Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỨC ĐỘ ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP DO TIẾNG ỒN Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY<br />
TẠI TP HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Đăng Quốc Chấn*, Bùi Đại Lịch**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Điếc nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp rất thường gặp đứng thứ hai sau bệnh bụi phổi trong môi trường<br />
lao động tại Việt nam và đang có xu hướng gia tăng. Do vậy cần có sự quan tâm đầy đủ , đúng mức và có các biện pháp<br />
phòng chống hiệu quả hơn.<br />
Mục tiêu: Đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn và điếc nghề nghiệp và việc chấp hành các nội quy về vệ sinh an toàn lao<br />
động trong 2 năm 2006 - 2007<br />
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, tiêu chí chọn mẫu: các đơn vị được kiểm tra về vệ sinh lao động, có đo đạc môi<br />
trường, có khám bệnh điếc nghề nghiệp với Trung Tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao Động & Môi Trường. Thời gian thực hiện: từ<br />
tháng 01/2006 đến 12/2007.<br />
Kết quả: quản lý điếc nghề nghiệp thấp 27,6% - 31%, quản lý sức khoẻ tại cơ sở 27% - 36%, có hội đồng bảo hộ lao<br />
động 63% - 73%, cán bộ bảo hộ lao động 63% - 72%. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên 59% - 70%, mẫu vượt khá cao 17%<br />
- 20%, chẩn đoán điếc nghề nghiệp 10% và ra Hội đồng Giám đinh Y khoa 5%.<br />
Kết luận: Nhiều nhà máy, xí nghiệp chưa thấy hết tầm quan trọng trong công tác chăm lo sức khoẻ người lao động,<br />
không lập mạng lưới y tế cơ sở, Hội đồng bảo hộ ít được quan tâm, kết quả là tỷ lệ điếc nghề nghiệp vẫn không giảm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OCCUPATIONAL NOISE-INDUCED HEARING LOSS IN HOCHIMINH CITY.<br />
Nguyen Dang Quoc Chan, Bui Dai Lich * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 2 - 2008: 120 – 122<br />
Background: Noise-Induced Hearing Loss (NIHL) are common occupational diseases, they are still increasing<br />
gradually because of many reasons.<br />
Objectives: To assess noise-expose level, noise-induced hearing loss incidence.<br />
Methods: Retrospective study of the company and workers which have been examinated in Center of Environmental<br />
Health Safe in HCM City.<br />
Results: Health Safe Offices are not enough 63% -73%, labor enviroment having noise over 85 dBA 17% -20%, noise<br />
–induced hearing loss 0,5% - 1,5%.<br />
Conclusions: The finding NIHL is not decreasing gradually. It is necessary to tell about labor safe and working<br />
environment.<br />
<br />
120<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Điếc nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp rất<br />
thường gặp đứng thứ hai sau bệnh bụi phổi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bảng 1. Tình hình quản lý an toàn vệ sinh lao<br />
động<br />
Nội dung kiểm tra<br />
<br />
trong môi trường lao động tại Việt nam, tuy<br />
nhiên trên địa bàn TP. HCM nó chiếm vị trí hàng<br />
<br />
Có tổ chức y tế<br />
<br />
Năm 2006<br />
Năm 2007<br />
(n=137)<br />
(n=144)<br />
Số đơn Tỷ lệ Số đơn Tỷ lệ<br />
vị<br />
vị<br />
102 74,4%<br />
82<br />
56,9%<br />
<br />
đầu trong 25 bệnh nghề nghiệp được đưa ra Hội<br />
* Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường TP.HCM.<br />
** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
đồng Giám định Y khoa hàng năm. Do nhiều<br />
yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, dù<br />
các cấp liên quan trong việc chăm sóc sức khoẻ<br />
người lao động có nhiều cố gắng, nỗ lực ở các<br />
chừng mực khác nhau nhưng tỷ lệ mắc bệnh<br />
điếc nghề nghiệp do tiếng ồn vẫn không thuyên<br />
giảm , do vậy cần có đánh giá mức độ điếc nghề<br />
nghiệp do tiếng ồn và các yếu tố liên quan để<br />
giúp cho các nhà chuyên môn, nhà quản lý, và<br />
người lao động có sự quan tâm đầy đủ, đúng<br />
mức và có các biện pháp kịp thời để phòng<br />
chống hiệu quả hơn trong chương trình bảo tồn<br />
sức nghe nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống<br />
cho người lao động.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
- Các đơn vị được kiểm tra về Vệ sinh lao<br />
động.<br />
- Các đơn vị có đo đạc môi trường, có<br />
khám bệnh điếc nghề nghiệp với Trung Tâm<br />
<br />
Có hồ sơ vệ sinh lao<br />
động<br />
Có đo môi trường lao<br />
động<br />
Có khám điếc nghề<br />
nghiệp<br />
Báo cáo hoạt động y<br />
tế cơ sở<br />
<br />
86<br />
<br />
62,8%<br />
<br />
90<br />
<br />
62,5%<br />
<br />
123<br />
<br />
89,8%<br />
<br />
111<br />
<br />
77,0%<br />
<br />
32<br />
<br />
31,1%<br />
<br />
27<br />
<br />
27,6%<br />
<br />
37<br />
<br />
27%<br />
<br />
30<br />
<br />
36,6%<br />
<br />
Bảng 2. Tình hình trang bị bảo hộ lao động<br />
Nội dung kiểm tra<br />
<br />
Năm 2006<br />
Năm 2007<br />
(n=137)<br />
(n=144)<br />
Số đơn Tỷ lệ Số đơn Tỷ lệ<br />
vị<br />
vị<br />
Có hội đồng bảo hộ lao 101 73,7%<br />
91<br />
63,2%<br />
động<br />
Có cán bộ BHLĐ<br />
98<br />
72,2%<br />
91<br />
63,2%<br />
Mạng lưới an toàn vệ<br />
96<br />
70,0%<br />
85<br />
59,0%<br />
sinh viên<br />
<br />
Bảng 3. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn<br />
Đo Tiếng ồn<br />
Mẫu đo<br />
Mẫu vượt >85dBA<br />
Tỷ lệ mẫu vượt<br />
<br />
Năm 2006<br />
10400<br />
2051<br />
20,08%<br />
<br />
Năm 2007<br />
9769<br />
1675<br />
17,15%<br />
<br />
Bảng 4. Mức độ điếc nghề nghiệp<br />
Khám điếc nghề nghiệp<br />
Tổng số khám<br />
Giảm thính lực<br />
Chẩn đoán xác định<br />
Giám định<br />
<br />
Năm 2006<br />
12884<br />
807 (6%)<br />
71 (0,5%)<br />
42 (0,3%)<br />
<br />
Năm 2007<br />
10056<br />
1158 (11%)<br />
171 (1,5%)<br />
86 (0,8%)<br />
<br />
Bảo vệ Sức khỏe Lao Động & Môi Trường<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
<br />
Thời gian thực hiện<br />
<br />
Qua việc kiểm tra tình hình quản lý an<br />
toàn vệ sinh lao động tại các cơ quan xí<br />
nghiệp, cho thấy chưa có sự quan tâm đúng<br />
mức và đầy đủ của người sử dụng lao động<br />
nên việc thiết lập tổ chức y tế cơ sở, xây dựng<br />
hồ sơ vệ sinh lao động còn khá thấp. Việc quản<br />
lý bệnh điếc nghề nghiệp nơi người lao động<br />
làm việc ở môi trường có tiếng ồn vượt mức<br />
cho phép còn thấp 27,6% - 31%, có những đơn<br />
vị chỉ khám sức khoẻ định kỳ nhưng không<br />
chú trọng việc khám phát hiện bệnh điếc nghề<br />
<br />
Từ tháng 01/2006 đến 12/2007.<br />
Xử lý số liệu thống kê, tổng hợp.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Kiểm tra năm 2006: 137 đơn vị và năm<br />
2007: 144 đơn vị<br />
Kết quả được trình bày ở các bảng dưới<br />
đây.<br />
<br />
121<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008<br />
nghiệp. Vì không thực hiện đúng và đủ công<br />
tác an toàn vệ sinh lao động nên các đơn vị y<br />
tế cơ quan nhà máy, xí nghiệp báo cáo hoạt<br />
động quản lý sức khoẻ tại cơ sở về cơ quan<br />
quản lý còn rất thấp khoảng 27% - 36%.<br />
Về thực hiện chế độ bảo hộ lao động ở các<br />
nhà máy, xí nghiệp còn khá lỏng lẻo, tỷ lệ có<br />
Hội đồng bảo hộ lao động là 63% - 73%. Lực<br />
lượng cán bộ bảo hộ lao động chuyên trách và<br />
bán chuyên trách không nhiều với tỷ lệ 63% 72%. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên có tỷ lệ<br />
59% - 70%.<br />
Trong công việc đo đạc môi trường lao động<br />
đã cho thấy số lượng mẫu vượt khá cao, chiếm<br />
tỷ lệ 17% - 20%, như vậy cứ đo 5 điểm có người<br />
lao động thì có 1 điểm vượt mức cho phép.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
- Việc thành lập Hội đồng bảo hộ cũng ít<br />
được quan tâm do đó người lao động không<br />
có được phương tiện bảo hộ lao động như nút<br />
tai, mũ chụp tai nhằm để ngăn ngừa tác hại<br />
của tiếng ồn vào cơ thể, làm giảm đi hiệu quả<br />
của chương trình bảo tồn sức nghe.<br />
- Có một số lượng đáng kể các nhà máy, xí<br />
nghiệp có tiếng ồn cao một số nơi không quan<br />
tâm đến việc cải thiện mội trường lao động<br />
như: thay đổi công nghệ máy móc gây ồn cao,<br />
hạn chế sự phát sinh tiếng ồn.<br />
- Từ sự không quan tâm của người sử<br />
dụng lao động cho đến sự chủ quan và thiếu<br />
hiểu biết của người lao động, kết quả tất yếu là<br />
tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp có dấu hiệu<br />
ngày càng tăng.<br />
<br />
Khám phát hiện điếc nghề nghiệp do tiếng<br />
ồn là công việc dài hơi, nhiều công đoạn từ khi<br />
khám tầm soát, sau đó nếu có nghi ngờ sẽ<br />
được đo thính lực hoàn chỉnh kết hợp với yếu<br />
tố tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng cùng với<br />
kiểm tra môi trường lao động, từ đó có chẩn<br />
đoán xác định. Kế tiếp làm các thủ tục đưa ra<br />
Hội đồng Giám định Y khoa để người lao<br />
động hưởng các quyền lợi theo chế độ. Với tỷ<br />
lệ rất thấp khi so sánh số lượng người lao<br />
động được phát hiện giảm thính lực với số<br />
lượng được chẩn đoán xác định điếc nghề<br />
nghiệp khoảng 10%. Và tỷ lệ người lao động<br />
được đưa ra Hội đồng Giám định Y khoa còn<br />
rất thấp hơn nữa, khoảng 5%.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
8.<br />
<br />
Với những kết quả đã được ghi nhận và<br />
phân tích như trên, chúng tôi nhận thấy rằng:<br />
- Còn khá nhiều người sử dụng lao động ở<br />
các nhà máy, xí nghiệp chưa thấy hết được<br />
tầm quan trọng trong công tác chăm lo sức<br />
khoẻ người lao động, không thiết lập mạng<br />
lưới y tế cơ sở để kịp thời phát hiện ra những<br />
nguy cơ tiềm ẩn gây nên điếc nghề nghiệp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Attias J. (2001).”Detection and Clinical Diagnosis of NoiseInduced Hearing Loss by Otoacoustic Emissions”, Noise<br />
and Health, British Library, 19-31.<br />
Bộ Y Tế, Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường, Hai<br />
mươi mốt Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, tr124-142.<br />
Bộ Y Tế, Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường.<br />
Chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp, tr2-40.<br />
Đặng Xuân Hùng (2000).”Khảo sát điếc nghề nghiệp ở công<br />
nhân một số nhà máy dệt tại TP.HCM nghiên cứu sản xuất<br />
nút tai chống ồn bảo vệ sức nghe cho công nhân“, Luận án<br />
Tiến sỹ Y học, tr34-36, tr110-113, tr126-129.<br />
Lê Trung (1995).”Phòng chống điếc và nghễnh ngãng”.<br />
Nội San Tai Mũi Họng số chuyên đề Tổng Hội Y- Dược<br />
Học Việt Nam,Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, nhà Xuất bản<br />
Y Học Hà Nội, tr68.<br />
Meyerhoff W.L. (1980). ’’When a protectors suddenly goes<br />
deaf’’ Med Times, 108, 25-33.<br />
Ngô Ngọc Liễn (2001).Thính học ứng dụng.Nhà xuất bản<br />
y học.<br />
Nguyễn Văn Đức(1991). Bài giảng giải phẫu tai xương<br />
chũm, chương trình chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng<br />
Trường Đại Học Y Dược Y Tp Hồ Chí Minh, nhà xuất bản<br />
Y Học Tp Hồ Chí Minh, tr 74-76.<br />
Phạm Khánh Hòa (1995).”Phòng chống điếc và nghễnh<br />
ngãng”Nội San Tai Mũi Họng số chuyên đề, Tổng Hội YDược Việt Nam, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, Hà Nội,<br />
tháng 5, 1995, tr-48.<br />
<br />
Sataloff R. T. (1980). ’’The 4000Hz audiometric<br />
dip’’,Ear Nose Throat J, 59, 24-32<br />
<br />
122<br />
<br />