TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(3se): 106-113<br />
<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ SINH LÝ SINH HÓA ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TẠO<br />
MÀNG SINH HỌC CHỦNG NẤM MEN TRICHOSPORON ASAHII QN-B1 PHÂN<br />
HỦY PHENOL PHÂN LẬP TỪ HẠ LONG, QUẢNG NINH<br />
Lê Thị Nhi Công*, Cung Thị Ngọc Mai, Nghiêm Ngọc Minh<br />
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *lenhicong@ibt.ac.vn<br />
TÓM TẮT: Từ các mẫu nước ô nhiễm dầu lấy ở vùng ven biển vịnh Hạ Long, Quảng Ninh chúng tôi đã<br />
phân lập được một số chủng nấm men tạo màng sinh học (biofilm) có khả năng phân hủy phenol. Trong<br />
số các chủng đó, chủng QN-B1 có khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt khô cằn, ở giữa có nhân lồi, trắng, đường<br />
kính 3-4mm là chủng có các khả năng ấy tốt hơn các chủng còn lại. Kết quả phân tích trình tự vùng bảo<br />
thủ cho nấm (ITS1-5.8r RNA-ITS2) và kết hợp với các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa chủng B1<br />
được định tên là Trichosporon asahii QN-B1. Chủng đã được đăng ký trên ngân hàng gen với mã số<br />
KC139404. Chủng này có khả năng phân hủy phenol và tạo biofilm tốt ở pH từ 3 đến 7; với nồng độ NaCl<br />
là 1,5% và ở nhiệt độ 30oC, đồng thời chủng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở nồng độ phenol<br />
lên tới 200ppm. Sử dụng các điều kiện cho khả năng tạo màng của chủng, sau 7 ngày nuôi cấy, chủng QNB1 đã phân hủy được 90% phenol, với nồng độ ban đầu là 200 ppm. Các kết quả này đã mở ra khả năng<br />
ứng dụng các chủng nấm men tạo màng sinh học nhằm xử lý các hợp chất gây ô nhiễm môi trường là các<br />
hydrocarbon thơm nói chung và phenol nói riêng.<br />
Từ khóa: Trichosporon asahii, màng sinh học, nấm men, phân hủy sinh học.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất<br />
dầu mỏ ngày một phát triển mạnh và đã trở<br />
thành thế mạnh kinh tế đối với những quốc<br />
gia có tiềm năng dầu mỏ, trong đó có Việt<br />
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lợi về kinh<br />
tế do ngành công nghiệp này mang lại thì còn<br />
có hiểm họa ô nhiễm môi trường mà nguyên<br />
nhân từ những sự cố khai thác, vận chuyển<br />
trên biển và dự trữ dầu mỏ [ 6]. Trong nước<br />
thải nhiễm dầu, phenol là một chất gây ô<br />
nhiễm nghiêm trọng và có nhiều tác động xấu<br />
đến môi trường xung quanh. Phenol là một<br />
hợp chất vòng thơm rất độc hại, khó phân<br />
hủy, gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng lớn đến<br />
sản xuất nông nghiệp, gia tăng bệnh tật và tỷ<br />
lệ người mắc bệnh kể cả ở nồng độ rất thấp,<br />
nó cũng là tác nhân tiềm ẩn gây ung thư và<br />
nhiều bệnh nguy hiểm cho con người [ 3].<br />
Chính vì vậy, việc loại bỏ phenol ra khỏi<br />
nguồn nước là một vấn đề cấp thiết hiện nay.<br />
Việc xử lý phenol theo phương pháp phân<br />
hủy sinh học đã và đang được nhiều nhà khoa<br />
học trên thế giới cũng như trong nước quan<br />
tâm nghiên cứu. Nhờ có các ưu điểm vượt trội<br />
của nó so với các phương pháp hoá lý như: an<br />
toàn với môi trường, đơn giản, xử lý triệt để<br />
