intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mức độ nhận biết quán ngữ tiếng Trung của sinh viên khoa Trung Quốc học Hutech trình độ sơ - trung cấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Mức độ nhận biết quán ngữ tiếng Trung của sinh viên khoa Trung Quốc học Hutech trình độ sơ - trung cấp trình bày khái quát về quán ngữ; Mức độ nhận biết về quán ngữ tiếng Trung và khó khăn trong học tập của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mức độ nhận biết quán ngữ tiếng Trung của sinh viên khoa Trung Quốc học Hutech trình độ sơ - trung cấp

  1. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT QUÁN NGỮ TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN KHOA TRUNG QUỐC HỌC HUTECH TRÌNH ĐỘ SƠ - TRUNG CẤP Hong Chôi Vừng, Vòng Tú Phượng, Lang Diệu Phước Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Huỳnh Bích Ngọc TÓM TẮT Quán ngữ là một phần quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Trung Hoa, học và sử dụng quán ngữ có thể giúp người học hiểu rõ hơn về cách diễn đạt hàng ngày của người bản địa, đồng thời biết cách áp dụng quán ngữ vào trong giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Trung một cách trôi chảy và tự nhiên hơn. Đối với người Trung Hoa, việc sử dụng quán ngữ là rất phổ biến và thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhóm nghiên cứu phát hiện việc áp dụng quán ngữ trong quá trình giao tiếp có hiệu quả rất cao, giúp nội dung giao tiếp phong phú và hấp dẫn hơn. Vì tầm quan trọng của quán ngữ tiếng Trung, đặc biệt là khả năng giúp sinh viên trình độ sơ - trung cấp của Khoa Trung Quốc học - trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có thể nắm bắt được quán ngữ tiếng Trung và ứng dụng nó vào thực tế, giúp nội dung giao tiếp có thể phong phú hơn, thì việc nâng cao học tập và khả năng hiểu biết về quán ngữ tiếng Trung của sinh viên là rất quan trọng. Từ khóa: giao tiếp thường ngày, khẩu ngữ, nhận biết, quán ngữ, tiếng Trung 1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁN NGỮ Quán ngữ là một phần từ vựng tiếng Trung được sử dụng trong văn nói, có tính mô tả cao. Trong cuộc sống hàng ngày, người Trung Quốc có thói quen dùng chúng để mô tả sự vật sự việc và con người. Quán ngữ có nguồn gốc từ các điển tích điển cố, tác phẩm văn học cổ đại, thuật ngữ phật giáo, phương ngữ, từ ngoại lai. Dựa vào các âm tiết thì quán ngữ được chia làm năm loại: 3 âm tiết, 4 âm tiết, 5 âm tiết, 6 âm tiết và 7 âm tiết; dựa vào sắc thái tình cảm thì được phân làm ba loại: nghĩa tốt, nghĩa xấu và trung tính; dựa vào ý nghĩa biểu đạt thì được chia thành sáu loại: miêu tả, ẩn dụ, so sánh, nghĩa bóng, phóng đại và nhân hóa; phân loại theo nguồn gốc thì được phân thành tám loại: ẩm thực, y dược, động vật, nhân thể, nông nghiệp, ca kịch, quân sự và đời sống xã hội. Đặc điểm của quán ngữ nói chung bao gồm đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về ngữ nghĩa, đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp và đặc điểm về ngữ dụng. Trong đó ngữ nghĩa, đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và đặc điểm ngữ dụng của quán ngữ là những đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt với các từ loại khác. Từ những định nghĩa, nguồn gốc và đặc điểm của quán ngữ tiếng Trung được liệt kê, phân tích và tổng hợp ở trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành so sánh quán ngữ tiếng Trung với thành ngữ, tục ngữ và yết hậu ngữ. Chúng ta có thể thấy ngữ nghĩa của các quán ngữ rất phong phú và đa dạng, ứng với từng môi 3641
  2. trường sẽ có cách sử dụng khác nhau. Không chỉ vậy, nó còn cho thấy ý nghĩa mở rộng của quán ngữ tiếng Trung từ bốn khía cạnh từ phát âm, cấu trúc, ngữ dụng và ngữ nghĩa, đồng thời giúp sinh viên hiểu sâu hơn về cách sử dụng quán ngữ và đặc điểm của ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. I. 2. QUÁN NGỮ TIẾNG TRUNG TRONG GIÁO TRÌNH《成功之路》 Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc tìm tài liệu tham khảo cho bài nghiên cứu không còn là vấn đề nan giải và quá khó khăn nữa. Chúng tôi có thể tham khảo trên nhiều nguồn khác nhau như Internet, sách, báo, vv… Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều và quyết định chọn quyển “Từ điển quán ngữ tiếng Trung” của tác giả Ôn Đoan Chánh117 (tái bản lần thứ năm 2004, NXB Từ điển Thượng Hải) làm kim chỉ nam để đối chiếu, so sánh và tìm ra các quán ngữ tiếng Trung trong giáo trình 《成功之 路》đang được tham khảo sử dụng ở khoa Trung Quốc học, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chúng tôi đã thu thập được 24 quán ngữ tiếng Trung trong giáo trình 《成功之路》. Sau khi đã tổng hợp được các quán ngữ tiếng Trung trong giáo trình thì nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành phân loại các quán ngữ này. Theo tác giả Triệu Hạo118 thì quán ngữ tiếng Trung được phân thành năm loại, gồm có: âm tiết, sắc thái tình cảm, kết cấu ngữ pháp, cách biểu đạt ngữ nghĩa và nguồn gốc. Số lượng Quán ngữ trong 《成功之路》 跨越篇 听和说 跨越篇2 跨越篇1 提高篇 听和说 提高篇2 提高篇1 进步篇 (读和写 2) 进步篇 (读和写1) 进步篇 (听和说2) 进步篇 (听和说1) 进步篇3 进步篇2 进步篇1 顺利篇2 顺利篇1 起步篇2 起步篇1 入门篇 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 117 Ôn Đoan Chánh (2004), Từ điển quán ngữ tiếng Trung, tái bản lần thứ năm, NXB Từ điển Thượng Hải. 118 Triệu Hạo (2018), Nghiên cứu về quán ngữ tiếng Trung trong giáo trình 《汉语惯用语教程》và phương pháp giảng dạy quán ngữ, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Trùng Khánh. 3642
  3. Biểu đồ 1. Số lượng quán ngữ tiếng Trung trong giáo trình sơ - trung cấp 《成功之路》 Sau khi thống kê số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: trong 18 quyển giáo trình mà chúng tôi nghiên cứu, thì trong đó có 6 quyển không có sự xuất hiện của quán ngữ tiếng Trung ( 入门、起步篇1、 起步篇2、顺利篇1、顺利篇2、进步篇读和写1), trong 5 quyển 进步篇2、进步篇3、提高篇1、提 高篇听和说、跨越1 thì mỗi quyển chỉ xuất hiện 1 quán ngữ tiếng Trung; trong 进步篇1、进步篇听和说 1、进步篇读和写2、提高篇2 thì mỗi quyển xuất hiện 2 quán ngữ tiếng Trung; trong 2 quyển 跨越篇2 và 跨越篇听和说 thì mỗi quyển xuất hiện 4 quán ngữ tiếng Trung. Từ dữ liệu trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng quán ngữ tiếng Trung thường xuất hiện trong các cuốn giáo trình “Nghe và Nói” và hầu như quán ngữ tiếng Trung không xuất hiện nhiều trong các cuốn sơ cấp, nếu xuất hiện thì tần suất rất thấp, phần lớn xuất hiện nhiều hơn ở trình độ trung cấp. Trong bộ giáo trình này có tất cả 18 quyển, nhưng trong đó chỉ có 12 quyển có sự xuất hiện của quán ngữ tiếng Trung, 6 quyển còn lại là không có. 3. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT VỀ QUÁN NGỮ TIẾNG TRUNG VÀ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Trong phần nghiên cứu của bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích các câu quán ngữ trong giáo trình 《成 功之路》 sơ và trung cấp, tiếp tục phân tích sâu các quán ngữ này, sau đó thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi dành cho học sinh của Khoa Trung Quốc học trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua bản khảo sát cho thấy mặc dù mức độ nắm vững và hiểu quán ngữ tiếng Trung của sinh viên chưa cao nhưng về cơ bản việc học và hiểu quán ngữ tiếng Trung của sinh viên vẫn ở mức cơ bản. Trong đó, tỉ lệ phần trăm trả lời đúng cho câu hỏi về khả năng nhận biết quán ngữ tiếng Trung của sinh viên năm hai là 57.84%, năm 3 là 57.84%, năm 4 là 58.53%. Đối với sinh viên năm nhất, do số lượng tham gia khảo sát quá ít, đồng thời giáo trình mà sinh viên năm nhất hiện đang theo học không có quán ngữ, vì thế chúng tôi đã quyết định loại năm nhất ra khỏi đối tượng khảo sát. Thông qua nhiều lần chỉnh sửa và thiết kế, nhóm nghiên cứu