Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...
lượt xem 6
download
Đến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại… (Lưu ý, người ta vẫn nhìn nhận, đánh giá nhau qua “cái răng, cái tóc”; từ lâu, giá trị mỹ thuật đã trở thành tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa… v.v…) nhưng đồng thời, ngược lại, chẳng có mấy ai...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...
- Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu... Đến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại… (Lưu ý, người ta vẫn nhìn nhận, đánh giá nhau qua “cái răng, cái tóc”; từ lâu, giá trị mỹ thuật đã trở thành tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa… v.v…) nhưng đồng thời, ngược lại, chẳng có mấy ai thực sự quan tâm, tiếp cận mỹ thuật trong một ý hướng chủ động, tích cực. (Nhiều họa sĩ đã lên tiếng đòi hỏi Hội mỹ thuật, các nhà phê bình phải “định hướng” cho sáng tác; nhiều họa sĩ chỉ chạy theo nhu cầu thị trường, hết bán được tranh thì cũng thôi không vẽ nữa; với số đông công chúng, mỹ thuật là thứ “kính mà không dám đến gần”, thực tế là không hiểu, không biết nên không tiếp cận; về phía Nhà nước, chỉ quan tâm đến khía cạnh chính trị của sinh hoạt mỹ thuật, đến nội dung tư tưởng của tác phẩm v.v…; với các gallery thì chỉ có vấn đề lợi nhuận-bán được tranh thì tiếp tục bằng không đóng cửa; giới phê bình hầu như bặt tiếng v.v…). Số lượng nghệ sĩ của chúng ta khá đông đảo, nhưng dường như chẳng có mấy người có thể đưa được tác phẩm của mình hòa nhập vào đời sống xã hội (Với công chúng Việt Nam, về mỹ thuật, đa số chỉ biết vài cái tên nghệ sĩ và gắn liền với mỗi cái tên là vài câu chuyện, vài giai
- thoại là cùng. Sinh hoạt mỹ thuật, thường, chỉ dừng lại trong các khuôn khổ “salon”), càng hiếm hoi hơn những người có thể sống và cống hiến với trọn vẹn bản chất nghệ thuật của mình — đã luôn luôn có một sự thỏa hiệp nào đó…( Rất hiếm nghệ sĩ sáng tạo “như một cuộc phiêu lưu”. Đa số, hoặc “phục vụ” cho cái này, hoặc “phục vụ” cho cái kia…) Chúng ta, có thể giải thích nguyên nhân thực trạng này, bằng phân tích về sự yếu kém của hoạt động phê bình và thông tin tuyên truyền nghệ thuật (Không kích thích nhu cầu và khai mở ý thức sáng tạo nơi các nghệ sĩ, khộng có khả năng làm cho công chúng yêu thích và hiểu biết mỹ thuật hơn, không thuyết phục được các nhà quản lý công quyền trong việc định hướng v.v…), về sự tự phát, manh mún với tầm nhìn và quan hệ hạn hẹp của các gallery trong nước (Đa số các chủ gallery không hiểu cái đặc thù của công việc kinh doanh nghệ thuật. Đa số, chỉ vì một chút hiểu biết về mỹ thuật, tiếp cận được với họa sĩ, có vốn và quảng giao, ngẫu hứng mà làm hay thấy người khác thành công mà làm chứ hiếm khi có “triết lý”, có chiến lược riêng mà làm…); về sự thụ động hay bất cập của bản thân các nghệ sĩ trong việc truyền thông công việc và nghệ thuật của mình (Đa số các họa sĩ vẫn quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” - ai biết thì đến. Vậy thôi. Đa số ngại và không biết cách tự giới thiệu về mình. Ngay cả việc họ hay làm là tổ chức triển lãm, họ cũng chỉ nghĩ đơn giản là xin giấy phép, thuê mặt bằng, mang tác phẩm ra bày, là hết, còn lại, từ việc đặt tên cho triển lãm, thậm chí cả việc đặt tên tranh, in thiệp mời hay brochure, catalog giới thiệu đều làm hết sức tùy tiện),v.v… Tuy nhiên, qua thực tế quan sát bao nhiêu
- năm, có thể nói, quan trọng hơn hết là trong cơ cấu văn hóa mỹ thuật của chúng ta, đã và đang thiếu một thành phần trung gian làm cầu nối cho tất cả. Đó là thành phần những người làm công việc phát hiện và tiến cử nghệ thuật. Thời bao cấp, dường như, còn có người làm. Dĩ nhiên, đó là kiểu rất riêng của thời quản lý tập trung - thể hiện ở nội dung và cung cách sinh họat Hội (Mỹ thuật), một tổ chức chính trị.[1] Bây giờ, thể chế này, về cơ bản đã hết thời… Bù vào cái khoảng trống đó, kể từ thời “đổi mới”, là sự có mặt của một vài curators người nước ngoài. Những người đã có công giới thiệu một bộ phận mỹ thuật Việt Nam ra thế giới, và đa số trong họ, cũng là những người tạo ra một cách hiểu sai về mỹ thuật Việt Nam, kích thích một cung cách vận động “lệch chiều” trong mỹ thuật Việt Nam.[2] Ở Việt Nam, cho đến nay, curators vẫn là một nghề nghiệp, thậm chí là một khái niệm lạ. Trong khi đó, qua khảo sát các thiết chế văn hóa mỹ thuật ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay, có thể nói, vai trò hoạt động curators có ý nghĩa kết nối và thúc đẩy rất lớn cho sự vận động của một nền nghệ thuật. . (Curator có thể làm việc cho một gallery, một bảo tàng, một trung tâm nghệ thuật, nhưng cũng có thể hoạt động hoàn toàn độc lập. Sự đa dạng về vị trí, về cung cách hoạt động đã tạo nên sự đa dạng và không khí sôi động cho một nền nghệ thuật. Sự đa dạng và tích cực của hoạt động curators mang lại cơ hội cho mọi nghệ sĩ. Chính nhờ
- vào các curators mà các nghệ sĩ tài năng ngày nay không còn phải ở lâu “trong bóng tối” nữa. Thế giới nghệ thuật đương đại, có thể nói, là thế giới của các curators. Chính họ là những người mang lại cho mọi người một hình dung về thế giới nghệ thuật đương đại…) Thực tế, thì ở Việt Nam có vài người, cũng đã làm việc dưới danh nghĩa curators, và, cũng đã làm được nhiều việc có ý nghĩa. Có thể kể ra một số tên tuổi như: Trần Lương, Trần Thị Huỳnh Nga, Quỳnh Phạm, Đỗ Thị Tuyết Mai… Nhưng, cũng có thể khẳng định ngay, thứ nhất, lực lượng như vậy là quá mỏng; thứ hai, qua những việc đã làm và cách thức tiến hành, có thể nói, đa số đều hoạt động một cách tự phát, có tính chất “nhân thể” và có xu hướng cục bộ, hiếm người có một ý thức triệt để theo kiểu chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là thiếu một tầm nhìn… (Theo bà Trần Thị Quỳnh Nga, curators là người “biết cách tổ chức một cuộc triển lãm sao cho hiệu quả”, là người “giỏi xin tài trợ”, còn theo Trần Lương , “curators là người làm nên tác phẩm của mình bằng tác phẩm của các nghệ sĩ khác”…[3] Những cách nghĩ này, thực tế khá hạn hẹp, hoặc khá mơ hồ. “Tổ chức triển lãm” hay “xin tài trợ” chỉ là một vài công việc mang tính kỹ thuật của hoạt động curators, còn là “nghệ sĩ…”thì lại bỏ sót các hoạt động mang tính kỹ thuật về mặt truyền thông là một trong những phần việc chủ yếu của hoạt động curators…); thứ ba, quan trọng hơn hết, là hầu như thiếu vắng hoàn toàn một thiết chế bảo trợ “chính danh hóa” vai trò và tư cách curators, khiến cho hoạt động curators cho đến nay, ít nhiều vẫn mang màu sắc “du kích”, không có mặt bằng và cơ hội phát triển… (Hiếm có gallery
- hay cơ sở mỹ thuật nào thiết lập vị trí hay coi trọng công việc curators. Về phía công chúng cũng như nhà nước, hầu như không có ý niệm gì về công việc này. Do đó, việc tập hợp nghệ sĩ của một vài người tự cho là curators, thực ra, không dựa vào ý tưởng và ý thức nghề nghiệp curators, mà thường, chỉ dựa vào khả năng xin tài trợ, vào tầm quan hệ…) Trong bài viết cuối cùng khép lại loạt bài “Chuyện thị trường nghệ thuật Việt Nam” đăng trên Thể thao và Văn hóa,[4] Phan Cẩm Thượng cho rằng, cần phải nhanh chóng thành lập bảo tàng mỹ thuật đương đại, cần phải công nhận ngay các hình thức nghệ thuật mới v.v… Dĩ nhiên, đây là những việc cần làm. Cần, nhưng cũng sẽ trở thành vô nghĩa, thậm chí chỉ còn là “chuyện ăn nhậu”, nếu thiếu một bộ máy những người làm công việc phát hiện và tiến cử am hiểu nghệ thuật, có trách nhiệm và năng động - những curators chuyên nghiệp. (Ai cũng biết, các Hội đồng nghệ thuật trong nước, từ lâu, đã trở thành những bộ máy quan liêu, cũ kỹ và ọc ạch như thế nào rồi…) Các curators này lấy từ đâu ra? Cần phải có thời gian tuyển lựa rồi đào tạo, rồi tuyển lựa lại? Thực ra, không nhất thiết. Chỉ cần dựng một thiết chế công nhận và quảng bá vai trò, vị trí curators, họ sẽ xuất hiện. Ở khắp nơi trên thế giới đều vậy: Curators có thể xuất thân từ trường lớp, có thể từ vị trí của một nhà phê bình, một giáo sư mỹ thuật, một nhà báo, một nhà quản lý nghệ thuật, cũng có thể đơn giản chỉ là một “quí ông, quí bà” am hiểu và yêu thích nghệ thuật, có tài tổ chức và thành
- thạo trong lãnh vực truyền thông… _________________________ [1]Đọc thêm bài: "Văn hóa mỹ thuật không thể không sốt ruột". [2]Đọc thêm bài: "Thị trường hội họa Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những định kiến của phương Tây về phương Đông". [3]Xem "Đường đến chuyên nghiệp còn xa", trong http://www.laodong.com.vn/ (04/03/2005) [4]Xem "Chuyện thị trường nghệ thuật Việt Nam - Bài cuối: Khủng hoảng và giải pháp" http://www.vietnam-finearts.com/.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Mỹ Thuật lớp 8: Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
7 p | 690 | 57
-
MỸ THUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI: NHỮNG TRỞ NGẠI CHO SỰ CHUYỂN MÌNH
22 p | 153 | 28
-
Một cách nhìn về phê bình mỹ thuật Việt Nam
17 p | 171 | 28
-
Những tác phẩm vô giá của mỹ thuật Việt Nam hiện đạI
6 p | 158 | 26
-
SƯU TẬP TRANH DÂN GIAN CỦA BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM
7 p | 150 | 25
-
Những tác phẩm vô giá của mỹ thuật Việt Nam hiện đại - Bộ sưu tập tư nhân của họa sĩ Thái Lan
8 p | 173 | 16
-
Gốm nghệ thuật Việt Nam
4 p | 140 | 15
-
Về vai trò của các trung tâm văn hoá nước ngoài với nghệ thuật đương đại Việt Nam
8 p | 131 | 15
-
GỐM MỸ THUẬT VIỆT NAM TỪ THỜI LÝ ĐẾN HIỆN ĐẠI (phát hiện Hoàng Thành Thăng Long nhìn lại lịch sử phát triển)
15 p | 158 | 15
-
MỸ THUẬT VIỆT NAM THẬP KỶ 90 THẾ KỶ XX VÀ NHỮNG HỆ LUỴ (HAY CÂU CHUYỆN CỦA CÁC HOẠ SĨ TRẺ)
8 p | 116 | 14
-
Đôi điều về vấn đề quản lý sinh hoạt mỹ thuật
8 p | 95 | 11
-
SƯU TẬP MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN CỦA BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM
10 p | 130 | 10
-
Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ
25 p | 97 | 9
-
Mỹ thuật Việt Nam chưa có tranh lịch sử
11 p | 107 | 9
-
ĐẸP ĐỂ BAY CAO HAY LÀ CÂU CHUYỆN VỀ 20 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ XUÂT BẢN MỸ THUẬT
9 p | 103 | 5
-
VĂN HÓA VẼ MỸ THUẬT VÀ VĂN HÓA PHÊ BÌNH
6 p | 86 | 5
-
BIENNALE MỸ THUẬT TRẺ TP. HỒ CHÍ MINH, LẦN 2, 2011
5 p | 86 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn