HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 172-179<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0074<br />
<br />
MỤC ĐÍCH THAM GIA THẾ GIỚI TRỰC TUYẾN<br />
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ<br />
<br />
Nguyễn Thanh Hùng<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
Tóm tắt. Tương tác với thế giới trực tuyến là một hình thức giao tiếp phố biến của giới trẻ trong thời<br />
đại công nghệ hiện nay. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mục đích tương tác với thế giới trực tuyến của<br />
sinh viên. Mẫu nghiên cứu là 706 sinh viên đến từ 4 trường đại học của Đại học Huế, đó là Trường<br />
Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế.<br />
Một bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát 4 nhóm mục đích tương tác với thế giới trực tuyến của<br />
sinh viên, đó là tương tác nhằm (1) thu thập thông tin, (2) giải trí, (3) giao tiếp và (4) mua bán hàng.<br />
Kết quả khảo sát từ bảng hỏi cho thấy sinh viên tham gia thế giới trực tuyến với 4 mục đích nêu trên,<br />
trong đó mục đích thu thập thông tin, giao tiếp và giải trí trực tuyến được sinh viên quan tâm nhiều<br />
hơn. Các yếu tố giới tính, khối học có tác động đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến. Sinh<br />
viên nam có mục đích tương tác nhằm “chơi game, tải game trực tuyến” cao hơn sinh viên nữ. Trái<br />
lại, sinh viên nữ có xu hướng “xem phim, tải phim trực tuyến” và “xem hàng trực tuyến” cao hơn<br />
nam. Sinh viên năm thứ ba có mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở các mục đích cao hơn<br />
sinh viên năm thứ nhất. Kết quả nghiên cứu này góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo<br />
trong việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở giới trẻ.<br />
Từ khóa: Tương tác trực tuyến, mục đích, thu thập thông tin, giao tiếp, giải trí.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão, với những tiện ích<br />
của mình, thế giới trực tuyến đang trở thành món ăn tinh thần của giới trẻ. Theo thống kê của We<br />
Are Social và Hootsuite (2017), hiện nay có khoảng một nửa dân số thế giới sử dụng Internet; số<br />
lượng này sẽ ngày càng gia tăng, với tốc độ là 8% một năm; ở Việt Nam, tỉ lệ người sử dụng<br />
Internet là 53%. Trong số những người sử dụng Internet, giới trẻ chiếm một tỉ lệ lớn. Trên thế giới,<br />
độ tuổi sử dụng Facebook (một loại mạng xã hội trên Internet) nhiều nhất là từ 18 đến 24 [1].<br />
Có thể nói Internet là thành tựu khoa học vĩ đại của con người. Nó đã trở thành một phần<br />
không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại, mở ra cơ hội học tập, thu nhận kiến thức cho<br />
mọi người, xích con người gần lại với nhau hơn, đem lại cho con người những cơ hội trong kinh<br />
doanh, công việc và những cách thức giải trí để giảm thiểu các căng thẳng trong cuộc sống. Tuy<br />
nhiên, nó cũng có những mặt trái, tác động tiêu cực đến con người, đặc biệt khi con người dành<br />
quá nhiều thời gian để tương tác với thế giới trực tuyến có thể gây ra chứng nghiện Internet. Mức<br />
độ tác động của Internet đến con người chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó mục đích tham<br />
gia thế giới trực tuyến đóng một vai trò đáng kể. Để nhằm ngăn ngừa những nguy cơ xấu đến với<br />
thế hệ trẻ, cần thiết tiến hành những nghiên cứu về mục đích tham gia thế giới trực tuyến của các em.<br />
