intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một trường hợp tiền sản giật với hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có khả năng hồi phục

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu nhằm mô tả một bệnh nhân nữ, 30 tuổi hậu sản mổ lấy thai 1 ngày kèm với biểu hiện lâm sàng của PRES. Bệnh nhân đã được chẩn đoán sớm và điều trị thành công với thuốc hạ áp, lâm sàng cải thiện tố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một trường hợp tiền sản giật với hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có khả năng hồi phục

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> MỘT TRƯỜNG HỢP TIỀN SẢN GIẬT VỚI HỘI CHỨNG RỐI LOẠN <br /> TUẦN HOÀN NÃO SAU CÓ KHẢ NĂNG HỒI PHỤC <br /> Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên*, Nguyễn Thị Minh Trí** <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mở đầu: Hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có khả năng hồi phục (Posterior reversible encephalopathy <br /> syndrome PRES) là một hội chứng lâm sàng và cận lâm sàng với biểu hiện là đau đầu, co giật, thay đổi tâm thần <br /> và mất thị lực đi kèm với tổn thương chất trắng trên hình ảnh học. <br /> Ca lâm sàng: Trong bài báo này, chúng tôi mô tả một bệnh nhân nữ, 30 tuổi hậu sản mổ lấy thai 1 ngày <br /> kèm với biểu hiện lâm sàng của PRES. Bệnh nhân đã được chẩn đoán sớm và điều trị thành công với thuốc hạ <br /> áp, lâm sàng cải thiện tốt. <br /> Bàn luận: Tiền sản giật sau sinh là hiếm gặp và được ghi nhận khoảng 5,7% trong tất cả các trường hợp <br /> tăng huyết áp thai kỳ. PRES lại càng hiếm gặp nên dễ bỏ sót chẩn đoán gây chậm trễ trong điều trị. Sự chậm trễ <br /> này có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. <br /> Kết luận: Từ ca lâm sàng này gợi ý chúng ta một ghi nhớ quan trọng là cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp <br /> thời để ngăn ngừa bệnh tật và tử vong trong cả thời kỳ mang thai và sau sinh. <br /> Từ khóa: Hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có khả năng hồi phục, tiền sản giật. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> A CASE REPORT OF PREECLAMPSIA WITH POSTERIOR REVERSIBLE ENCEPHALOPATHY <br /> SYNDROME. <br /> Nguyen Ngoc Hoanh My Tien, Nguyen Thi Minh Tri <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 301 ‐ 304 <br /> Background:  Posterior  reversible  encephalopathy  syndrome  (PRES)  is  a  clinical  radiologic  syndrome  of <br /> heterogenic etiologies. It is a reversible syndrome characterized by headache, seizures, altered mentation, and loss <br /> of vision associated with white matter changes on imaging. <br /> Case  presentation:  We  report  here  a  30  year‐old  lady  one  day  postpartum,  presenting  with  posterior <br /> reversible  encephalopathy  syndrome.  She  was  diagnosed  and  treated  successfully  with  antihypertensive  and <br /> showed dramatic improvement. <br /> Discussion:  Postpartum  preeclampsia  is  a  rare  and  under‐recognized  condition  occurring  in  5.7%  of  all <br /> cases of pregnancy‐induced hypertension.  