Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
GIÁ TRỊ CỦA BỘ CÂU HỎI TỰ ĐIỀN TRONG TẦM SOÁT <br />
GIẢM THÍNH LỰC Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG <br />
Nguyễn Văn Chinh*, Hồ Hoàng Vân*, Phan Phúc Nguyên* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Kỹ thuật và chi phí tầm soát giảm thính lực bằng máy đo thính lực gặp nhiều khó khăn đặc biệt <br />
đối với y tế doanh nghiệp. Do vậy việc tạo ra một công cụ tầm soát điếc nghề nghiệp phù hợp với người lao động <br />
là cần thiết. <br />
Mục tiêu: Xác định tính tin cậy, tính giá trị của bộ câu hỏi tự điền. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng bộ câu hỏi tầm soát giảm thính lực, sau đó đánh giá tính tin cậy nội <br />
bộ (alpha cronbach), tin cậy lặp lại, phân tích nhân tố và đánh giá giá trị tiên đoán dựa theo chuẩn vàng xác định <br />
giảm thính lực bằng máy đo thính lực. <br />
Kết quả: Bộ câu hỏi đánh giá giảm thính lực gồm 12 câu hỏi, hệ số alpha cronbach của bộ câu hỏi là 0,89, <br />
đánh giá thính lực lần 1 và lần 2 bằng bộ câu hỏi khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Có hai nhân tố đế đánh giá <br />
khả năng nghe trong bộ câu hỏi là “đánh giá khả năng nghe từ các phương tiện giải trí và khả năng giao tiếp khi <br />
hết ca làm việc” (bao gồm các câu hỏi 7, 8, 9, 10, 11) và “đánh giá và cảm nhận khả năng nghe của bản thân <br />
trong các hoạt động giao tiếp” (bao gồm các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12)với độ nhạy của bộ câu hỏi là 80,2 (70,2‐<br />
88,0) và độ đặc hiệu là 56,2(51,2‐62,0). <br />
Kết luận: Bộ câu hỏi có tính tin cậy và giá trị sử dụng trong tầm soát giảm thính lực trên người lao động. <br />
Từ khóa: Bộ câu hỏi, giá trị, độ nhạy, độ đặc hiệu, tin cậy, alpha cronbach. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE VALIDITY OF SELF‐ADMINISTERED QUESTIONAIRE FOR SCREENING <br />
HEARING IMPAIRMENT IN WORKERS <br />
Nguyen Van Chinh, Ho Hoang Van, Phan Phuc Nguyen <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 518 – 524 <br />
Background: Occupational health workers offen faced difficulties in conducting hearing impairment <br />
screening at their workplace due to lacking of equipments. Thus, a valid tool for screeing hearing impairment at <br />
workplaces is needed. <br />
Objectives: Examine reliability and validity of hearing impairement self‐admistered questionnaire sentences <br />
tool for screening hearing loss in worker. <br />
Methods: A self‐administered questionnaire for screening occupational hearing impairement was developed, <br />
then, evaluated internal consistency, repeating reliability, factor anylasis and predictive value based on the<br />
goldstandardinidentifyinghearing loss by audiometer. <br />
Result: The self‐administered questionnaire includes 12 sentences with Cronbach alpha indicator is 0.89. <br />
Repeating measurement showed no significant difference between two measurements. The questionnaire contains <br />
two main components namely “measuring ability of hearing fromtherecreational facilitiesandthe ability to<br />
communicateat the end ofthe work shift (questions from 7 to11)” and “Self-evaluate hearing ability when<br />