Ngày nhận bài: 19/1/2018. Ngày sửa bài: 11/4/2018. Ngày nhận đăng: 20/4/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thanh Hùng. Địa chỉ e-mail: tuanhung27@yahoo.com<br />
<br />
172<br />
<br />
Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế<br />
<br />
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về thực trạng tham gia thế giới trực tuyến của các<br />
đối tượng, trong đó có mục đích tham gia. Nghiên cứu của Khare, Thapa và Sahoo (2007) cho<br />
thấy các học giả sử dụng Internet để nghiên cứu, giải trí cũng như tìm kiếm công việc [2]. Nghiên<br />
cứu của Singh, Devi, và Raychaudhury (2009) trên 548 người sử dụng các nguồn tài nguyên điện<br />
tử ở trường Đại học Manipur (Ấn Độ) chỉ ra rằng mục đích sử dụng các nguồn tài nguyên này khá<br />
phong phú và đa dạng, trong đó phổ biến như: tải các thông tin mong muốn, sử dụng chức năng<br />
gửi email, cập nhật các kiến thức từ các trang web... [3]. Một nghiên cứu khác trên 474 sinh viên<br />
ở một trường cao đẳng Ấn Độ của Kumar và Kaur (2005) đã cho thấy sinh viên sử dụng Internet<br />
với mục đích mục đích giáo dục là nhiều nhất, tiếp đến là nghiên cứu, giao tiếp; mục đích giải trí<br />
là thấp nhất [4]. Nghiên cứu của Fasae và Aladeniyi (2012) trên đối tượng sinh viên ở Nigiêria<br />
cũng đưa ra kết luận tương tự [5].<br />
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây với sự tác động mạnh mẽ của Internet đến cuộc sống<br />
con người, đã có một số nghiên cứu về thực trạng sử dụng Internet nói chung và thực trạng sử<br />
dụng mạng xã hội nói riêng. Có thể kể đến nghiên cứu của Trịnh Hoà Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan<br />
Quốc Thắng (2015) trên 500 thanh niên độ tuổi từ 16 đến 35 về thực trạng sử dụng mạng xã hội,<br />
trong đó có mục đích sử dụng mạng xã hội trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh<br />
viên sử dụng mạng xã hội với mục đích là cập nhật thông tin về đời sống của bạn bè [6]. Nghiên<br />
cứu của Nguyễn Thị Hồng Trang (2015) về đặc điểm giao tiếp với bạn bè trên Facebook của học<br />
sinh trung học phổ thông cũng chỉ ra rằng lí do (mục đích) học sinh giao tiếp với bạn bè trên<br />
Facebook chủ yếu là “Có thể trò chuyện với những người bạn ở xa hay những người bạn mới quen,<br />
bạn khác trường”, “Có thể giao tiếp với bạn bè dễ dàng và nhiều hơn là trò chuyện ở lớp” [6].<br />
Nhìn chung, so với thế giới, những nghiên cứu về mục đích tham gia thế giới trực tuyến chưa nhiều.<br />
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu “mục đích tham gia thế giới<br />
trực tuyến của sinh viên Đại học Huế”. Nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Mục đích tham<br />
gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế là gì? (2) Có sự khác biệt về giới tính và khối<br />
học về mục đích tham gia thế giới trực tuyến không?<br />
Để tìm hiểu các vấn đề trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi làm<br />
phương pháp chủ đạo. Nội dung bảng hỏi nhằm tìm hiểu 4 nhóm mục đích: 1) thu thập thông tin,<br />
(2) giải trí, (3) giao tiếp và (4) mua bán hàng, được cụ thể hoá thông qua 15 mục đích nhỏ. Các<br />
mục đích được đánh giá bằng thang 5 điểm: 1. Không bao giờ, 2. Hiếm khi, 3. Thỉnh thoảng, 4.<br />
Thường xuyên, 5. Rất thường xuyên. Hệ số Cronbach's Alpha của bảng hỏi này là 0,776. Kết quả<br />
này cho thấy đây là bảng hỏi có độ tin cậy khá cao.<br />
Khách thể nghiên cứu là 706 sinh viên đến từ 4 trường đại học của Đại học Huế, đó là<br />
Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại<br />