PRES is a very rare condition and so is usually not suspected.  This <br /> causes delay in diagnosis and treatment, which can lead to permanent neurological damage. <br /> Conclusion:  This  case  suggests  that  this  condition  is  important  to  recognize  and  needs  to  be  treated <br /> promptly to prevent morbidity and mortality in pregnancy and postpartum. <br /> Keywords: Posterior reversible encephalopathy syndrome, preeclampsia. <br /> năng  hồi  phục  (Posterior  reversible <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> leukoencephalopathy  syndrome),  lần  đầu  tiên <br /> Hội  chứng  não  rối  loạn  tuần  hoàn  sau  có <br /> được  Hinchey  mô  tả  vào  năm  1966(3).  Đây  là <br /> khả  năng  hồi  phục  (PRES)  còn  gọi  lại  hội <br /> một  hội  chứng  có  thể  hồi  phục  với  biểu  hiện <br /> chứng  tổn  thương  não  chất  trắng  sau  có  khả <br /> * Bộ môn lão khoa ĐHYD TPHCM  **Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh <br /> Tác giả liên lạc: BSCKI. Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên, ĐT: 0979982642, Email: dr.mytien@gmail.com <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br /> 301<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> đau đầu, thay đổi tâm thần, mất thị lực có liên <br /> quan  đến  tổn  thương  chất  trắng,  chủ  yếu  là <br /> phù não ở vùng sau của bán cầu não. Ngoài ra <br /> cũng có tổn thương ở thân não, tiểu não và các <br /> vùng não khác. Tiền sản giật sau sinh là hiếm <br /> gặp và được ghi nhận khoảng 5,7% trong tất cả <br /> các trường hợp tăng huyết áp thai kỳ. PRES lại <br /> càng  hiếm  gặp  nên  dễ  bỏ  sót  chẩn  đoán  gây <br /> chậm  trễ  trong  điều  trị(4).  Sự  chậm  trễ  này  có <br /> thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. <br /> Chúng  tôi  xin  trình  bày  dưới  đây  một <br /> trường hợp tiền sản giật sau sinh kèm với PRES. <br /> Điều tối quan trọng là phải chẩn đoán chính xác <br /> sớm  và  điều  trị  sớm  để  ngăn  ngừa  biến  chứng <br /> thần kinh vĩnh viễn. <br /> <br /> TRÌNH BÀY CA LÂM SÀNG <br /> Bệnh  nhân  nữ,  30  tuổi,  mang  thai  con  so, <br /> khám  thai  mỗi  3  tháng.  Bệnh  nhân  không  ghi <br /> nhận  tăng  huyết  áp,  đạm  niệu  âm  tính,  cũng <br /> như  chức  năng  thận  bình  thường  trong  quá <br /> trình mang thai. Bệnh nhân đã có biểu hiện phù <br /> hai  chi  dưới  ở  tuần  mang  thai  thứ  24  nhưng <br /> không tái khám, đến tuần mang thai thứ 36 mới <br /> khám thai theo lịch hẹn và ghi nhận HA 160/80 <br /> mmHg,  protein  niệu  (++).  Bệnh  nhân  được  đề <br /> nghị nhập viện mổ lấy thai ở tuần thứ 36 do tiền <br /> sản giật và truyền Magnesulfate, ổn định huyết <br /> áp, lợi tiểu. Bệnh nhân đã được nhập viện, xử trí <br /> nội khoa tích cực và được mổ lấy thai. Ca phẫu <br /> thuật thành công, bệnh nhân sinh được một bé <br /> trai  đầu  lòng,  khỏe  mạnh,  nặng  3100g.  