comunicating with others (questions from 1 to 6, and 12)”. Compared with audiological results, self‐administered <br />
questionnaire had sensitivity of 80.2% (95%CI: 70.2‐88.0), and specificity of 56.2% (95% CI: 51.2‐62.0). <br />
* Trung tâm sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình Dương <br />
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Văn Chinh ĐT: 0988341427 <br />
<br />
518<br />
<br />
Email: vanchinhcc@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Conclusion: Self‐administered questionnaire has an acceptablereliabilityandvalidity forscreeninghearing<br />
impairementinworkers. <br />
Key words: Questionaire, validity, sensitivity, specificity, reliability, Cronbach’salpha. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bệnh điếc nghề nghiệp là bệnh khá phổ biến <br />
trong số những bệnh nghề nghiệp được công <br />
nhận tại Việt Nam. Tuy vậy công việc tầm soát <br />
giảm thính lực gặp không ít khó khăn không chỉ <br />
về nhân lực mà còn thiếu thốn trang thiết bị đặc <br />
biệt là với y tế doanh nghiệp. Hiện tại chỉ có <br />
trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động từ cấp tỉnh <br />
trở lên mới có khả năng thực hiện công việc tầm <br />
soát cũng như xác định điếc nghề nghiệp. Trong <br />
khi đó Y tế doanh nghiệp chưa thực hiện được <br />
điều này bởi thiếu trang thiết bị, nhân lực cũng <br />
như chi phí khá cao khi khám phát hiện giảm <br />
thính lực bằng máy đo thính lực. Các nghiên cứu <br />
trên thế giới chỉ ra rằng phương pháp phỏng vấn <br />
được sử dụng như một công cụ phát hiện giảm <br />
thính lực(1,6,8,11‐14). Tuy nhiên các nghiên cứu <br />
thường chỉ sử dụng một câu hỏi tự đánh giá về <br />
khả năng nghe nhưng chưa quan tâm câu hỏi <br />
đánh giá về khả năng nghe trong các giao tiếp xã <br />
hội, câu hỏi về những khả năng nghe trong các <br />
hoạt động thường ngày, những câu hỏi về khả <br />
năng nghe khi giao tiếp trong công việc, những <br />
câu hỏi đánh giá tự nhận thức khả năng nghe <br />
của bản thân cũng như từ người thân của tượng <br />
được điều tra. Do vậy việc tạo ra một công cụ <br />
tầm soát điếc nghề nghiệp phù hợp với người <br />
lao động tại Việt Nam là hết sức cần thiết. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Xác định tính tin cậy (nội bộ, tin cậy lặp lại), <br />
tính giá trị (nhân tố, độ nhạy, độ đặc hiệu) của <br />
bộ câu hỏi tự điền trên cơ sở so sánh kết quả đo <br />
thính lực bằng máy đo thính lực trên những <br />
công nhân kiểm tra thính lực tại Trung tâm bảo <br />
vệ sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình <br />
Dương. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả được sử <br />
dụng thông qua việc chọn toàn bộ công nhân <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
kiểm tra thính lực tại Trung tâm Sức khỏe lao <br />
động môi trường tỉnh Bình Dương với tiêu chí <br />
loại ra là từ chối trả lời câu hỏi hoặc không có <br />
khả năng trả lời câu hỏi. Tất cả đối tượng tham <br />
gia nghiên cứu được hướng dẫn tự trả lời những <br />
câu hỏi soạn sẵn về tuổi, giới, trình độ học vấn, <br />
thời gian làm việc, thói quen sử dụng bảo hộ lao <br />