106<br />
<br />
không gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp, mà<br />
giá thành lại rẻ. Trong các công nghệ phân<br />
hủy sinh học đó thì công nghệ sử dụng màng<br />
sinh học (biofilm) do các vi sinh vật tạo ra<br />
hiện đang được xem là công nghệ có hiệu quả<br />
xử lý ô nhiễm dầu cao [ 13]. Biofilm là một<br />
tập hợp các vi sinh vật gắn trên một bề mặt của<br />
vật thể rắn hoặc bề mặt chất lỏng, tạo thành lớp<br />
màng bao phủ bề mặt đó. Các vi sinh vật trong<br />
biofilm liên kết với nhau một cách chặt chẽ, tạo<br />
thành một cấu trúc bền vững. Do mật độ các<br />
chủng vi sinh vật trong biofilm cao, hỗ trợ và<br />
liên kết với nhau một cách chặt chẽ nên khả<br />
năng đồng hóa, trao đổi chất, phân hủy các<br />
hydrocarbon sẽ xảy ra nhanh hơn. Theo các<br />
công bố trong những năm gần đây, người ta<br />
thấy rằng một số chủng nấm men tạo biofilm<br />
tốt, chẳng hạn như Candida tropicalis,<br />
Cryptococcus terreus, Rhodotorula creatinivora<br />
và Rhodosporidium toruloides có nhiều tiềm<br />
năng ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm phenol<br />
một cách hiệu quả xử lý cao và an toàn [2, 10].<br />
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều<br />
nghiên cứu về các chủng nấm men tạo màng<br />
sinh học có khả năng phân hủy phenol. Vì vậy,<br />
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số đặc<br />
điểm sinh lý, sinh hóa của chủng nấm men biển<br />
<br />
Le Thi Nhi Cong, Cung Thi Ngoc Mai, Nghiem Ngoc Minh<br />
<br />
Trichosporon asahii QN-B1.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu<br />
15 mẫu đất và nước bị ô nhiễm dầu lấy<br />
ở các vị trí khác nhau của vịnh Hạ Long,<br />
Quảng Ninh.<br />
Môi trường Hansen: Glucose (30 g/l),<br />
K2HPO4 (3 g/l), NaCl (5 g/l), MgSO4 (2 g/l),<br />
peptone (7 g/l), cao men (1 g/l), thạch (20 g/l),<br />
pH 6; và môi trường muối khoáng cơ bản có bổ<br />
sung các nồng độ phenol khác nhau (50-250<br />
ppm) [16].<br />
Cặp mồi ITS1: 5’-TCC GTA GGT GAA<br />
CCT GCG G-3’; ITS4: 5’-TCC TCC GCT TAT<br />
TGA TAT GC-3’<br />
Phương pháp<br />
Phân lập nấm men; quan sát hình thái khuẩn<br />
lạc và hình thái tế bào<br />
Phương pháp làm giàu 3 lần được dùng để<br />
phân lập các chủng nấm men có khả năng sử<br />
dụng phenol. 5ml hỗn hợp các mẫu nước (hoặc<br />
1g mẫu đất) được nuôi trong 100 ml môi trường<br />
muối khoáng có bổ sung 1% (v/v) dầu diesel,<br />
0,5% glucose và 0,1% vitamin, nuôi lắc 5-7<br />
ngày ở 30oC với tốc độ 200 vòng/phút. Sau 5-7<br />
ngày, 10% giống ở lần làm giàu thứ nhất được<br />
chuyển sang bình làm giàu lần thứ hai và lần<br />
thứ ba. Sau lần làm giàu thứ 3, 0,5ml dịch nuôi<br />
cấy được pha loãng tới nồng độ 10-5 trong nước<br />
muối sinh lý 0,85% và cấy gạt trên môi trường<br />
Hansen có bổ sung chất kháng sinh cyclohexamid. Các khuẩn lạc tạo thành được quan sát<br />
hình thái và hình dạng tế bào nấm men theo<br />
phương pháp của Phạm Hương Sơn và nnk.<br />
(1999) [15].<br />
Tạo màng sinh học<br />
Sử dụng phương pháp đánh giá sự hình<br />
thành màng sinh học của Morikawa et al. (2006)<br />
[13]: chủng nuôi cấy non (trong 12-16 giờ)<br />
được đưa vào môi trường đặc hiệu. Sau 2 ngày,<br />
màng sinh học tạo thành sẽ được rửa bằng nước<br />
cất và nhuộm với dung dịch tím tinh thể, rửa lại<br />
bằng DMSO và đo ở bước sóng 570 nm. Các<br />
chủng có giá trị đo độ hấp thụ cao sẽ được lựa<br />
chọn.<br />
Phân loại và định tên nấm men<br />
<br />
Tách chiết DNA tổng số: DNA tổng số của<br />
nấm men được tách chiết theo phương pháp của<br />
Harju và cộng sự (2004) [9]. DNA tổng số sau<br />
khi kiểm tra trên gel agarose 1% thấy đảm bảo<br />
đủ chất lượng và số lượng được sử dụng làm<br />
khuôn để khuếch đại bằng PCR với cặp mồi<br />
ITS1 [16].<br />
Sản phẩm PCR được tinh sạch theo quy<br />
trình hướng dẫn của bộ kit AccuPrep PCR<br />
Purrification Kit (Bioneer, Hàn Quốc) và được<br />
xác định trình tự trên máy đọc tự động tại<br />
Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen,<br />
Viện Công nghệ sinh học. Mức độ tương đồng<br />
của đoạn gene ITS1 của 2 chủng TH1 và TH4<br />
được so sánh với các trình tự của các chủng<br />
nấm men khác trên Gen Bank (NCBI) bằng<br />
công cụ BLAST. Cây phát sinh chủng loại được<br />
xây dựng dựa trên các chương trình Blast,<br />
clustal X và Mega4.<br />
Đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện<br />
sinh lý, sinh hóa lên khả năng tạo màng<br />
Khảo sát các điều kiện: dải pH từ 3 đến 7;<br />
nồng độ NaCl từ 0 đến 2% (w/v) và nhiệt độ từ<br />
20 đến 50oC, nhằm đánh giá ảnh hưởng của các<br />
điều kiện này lên khả năng tạo màng sinh học<br />
của các chủng lựa chọn.<br />
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển<br />
của các chủng nấm men trên nguồn cơ chất<br />
phenol<br />
Các chủng nấm men được nuôi lắc trên môi<br />
trường khoáng có bổ sung các nồng độ phenol<br />
khác nhau ở 30oC. Sau 1, 3, 5 và 7 ngày dịch<br />
nuôi cấy được lấy ra và đo ở bước sóng 600nm.<br />
Đánh giá khả năng phân hủy phenol: Theo<br />
Cung Thị Ngọc Mai và nnk. (2010) [7].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Phân lập các chủng nấm men có khả năng<br />
phân hủy phenol<br />
Từ các mẫu đất và nước bị ô nhiễm dầu lấy<br />
ở các vị trí khác nhau của vịnh Hạ Long, Quảng<br />
Ninh, sau 3 lần làm giàu trên môi trường<br />
khoáng có bổ sung phenol và vitamin, chúng tôi<br />
đã phân lập và tuyển chọn được 3 chủng nấm<br />
men với các đặc điểm hình thái khuẩn lạc được<br />
mô tả trong bảng 1. Các chủng này có khả năng<br />
sinh trưởng và phát triển tốt trên nguồn cơ chất<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(3se): 106-113<br />
<br />
phenol với nồng độ là 100 ppm. Phenol và các<br />
dẫn xuất của nó thường được tìm thấy với nồng<br />
độ khá cao trong các mẫu nước ô nhiễm dầu<br />
mỏ. Còn trong các mẫu nước lấy tại các sông hồ<br />
với nồng độ cao, trong nước tự nhiên nồng độ<br />
phenol khoảng 0,01-0,2 ppm, trong nước thải<br />
<br />
của các nhà máy chế biến xăng dầu có thể lên<br />
tới 40 ppm. Trong khi đó, với nồng độ vài ppm<br />
trong nước, phenol đã gây ảnh hưởng rất lớn tới<br />
các sinh vật sống [3]. Do đó, chúng tôi đã sử<br />
dụng 3 chủng nấm men này cho các nghiên cứu<br />
tiếp theo.<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của ba chủng nấm men được phân lập<br />
STT<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
1<br />
<br />
QN-B1<br />
<br />
Hình thái khuẩn lạc<br />
Khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt khô<br />
cằn, ở giữa có nhân lồi, trắng,<br />
đường kính 3-4 mm<br />
<br />
Khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt hơi<br />
lồi, đỏ cam nhạt, đường kính 1-2<br />
mm<br />
2<br />
<br />
QN-B2<br />
<br />
Khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt xù xì,<br />
trắng, đường kính 3-5 mm<br />
3<br />
<br />
QN-B3<br />
<br />
b<br />
<br />
a<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
QN-B1<br />
<br />
QN-B2 QN-B3<br />
<br />
Hình 1. Khả năng tạo màng sinh học của ba chủng nấm men (K: đối chứng)<br />
a. Màng tạo thành trên các ống eppendorf; b. Kết quả đo giá trị hấp thụ ở bướ sóng 570 nm<br />
của các màng (Kết quả là giá trị trung bình của 3 lần thí nghiệm lặp lại).<br />
<br />
108<br />
<br />
Le Thi Nhi Cong, Cung Thi Ngoc Mai, Nghiem Ngoc Minh<br />
<br />
Sàng lọc các chủng nấm men tạo màng<br />
sinh học<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu khả năng<br />
tạo biofilm của Morikawa et al. (2006), chúng<br />
tôi đã thu được kết quả trong hình 1. So sánh<br />
các kết quả trên với chủng đối chứng dương<br />
Candida tropicalis VT09 trong nghiên cứu<br />
trước [4], chủng QN-B1 đã được lựa chọn cho<br />
các nghiên cứu tiếp theo.<br />
Phân loại và định tên nấm men<br />
Chủng QN-B1 đã được định danh bằng<br />
phương pháp giải trình tự vùng ITS1-5.8r RNAITS2. Kết quả được tra cứu trên ngân hàng gene<br />
của NCBI thông qua chương trình BLAST và<br />
dựa vào sự tương đồng để định tên đến loài. Kết<br />
quả cho thấy, chủng này có độ tương đồng đến<br />
<br />
99% so với chủng Trichosporon asahii<br />
AB031520 (hình 2). Kết hợp với các kết quả<br />
sinh lý, sinh hóa của KIT chuẩn sinh hóa API<br />
20C AUX, chủng QN-B1 được định tên là<br />
Trichosporon asahii QN-B1 và được đăng ký<br />
trên ngân hàng gene với mã số KC139404.<br />
Theo Awe et al. (2009) [1], Trichosporon asahii<br />
được xem là loài có khả năng phân hủy và<br />
chuyển hóa các hợp chất hydrocarbon thơm rất<br />
tốt. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có công bố nào<br />
về khả năng tạo biofilm của loài này. Do đó,<br />
chúng tôi đã sử dụng chủng Trichosporon<br />
asahii QN-B1 vừa tạo biofilm tốt vừa có khả<br />
năng phân hủy phenol cao để nghiên cứu một số<br />
điều kiện hóa lý ảnh hưởng tới khả năng tạo<br />
màng của chủng này.<br />
<br />
Hình 2. Cây phát sinh chủng loại của chủng QN-B1<br />
Đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện<br />
sinh lý, sinh hóa lên khả năng tạo màng của<br />
chủng T. asahii QN-B1<br />
Ảnh hưởng của pH<br />
Nấm men thường sinh trưởng tốt trong<br />
khoảng pH môi trường từ axit đến gần trung<br />
tính [15]. Do đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát<br />
ảnh hưởng của pH lên khả năng tạo màng của<br />
chủng T. asahii QN-B1 với dải pH từ 3 đến 8.<br />
Kết quả được trình bày trên hình 3a cho thấy,<br />
chủng QN-B1 tạo biofilm tốt ở ở tất cả các pH<br />
từ 3-7 nhưng ở giá trị pH 8, khả năng tạo màng<br />
đã giảm đi rõ rệt. Đây là phát hiện khá thú vị về<br />
chủng QN-B1, chủng có khả năng sinh trưởng<br />
và tạo biofilm tốt ở phổ pH khá rộng, vì thông<br />
<br />
thường pH thích hợp cho sự sinh trưởng của<br />
nấm men là 5,5.<br />
Ảnh hưởng của nồng độ NaCl<br />
Do chủng T. asahii QN-B1 được phân lập từ<br />
vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh, nên việc<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến sự<br />
sinh trưởng và tạo màng sinh học của chúng là<br />
một yếu tố rất quan trọng. Trong thí nghiệm,<br />
chúng tôi đã lựa chọn các nồng độ NaCl từ 0<br />
đến 2% (w/v) để nghiên cứu. Kết quả này cho<br />
thấy, chủng này tạo biofilm tốt ở nồng độ NaCl<br />
là 1,5 (hình 3b). Phát hiện này cho phép định<br />
hướng ứng dụng chủng TH4 vào các địa điểm<br />
có các điều kiện từ pH thấp đến trung tính, nồng<br />
độ NaCl cao.<br />
109<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(3se): 106-113<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
c<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của một số điều kiện sinh lý, sinh hóa<br />
lên khả năng tạo biofilm của chủng nấm men QN-B1<br />
a. pH; b. nồng độ NaCl; c. nhiệt độ (Kết quả là giá trị trung bình của 3 lần thí nghiệm lặp lại)<br />
Ảnh hưởng của nhiệt độ<br />
Tiến hành thí nghiệm với dải nhiệt độ từ 20<br />
đến 50oC, kết quả cho thấy ở nhiệt độ 30oC khả<br />
năng tạo màng của chủng QN-B1 là tốt nhất<br />
(hình 3c).<br />
Khả năng sinh trưởng và phát triển của<br />
chủng T.asahii QN-B1 với các nồng độ<br />
phenol khác nhau<br />
Tiến hành nuôi lắc chủng QN-B1 trên môi<br />
trường muối khoáng Gost (50 ml) có bổ sung<br />
0,1 % vitamin và phenol với nồng độ khác nhau<br />
lần lượt là 50, 100, 150, 200, 250 ppm. Nuôi lắc<br />
ở 30oC với tốc độ 180 vòng/ phút trong vòng 7<br />
ngày. Các mẫu thử nghiệm được quan sát từng<br />
ngày dựa vào màu sắc môi trường nuôi cấy và<br />
lượng sinh khối tạo ra trong bình. Sau 1, 3, 5, 7<br />
ngày 1 ml dịch nuôi được hút ra và đem đi đo<br />
OD600. Thử nghiệm được lặp lại 3 lần và tiến<br />
hành lập biểu đồ sinh trưởng (hình 4). Kết quả<br />
cho thấy, sau 7 ngày thử nghiệm, ở các nồng độ<br />
từ 50 đến 200 ppm phenol chủng nấm men này<br />
có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy<br />
nhiên, khi nâng nồng độ thử nghiệm lên tới 250<br />
ppm phenol, chủng không còn sinh trưởng và<br />
phát triển. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng nồng độ<br />
110<br />
<br />
200ppm để nghiên cứu khả năng phân hủy<br />
phenol của chủng QN-B1 ở dạng nuôi tĩnh<br />
biofilm.<br />
Đánh giá khả năng phân hủy phenol<br />
<br />
Hình 4. Khả năng sinh trưởng và phát triển<br />
của chủng QN-B1 với các nồng độ phenol<br />
khác nhau<br />
Tiến hành thử nghiệm khả năng phân hủy<br />
phenol 200 ppm đối với chủng T. asahii QN-B1<br />
ở điều kiện nuôi tĩnh tạo biofilm và dạng nuôi<br />
lắc. Sau 7 ngày, chúng tôi nhận thấy, ở mẫu thử<br />
<br />