Tuy  đã <br /> tích cực xử trí, bệnh nhân không có cơn co giật <br /> nhưng  một  ngày  sau  mổ  lấy  thai  1  ngày,  bệnh <br /> nhân đột ngột sảng, trả lời lúc đúng lúc sai, mù <br /> hai mắt hoàn toàn, đau đầu nhiều, buồn nôn, sốt <br /> cao 380C, HA lúc này 150/100 mmHg. Bệnh nhân <br /> được hội chẩn và chuyển sang điều trị tại khoa <br /> nội thần kinh bệnh viện Thống Nhất. Khám lâm <br /> sàng  ghi  nhận  bệnh  nhân  tỉnh,  rối  loạn  nhận <br /> thức, tinh thần lo lắng, mù vỏ não hai mắt, đau <br /> đầu  nhiều,  buồn  nôn,  babinski  (+)  hai  bên,  cổ <br /> mềm, tê yếu tứ chi, sức cơ 4/5, đồng tử hai bên <br /> dãn nhẹ # 3 mm, phản xạ ánh sáng (+), soi đáy <br /> mắt có phù gai thị ít, xuất tiết đáy mắt, phù hai <br /> <br /> 302<br /> <br /> chi  dưới.  Khám  lâm  sàng  tim,  phổi  chưa  ghi <br /> nhận  bất  thường.  Vết  mổ  lấy  thai  khô,  không <br /> sưng, nóng đỏ, chảy dịch. Sản dịch nâu, lượng ít. <br /> Sinh  hiệu:  sốt  dao  động  38‐390C,  HA  dao  động <br /> 140/90 – 150/100 mmHg. Về cận lâm sàng, công <br /> thức máu có công thức bạch cầu chuyển trái (BC <br /> 15,9  K/ul,  Neu  90%),  CRP  155,58  mg/dl, <br /> procalcitonin  0,26  ng/ml.  Các  xét  nghiệm  về <br /> đông  máu,  chức  năng  gan,  chức  năng  thận, <br /> glucose,  ion  đồ  trong  giới  hạn  bình  thường, <br /> protein  niệu  (++).  Xét  nghiệm  về  điện  tâm  đồ, <br /> siêu âm tim, siêu âm bụng, Xquang ngực thẳng <br /> không  ghi  nhận  bất  thường.  Bệnh  nhân  được <br /> tiến  hành  chụp  MRI  sọ  não  cấp  cứu  các  chuỗi <br /> xung  T1,  T2,  FLAIR  (fluid  attenuated  inversion <br /> recovery)  với  kết  quả:  chuỗi  xung  T1  bình <br /> thường.  Ở  chuỗi  xung  T2,  FLAIR  có  tăng  tín <br /> hiệu rải rác khắp hai bên thùy đỉnh chẩm cả hai <br /> bán cầu và nhân bèo hai bên (Hình 1A, 2A). Các <br /> chuỗi  DWI  và  ADC  map  ghi  nhận  có  phù  não <br /> do  phù  mạch  máu  (Hình  1B,  2B).  Đứng  trước <br /> trường hợp lâm sàng này, chẩn đoán phân biệt <br /> với thuyên tắc tĩnh mạch sâu cần đặt ra. Vì vậy, <br /> bệnh nhân đã được chụp MRV và kết quả không <br /> ghi nhận có thuyên tắc tĩnh mạch sâu (Hình 1C, <br /> 2C).  Chẩn  đoán  xác  định  là  hội  chứng  PRES  – <br /> TD nhiễm trùng hậu phẫu ‐ tiền sản giật/ mổ lấy <br /> thai  ngày  một.  Bệnh  nhân  đã  được  chẩn  đoán <br /> sớm và điều trị ổn định huyết áp với Amlodipin, <br /> kháng  sinh,  an  định,  bù  nước  điện  giải,  chống <br /> táo bón và chăm sóc hậu sản toàn diện. <br /> Kết quả, bệnh nhân đã cải thiện thị lực dần <br /> sau  1  ngày,  hồi  phục  thị  lực  hoàn  toàn  sau  2 <br /> ngày,  hồi  phục  vận  động  sau  4  ngày,  hồi  phục <br /> cảm giác hoàn toàn sau 6 ngày. Kết quả MRI sau <br /> 6 ngày nằm viện hồi phục thật ngoạn mục, các <br /> tổn thương tăng tín hiệu rải rác khắp hai bán cầu <br /> biến  mất  gần  như  hoàn  toàn  (Hình  3).  Bệnh <br /> nhân xuất viện sau 6 ngày với kết quả phục hồi <br /> tốt cả lâm sàng và hình ảnh thần kinh học. Em <br /> bé vẫn được tiếp tục bú mẹ sau đó. <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thiếu  máu,  cuối  cùng  sẽ  gây  phù  não  do  mạch <br /> máu(2). <br /> <br />  <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Tiền sản giật là một trong những biến chứng <br /> của sản khoa với đặc điểm HA > 140/90 mmHg <br /> và hiện diện protein niệu. Trong những trường <br /> hợp  nặng  có  thể  kèm  với  co  giật  trở  thành  sản <br /> giật(4).  Trong  ca  lâm  sàng  này,  bệnh  nhân  tuy <br /> không khám thai ngay khi có biểu hiện phù hai <br /> chi dưới, nhưng đã được chẩn đoán tiền sản giật <br /> ở  tuần  thứ  36  và  được  xử  trí  mổ  lấy  thai  song <br /> song  với  nội  khoa  tích  cực.  Tuy  ca  phẫu  thuật <br /> thành công, bệnh nhân đã sinh được một bé trai <br /> khỏe  mạnh,  nhưng  sau  mổ  lấy  thai  một  ngày, <br /> bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện lâm sàng của <br /> tổn thương hệ thần kinh trung ương. Từ đó cho <br /> thấy, bác sỹ cần tư vấn bệnh nhân theo dõi thai <br /> kỳ thật kỹ và hướng dẫn bệnh nhân những biểu <br /> hiện bất thường cần tái khám ngay. <br /> Hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có khả <br /> năng hồi phục (PRES) là hội chứng lâm sàng và <br /> hình ảnh thần kinh học với nhiều nguyên nhân: <br /> bệnh não do tăng huyết áp cấp, sản giật, thuốc <br /> độc  tế  bào,  thuốc  ức  chế  miễn  dịch,  tăng  canxi <br /> máu(3,6). Cơ chế bệnh sinh của PRES là do sự phá <br /> hủy  cơ  chế  tự  điều  hòa  của  hàng  rào  máu  não <br /> gây phù mạch tế bào não.  Hình  ảnh  phù  mạch <br /> này thể hiện trên hình ảnh thần kinh học. Sinh lý <br /> bệnh  của  PRES  dựa  trên  hai  thuyết:  1)  Tăng <br /> huyết  áp  gây  suy  yếu  cơ  chế  tự  điều  hòa  của <br /> não,  gây  tổn  thương  mạng  lưới  mao  mạch  dẫn <br /> đến  phù  não  do  mạch  máu  (vasogenic  edema). <br /> Đặc  biệt,  tuần  hoàn  não  sau  rất  nhạy  cảm  với <br /> tăng  huyết  áp.  2)  Rối  loạn  chức  năng  tế  bào  nội <br /> mô gây co mạch, dẫn đến giảm tưới máu và gây <br /> <br /> Trong ca lâm sàng này, chẩn đoán phân biệt <br /> ban  đầu  rất  quan  trọng  để  quyết  định  điều  trị. <br /> Trước  các  biểu  hiện  lâm  sàng  mù  đột  ngột, <br /> chúng ta cần chẩn đoán phân biệt giữa nhồi máu <br /> não,  thuyên  tắc  tĩnh  mạch  sâu,  xuất  huyết <br /> khoang  dưới  nhện,  nhiễm  trùng  hệ  thần  kinh <br /> trung  ương  và  hội  chứng  co  thắt  mạch  não  có <br /> khả năng hồi phục với hội chứng PRES. Đặc biệt <br /> trên một bệnh nhân tiền sản giật, thuyên tắc tĩnh <br /> mạch  sâu  cần  được  loại  trừ  đầu  tiên  để  xét  chỉ <br /> định  của  thuốc  kháng  đông?  Mặt  khác,  bệnh <br /> nhân vừa mổ lấy thai được một ngày, nếu phải <br /> chỉ  định  dùng  thuốc  kháng  đông  để  điều  trị <br /> thuyên tắc tĩnh mạch sâu thì nguy cơ chảy máu <br /> tử cung rất cao và nguy cơ phải cắt bỏ tử cung <br /> cũng  rất  cao.  Như  vậy,  bệnh  nhân  sẽ  vô  sinh <br /> vĩnh viễn. Vì vậy, bệnh nhân đã được chụp MRI <br /> sọ  não  cấp  cứu  và  MRV  hệ  não.  Kết  quả  MRV <br /> cho  phép  loại  trừ  chẩn  đoán  thuyên  tắc  tĩnh <br /> mạch  sâu.  MRI  sọ  não  cấp  cứu  các  chuỗi  xung <br /> T1,  T2,  FLAIR  với  kết  quả:  chuỗi  xung  T1  bình <br /> thường.  