoạn). Sau mỗi tiết dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nôi dung cụ thể cần học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau. d. Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề (Học thêm, phụ đạo) Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức học thêm để nâng câo chất lương dạy học các môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vì thế khi tổ chức các lớp học chuyên đề giáo viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất để dạy có hiệu quả và gây sự hứng thú học tập bộ môn. Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy chuyên đề có nhhiều thời gian so với dạy chính khoá. Ở khối lớp 8, cần chia theo các nội dung lớp để giảng dạy cho có hệ thống VD: Có thể chia thành các nội dung như: Truyện Trung đại, Thơ hiện đại, truyện hiện đại, Văn bản nhật dụng, Văn bản thuyết minh,... Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh để đề ra cách giảng dạy cho phù hợp. Những học sinh chưa đạt yêu cầu (bước đầu có thể kiểu tra học sinh từ điểm 4 đến 4.75) cần cho học sinh ôn lại để kiểm tra theo sự bố trí của giáo viên. e. Phối hợp chặt chẽ với, nhà trường, với GVCN Thông báo cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập chung của học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất các hình thức khen thưởng, kỉ luật kịp thời. g. Kết hợp gia đình học sinh Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy học: Giáo viên dạy Văn thường là các giáo viên chủ nhiệm nên có thể trao đổi với phụ huynh qua buổi họp 15
- phụ huynh, nếu không có thể đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện thoại, thư, … để gia đình đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối tượng học sinh (Trung bình, Yếu) để thông báo với gia đình, bàn với gia đình những biện pháp nâng cao chất lượng học tập. IV. Tính mới của giải pháp: Đây là phương pháp mới mang tính giáo dục cao, vì qua ba năm áp dụng liên tục tôi nhận thấy các học sinh có ý thức học bài cũ, soạn bài mới đầy đủ, có sự đầu tư rõ rệt. Ý thức của học sinh trong việc học tập bộ môn hiện nay khá nghiêm túc, ý thức đó thể hiện qua việc tích cực trong xây dựng bài, chú ý nghe giảng và chép bài đầy đủ. Một số học sinh do nhút nhát nên không xung phong trả lời bài cũ hay tham gia xây dựng bài mới; nhưng đa số các học sinh đều có khả năng trả lời các câu hỏi ở những mức độ khác nhau. Một số học sinh còn có khả năng trả lời những câu hỏi nâng cao kiến thức để bài học được khắc sâu. Từ đó giúp học sinh có tinh thần tự giác học tập, nâng cao chất lượng bộ môn. Điều này thấy rõ nhất qua chất lượng bài kiểm tra định kì, kiểm tra cuối học kì tỉ lệ bộ môn tăng lên rõ rệt so với các lớp khác. V. Hiệu quả SKKN: Qua thực tiễn giảng dạy áp dụng những giải pháp trên, bản thân tôi nhận thấy: Các em đã có khả năng tự lực cao và không còn quá phụ thuộc vào giáo viên nữa. Trong giờ học các em đã biết kết hợp bài soạn ở nhà với lời giảng của giáo viên, biết cách chọn lọc ý để ghi chép, biết cách sử dụng sách có hiệu quả để tiết kiệm thời gian chép bài và chú ý nghe giảng. Dựa trên những gì mà giáo viên hướng dẫn, học sinh chỉ cần một chút thời gian, một chút chuyên tâm và ý thức tự học cao thì các em sẽ không còn cảm thấy môn văn quá khó nữa. Dĩ nhiên là với những gì mà giáo viên hướng dẫn, không phải tất cả các em đều thực hiện và thực hiện tốt, thế nhưng đa số các em đều phải tự ý thức được việc chuẩn bị bài ở nhà là cần thiết trong quá trình học. Sau khi áp dụng những phương pháp trên, đa số giờ học Văn của lớp tôi dạy học sinh đều hứng thú, hăng hái phát biểu xây dựng bài, làm bài tốt, đầy đủ ý. Từ đó mà kết quả học tập của học sinh lớp 8 qua các năm học 2016 2017; 2017 2018; 20182019 đã có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả trung bình môn cả năm của các lớp tôi đã dạy và áp dụng giải pháp: Năm học 20162017: Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ số m m m TB m Giỏi Khá Yếu 16
- 8A1 36 6 16,6% 18 50% 12 33,3% 0 0 8A2 36 2 5,5% 12 33,3% 12 33,3% 0 0 Năm học 20172018: Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ số m m m TB m Giỏi Khá yếu 8A1 37 6 16,2% 22 59,4% 9 24,3% 0 0 8A3 27 2 7,4% 13 48,1% 12 44,4% 0 0 Năm học 20182019(HKI): Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ số m m m TB m Giỏi Khá Yếu 8A2 37 5 13,5% 21 56,8% 11 29,7% 0 0 8A3 36 3 8,3% 22 61,1% 11 30,5% 0 0 PHẦN THỨ HAI: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Với tất cả những gì tôi đề cập ở trên, bản thân tôi đã thực hiện có kết quả khá khả quan nhưng không phải tiết học nào tôi cũng thành công bởi không phải học sinh nào cũng làm được những gì mà giáo viên yêu cầu. Mặc dù chất lượng môn Văn chưa được cải thiện nhiều bởi những nguyên nhân khác nhau nhưng một số học sinh lớp tôi dạy không còn quá “ghét” môn Văn nữa, thậm chí một số em đã bắt đầu yêu thích môn Văn. Tuy nhiên học tốt Văn không phải chỉ cần cần cù, chăm chỉ mà cần phải có một chút năng khiếu và nghề dạy Văn cũng không phải là một nghề đơn giản chỉ truyền thụ kiến thức mà còn giáo dục tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Đó là một điều khó mà không phải ai cũng làm được. Trong quá trình áp dụng đề tài này vào trong thực tiễn giảng dạy, tôi thấy kết quả có chuyển biến, chất lượng bộ môn được nâng lên. Số học sinh mà tôi dạy ngày càng yêu thích học môn Ngữ văn hơn. Các em chủ động sáng tạo trong giờ học, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Và đặc biệt học sinh làm tốt dạng viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật và dạng văn thuyết minh. Điều này được thể hiện cụ thể qua các kì thi học kì. II. Kiến nghị: Ban giám hiệu nhà trường: 17
- Đầu tư đồng bộ và đầy đủ các thiết bị về đồ dùng dạy học, máy móc cần thiết để giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy. Tăng tính hoạt động hiệu quả của “Thư viện thông minh”, bổ sung thêm các loại sách tham khảo ở thư viện để các em có thể mượn đọc những cuốn sách mà các em cần để thuận tiện cho việc học. Tổ trưởng và Ban giám hiệu cũng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình này của giáo viên bằng những hình thức khác nhau như kiểm tra giáo án, dự giờ đột xuất, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng như sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy và của giáo viên. Đối với giáo viên Ngữ văn Ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải rèn luyện, nghiên cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo một không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học sinh ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, phải thường xuyên trau dồi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham gia tích cực và hiệu quả các buổi tập huấn, đổi mới phương pháp do Ngành và cấp trên tổ chức. Luôn nhiệt tình, tâm huyết, kiên trì, trăn trở, đầu tư cho các tiết dạy và đưa ra nhiều giải pháp, những đổi mới, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng đại trà và thu hút học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. Phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin vào dạy học bằng cách tìm các thông tin mới, hấp dẫn trên mạng internet, đưa vào giáo án điện tử làm cho các tiết học sinh động, lượng thông tin học sinh thu được nhiều và chính xác hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Cha mẹ học sinh: Đầu tư, quan tâm sâu sát về cả vật chất lẫn, tinh thần, thời gian hơn đến việc học hành của con em mình. Hướng dẫn cho con em có thói quen đọc sách, định hướng, kèm cặp về thời gian, ý thức học bài ở nhà việc học cho các em. Phối hợp với giáo viên để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình, kết quả cũng như sự tiến bộ của con em mình hơn. Cùng bắt tay vào công cuộc giáo dục, không phó mặc cho nhà trường, thầy cô. Đối với địa phương: Quan tâm đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học. Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, vì vậy tôi rất mong muốn phương pháp mà tôi đưa ra có thể được áp dụng trong việc dạy học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nhằm nâng cao chất lương dạy học bộ môn. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những ý kiến cá nhân. Trong thực tế còn có rất nhiều các kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tôi cũng rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. 18
- Tôi xin chân thành cảm ơn. Buôn Trấp, ngày 25 tháng 4 năm 2019 Người viết sáng kiến Tạ Thị Hạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một – NXB Giáo Dục 2. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai – NXB Giáo Dục 3. Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập một và hai NXB Giáo Dục 4. Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học (Tài liệu lưu hành nội bộ) 5. Bộ giáo dục và đào tạo – Dự án phát triển Giáo dục THCS II Một số chuyên đề bồi dưỡng Cán bộ quản lí và giáo viên THCS. (Tài liệu lưu hành nội bộ) 6. Tham khảo tài liệu trên google.vn 19
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1 1. Đặt vấn đề..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................2 I. Cơ sở lí luận của vấn đề...........................................................................2 II. Thực trạng của vấn đề............................................................................2 III. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề...................................3 1. Mục tiêu của giải pháp..............................................................................4 2. Nội dung và cách thức thực hiện.............................................................4 IV.Tính mới của giải pháp...........................................................................15 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...................................................15 PHẦN III: KẾT LUẬN..................................................................................16 I. Kết luận......................................................................................................16 II. Kiến nghị...................................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................18 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 326 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 97 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 23 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 89 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 36 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 82 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel
14 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn