intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỸ THUẬT PHÚ YÊN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

139
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo đánh giá của họa sĩ Lê Huy Tiếp-ủy viên BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật TW Hội, thì Triển lãm Mỹ thuật khu vực V (Nam miền Trung và Tây Nguyên) lần thứ XIII năm 2008 tổ chức tại Phú Yên so với lần đầu được tổ chức vào năm 2002 đã có sự tiến bộ vượt bậc về quy mô tổ chức và về mặt bằng chất lượng tác phẩm. Song cũng như hầu hết các khu vực khác, là vẫn chưa có những tác phẩm vượt trội lên rõ rệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỸ THUẬT PHÚ YÊN

  1. MỸ THUẬT PHÚ YÊN một góc Triển lãm Phú Yên 2008
  2. Theo đánh giá của họa sĩ Lê Huy Tiếp-ủy viên BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật TW Hội, thì Triển lãm Mỹ thuật khu vực V (Nam miền Trung và Tây Nguyên) lần thứ XIII năm 2008 tổ chức tại Phú Yên so với lần đầu được tổ chức vào năm 2002 đã có sự tiến bộ vượt bậc về quy mô tổ chức và về mặt bằng chất lượng tác phẩm. Song cũng như hầu hết các khu vực khác, là vẫn chưa có những tác phẩm vượt trội lên rõ rệt để Hội đồng Nghệ thuật có thể vui mừng trao giải A. Trong tất cả 9 Triển lãm Mỹ thuật khu vực của cả nước, chỉ có Triển lãm Mỹ thuật khu vực Đồng bằng sông Hồng là có 1 giải A, còn các khu vực khác chỉ có Giải B. Điểm qua một lượt tất cả các tác phẩm được trưng bày tại phòng triển lãm khá hoành tráng và đẹp mắt tại nhà hàng Song Hỷ Khu du lịch sinh thái Thuận Thảo, thành phố Tuy Hòa, người yêu mỹ thuật có thể được chiêm ngưỡng nhiều bức tranh và pho tượng đẹp, nhưng với cái nhìn khắt khe của 7 thành viên Hội đồng Nghệ thuật thì tác phẩm chỉ “đẹp” vẫn chưa đủ, cái quan trọng hơn phải là “mới”-cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể hiện. Bức tượng gỗ có tên Âm vang của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hàm ở Quảng Nam được trao Giải B (không có Giải A) là một ví dụ sinh động. Thoạt nhìn, trong số 15 tác phẩm điêu khắc được trưng bày với nhiều chất liệu khác nhau như đá, đồng, nhôm, inox, gỗ, đất nung... thì Âm vang không gây sự chú ý đặc biệt. Đó chỉ là một bức tượng gỗ
  3. được đẽo gọt từ một thân cây có đường kính khoảng 30cm mô tả hình người cầm chùy gõ vào cái chiêng. Nhìn qua, bức tượng gỗ này trông na ná như những bức tượng nhà mồ ở Tây Nguyên. Nhưng cái “mới” ở tác phẩm chính là chi tiết có nhiều hình người chồng lên nhau, tay cầm chùy gõ vào cái chiêng được giơ lên cao. Ngắm kỹ hơn, người xem bỗng chợt nhận ra rằng, đây không chỉ là bức tượng nhà mồ bình thường mà ta vẫn gặp đâu đó trên vùng đất cao nguyên, mà chính là Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên giữ gìn, bảo tồn, phát huy và đã được Tổ chức Giáo dục-Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Kiệt tác Truyền khẩu và Phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Bức tranh sơn dầu Đô thị trẻ của họa sĩ Trần Quyết Thắng được trao giải tặng thưởng cũng là một ví dụ sinh động về việc Hội đồng nghệ thuật rất coi trọng cái “mới” trong sáng tạo hội họa. Đô thị trẻ là một bức tranh thuộc thể loại tranh phong cảnh. Trong triển lãm có khá nhiều, được vẽ bằng sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ màu... hầu hết có gam màu nóng phù hợp với những mái ngói hình cong màu nâu đỏ và những mảng tường loang lổ, gợi người xem nhớ đến những bức tranh “Phố” của họa sĩ chuyên vẽ tranh phố rất nổi tiếng Bùi Xuân Phái hay những bức tranh về phố cổ Hà Nội, Hội An, bởi vậy mà chúng không “mới” và không được Hội đồng nghệ thuật để mắt đến. Đô thị trẻ của Trần Quyết Thắng với gam màu xanh ngay từ đầu đã tạo cho người xem về một sức sống trẻ đang vươn mầm với những khối nhà cao tầng nhấp
  4. nhô vươn lên. Xen giữa những công trình xây dựng mới ấy là cả một quá khứ hào hùng của vùng đất qua hình tượng núi Đá Bia, ngôi tháp Chăm, đoàn người ngựa của các bậc tiền nhân đi mở cõi và những dòng người giương cao biểu ngữ trong phong trào đấu tranh chính trị thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Phú Yên. Bức tranh phong cảnh của Trần Quyết Thắng không chỉ giới hạn mô tả một thành phố mà còn chứa đựng cả truyền thống lịch sử, văn hóa làm nền tảng cho thành phố trẻ vươn lên hôm nay, nó không giống với những bức tranh phong cảnh khác trong triển lãm vì nó chứa đựng nhiều ý tưởng “mới”. Với 1 Tặng thưởng của họa sĩ Trần Quyết Thắng và 1 Giấy khen được trao cho họa sĩ Nguyễn Huy Bách trong đợt Triển lãm mỹ thuật khu vực lần này, Mỹ thuật Phú Yên đang đứng ở đâu trong quá trình hội nhập với khu vực? So với tỉnh Quảng Nam năm 2007 đăng cai Triển lãm Mỹ thuật khu vực lần thứ XII không được một giải chính thức nào thì Phú Yên năm nay khá hơn. So với năm 2002 khi lần đầu tiên Hội Liên hiệp VHNT tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa-Thông tin đăng cai Triển lãm Mỹ thuật khu vực, Phú Yên chỉ có 1 giấy khen thì năm nay đã vươn lên có thêm 1 Tặng thưởng, số lượng hội viên Hội Mỹ thuật VN từ 1 người nay đã có 4. Nhưng với tổng số 38 hội viên mỹ thuật, năm nay Phú Yên chỉ có 23 hội viên gửi tác phẩm tham gia triển lãm và chỉ có 16 tác phẩm được Hội đồng Nghệ thuật TW chọn treo. Đây là điều mà những người quan tâm đến mỹ thuật Phú Yên phải suy ngẫm. Công bằng mà nói, sự hẫng hụt trên là có một phần nguyên nhân khách
  5. quan. Lẽ ra năm 2008, địa phương được chọn tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực V là Kon Tum, nhưng đến phút chót Kon Tum xin rút vì không đủ điều kiện để tổ chức và Phú Yên được đề nghị. Do không được chuẩn bị từ trước nên các họa sĩ không có nhiều thời gian để sáng tác, còn về phía Hội Liên hiệp VHNT tỉnh do không có kế hoạch từ trước nên không thể tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hội viên Mỹ thuật sáng tác. Cũng chính vì công tác tổ chức gấp gáp như vậy, lại trong bối cảnh cả nước phải thực hành tiết kiệm, kinh phí do UBND tỉnh cấp cho Hội để tổ chức triển lãm hết sức ít ỏi-15 triệu đồng-chỉ đủ để thuê dựng pannô treo tranh nên Hội phải tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động VHNT bằng cách vận động các nhà tài trợ. Họa sĩ các tỉnh bạn hết sức ngạc nhiên khi lần đầu tiên trong nhiều năm qua lôgô của một số doanh nghiệp được in trang trọng trên giấy mời và băngrôn. Và khi đã hiểu ra mọi việc, lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam và các Hội Văn nghệ trong khu vực coi đây là một sáng kiến đáng để học tập. Tuy nhiên, dẫu Hội Liên hiệp VHNT tỉnh có cố gắng đến đâu thì cũng không tránh khỏi “lực bất tòng tâm”- ấy là Hội còn “nợ” tiền nhuận treo đối với các họa sĩ có tác phẩm được triển lãm lần này. Trong buổi liên hoan chia tay rất vui vẻ và chân tình mừng cuộc triển lãm thành công tốt đẹp (cũng là từ nguồn tài trợ), các bạn họa sĩ chẳng ai nhắc đến tiền nhuận treo, nhưng về phía những người chủ nhà vẫn thoáng chút băn khoăn.
  6. Đào Minh Hiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2