Ở  chuỗi  xung  T2,  FLAIR  có  tăng  tín <br /> hiệu rải rác khắp hai bên thùy đỉnh chẩm cả hai <br /> bán  cầu  và  nhân  bèo  hai  bên.  Các  chuỗi  xung <br /> DWI (diffusion weighted imaging) và ADC map <br /> (apparent  diffusion  coefficient)  giúp  phân  biệt <br /> giữa  phù  não  do  nguyên  nhân  mạch  máu <br /> (vasogenic  edema)  hay  do  phù  độc  tế  bào <br /> (cytotoxic edema), từ đó giúp phân biệt giữa hội <br /> chứng PRES và nhồi máu não(1). Ngoài ra, bệnh <br /> nhân cần được chụp MRA để loại trừ hội chứng <br /> co  thắt  mạch  não  có  khả  năng  hồi  phục <br /> (reversible <br /> cerebral <br /> vasoconstriction <br /> syndrome)(5). <br /> Tuy nhiên, trong ca lâm sàng này, chẩn đoán <br /> phân biệt với hội chứng co thắt mạch não có khả <br /> năng hồi phục không được đặt ra, nên protocol <br /> của  MRI  không  có  MRA.  Bệnh  nhân  đã  được <br /> chẩn đoán sớm là hội chứng PRES và xử trí tích <br /> cực theo hướng này. <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br /> 303<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> <br /> Từ ca lâm sàng này gợi ý, đối với bệnh nhân <br /> hậu  sản  tiền  sản  giật  có  biểu  hiện  tổn  thương <br /> thần kinh trung ương cấp, cần chụp MRI sọ não <br /> cấp  cứu  với  đủ  các  chuỗi  xung  T1,  T2,  FLAIR, <br /> DWI,  ADC  map,  MRV,  MRA  để  xác  chẩn  sớm <br /> và  điểu  trị  tích  cực  thích  hợp,  tránh  các  biến <br /> chứng thần kinh vĩnh viễn không thể hồi phục. <br /> <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br />  <br /> Hình 3. MRI sọ não sau 6 ngày điều trị. <br /> <br /> Bartynski WS, Boardman JF. (2007). Distinct imaging patterns <br /> and lesion distribution in posterior reversible encephalopathy <br /> syndrome. AJNR Am J Neuroradiol;28:1320‐1327. <br /> Bartynski  WS.  (2008).  Posterior  reversible  encephalopathy <br /> syndrome, part 2: Controversies surrounding pathophysiology <br /> of vasogenic edema. AJNR Am J Neuroradiol; 29: 1043‐1049. <br /> Hinchey  J,  Chaves  C,  et  al.  (1996)  A  reversible  posterior <br /> leukoencephalopathy  syndrome.  N  Engl  J  Med  1996;334:494‐<br /> 500. <br /> Matthys  LA,  Coppage  KH,  et  al.  (2004).  Delayed  postpartum <br /> preeclampsia:  An  experience  of  151  cases.  Am  J  Obstet <br /> Gynecol;190:1464‐1466. <br /> Singhal  AB,  Kimberly  WT.  (2009).  Case  records  of <br /> Massachusetts  General  Hospital:  Case  8‐2009:  A  36‐year‐old <br /> woman  with  headache,  hypertension,  and  seizure  2  weeks <br /> post partum. N Engl J Med;360:1126‐1137. <br /> Ugurel  MS,  Hayakawa  M  (2005).  Implications  of  post‐<br /> gadolinium  MRI  results  in  13  cases  with  posterior  reversible <br /> encephalopathy syndrome. Eur J Radiol;53:441‐449. <br /> <br />  <br /> <br /> Ngày nhận bài báo <br />  <br />  <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br /> Ngày bài báo được đăng: <br />  <br /> <br />  <br />  <br />  <br /> <br /> 01‐7‐2013 <br /> 19‐7‐2013 <br /> 01‐8‐2013 <br /> <br />  <br /> <br /> 304<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
43=>1