Một số vấn đề về di truyền học
lượt xem 32
download
Một số vấn đề về di truyền học Kiến thức bổ sung và cập nhật kiến thức mới về Di truyền học. Hữu ích cho giáo viên và học sinh, xin giới thiệu cùng các bạn đồng nghiệp và các bạn học sinh. về khái niệm Các thông tin di truyền sinh vật cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản nằm trong phân tử ADN của nó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề về di truyền học
- Một số vấn đề về di truyền học Kiến thức bổ sung và cập nhật kiến thức mới về Di truyền học. Hữu ích cho giáo viên và học sinh, xin giới thiệu cùng các bạn đồng nghiệp và các bạn học sinh. I. GEN I. 1. Về khái niệm Các thông tin di truyền sinh vật cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản nằm trong phân tử ADN của nó. Những thông tin này nằm trong trình tự nucleotit của ADN và
- được tổ chức thành các gen. Mỗi gen thường chứa thông tin để tổng hợp một chuỗi polypeptit hoặc một phân tử ARN có chức năng riêng biệt. Xét về cấu trúc, mỗi gen là một đoạn ADN riêng biệt mang trình tự bazơ thường mã hoá cho trình tự axit amin của một chuỗi polypeptit. Các gen rất khác nhau về kích thước, có thể từ dưới 100 cặp đến vài triệu cặp bazơ. ở sinh vật bậc cao, các gen hợp thành các phân tử ADN rất dài nằm trong các cấu trúc được gọi là nhiễm sắc thể. ở người có khoảng 30.000 - 40.000 gen phân bố trên 23 cặp NST, trong đó có 22 cặp NST thường (autosome) và 1 cặp NST giới tính (X và Y). Như vậy, ở người có 24 loại NST khác nhau. Trên nhiễm sắc thể, các gen thường nằm phân tán và cách
- biệt nhau bởi các đoạn trình tự không mã hóa. Các đoạn trình tự này được gọi là các đoạn ADN liên gen. ADN liên gen rất dài, như ở người các gen chỉ chiếm dưới 30% toàn bộ hệ gen. Xét ở mỗi gen, chỉ một mạch của chuỗi xoắn kép là mang thông tin và được gọi là mạch khuôn dùng để tạo ra phân tử ARN mang trình tự bổ trợ để điều khiển quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit. Mạch kia được gọi là mạch không làm khuôn. Cả hai mạch trên phân tử ADN đều có thể được dùng làm mạch để mã hoá cho các gen khác nhau. Ngoài ra, người ta còn dùng một số thuật ngữ khác để chỉ mạch khuôn và mạch không làm khuôn, như mạch đối nghĩa / mạch mang nghĩa, mạch không mã hoá / mạch mã hoá. Cần chú ý là, mạch đối
- nghĩa và mạch không mã hóa chính là mạch khuôn để tổng hợp phân tử ARN. Khả năng lưu giữ thông tin di truyền của ADN là rất lớn. Với một phân tử ADN có n bazơ sẽ có 4n khả năng tổ hợp trình tự bazơ khác nhau. Trong thực tế, chỉ một số lượng hạn chế các trình tự mang thông tin có ích (thông tin mã hóa các phân tử ARN hoặc protein có chức năng sinh học). I. 2. Về tổ chức của gen Hầu hết các gen phân bố ngẫu nhiên trên nhiễm sắc thể, tuy nhiên có một số gen được tổ chức thành nhóm, hoặc cụm. Có hai kiểu cụm gen, đó là các operon và các họ gen.
- Operon là các cụm gen ở vi khuẩn. Chúng chứa các gen được điều hoà hoạt động đồng thời và mã hoá cho các protein thường có chức năng liên quan với nhau. Ví dụ như operon lac ở E. coli chứa ba gen mã hoá cho các enzym mà vi khuẩn cần để thủy phân lactose. Khi có lactose làm nguồn năng lượng (và vắng mặt glucose) thì vi khuẩn cần ba enzym do operon lac mã hoá. Sự dùng chung một trình tự khởi đầu phiên mã (promoter) của các gen trong operon (hình 1) cho phép các gen đó được điều khiển biểu hiện đồng thời và sinh vật có thể sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả.Ở các sinh vật bậc cao không có các operon, các cụm gen được gọi là các họ gen. Không giống như các
- operon, các gen trong một họ gen rất giống nhau, nhưng không được điều khiển biểu hiện đồng thời. Sự cụm lại của các gen trong họ gen có lẽ phản ánh nhu cầu cần có nhiều bản sao của những gen nhất định và xu hướng lặp đoạn của nhiều gen trong quá trình tiến hóa. Một số họ gen tồn tại thành nhiều cụm riêng biệt trên nhiều nhiễm sắc thể khác nhau. Hiện tượng này có lẽ là do sự tái cấu trúc ADN trong quá trình tiến hoá đã phá vỡ các cụm gen. Các họ gen có thể có cấu trúc đơn giản hoặc phức tạp. ở các họ gen đơn giản, các bản sao của gen giống hệt nhau. Ví dụ như họ gen mã hóa ARN ribosom 5S (rARN 5S). ở mỗi tế bào người, có khoảng 2000 cụm gen của gen này, phản ánh tế bào cần số lượng lớn sản phẩm của gen này (hình 2a).
- Trong khi đó, các họ gen phức tạp chứa các gen tương tự nhưng không giống hệt nhau. Ví dụ như họ gen globin ở người mã hóa cho cho các chuỗi polypeptit tương ứng với các loại globin a, b, g, e, và z (hình 2b) chỉ khác nhau vài axit amin. Các chuỗi polypeptit globin tương tác với nhau thành một phức hệ, và kết hợp với các phân tử hem để tạo ra hemoglobin (một loại protein vận chuyển oxy trong máu).
- I.3. Trình tự khởi đầu phiên mã (promoter) Sự biểu hiện của gen được điều khiển rất chặt chẽ. Không phải tất cả các gen có trong ADN của tế bào đều được biểu hiện đồng thời. Những gen khác nhau được hoạt hoá biểu hiện vào những thời điểm và ở những tế bào khác nhau. Tất cả các gen được biểu hiện trong một tế bào sẽ xác định đặc tính và chức năng của tế bào đó. Ví dụ, các gen biểu hiện trong tế bào
- cơ khác với các gen được biểu hiện trong tế bào máu. Sự biểu hiện của gen được điều khiển bắt đầu từ một đoạn trình tự ADN đứng trước (nằm ngược dòng về phía đầu 5’) so với đoạn trình tự mã hóa được gọi là trình tự khởi đầu phiên mã (promoter, còn gọi là trình tự khởi động). Đoạn trình tự khởi động chứa trình tự đặc hiệu được ARN polymerase và các protein đặc biệt gọi là các yếu tố phiên mã nhận biết để gắn vào trong quá trình phiên mã của gen. Mức độ biểu hiện của gen trong tế bào được xác định bằng mức độ gắn kết (ái lực) của ARN polymerase và các yếu tố phiên mã với promoter. I. 4. xon và ntron
- Ở các sinh vật bậc cao (sinh vật nhân chuẩn), thông tin di truyền mã hoá trên các NST thường bị phân cắt thành nhiều đoạn trình tự ADN cách biệt được gọi là các exon. Các exon bị ngăn cách bởi những trình tự không mang thông tin có ích được gọi là các intron. Số lượng các intron trong một gen biến động lớn, có thẻ từ 0 đến trên 50 phân đoạn. Độ dài của các intron và exon cũng rất biến động, nhưng các intron thường dài hơn và chiếm phần lớn trình tự của gen. Trước khi thông tin trong gen được sử dụng để tổng hợp phân tử protein tương ứng, thì các intron phải được cắt bỏ khỏi phân tử ARN nhờ quá trình được gọi là quá trình cắt bỏ (quá trình hoàn thiện phân tử mARN). Trong quá trình đó, các exon được giữ
- lại và nối lại với nhau thành một trình tự mã hoá liên tục. Việc xác định các intron trong trình tự một gen có thể thực hiện được nhờ các intron điển hình có trình tự bắt đầu là 5’-GU và kết thúc là AG- 3’. Tuy vậy, thực tế ngoài những dấu hiệu này, việc cắt bỏ các intron còn cần các trình tự khác ở vùng nối giữa intron và exon (xem thêm mục I.1). I. 6. Gen giả (pseudogene) Có một số gen giống với các gen khác
- nhưng trình tự bazơ của chúng có những sai sót làm cho chúng không có khả năng chứa những thông tin sinh học hữu ích. Những gen đó được gọi là những gen giả và những sai sót hoặc đột biến trong trình tự ADN của chúng xuất hiện trong quá trình tiến hoá làm thông tin bị lẫn lộn đến mức không còn điều khiển quá trình sinh tổng hợp protein bình thường được nữa. Những gen giả là dấu vết của quá trình tiến hoá. Trải qua tiến hoá, những sự biến đổi ban đầu các bazơ gây mất thông tin được lặp đi lặp lại đến mức thậm chí trình tự bazơ của các gen giả khác hẳn với trình tự gen gốc ban đầu. Ví dụ như các gen globin giả trong các cụm gen globin.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề cơ sở về phương trình nghiệm nguyên
17 p | 1373 | 370
-
SKKN: Một số biện pháp để quản lý, bảo quản tốt công văn đi và công văn đến
10 p | 1247 | 227
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông
20 p | 572 | 56
-
Một số vấn đề về di truyền học - Bổ sung kiến thức chương trình 12
12 p | 160 | 34
-
Một số vấn đề về di truyền học (đột biến)
12 p | 188 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường THPT Tây Sơn
11 p | 165 | 33
-
Một số vấn đề về di truyền học (mã di truyền)
5 p | 166 | 31
-
Một số vấn đề về di truyền học (Sự hoàn thiện mARN ở eukaryote)
17 p | 119 | 26
-
BÀI 22 : BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI
6 p | 255 | 22
-
Giáo án Sinh học 12 bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người
5 p | 230 | 15
-
Một số vấn đề di truyền học
40 p | 72 | 5
-
Bài giảng Sinh học lớp 12 bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học - Trường THPT Bình Chánh
12 p | 19 | 4
-
Giải bài tập Bảo vệ vốn gen của loài Người và một số vấn đề xã hội của di truyền học SGK Sinh học 12
4 p | 119 | 3
-
Bài giảng Sinh học: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
26 p | 18 | 3
-
Giáo án Sinh học 12 - Bài 26: Bảo vệ vốn gen của loài và một số vấn đề xã hội của di truyền học
3 p | 48 | 2
-
Giáo án Sinh học 12 - Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài và một số vấn đề xã hội của di truyền học
3 p | 97 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị truyền thống cho học sinh Trường THPT Anh Sơn 2 thông qua tích hợp di sản văn hoá địa phương trong dạy học chuyên đề Một số vấn đề về du lịch thế giới – Địa lý 11
53 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn