intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xác minh điều kiện THA hiện nay để làm tiền đề kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động xác minh điều kiện THA.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự hiện nay

  1. Soá 11/2021 - Naêm thöù möôøi saùu MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HIỆN NAY Nguyễn Thị Hương Giang1 Tóm tắt: Xác minh điều kiện thi hành án dân sự (THADS) là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình tổ chức THADS. Pháp luật THADS hiện hành đã quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xác minh điều kiện thi hành án (THA). Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xác minh điều kiện THA vẫn còn một số vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xác minh THADS. Bài viết phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xác minh điều kiện THA hiện nay để làm tiền đề kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động xác minh điều kiện THA. Từ khóa: Xác minh điều kiện thi hành án, thi hành án dân sự, chấp hành viên, thừa phát lại. Nhận bài: 10/10/2021; Hoàn thành biên tập: 22/10/2021; Duyệt đăng: 27/10/2021. Abstract: Verifying conditions for civil judgments enforcement is an important activity in enforcement of civil judgments. Law on civil judgments enforcement has specific regulations, creating legal ground for verifying conditions for judgments enforcement. However, obstacles found in practical application of legal regulations on verification of conditions for judgment enforcement have caused negative effect to the efficiency of verification of conditions for judgment enforcement. By analyzing some obstacles in practical application of legal regulations on current situation of verification of conditions for judgment enforcement, the article makes recommendations for finalizing legal regulations to enhance efficiency of verification of conditions for judgment enforcement. Keywords: Verification of conditions for judgment enforcement, enforcement of civil judgments, enforcers, bailiffs. Date of receipt: 10/10/2021; Date of revision: 22/10/2021; Date of Approval: 27/10/2021. Xác minh điều kiện THADS có thể coi là đều không được trao quyền một cách đầy đủ để một hoạt động then chốt, trung tâm trong quá tiến hành một cách thông suốt và hiệu quả đối trình tổ chức THADS. Kết quả xác minh là cơ với hoạt động xác minh điều kiện THADS. sở để chấp hành viên/thừa phát lại thuyết phục Đối với CHV, pháp luật THADS quy định đương sự tự nguyện, thỏa thuận THA, là cơ sở các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ thông tin để Thủ trưởng cơ quan THADS ra các quyết về điều kiện THA của người phải THA có trách định ủy thác, hoãn, đình chỉ THA hay lựa chọn nhiệm cung cấp thông tin khi CHV yêu cầu, biện pháp cưỡng chế THA thích hợp. Pháp luật trường hợp không cung cấp thông tin hoặc cung THADS hiện hành đã quy định cụ thể, tạo cơ sở cấp thông tin sai sự thật về điều kiện THA của pháp lý cho hoạt động xác minh điều kiện THA người phải THA thì phải chịu trách nhiệm trước trong quá trình tổ chức THADS. Tuy nhiên, qua pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, việc nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. về xác minh điều kiện THA và thực tiễn áp dụng Tuy nhiên, cơ chế để ràng buộc trách nhiệm của cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc cần các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ thông tin được khắc phục, nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp chỉ mới ở mức độ quy định chung chung, thiếu luật về xác minh điều kiện THADS. những quy định cụ thể nên cơ quan THADS, Thứ nhất, các chủ thể xác minh chưa được CHV khó xử lý được các sai phạm của các chủ trao đầy đủ quyền lực để thực hiện việc xác minh, thể này. Đây là một trong những lý do chủ yếu đồng thời, thiếu sự phân công hợp lý về quyền, khiến hoạt động xác minh điều kiện THADS của nghĩa vụ của các chủ thể xác minh điều kiện CHV thiếu hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả của THADS. công tác THADS. Pháp luật THADS hiện nay quy định có ba Đối với TPL, xác minh điều kiện THADS chủ thể được tiến hành hoạt động xác minh là vừa là một nhiệm vụ độc lập, vừa là một công chấp hành viên (CHV), thừa phát lại (TPL) và đoạn của nhiệm vụ tổ chức THA các bản án, người được THA. Tuy nhiên, cả ba chủ thể này quyết định của Toà án theo yêu cầu của đương 1 Thạc sỹ, Giảng viên Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tư pháp. 55
  2. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP sự. Tuy nhiên, trường hợp cơ quan, tổ chức, cá 2017, tổng số việc phải THA là 869.430 việc, số nhân nắm giữ thông tin về điều kiện THA của việc đã thi hành xong là 549.415 việc3; năm người phải THA không cung cấp thông tin cho 2018, tổng số việc phải THA là 914.083 việc, số TPL thì không bị xử lý trách nhiệm do pháp luật việc đã thi hành xong là 571.708 việc4; năm không có quy định. Cụ thể, pháp luật hiện hành 2019, tổng số việc phải THA là 959.508 việc, số quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền việc đã thi hành xong là 579.256 việc5. Như vậy, từ chối cung cấp thông tin và phải trả lời bằng bình quân mỗi năm lượng việc mà các cơ quan văn bản có nêu rõ lý do nhưng không quy định THA phải đảm nhiệm tăng trung bình hàng năm nếu vi phạm quy định về từ chối cung cấp thông từ 5% đến 10%. Số lượng các vụ việc tăng như tin hoặc không cung cấp thông tin thì phải chịu vậy, nhưng số biên chế tăng cho các cơ quan trách nhiệm gì. THADS hàng năm không đáng kể dẫn đến tình Đối với người được THA, pháp luật THADS trạng quá tải công việc của CHV và cán bộ THA. cũng quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân đang Sự quá tải này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản tới hiệu quả và chất lượng việc xác minh điều của người phải THA có trách nhiệm cung cấp kiện thi hành án của CHV cơ quan THADS. thông tin khi người được THA hoặc người đại Để tổ chức THA, CHV phải tiến hành nhiều diện theo uỷ quyền của người được THA có yêu thủ tục theo quy định của pháp luật như phải cầu, nếu từ chối thì phải có văn bản trả lời và nêu xuống tận nơi có tài sản hoặc tận nhà của đương rõ lý do nhưng cũng không quy định về cơ chế sự để xác minh, đôn đốc, giáo dục, thuyết phục họ xử lý nếu các chủ thể này vi phạm quy định. Vì THA …, hơn nữa các đương sự không phải ai vậy, trên thực tế, người được THA không thực cũng ở gần trụ sở cơ quan THA nên mất rất nhiều hiện hoạt động xác minh điều kiện thi hành, kết thời gian, đặc biệt ở các tỉnh miền núi. Thực tiễn quả xác minh phụ thuộc hoàn toàn vào CHV cho thấy, nếu một CHV phải tổ chức thi hành được giao nhiệm vụ tổ chức THA. khoảng 20 vụ việc trong một tháng, thì CHV chỉ Đồng thời, pháp luật THADS hiện hành giao có đủ thời gian để đôn đốc, xác minh mỗi ngày cho CHV nghĩa vụ xác minh cho mọi loại quyết một vụ việc, hết một lượt 20 vụ việc này là cũng định THA và người được THA có quyền xác minh vừa hết tháng, lại quay lại xác minh, đôn đốc lượt là nhưng chưa có quyết định để đảm bảo quyền là mới, vì vậy không còn thời gian để thực hiện không hợp lý trong bối cảnh quá tải công việc của những công việc khác như hòa giải, kê biên tài CHV ở một số cơ quan THADS và bản chất của sản, tổ chức cưỡng chế thi hành án… vốn là những hoạt động xác minh cũng như tính chất “tư” của việc phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị, phối loại quyết định theo yêu cầu THA. hợp và tổ chức thực hiện. Theo báo cáo kết quả Theo số liệu của Tổng cục THADS, năm công tác THADS thì số lượng CHV năm 2016 là 2016, tổng số việc phải THA là 821.216 việc, số 3.699 CHV6; năm 2017 là 3.867 CHV7; năm 2018 việc đã thi hành xong là 530.428 việc2; năm là 4.112 CHV8; năm 2019 là 4.138 CHV9. 2 Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2017. 3 Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018. 4 Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2019. 5 Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020. 6 Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2017. 7 Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018. 8 Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2019. 9 Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020. 56
  3. Soá 11/2021 - Naêm thöù möôøi saùu Nếu tính số lượng việc trên số lượng CHV Thứ ba, các quy định về trách nhiệm pháp lý chúng ta sẽ thấy tình trạng quá tải công việc của của các cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin về CHV. Ví dụ, trong năm 2019, trung bình 01 CHV tài sản của người phải THA trong việc cung cấp phải tổ chức thi hành: 232 việc (tổng số việc phải thông tin còn chưa hợp lý. thi hành án là 959.508 việc/tổng số CHV 4.138), Để xác định được cụ thể tài sản thuộc sở hữu, trong khi đó, 01 CHV chỉ tổ chức thi hành xong sử dụng của người phải THA, cần có sự phối hợp được trung bình từ 140 - 150 việc (số việc đã thi của các cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin về tài hành xong 579.256 việc/tổng số CHV 4.138). sản của người phải THA. Luật THADS đã có Về bản chất, xác minh điều kiện THA là quá những điều luật riêng quy định về nhiệm vụ, trình thu thập thông tin về điều kiện THA của quyền hạn của các cơ quan hữu quan trong hoạt người phải THA thông qua các cơ quan, tổ chức, động THADS như quy định nhiệm vụ, quyền hạn cá nhân có thẩm quyền nắm giữ thông tin, ít tác của Ủy ban nhân dân, Kho bạc Nhà nước, các tổ động trực tiếp đến người phải THA nên có thể chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký trao quyền cho các chủ thể khác thực hiện mà tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm... (từ Điều không nhất thiết phải là CHV - chủ thể được Nhà 173 đến Điều 180 Luật THADS). Tại Khoản 7 nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết Điều 44 Luật THADS cũng quy định “Trường định. Chúng tôi cho rằng, xét dưới góc độ “tư hợp người được THA, cơ quan, tổ chức, cá nhân quyền” trong quan hệ THA theo yêu cầu thì không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự người được THA là chủ thể phù hợp để thực hiện thật về điều kiện THA của người phải THA thì việc xác minh điều kiện THA. phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh Thứ hai, quy định về trách nhiệm kê khai toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, những án của người phải THA còn mang tính hình thức. quy định này mới chỉ quy định mang tính nguyên Pháp luật THADS Việt Nam quy định người tắc, chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc khó phải THA có trách nhiệm kê khai trung thực, áp dụng và thực hiện trên thực tế. Hoặc nếu có cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, quy định thì cũng ở mức rất thấp, không có tính điều kiện thi hành án. Về bản chất, để cưỡng răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi chế người phải THA thực hiện nghĩa vụ, trách phạm hình thức chế tài mà pháp luật quy định chỉ nhiệm thì phải có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính và mức đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, chế tài xử xử phạt cụ thể từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 lý đối với trách nhiệm kê khai này chỉ là xử phạt đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu vi phạm hành chính với mức xử phạt từ của CHV về việc cung cấp thông tin mà không có 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có lý do chính đáng. Đây chính là lý do khiến cơ hành vi vi phạm quy định này. Bên cạnh đó, thủ quan có thẩm quyền khó xử lý hành vi vi phạm tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hoặc không muốn xử lý hành vi vi phạm của các này còn nhiều rắc rối, phức tạp do thẩm quyền tổ chức tín dụng, các cơ quan, tổ chức nắm giữ xử phạt vi phạm hành chính thuộc về Cục thông tin về tài sản của người phải thi hành án. trưởng Cục THADS, trong khi người tổ chức Từ đó, dẫn đến thái độ thờ ơ, không cung cấp thực hiện việc THA thường là các CHV của các hoặc không cung cấp kịp thời hoặc hành vi tiếp Chi cục THADS. Ngoài ra, pháp luật cũng tay cho đương sự tẩu tán tiền trong tài khoản. không có chế tài cụ thể về việc CHV, cơ quan Thứ tư, thiếu vắng các quy định để đảm THADS không xử phạt vi phạm hành chính đối bảo cho hoạt động xác minh hiện trạng tài sản với hành vi không kê khai của người phải THA. của CHV. Đây là các nguyên nhân khiến cho các cơ quan Xác minh hiện trạng tài sản là một trong THADS hầu như chưa tiến hành xử phạt vi những cơ sở cho việc tổ chức cưỡng chế THA. phạm hành chính đối với hành vi không kê khai Thực tế, nhiều trường hợp CHV không thể tiến thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA hành xác minh hiện trạng tài sản do gặp phải sự của người phải THA. Từ đó, dẫn đến thực trạng chống đối của người phải THA. Mặc dù, Khoản là người phải THA không kê khai tài sản mà 8 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ không phải chịu bất kỳ biện pháp chế tài nào. sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP 57
  4. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết định về xác minh điều kiện THA thì CHV đang và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tổ chức thi hành vụ việc có nghĩa vụ xác minh THADS đã có có quy định về trường hợp đương điều kiện THA của người phải THA. Tuy nhiên, sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản việc CHV ở địa phương này đến địa phương không thực hiện theo yêu cầu của CHV thì tuỳ khác để xác minh điều kiện THA sẽ làm tăng từng trường hợp cụ thể mà CHV tổ chức cưỡng chi phí thực hiện xác minh điều kiện THADS, chế mở khoá, mở gói; buộc ra khỏi nhà, công chưa kể đến những phức tạp nảy sinh từ các thủ trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các tục hành chính để cung cấp thông tin do chưa biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng, thiết lập được mối quan hệ trong công việc một thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc giao tài cách thường xuyên với các cơ quan nắm giữ sản cho cá nhân, tổ chức khác bảo quản theo quy thông tin về điều kiện THA của người phải THA định của pháp luật. Tuy nhiên, điều luật này mới tại địa phương. Do vậy, việc uỷ quyền xác minh chỉ dừng lại ở quy định trao quyền cho CHV mà là cần thiết trong bối cảnh cơ chế quản lý tài sản chưa có quy định về trách nhiệm của các cơ ở nước ta còn manh mún, thuộc thẩm quyền của quan, tổ chức có liên quan trong việc hỗ trợ CHV nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau và ở các địa khi kiểm tra hiện trạng tài sản, đồng thời, quy phương khác nhau trong phạm vi cấp tỉnh, thậm định về các khoản chi phí chi trả cho hoạt động chí là cấp huyện (đối với tài sản là quyền sử cưỡng chế để kiểm tra hiện trạng cũng chưa được dụng đất do cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy quy định cụ thể dẫn đến thực tế là CHV chưa thể chứng nhận). áp dụng quy định này trên thực tế. Pháp luật THADS đã quy định cụ thể về vấn Thứ năm, pháp luật chưa có quy định cụ thể đề uỷ quyền xác minh, tuy nhiên, do chưa có về uỷ thác tư pháp trong xác minh điều kiện quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của cơ THADS. quan THADS nơi nhận uỷ quyền xác minh nên Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế là một xu vẫn còn tình trạng cơ quan THADS chậm thực thế khách quan thì hoạt động THADS có yếu tố hiện xác minh hoặc xác minh không đúng, nước ngoài sẽ luôn tồn tại và ngày càng phát triển. không chính xác về điều kiện THA của người Đồng thời, với các quy định thông thoáng về phải THA. quyền sở hữu tài sản, bao gồm cả bất động sản ở Thứ bảy, sự thiếu hợp lý trong quy định về nhiều quốc gia trên thế giới thì khả năng người ở thời hạn xác minh điều kiện THADS. quốc gia này có tài sản ở quốc gia khác cũng là Trong pháp luật THADS, thời hạn xác minh một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, pháp điều kiện THADS của CHV được thể hiện ở hai luật THADS chỉ dừng lại ở các quy định về uỷ góc độ là thời hạn xác minh khi CHV được giao thác tư pháp đối với việc thông báo các giấy tờ, nhiệm vụ tổ chức thi hành bản án, quyết định và tài liệu về THA mà chưa có quy định về vấn đề uỷ thời hạn xác minh đối với trường hợp người phải thác tư pháp trong xác minh địa chỉ, tài sản của THA chưa có điều kiện THA. Các quy định hiện người phải THA. Đây là một trong những lý do hành về thời hạn xác minh điều kiện THADS vẫn khiến cho hoạt động THA có yếu tố nước ngoài còn những điểm thiếu hợp lý như sau: chưa phát huy được hiệu quả của nó, trong khi Một là, việc quy định thời điểm bắt đầu thời nhiều trường hợp phát hiện người phải THA có tài hạn là sau khi hết thời hạn tự nguyện THA sẽ tạo sản ở nước ngoài nhưng chưa có cơ chế truy tìm nên khó khăn, trở ngại cho CHV trong quá trình và xử lý. tổ chức THA. Cụ thể như trường hợp người Thứ sáu, pháp luật chưa xác định rõ trách được thi hành án yêu cầu CHV áp dụng biện nhiệm pháp lý của cơ quan THADS nơi nhận uỷ pháp bảo đảm THA là phong toả tài khoản ngay quyền xác minh điều kiện THADS. trong thời gian tự nguyện THA thì quy định xác Uỷ quyền xác minh là một quy định phục vụ minh sau khi hết thời gian tự nguyện sẽ là rào cho mục đích tăng cường hiệu quả và tiết kiệm cản để CHV thực hiện các biện pháp bảo đảm tối đa chi phí tổ chức THA. Theo đó, người phải này. Bởi lẽ, đối với biện pháp phong toả tài THA có thể có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có khoản CHV sẽ chỉ áp dụng khi có căn cứ xác trụ sở ở địa phương khác với nơi đặt trụ sở của định cụ thể số tiền trong tài khoản của người cơ quan THA đang tổ chức thi hành. Với quy phải THA. Để xác định cụ thể số tiền này trong 58
  5. Soá 11/2021 - Naêm thöù möôøi saùu tài khoản, CHV phải thực hiện hoạt động xác Thứ tám, tính độc lập của chấp hành viên minh điều kiện THADS (trừ trường hợp người trong việc tổ chức THA nói chung và xác minh được THA cung cấp được kết quả xác minh về điều kiện THA nói riêng còn chưa được bảo đảm. số tiền trong tài khoản của người phải THA). Thực tế hiện nay, nhiều bản án, quyết định đã Trong khi đó, pháp luật không có quy định ngoại có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi hành lệ cho phép CHV được xác minh trong thời gian do một số cơ quan, chính quyền các cấp vì lợi ích tự nguyện đối với trường hợp áp dụng biện pháp cục bộ địa phương đã cản trở hoặc có sự can thiệp bảo đảm này. Ngoài ra, trên thực tế, để tiết kiệm từ phía các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, gây thời gian đi lại, CHV thường sẽ kết hợp việc xác ra tình trạng trì trệ trong tổ chức THA. Thậm chí minh cùng với hoạt động thông báo quyết định nhiều trường hợp còn có sự can thiệp từ chính Ban THA cho người phải THA. Tuy nhiên, quy định chỉ đạo THA, người có nhiệm vụ phối hợp, chỉ về thời điểm bắt đầu thời hạn xác minh là sau đạo các lực lượng cưỡng chế THA. Thời gian qua, khi hết thời gian tự nguyện THA sẽ khiến CHV trên các trang báo điện tử đã đăng tải rất nhiều bài không tận dụng được lợi thế của sự kết hợp viết phản ánh về tình trạng can thiệp của các cá nhiều công việc cùng lúc. nhân, cơ quan có thẩm quyền vào hoạt động tổ Hai là, việc quy định giới hạn thời hạn xác chức THA. minh của CHV chỉ trong 10 ngày là một thời Trong bài viết “Án đã tuyên, bí thư huyện hạn không hợp lý so với thời gian vật chất mà can thiệp” của tác giả Duy Nhân đã phản ánh CHV có cũng như lượng việc mà CHV được như sau: giao trong một năm công tác. Sự không hợp lý Ngày 29/5/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Bạc này hoặc dẫn đến tình trạng vi phạm về thời hạn Liêu tuyên bà Oanh có nghĩa vụ trả lại di sản xác minh tại các cơ quan THADS hoặc dẫn đến thừa kế là ngôi nhà gắn liền với mảnh đất rộng hành vi đối phó, gian dối của CHV như ghi 168,1 m2 tại ấp Nội Ô, thị trấn Phước Long cho ngày xác minh phù hợp với quy định thay vì ghi ông Minh. Do ngôi nhà có một căn chính và 02 ngày xác minh mà CHV thực hiện thực tế. Cả căn phụ, giáp 02 mặt tiền nên ông Minh tự hai hệ quả này đều sẽ ảnh hưởng đến uy tín, nguyện chia cho bà Oanh nguyên căn nhà phụ hình ảnh của CHV với tư cách là người được thứ hai và một phần căn nhà phụ thứ nhất để ở và Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, nuôi con. quyết định của Toà án. Kể từ khi bản án có hiệu lực thi hành, cơ Ba là, quy định CHV chỉ phải xác minh khi quan THA huyện Phước Long cho bà Oanh thời có thông tin mới về điều kiện THA của người hạn 06 tháng để di dời, đồng thời ông Minh và phải THA đối với mọi loại việc THA chưa có những người con cũng đồng ý hỗ trợ toàn bộ chi điều kiện THA được thống kê để theo dõi riêng phí di dời, sửa chữa nhà cho bà Oanh. Thế là không hợp lý. Cụ thể, đối với việc THA theo nhưng, hơn 01 năm trôi qua, bà Oanh vẫn không đơn yêu cầu, việc dừng xác minh của CHV là THA, trong khi ông Minh và các con phải thuê phù hợp vì bên cạnh cơ quan THA có trách nhà ở tạm. nhiệm thi hành vụ việc, còn có người được THA Ngày 22/7/2014, ông Tăng Quốc Hùng, Cục luôn theo dõi sát sao quá trình tổ chức THA. Nếu trưởng Cục THADS tỉnh Bạc Liêu, có công văn người phải THA “rơi” vào hoàn cảnh chưa có đề nghị Chi cục THADS huyện Phước Long điều kiện THA thì người được THA sẽ có trách động viên, thuyết phục bà Oanh tự nguyện THA, nhiệm theo dõi sự thay đổi về điều kiện THA của chậm nhất là đến ngày 15/8/2014. Công văn này người phải THA và cung cấp thông tin cho CHV cũng nêu rõ nếu bà Oanh không chấp hành thì khi có sự thay đổi. Còn đối với trường hợp chủ phải cưỡng chế THA. Tuy nhiên, quá thời hạn động ra quyết định THA thì không có ai cung cấp trên, bà Oanh vẫn không hợp tác và Chi cục thông tin mới về điều kiện THA của người phải THADS huyện Phước Long vẫn không có động THA ngoại trừ CHV. Do đó, để biết được người thái gì. phải THA có hay không có thông tin mới về điều Đến ngày 03/9/2014, ông Trần Hoàng kiện THA, buộc CHV phải tiến hành xác minh. Duyên, Bí thư Huyện ủy Phước Long, có thông Việc dừng xác minh của CHV sẽ làm ảnh hưởng báo chỉ đạo gia hạn THA đối với bà Oanh để đến quyền lợi của Nhà nước. chờ giám đốc thẩm. Điều đáng nói là trước khi có 59
  6. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP văn bản chỉ đạo của ông Duyên, ngày thuộc công an cấp tỉnh; đối với tàu biển thì cơ 15/8/2014, Tòa án nhân dân tối cao đã có thông quan quản lý là Cục Hàng hải Việt Nam hoặc báo giải quyết đơn kháng nghị của bà Oanh với các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải. Bên nội dung không có căn cứ để kháng nghị theo thủ cạnh đó, đối với tài khoản của người phải THA tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nêu cũng thuộc quyền quản lý của Ngân hàng nơi trên. có tài khoản của người phải THA mà không có Theo tác giả, bản án tranh chấp chia thừa kế dữ liệu chung về tài khoản. Thực tế, người phải đã có hiệu lực thi hành nhưng vì văn bản chỉ đạo THA có thể sở hữu, sử dụng tài sản ở địa “chờ giám đốc thẩm” của Bí thư huyện ủy khiến phương ngoài địa bàn cư trú và có thể mở tài việc THA kéo dài, người được THA phải sống khoản ở bất kỳ ngân hàng nào, thậm chí ở ngoài cảnh vô gia cư10. lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, CHV chỉ có Trên đây chỉ là một trong vô vàn các cách nghĩa vụ và trách nhiệm xác minh điều kiện thức can thiệp khác nhau của các cơ quan, cá THADS tại địa bàn cấp huyện nơi người phải nhân có thẩm quyền vào hoạt động THA. thi hành án cư trú. Đây là một kẽ hở để người Ngoài ra, trong quá trình THA nói chung và phải THA tận dụng nhằm che dấu điều kiện quá trình xác minh điều kiện THADS nói riêng, THA của mình. người phải THA và những người có quyền, nghĩa Qua việc nghiên cứu về thực trạng pháp luật vụ liên quan thường tỏ ra thờ ơ, thậm chí còn có về xác minh điều kiện THADS, chúng tôi cho những biểu hiện chống đối quyết liệt nhưng CHV rằng cần hoàn thiện pháp luật THADS nói chỉ có thể xử lý hành vi này thông qua quyền lực chung và pháp luật về xác minh điều kiện của cơ quan công an hoặc của chính quyền địa THADS nói riêng. Đây là một vấn đề quan phương. Chẳng hạn về việc CHV muốn thực hiện trọng trong việc bảo đảm thực thi các bản án, việc xác minh điều kiện THA để giao nhà và các quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, tài sản gắn liền nhưng người phải THA không Trọng tài thương mại và Hội đồng xử lý vụ việc cho CHV vào nhà để xác minh hiện trạng tài sản, cạnh tranh, góp phần đảm bảo các quyền con trong khi đó, quy định pháp luật về việc cho phép người, quyền công dân./. CHV huy động lực lượng công an phối hợp để TÀI LIỆU THAM KHẢO yêu cầu người phải THA cho CHV vào nhà xác 1. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo Tổng kết công minh lại thiếu rõ ràng khiến CHV gặp khó khăn tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2016 và rất lớn trong công tác này. phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm Thứ chín, cơ chế quản lý tài sản của người 2017. phải THA vẫn còn manh mún, thiếu minh bạch. 2. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo Tổng kết công Một trong những đối tượng chủ yếu của tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2017 và hoạt động THADS là các tài sản có đăng ký sở phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm hữu, sử dụng hoặc các tài khoản của người phải 2018. THA. Tuy nhiên, các sổ đăng ký quyền sở hữu, 3. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo Tổng kết công sử dụng được quản lý hết sức manh mún. tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2018 và Chẳng hạn như sổ đăng ký đất đai của cá nhân phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm thì cấp quản lý là ở cấp huyện; đối với xe ô tô, 2019. máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc; xe mô tô có 4. Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo Tổng kết công dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc xe có tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2019 và quyết định tịch thu của cơ quan nhà nước có phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác thẩm quyền và các loại xe có kết cấu tương tự năm 2020. xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong 5. Duy Nhân (2014), Án đã tuyên, bí thư huyện can nước và nước ngoài, kể cả xe quân đội làm kinh thiệp, http://nld.com.vn/ban-doc/an-da-tuyen-bi-thu- tế có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương thì cơ huyen-can-thiep-20141214205137223.html, truy cập quan quản lý là Phòng cảnh sát giao thông ngày 15/5/2020. 10 Duy Nhân (2014), Án đã tuyên, bí thư huyện can thiệp, http://nld.com.vn/ban-doc/an-da-tuyen-bi-thu-huyen- can-thiep-20141214205137223.html, truy cập ngày 15/5/2020. 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1