intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mụn trứng cá (Kỳ 1)

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bước vào tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh, nhà trường nên quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc da, thân thể cho các con của mình để phòng ngừa mụn trứng cá hoặc giúp con chữa trị đúng cách. Ở tuổi “teen”, tuổi ô mai hay gặp phải vấn đề phiền toái về mụn. Nếu không hiểu biết và điều trị đúng, kịp thời, hậu quả sẽ làm cho vẻ đẹp làn da của nam, nữ thanh niên mới lớn này bị giảm đi, thậm chí phải mang bệnh mạn tính lâu dài. Mụn trứng cá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mụn trứng cá (Kỳ 1)

  1. Mụn trứng cá (Kỳ 1) Khi bước vào tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh, nhà trường nên quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc da, thân thể cho các con của mình để phòng ngừa mụn trứng cá hoặc giúp con chữa trị đúng cách. Ở tuổi “teen”, tuổi ô mai hay gặp phải vấn đề phiền toái về mụn. Nếu không hiểu biết và điều trị đúng, kịp thời, hậu quả sẽ làm cho vẻ đẹp làn da của nam, nữ thanh niên mới lớn này bị giảm đi, thậm chí phải mang bệnh mạn tính lâu dài. Mụn trứng cá còn ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin của lứa tuổi này. Y giới đã cảnh báo: chớ coi thường mụn trứng cá! Mụn trứng cá là một bệnh về da với nhiều biểu hiện: mụn đầu đen hay đầu trắng (do tắc nghẽn lỗ chân lông), mụn mủ và những nốt cục dưới da.
  2. Mụn trứng cá thường gặp nhất ở những vùng có nhiều tuyến bã như mặt, vùng dưới hàm, nhưng cũng có thể mụn ở cổ, lưng, ngực, vai, cánh tay và mông (một số trường hợp). MỤN TRỨNG CÁ TUỔI DẬY THÌ Mụn trứng cá thường gặp ở tuổi bắt đầu dậy thì (hơn 90%), do tăng tiết tuyến bã kèm theo viêm nhiễm ở hệ thống nang lông tuyến bã. Trên lâm sàng có thể gặp nhiều loại tùy theo mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân phức tạp, tiến triển nhiều khi dai dẳng. Tuy mụn trứng cá không nguy hiểm, nhưng về phương diện thẩm mỹ có ảnh hưởng đến tâm lý, cần được điều trị toàn diện, hợp lý mới mong có kết quả tốt. Mụn trứng cá xuất hiện từ khoảng 14 - 23 tuổi, có những người ở tuổi trưởng thành vẫn còn là do trứng cá ở tuổi dậy thì không chữa trị hết còn lại. Có thể có mụn cám, mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn bọc. Mụn bọc màu đỏ, do các vi khuẩn hiện diện ở da gây ra viêm nhiễm. Mụn trứng cá này còn có thể mọc ở lưng thành những mụn lớn...
  3. NGUYÊN NHÂN Bình thường trên da, bên cạnh mỗi nang lông (kể cả râu tóc) đều có một chùm tuyến, gọi là tuyến bã, tiết ra chất bã nhờn. Chất bã này theo nang lông dàn đều lên mặt da, thành một lớp màng mỏng như dầu, có tác dụng làm cho lớp sừng không thấm nước, luôn dẻo dai, mềm mại, đồng thời có khả năng chống đỡ với nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus… Các vùng tập trung nhiều tuyến bã là da đầu, mặt, trước ngực, giữa hai bả vai, xương cùng, tầng sinh môn. Ở những vùng này có đến 400 - 500 tuyến bã trên mỗi cm. Từ tuổi dậy thì đến 25 - 30 tuổi là thời kỳ tuyến bã hoạt động nhiều nhất. Tuyến này hoạt động phụ thuộc nhiều vào lượng nội tiết tố sinh dục. Khi bước vào tuổi dậy thì, do có sự biến đổi về hormon làm cho tuyến bã tăng tiết. Khi nó hoạt động quá mạnh, chất bã tiết ra quá nhiều ứ đọng lại ở đầu lỗ nang lông, kết hợp với các tế bào sừng đã tróc ra, tạo thành một nút nhỏ ở đầu nang lông, gọi là nhân trứng cá. Khi các lỗ chân lông bị bít lại do nhiều nguyên nhân, các chất nhờn không được thông thoáng dễ bị nhiễm trùng và gây ra những mụn mủ nhỏ. Ngoài ra, những người thần kinh dễ bị dao động, dễ xúc cảm hoặc làm việc nhiều bằng trí óc, bi quan, tự tôn dễ bị nổi mụn trứng cá. Những người này để đầu óc được thư thái thì sẽ hết. Trứng cá thường bộc phát ở tuổi dậy thì hoặc tuổi hồi xuân, do sự thay đổi nội tiết tố. Cũng có khi do da bị nhiễm trùng, do vi khuẩn
  4. xâm nhập vào tuyến bã, vì tuyến bã là loại thức ăn của loại vi khuẩn này, nên gây ra mụn. Tóm lại, nguyên nhân chính gây mụn trứng cá là do sự phối hợp của 3 yếu tố: l Tăng tiết bã từ tuyến bã nhờn. l Hoạt động của vi trùng gián tiếp tác động lên tiến trình viêm. l Hiện tượng tạo chất sừng quanh lòng phễu nang lông. Cụ thể những nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì: - Do tắc nghẽn lỗ chân lông: khi vệ sinh da chưa đủ sạch, bụi bẩn bám vào lỗ chân lông gây bít tắc. Ngoài ra, sự bài tiết quá tải của tuyến bã nhờn làm ứ đọng sự di chuyển của các chất nhờn trong ống tuyến. - Sự rối loạn trong quá trình sừng hóa: việc đào thải tế bào cũ để thay thế tế bào mới làm cho tuyến bã nhờn bị giãn ra do chứa tế bào chết, chất bã nhờn và bụi bặm, tạo nên mụn trên mặt. - Da bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến bã.
  5. - Ở lứa tuổi dậy thì, do sự hoạt động quá mức của các tuyến bã, testosterol kích thích sản sinh ra một lượng lớn chất nhờn dưới da và sự giải phóng này là cơ hội cho mụn trứng cá phát triển. Ngoài ra, mụn còn do một vài nguyên nhân khác về nội tiết gây nên. - Do ảnh hưởng stress: khi thần kinh bị ức chế sẽ kích thích tuyến hormon phát triển, tuyến bã tăng tiết gây ứ đọng ở lỗ chân lông sinh mụn trứng cá. - Ảnh hưởng của tuyến nội tiết: trường hợp do rối loạn nội tiết, da không tự đào thải được chất cặn bã, từ đó phát sinh mụn. Trường hợp này, chúng thường xuất hiện ở vùng má và quanh miệng. - Vai trò của hormon nam: hormon nam làm cho các tuyến nhờn ở lỗ chân lông sưng to và tiết nhiều chất nhờn hơn. Vì thế con trai đến tuổi dậy thì hay bị mụn trứng cá, nhưng hormon nam ở con gái cũng có và được tiết ra do nang thượng thận. Vì vậy, không chỉ nam giới mới bị mụn trứng cá. - Yếu tố di truyền: bị trứng cá nặng hay nhẹ, bị loại nào hoặc thời gian bị mụn trứng cá kéo dài lâu, mau đều có ảnh hưởng di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, vì số người bị mụn trứng cá quá nhiều (theo thống kê có khoảng 85% thanh niên trên thế giới bị mụn trứng cá), cho nên việc điều tra thống kê chính xác người bị mụn trứng cá do di truyền còn gặp khó khăn.
  6. - Môi trường: trời nắng, không khí nóng và ẩm là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sống ở nơi có nhiều chất nhờn ứ đọng. Điều này có thể giải thích sau mỗi chuyến đi nghỉ ở biển về da có vẻ sần sùi hơn. Người ta cho rằng, mụn trứng cá ở nữ giới cũng thường phát sinh trước ngày có kinh 7 ngày; nhiều mỹ phẩm, kể cả keo xịt tóc, hơi nóng, độ ẩm cũng góp phần gia tăng mụn trứng cá. Ngoài ra, có dược phẩm dùng một số chất gây sinh mụn trứng cá như thuốc kháng lao, thuốc có chứa nhiều iod, corticoid, clor, brom, các vitamin B1, B2, B6, B12, D2… Các bệnh như viêm buồng trứng, rối loạn nội tiết như tăng hormon nam đều ảnh hưởng đến mụn trứng cá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2