học Kinh tế. Kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế dưới lát cắt<br />
tổng quát<br />
Số liệu khảo sát ở Bảng 1 cho thấy nhìn chung sinh viên Đại học Huế tham gia thế giới trực<br />
tuyến nhằm cả 4 mục đích: thu thập thông tin, giải trí, giao tiếp và mua bán hàng. Trong đó, mục<br />
đích được sinh viên nhiều nhất là tham gia thế giới trực tuyến để “thu thập thông tin”. Để thu thập<br />
các thông tin cho công việc học tập của mình, nhiều sinh viên tham gia thế giới trực tuyến với<br />
mục đích là “tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu, cuộc sống”. Hiện nay, với các công<br />
cụ tra cứu tiện ích như Google, Yahoo, Bing, Baidu, Wolfram Alpha…, sinh viên có thể tìm kiếm<br />
được nguồn thông tin phong phú từ các trang web. Ví dụ như công cụ tìm kiếm Google, hiện nay<br />
nó nắm giữ 65% thị phần tìm kiếm Mỹ (theo [8]), nó có nhiều tính năng đặc biệt giúp chúng ta tìm<br />
chính xác những gì muốn tìm kiếm như: Google Books (cho phép tìm kiếm và xem trực tuyến<br />
173<br />
<br />
Nguyễn Thanh Hùng<br />
<br />
hàng trăm ngàn quyển sách mà không cần thiết phải tải về), Google Patent Search (cho phép bạn<br />
tìm kiếm được đơn xin cấp bằng sáng chế của các nhà khoa học trong cả hiện tại lẫn tương lai),<br />
Google Scholar (cho phép bạn tìm các thông tin về sách, các bài báo, báo cáo liên quan tới chủ đề<br />
mà bạn đưa ra), chuyển đổi các đơn vị, dịch thuật, tìm kiếm định dạng file, các hoạt động tại một<br />
địa điểm (Những công cụ và chức năng ẩn của Google)… Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra cho sinh<br />
viên khi tìm kiếm thông tin tin trên Internet đó là các nguồn thông tin rất đa dạng, khó kiểm chứng<br />
về tính chính xác. Theo đánh giá của phần lớn nhóm mẫu khảo sát này (68,3% sinh viên) thì<br />
những thông tin thu thập được trên mạng chỉ “tương đối tin tưởng”; thậm chí, 12,2% sinh viên<br />
đánh giá là “hoàn toàn không tin tưởng” và “không tin tưởng”. Chính vì vậy, sinh viên cần phải<br />
biết lựa chọn những thông tin tin cậy ở những trang web có uy tín.<br />
Bảng 1. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế<br />
TT<br />
<br />
Mục đích<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
ĐLC<br />
<br />
1<br />
<br />
Thu thập thông tin<br />
<br />
3,45<br />
<br />
0,596<br />
<br />
1.1<br />
<br />
Tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu, cuộc sống<br />
<br />
3,76<br />
<br />
0,835<br />
<br />
1.2<br />
<br />
Cập nhật tin tức thời sự, xã hội<br />
<br />
3,58<br />
<br />
0,865<br />
<br />
1.3<br />
<br />
Cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè<br />
<br />
3,66<br />
<br />
0,894<br />
<br />
1.4<br />
<br />
Tìm kiếm việc làm<br />
<br />
2,79<br />
<br />
1,010<br />
<br />
2<br />
<br />
Giải trí trực tuyến<br />
<br />
3,18<br />
<br />
0,721<br />
<br />
2.1<br />
<br />
Nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến<br />
<br />
3,90<br />
<br />
0,848<br />
<br />
2.2<br />
<br />
Xem phim, tải phim trực tuyến<br />
<br />
3,53<br />
<br />
0,966<br />
<br />
2.3<br />
<br />
Chơi game, tải game trực tuyến<br />
<br />
2,58<br />
<br />
1,210<br />
<br />
2.4<br />
<br />
Đăng/tải trên các ứng dụng trực tuyến, chia sẻ đa phương tiện<br />
2,72<br />
(YouTube, Flickr, clip.vn…)<br />
<br />
1,215<br />
<br />
3<br />
<br />
Giao tiếp trực tuyến<br />
<br />
3,38<br />
<br />
0,664<br />
<br />
3.1<br />
<br />
Gửi/nhận thư điện tử (E-mail)<br />
<br />
3,36<br />
<br />
0,980<br />
<br />
3.2<br />
<br />
Tham gia diễn đàn online, hỏi đáp (Yahoo Q&A...).<br />
<br />
2,62<br />
<br />
1,093<br />
<br />
3.3<br />
<br />
Tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook, Zalo…) xem<br />
bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin…<br />
<br />
4,14<br />
<br />
0,856<br />
<br />
4<br />
<br />
Mua bán hàng trực tuyến<br />
<br />
2,23<br />
<br />
0,742<br />
<br />
4.1<br />
<br />
Xem hàng trực tuyến<br />
<br />
3,04<br />
<br />
1,037<br />
<br />
4.2<br />
<br />
Mua hàng trực tuyến<br />
<br />
2,56<br />
<br />
1,046<br />
<br />
4.3<br />
<br />
Bán hàng trực tuyến<br />
<br />
1,87<br />
<br />
1,076<br />
<br />
4.4<br />
<br />
Đấu giá trực tuyến<br />
<br />
1,45<br />
<br />
0,887<br />
<br />
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1≤ĐTB≤5<br />
Tham gia thế giới trực tuyến còn nhằm giúp sinh viên “cập nhật thông tin về cuộc sống của<br />
gia đình, bạn bè”. Các trang mạng xã hội là sợi dây kết nối bạn bè, gia đình lại với nhau. Một<br />
trong những tính năng chính của các trang mạng xã hội là các thành viên có thể đăng tải những<br />
thông tin cá nhân của bản thân, các hoạt động diễn ra hàng ngày, những cảm nhận, suy nghĩ của<br />
bản thân, và có thể kèm theo các hình ảnh, icon, video sống động. Do đó, nếu tham gia trực tuyến<br />
thường xuyên, sinh viên có thể biết được các thông tin cuộc sống của những người thân trong gia<br />
đình hay bạn bè, dù cách xa về mặt địa lí.<br />
174<br />
<br />
Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế<br />
<br />
Bên cạnh đó, không ít sinh viên tham gia thế giới trực tuyến để “cập nhật tin tức thời sự, xã<br />
hội”. Trên Internet, sinh viên có thể cập nhật các tin tức thời sự từ các báo điện tử, các trang tin<br />
tức của các mạng xã hội hoặc thậm chí là xem online chương trình thời sự của các đài phát thanh,<br />
truyền hình. Nếu so với các báo in thì việc cập nhật tin tức ở các báo điện tử hay các trang web<br />
khác diễn ra nhanh hơn, do đó, nó thu hút lượng độc giả đông hơn.<br />
Một số sinh viên tham gia thế giới trực tuyến để “tìm kiếm việc làm”. Ngoài thời gian học tập,<br />
không ít sinh viên còn có nhu cầu làm thêm, làm bán thời gian để có thêm kinh nghiệm làm việc<br />
hoặc tăng thêm thu nhập. Trên Internet, sinh viên có thể tìm kiếm các nguồn thông tin về việc làm<br />
ở các trang web của các cơ sở tuyển dụng hoặc ở trang rao vặt hay ở các trang mạng xã hội, thư<br />
điện tử…<br />
Bên cạnh việc thu thập thông tin, sinh viên tham gia thế giới trực tuyến còn để giao tiếp với<br />
bạn bè và người thân. Trong đó, mục đích “tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook,<br />
Zalo…) xem bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin…” là phổ biến nhất, với 83,1% sinh viên<br />
“thường xuyên” và “rất thường xuyên” thực hiện mục đích này.<br />
Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các<br />
thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt<br />
không gian và thời gian. Hiện nay, thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, trong đó<br />
những trang mạng phổ biến như: Facebook, WhatApp, QQ, Facebook Messenger, Qzone, Wechat,<br />
Tumblr, Instagram, Twitter, Baidu Tieba… (theo [9]). Mạng xã hội đang trở thành trào lưu lớn ở<br />
giới trẻ hiện nay, nó trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống của con người.<br />
Trong các mạng xã hội, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, và Việt Nam nằm trong top 10<br />
quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất với 46 triệu người [1]. Nghiên cứu của Trịnh<br />
Hoà Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng (2015) trên 500 thanh niên từ 16 đến 35 tuổi ở Hà Nội<br />
và Nam Định cũng cho thấy có 98,2% đã và đang sử dụng mạng Facebook [6]. Dịch vụ mạng xã<br />
hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Các<br />
dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví<br />
dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen<br />
name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực<br />
quan tâm: kinh doanh, mua bán... Với những tiện ích như vậy, ta có thể hiểu vì sao “tương tác qua<br />
mạng xã hội” là mục đích chính của sinh viên khi tham gia thế giới trực tuyến.<br />
Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy có 43,7% sinh viên “thường xuyên” và “rất thường xuyên”<br />
tham gia thế giới trực tuyến để “Gửi/nhận thư điện tử (E-mail)”. Với những đặc tính như thời gian<br />
gửi nhanh, có thể đính kèm thêm các tệp tin dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh hay video…, thư<br />
điện tử đã dần thay thế cho thư tay. Ngoài ra, với một số sinh viên tương tác với thế giới trực<br />
tuyến nhằm “tham gia diễn đàn online, hỏi đáp (Yahoo Q&A...)”…<br />
Tham gia thế giới trực tuyến nhằm để giải trí thu hút khá nhiều sinh viên, với những mục<br />
đích khá phổ biến như “nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến”, “xem phim, tải phim trực<br />
tuyến”, “đăng/tải trên các ứng dụng trực tuyến, chia sẻ đa phương tiện (YouTube, Flickr,<br />
clip.vn…)”, “chơi game, tải game trực tuyến”... Trong đó, “nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực<br />
tuyến” được xem là mục đích giải trí chính của sinh viên, với 67,45% “thường xuyên” và “rất<br />
thường xuyên” thực hiện điều này. Âm nhạc là nhu cầu tinh thần không thể thiếu, gắn chặt với đời<br />
sống hàng ngày của con người. Nếu như trước đây, công nghệ chưa phát triển mạnh, Internet chưa<br />
phổ biến thì việc thoả mãn nhu cầu nghe nhạc, xem nhạc của con người chủ yếu bằng cách là xem<br />
trên các chương trình tivi hay mua các băng đĩa về nghe, xem. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát<br />
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc “nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến” đã trở<br />
nên phổ biến rộng rãi. Cách thức này có những tính năng tiện ích như: xem lại nhiều lần dễ dàng,<br />
không tốn tiền (trừ một số trang web đặc biệt), truy cập nhanh, biết được các xu hướng âm nhạc<br />
nhanh nhất thông qua số lượt like, chia sẻ; đặc biệt hầu hết các trang web đều cho phép khán giả<br />
175<br />
<br />
Nguyễn Thanh Hùng<br />
<br />
có thể tương tác với nhau bằng cách thể hiện các cảm xúc hoặc có những bình luận, gửi hình ảnh,<br />
video, đường truyền…<br />
Mặc dù, số lượng sinh viên “thường xuyên” và “rất thường xuyên” “chơi game, tải game trực<br />
tuyến” là 23,3%, thấp hơn so với các mục đích khác. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng đặc trưng<br />
của game trực tuyến là tạo ra những thế giới ảo, điều này dễ khiến khiến người sử dụng trở nên<br />
nghiện [10].<br />
Nhóm mục đích ít được sinh viên quan tâm nhất là “mua bán hàng trực tuyến”. Khi tham gia<br />
thế giới trực tuyến, sinh viên chủ yếu “xem hàng trực tuyến”; một số “mua hàng trực tuyến”; rất ít<br />
sinh viên “đấu giá trực tuyến”, “bán hàng trực tuyến”. Thực tế hiện nay, hành vi mua sắm trực<br />