chúng ta đã đưa ra được bảng khảo sát để thu thập thông tin cơ bản và mức độ nhận biết quán ngữ tiếng Trung cho sinh viên các khóa năm hai, năm ba và năm tư khoa Trung Quốc học, trường đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Thông qua việc tiến hành phân tích sâu các câu hỏi trong bảng khảo sát để thấy được mức độ nhận biết và tình hình nắm bắt quán ngữ tiếng Trung của sinh viên từng khóa, sinh viên thường sử dụng tiếng Trung giao tiếp hay không. Việc phân tích này có ý nghĩa rất lớn đối với bài nghiên cứu của chúng tôi. Thông qua việc phân tích này, nhóm nghiên cứu thấy được khó khăn của từng đối tượng trong suốt quá trình học quán ngữ, từ đó đánh giá được sơ lược năng lực nhận biết và sử dụng quán ngữ tiếng Trung của sinh viên, sau đó phát hiện được những gì sinh viên gặp phải và đề ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Từ kết quả của bảng khảo sát mà chúng tôi đã đưa ra ở trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số nhận định như sau: mặc dù kết quả có phần khả quan theo tỉ lệ thuận sinh viên các khóa, tuy nhiên việc chênh 3643
  4. lệch về tỉ lệ trả lời đúng không nhiều, chính vì thế cho dù là sinh viên năm hai, năm ba hay năm tư thì mức độ hiểu và vận dụng quán ngữ tiếng Trung chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà thôi. II. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ kết quả mà chúng tôi thu thập được từ bảng khảo sát, nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy được và hiểu rõ hơn về những vấn đề khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học quán ngữ tiếng Trung. Đa số khó khăn mà sinh viên gặp phải đều do quán ngữ tiếng Trung khó nhớ, sinh viên có ít thời gian luyện tập và ít có cơ hội ứng dụng nó vào trong giao tiếp thực tế. Kết quả mà chúng tôi nhận được cụ thể như sau: luyện tập và ứng dụng quá ít chiếm 53%, khó nhớ chiếm 51%, không biết dùng trong trường hợp nào chiếm 49% và quán ngữ có ý nghĩa phức tạp chiếm 49%. Dựa vào những khó khăn đấy, nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số giải pháp để giúp cho việc học quán ngữ tiếng Trung trở nên tốt hơn. Đối với sinh viên, chúng tôi đưa ra kiến nghị trong quá trình học, sinh viên có thể ghi chép và phân tích quán ngữ gặp phải trong giáo trình, luyện tập nhiều hơn về phần nghe và nói, tìm kiếm các kênh học tiếng Trung về những đề tài gần gũi với cuộc sông để tăng khả năng nhận biết quán ngữ và tích cực học tập là điều kiện tiên quyết giúp cho việc học quán ngữ trở nên dễ dàng hơn. Đối với giảng viên, nhóm nghiên cứu chúng tôi rất mong giảng viên có thể áp dụng một số phương pháp giảng dạy như phương pháp dạy học theo ngữ cảnh, phương pháp dạy qua tranh ảnh và phương pháp chơi trò chơi trong giờ học. Đối với giáo trình, chúng tôi kiến nghị cần bổ sung thêm quán ngữ tiếng Trung vào từng cuốn giáo trình, kèm theo câu chuyện đằng sau một quán ngữ để sinh viên hiểu rõ hơn, bổ sung nhiều hình ảnh sinh động hơn, sắp xếp các quán ngữ từ dễ đến khó để phù hợp với từng trình độ và thêm giải thích kĩ hơn cho các quán ngữ. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 4. 金效先(2011),面向对外汉语教学的汉语惯用语研究,硕士学位论文,对外汉语学院,上海 师范大学 5. 钱理(2005),现代汉语惯用语研究,硕士学位论文,汉语言文字学专业,苏州大学 6. 邱军(2018),《成功之路 》· 入门篇 至 跨越篇(第二册),北京语言大学出版社 7. 王瑞雪(2018),中高级留学生汉语惯用语偏误研究,硕士研究生学位论文,黑龙江大学 8. 温端政(2004),《中国惯用语大全》,第一版,世纪出版集团;上海辞书出版社 出版与发行 9. 徐真贤(2012),中高级韩国学生的汉语惯用语习得情况调查与教学研究,汉语国际教育硕士 3644
  5. 专业,山东师范大学 10. 赵浩(2018),《汉语惯用语教程》中的惯用语及其他教学探析,专业硕士学位论文,汉语国 际教育专业,重庆师范大学 11. 中国社会科学院语言研究所词典编辑室(2005),《现代汉语词典》,第五版,商务印书馆出 版 12. Huỳnh Thục Nhi (2019), Bước đầu tìm hiểu quán dụng ngữ và việc giảng dạy quán dụng ngữ tiếng Trung cho học sinh Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường đại học Sư phạm Hồ Chí Minh 3645
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2