intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mùa thi, đừng để con em bị stress!

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

109
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sang chấn tâm lý và các rối loạn tâm thần ở lứa tuổi thanh Áp lực học hành, thi cử dễ gây nên những sang chấn tâm lý ở trẻ. việc học tập gây ra. thiếu niên là bởi áp lực do Những trường hợp căng thẳng tìm đến chuyên gia Trong thời gian gần đây, Trung tâm tham vấn tâm lý thuộc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh có yếu tố stress do áp lực từ việc học tập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mùa thi, đừng để con em bị stress!

  1. Mùa thi, đừng để con em bị stress! Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sang chấn tâm lý và các rối loạn tâm thần ở lứa tuổi thanh Áp lực học hành, thi cử dễ gây nên thiếu niên là những sang chấn tâm lý ở trẻ. bởi áp lực do việc học tập gây ra.
  2. Những trường hợp căng thẳng tìm đến chuyên gia Trong thời gian gần đây, Trung tâm tham vấn tâm lý thuộc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh có yếu tố stress do áp lực từ việc học tập cần được tham vấn và điều trị, đặc biệt là áp lực chuẩn bị cho các kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng sắp tới. Em H.N (ở TP Biên Hòa, Đồng Nai) đến trung tâm với biểu hiện: hay hồi hộp, lo lắng, quá căng thẳng, mất ngủ và có một thời gian dài mệt mỏi, hay cáu gắt. Em được các bác sĩ chẩn đoán rối loạn lo âu sau một stress kéo dài, do áp lực, căng thẳng chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học. Em chia sẻ với các chuyên gia tâm lý rằng: "Em quá lo lắng cho hai kỳ thi của mình, bởi năm nay là năm ngành giáo dục chống tiêu cực trong thi cử nên em phải cố gắng học đều các môn thi tốt nghiệp. Vì vậy, em thường xuyên học khuya, lo lắng quá mức cho kỳ thi và gần đây em rơi vào trạng thái căng thẳng cần được giúp đỡ". Còn T.H ở Vũng Tàu thì lại khác, em đã thi trượt đại học năm trước, do vậy em rất lo lắng cho kỳ thi lại sắp tới. "Suốt 12 năm là học sinh khá giỏi, em là niềm tự hào của
  3. gia đình, vì vậy cả gia đình luôn đặt nhiều hy vọng vào em. Năm trước thi trượt đại học, mặc dù không nói ra nhưng ba mẹ em rất buồn, chính vì điều đó mà em quyết tâm cho kỳ thi tới đây. Tuy nhiên, càng lo lắng bao nhiêu thì em lại càng căng thẳng bấy nhiêu" - T.H bộc bạch. Nguyên nhân Lứa tuổi thanh thiếu niên với những đặc điểm tâm sinh lý đang thay đổi và phát triển rất nhanh, do đó các yếu tố tâm lý dẫn tới những sang chấn rất đa dạng. Tuy nhiên, chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn bạn đồng lứa, các khó khăn trong học tập... Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tâm lý ở thanh thiếu niên, đặc biệt hiện nay nó là nguyên nhân quan trọng gây nên những sang chấn tâm lý, có thể là các rối loạn tâm thần ở trẻ, đó là áp lực học hành, thi cử, nhất là các em cuối cấp và chuẩn bị thi đại học. Khi vào cấp 3, đa số các em có những ước mơ và hoài bão phải thi đậu vào các trường đại học mà các em mong ước. Chính điều đó làm các em phấn đấu rất nhiều cho kỳ thi của mình. Điều đó đã tạo nên áp lực tâm lý đối với các em.
  4. Bên cạnh đó, một số phụ huynh vì uy tín gia đình, sự hãnh diện với làng xóm, khu phố đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào các em. Điều này càng tạo cho các em những áp lực rất lớn là phải thi đậu đại học. Hằng năm, sau mỗi kỳ thi đại học, các trung tâm tham vấn tâm lý lại tiếp nhận nhiều em có biểu hiện chán chường, căng thẳng, có ý tưởng và hành vi tự sát. Bên cạnh đó, nhiều em không có phương pháp học tập đúng, học ngày học đêm, đã dẫn đến căng thẳng, stress. Nhiều em rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh và stress kéo dài, khi đã hoàn thành kỳ thi. Giải pháp Các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng cho các em. Chế độ dinh dưỡng đủ chất, giúp bồi bổ trí nhớ, ổn định tâm lý, tránh căng thẳng. Dù có đặt nhiều kỳ vọng vào các em, nhưng cũng đừng bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của mình, vì sẽ tạo thêm áp lực đối với các em. Cần động viên, khuyến khích các em, không nên đặt ra chỉ tiêu không phù hợp với khả năng của các em.
  5. Song song với việc học, các em cần tham gia các hoạt động thể thao mà mình ưa thích sẽ giúp thoải mái về tinh thần và ôn luyện tốt hơn. Không học quá khuya. Nên học một cách thoải mái nhất. Nên có cách chế ngự stress phù hợp, ví dụ có thể tập một bài tập luyện thở, tập vài động tác yoga, chuẩn bị một số bài tập thể thao ngay tại phòng, để khi học căng thẳng, các em có thể thực hiện ngay các động tác đơn giản đó để chế ngự stress...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2