tuyến đang trở thành một xu hướng thịnh hành của người dân [11]. Tuy nhiên, với đối tượng sinh<br />
viên, nguồn tài chính chi tiêu hàng ngày chủ yếu là do gia đình cung cấp, thêm nữa hoạt động<br />
chính của sinh viên là học tập, chính vì vậy, những hoạt động liên quan đến mua bán hàng trực<br />
tuyến không phải là mục đích chính của sinh viên khi tham gia thế giới trực tuyến. Mặt khác, theo<br />
đánh giá của sinh viên, những thông tin về kinh doanh trực tuyến không được tin tưởng nhiều<br />
(49,4% sinh viên được khảo sát cho rằng kinh doanh trực tuyến “hoàn toàn không tin tưởng” và<br />
“không tin tưởng”). Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến sinh viên ít thực hiện hành vi “mua<br />
bán hàng trực tuyến”.<br />
<br />
2.2. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế dưới lát cắt<br />
giới tính và khối học<br />
Nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu sự khác biệt về mục đích tham gia thế giới trực tuyến theo<br />
giới tính và khối học. Kết quả ở Bảng 2 cho thấy nhìn chung tổng thể nam sinh viên có mục đích<br />
tương tác nhằm giải trí cao hơn sinh viên nữ, cụ thể nam nổi trội hơn nữ ở mục đích “chơi game,<br />
tải game trực tuyến”. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy rằng nam có xu hướng chơi<br />
game nhiều hơn nữ giới (Becerra và các cộng sự, 2008; Hainey và các cộng sự, 2011; dẫn theo<br />
Veltri và các cộng sự (2014) [12]). Tuy nhiên, cũng ở mục đích giải trí, nữ lại có xu hướng “xem<br />
phim, tải phim trực tuyến” hơn nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nữ sống thiên về cảm xúc<br />
hơn nam, họ hay bộc lộ cảm xúc của mình (Ashmore, 1990; Brody và Hall, 1993; Hall, 1984; dẫn<br />
theo Kring và Gordon, 1998 [13]). Đây có thể là một yếu tố dẫn đến việc nữ “xem phim, tải phim<br />
trực tuyến” hơn nam, bởi lẽ trong các bộ phim, họ có thể “sống” và trải nghiệm với các cảm xúc<br />
của các nhân vật.<br />
Ở nhóm mục đích “mua bán trực tuyến”, nhìn tổng thể không có sự khác biệt về giới tính, tuy<br />
nhiên, nếu xét cụ thể ở từng mục đích nhỏ, dữ liệu ở Bảng 2 cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm<br />
sinh viên nam và nữ ở mục đích “xem hàng trực tuyến”, nữ sinh viên có xu hướng quan tâm nhiều<br />
hơn nam sinh viên. Kết quả nghiên cứu này khá thống nhất với nghiên cứu của Seock và Bailey<br />
(2008) [14] và Anjana và Naidu (2016) [15]. Những nghiên cứu này chỉ rằng nữ thích mua sắm<br />
trực tuyến nhiều hơn nam.<br />
Bảng 2. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế theo giới tính<br />
TT<br />
<br />
Mục đích<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
ĐLC<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
ĐLC<br />
<br />
t(704)<br />
<br />
1<br />
<br />
Thu thập thông tin<br />
<br />
3,41<br />
<br />
0,619<br />
<br />
3,46<br />
<br />
0,589<br />
<br />
0,870<br />
<br />
1.1<br />
<br />
Tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập,<br />
3,65<br />
nghiên cứu, cuộc sống<br />
<br />
0,913<br />
<br />
3,79<br />
<br />
0,805<br />
<br />
1,801<br />
<br />
1.2<br />
<br />
Cập nhật tin tức thời sự, xã hội<br />
<br />
3,64<br />
<br />
0,933<br />
<br />
3,57<br />
<br />
0,841<br />
<br />
1,010<br />
<br />
1.3<br />
<br />
Cập nhật thông tin về cuộc sống của gia<br />
3,60<br />
đình, bạn bè<br />
<br />
0,939<br />
<br />
3,68<br />
<br />
0,878<br />
<br />
1,039<br />
<br />
176<br />
<br />