động, nhận định mức ồn tại nơi làm việc, thói <br />
quen sử dụng tai nghe, các triệu chứng về tai và <br />
12 câu hỏi đánh giá khả năng nghe (30 đối tượng <br />
được yêu cầu trả lời lần thứ 2 sau lần trả lời thứ <br />
nhất 15 phút), sau đó được kiểm tra thính lực <br />
bằng máy đo thính lực ở các tần số 1 và 4 kHz. <br />
Người đo thính lực bằng máy được làm mù về <br />
kết quả trả lời của đối tượng nghiên cứu. Tất cả <br />
các đối tượng tham gia nghiên cứu được thông <br />
báo kết quả cũng như tham vấn điều trị. <br />
Bộ câu hỏi phỏng vấn để đánh giá thính lực <br />
được xây dựng trên cơ sở lý thuyết cũng như các <br />
nghiên cứu trước đây trên thế giới(4,6,8‐15), sau đó <br />
đánh giá tính hằng định trên chỉ số Alpha <br />
cronbach cũng như phân tích nhân tố. Có 12 câu <br />
hỏi được xét đến: <br />
Câu 1: Mọi người có thường than phiền về khả năng nghe<br />
của anh chị không?<br />
Câu 2: Anh chị có thường xuyên yêu cầu “người khác nhắc<br />
lại những câu nói của họ” khi nói chuyện ngay cả khi môi<br />
trường xung quanh yên tĩnh không?<br />
Câu 3: Anh chị có cảm thấy “dường như mọi người nói quá<br />
nhỏ” khi nói chuyện với anh chị không?<br />
Câu 4: Anh chị có thấy khó nghe ở những nơi công cộng<br />
như rạp chiếu phim, nhà sách… không?<br />
Câu 5: Anh chị có cảm thấy khó nghe khi “phải nói chuyện<br />
với nhiều người cùng một lúc” không?<br />
Câu 6: Anh chị có thường xuyên phải “lắng tai để nghe<br />
“những gì mọi người nói không?<br />
Câu 7: Anh chị có cảm thấy âm lượng chuông điện thoại<br />
của anh chị rất nhỏ mặt dù đã bật hết âm lượng không?<br />
Câu 8: Anh chị có thường xuyên khó nghe khi nghe điện<br />
thoại (hoặc xem tivi, nghe nhạc) không?<br />
Câu 9: Anh chị có thường xuyên bị than phiền là có thói<br />
quen mở ti vi, radio quá lớn không?<br />
Câu 10: Khi hết ca làm việc, anh chị có thường xuyên yêu<br />
cầu mọi người nói lớn hơn không?<br />
<br />
519<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Câu 11: Anh chị có thường xuyên nghe thấy tiếng lạ trong<br />
tai (tiếng như gió rít, tiếng chuông reo, tiếng ù ù…) sau mỗi<br />
ca làm việc không?<br />
Câu 12: Anh chị có cảm thấy mình bị giảm khả năng nghe<br />
so với trước kia không?<br />
<br />
Một người được đánh giá giảm thính lực khi <br />
có bất kỳ “một câu trả lời là có” trong tất cả <br />
những câu hỏi được hỏi, thính lực bình thường <br />
khi tất cả các câu hỏi đều trả lời là không. Chuẩn <br />
vàng được xây dựng trên cơ sở kết quả đo thính <br />
lực bằng máy. Một người được xem là giảm <br />
thính lực khi khả năng nghe đường khí của hai <br />
tai ở tần số 1 kHZ hoặc 4 kHZ là trên 25 dB. Kết <br />
quả được mã hóa và nhập liệu bằng phần mềm <br />
Epidata, xử lý bằng Stata 10.0, khoảng tin cậy <br />
95% được sử dụng. <br />
Nghiên cứu thử bộ câu hỏi với thang đo 3 <br />
lựa chọn (thường xuyên, thỉnh thoảng, không) <br />
trên 120 đối tượng cho thấy bộ câu hỏi không có <br />
giá trị bởi ROC của từng câu hỏi và của cả bộ <br />
câu hỏi đều nhỏ hơn 0,5. Do đó, quyết định sử <br />
dụng thang đo 2 lựa chọn (có và không) để <br />
nghiên cứu. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu <br />
Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu từ 26 tuổi <br />
chiếm gần 2/3, nam (60%) cao hơn nữ, học vấn <br />
từ cấp 3 trở xuống chiếm đa số (86%), đa số làm <br />
<br />
việc trong lĩnh vực cơ khí, dệt may và giày da <br />
(98%) và nơi làm việc ồn (80%) (theo nhận định <br />
của đối tượng tham gia nghiên cứu) với thời <br />
gian làm việc trên 1 năm chiếm 74% nhưng vẫn <br />
còn 30% không bao giờ sử dụng bảo hộ lao động <br />
và 14% thỉnh thoảng sử dụng. Chỉ 4% thường <br />
xuyên sử dụng tai nghe, 23% thỉnh thoảng sử <br />
dụng. Đáng chú ý là 15% có cảm giác ù tai, 4% <br />
đau tai và 1% chảy mủ tai. <br />
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu <br />
(n=432) <br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
Nhỏ hơn 26 tuổi<br />
148<br />
35<br />
Nam giới<br />
257<br />
60<br />
Học vấn trên cấp 3<br />
60<br />
14<br />
Cơ khí<br />
24<br />
6<br />
Dệt may<br />
176<br />
41<br />
Ngành nghề làm<br />
việc<br />
Giày da<br />
223<br />
51<br />
Khác<br />
9<br />
2<br />
Nơi làm việc ồn<br />
343<br />
80<br />
Thời gian làm việc trên 1 năm<br />
305<br />
74<br />
Thường xuyên<br />
241<br />
56<br />
Sử dụng bảo hộ<br />
Thỉnh thoảng<br />
61<br />
14<br />
lao động<br />
Không<br />
129<br />
30<br />
Thường<br />
xuyên<br />
15<br />
4<br />
Thói quen nghe<br />
Thỉnh thoảng<br />
98<br />
23<br />
nhạc bằng<br />
headphone<br />
Không<br />
316<br />
73<br />
Đau tai<br />
16<br />
4<br />
Chảy<br />
mủ<br />
tai<br />
4<br />
1<br />
Triệu chứng về<br />
tai<br />
Ù tai<br />
62<br />
15<br />
Bình thường<br />
343<br />
80<br />
<br />
Tỷ lệ giảm thính lực kết quả đo thính lực bằng máy (chuẩn vàng) <br />
Series1, Tai <br />
Series1, Tai Series1, Tai <br />
trái ở tần số 1 <br />
trái ở tần số 4 phải ở tần số <br />
Series1, Tai <br />
Hz, 10<br />
Hz, 10<br />
4 Hz, 9<br />
phải ở tần số <br />
1 Hz, 6<br />
<br />
Series1, <br />
Chung, 20<br />
<br />
Hình 1: Tỷ lệ giảm thính lực theo kết quả kiểm tra bằng máy (n=432) <br />
Tỷ lệ bị giảm thính lực chung là 20%, trong <br />
đó thì tỷ lệ giảm thính lực tai trái ở tần số 1 Hz <br />
và 4 Hz là 10%, tỷ lệ giảm thính lực tai phải ở tần <br />
số 1 Hz 6% và tần số 4 Hz là 9%. <br />
<br />
520<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Tính tin cậy của bộ câu hỏi với thang đo 2 <br />
lựa chọn (có và không) <br />
Tất cả các câu hỏi đánh giá khả năng nghe <br />
đều có hệ số Apha Cronbach khoảng 0,88, giá trị <br />
hệ số Apha Cronbach của bộ câu hỏi là 0,88 <br />
Bảng 2: Tính tin cậy nội bộ <br />
Câu hỏi<br />
Câu 1<br />
Câu 2<br />
Câu 3<br />
Câu 4<br />
Câu 5<br />
Câu 6<br />
Câu 7<br />
Câu 8<br />
Câu 9<br />
Câu 10<br />
Câu 11<br />
Câu 12<br />
Chung<br />
<br />
Hệ số tương quan<br />
giữa các câu<br />
0,61<br />
0,63<br />
<br />
Hệ số Alpha<br />
Cronbach<br />
0,88<br />
0,88<br />
<br />
0,69<br />
0,71<br />
0,72<br />
0,69<br />
0,60<br />
0,67<br />
0,63<br />
0,66<br />
0,66<br />
0,68<br />
<br />
0,87<br />
0,87<br />
0,87<br />
0,87<br />
0,88<br />
0,87<br />
0,88<br />
0,88<br />
0,88<br />
0,87<br />
0,88<br />
<br />
Bảng 3: Tính hằng định của bộ câu hỏi (n=33) <br />
Câu hỏi<br />
Câu 1<br />
Câu 2<br />
Câu 3<br />
Câu 4<br />
Câu 5<br />
Câu 6<br />
Câu 7<br />
Câu 8<br />
Câu 9<br />
Câu 10<br />
Câu 11<br />
Câu 12<br />
<br />
Giá trị so sánh lần 1 và lần 2<br />
Dương tính Âm tính<br />
Zero<br />
1<br />
2<br />
30<br />
2<br />
0<br />
31<br />
2<br />
1<br />
30<br />
2<br />
0<br />
31<br />
0<br />
2<br />
31<br />
1<br />
2<br />
30<br />
2<br />
0<br />
31<br />
1<br />
1<br />
31<br />
0<br />
0<br />
33<br />
1<br />
0<br />
32<br />
0<br />
1<br />
32<br />
0<br />
2<br />
31<br />
<br />
*Kiểm định Wilcoxson Rank signed Test <br />
<br />
p*<br />
0,56<br />
0,16<br />
0,56<br />
0,16<br />
0,16<br />
0,56<br />
0,16<br />
1,0<br />
1,0<br />
0,32<br />
0,32<br />
0,16<br />
<br />
<br />
<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Nhân tố Nhân<br />
1<br />
tố 2<br />
0,81<br />
Câu 1 Mọi người có thường than phiền về<br />
khả năng nghe của anh chị không?<br />
0,73<br />
Câu 2 Anh chị có thường xuyên yêu cầu<br />
“người khác nhắc lại những câu nói của<br />
họ” khi nói chuyện ngay cả khi môi trường<br />
xung quanh yên tĩnh không?<br />
0,73<br />
Câu 3 Anh chị có cảm thấy “dường như<br />
mọi người nói quá nhỏ” khi nói chuyện với<br />
anh chị không?<br />
0,55<br />
Câu 4 Anh chị có thấy khó nghe ở những<br />
nơi công cộng như rạp chiếu phim, nhà<br />
sách… không?<br />
0,45<br />
Câu 5 Anh chị có cảm thấy khó nghe khi 0,55<br />
phải nói chuyện với nhiều người cùng một<br />
lúc không?<br />
0,53<br />
Câu 6 Anh chị có thường xuyên phải “lắng<br />
tai để nghe “những gì mọi người nói<br />
không?<br />
0,56<br />
Câu 7 Anh chị có cảm thấy âm lượng<br />
chuông điện thoại của anh chị rất nhỏ mặt<br />
dù đã bật hết âm lượng không<br />
Câu 8 Anh chị có thường xuyên khó nghe 0,70<br />
khi nghe điện thoại (hoặc xem tivi, nghe<br />
nhạc) không?<br />
0,74<br />
Câu 9 Anh chị có thường xuyên bị than<br />
phiền là có thói quen mở ti vi, radio quá<br />
lớn không?<br />
0,68<br />
Câu 10 Khi hết ca làm việc, anh chị có<br />
thường xuyên yêu cầu mọi người nói lớn<br />
hơn không?<br />
0,63<br />
Câu 11 Anh chị có thường xuyên nghe<br />
thấy tiếng lạ trong tai (tiếng như gió rít,<br />
tiếng chuông reo, tiếng ù ù…) sau mỗi ca<br />
làm việc không?<br />
0,53<br />
Câu 12 Anh chị có cảm thấy mình bị giảm<br />
khả năng nghe so với trước kia không?<br />
Giá trị Eigenvalues<br />
5,23<br />
1,01<br />
Phần trăm giải thích sự biến thiên của dữ<br />
liệu<br />
<br />
52,11<br />
<br />
Bộ câu hỏi đủ tiêu chí phân tích nhân tố (hệ <br />
số KHO >0,5), đồng thời các biến có tương quan <br />
với nhau trong tổng thể (p 0,05). <br />
<br />
Có hai nhân tố để đánh giá sức nghe: nhân tố <br />
1 bao gồm các câu hỏi 7, 8, 9, 10, 11 và nhân tố 2 <br />
gồm bao gồm các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12. <br />
<br />
Giá trị nhân tố của bộ câu hỏi kiểm tra <br />
thính lực với thang đo 2 mức độ lựa chọn <br />
<br />
Bảng 5: Giá trị của bộ câu hỏi kiểm tra thính lực với <br />
thang đo 2 mức độ lựa chọn (n=432) <br />
<br />
Bảng 4: Tính giá trị nhân tố <br />
Hệ số KMO là 0,92<br />
Kiểm định Bartlett: p