Nấc Cục
lượt xem 5
download
Một ngày trời nóng, tại một công viên, chàng trai đang thu hết can đảm thốt lên lời tỏ tình đầu tiên với người con gái. Hơi thở dồn dập, chàng bấu hai bàn tay vào nhau, đứng sát vào bên nàng thêm chút nữa... thêm chút nữa. Thời gian lúc đó hình như ngưng đọng lại. Chàng nghe được tiếng đập thình thịch của trái tim mình, nghe miệng mình lắp bắp: "Anh... yêu...". Người con gái nhắm mắt lại, đầu hơi ngửa ra phía sau cho mái tóc dài đen nhánh xõa bay theo làn gió, chờn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nấc Cục
- Nấc Cụt Một ngày trời nóng, tại một công viên, chàng trai đang thu hết can đảm thốt lên lời tỏ tình đầu tiên với người con gái. Hơi thở dồn dập, chàng bấu hai bàn tay vào nhau, đứng sát vào bên nàng thêm chút nữa... thêm chút nữa. Thời gian lúc đó hình như ngưng đọng lại. Chàng nghe được tiếng đập thình thịch của trái tim mình, nghe miệng mình lắp bắp: "Anh... yêu...". Người con gái nhắm mắt lại, đầu hơi ngửa ra phía sau cho mái tóc dài đen nhánh xõa bay theo làn gió, chờn vờn vuốt ve chiếc eo thon thả. Nàng cũng thở mạnh, lắng nghe từng tiếng thì thầm thốt ra từ đôi môn run rẩy của người yêu. Nàng kiên nhẫn chờ đợi âm điệu cuối cùng của ba chữ muôn đời mầu nhiệm đó thì chợt..."ắc", một tiếng động lạ tai xuất hiện. Nàng giật mình, mở choàng mắt dậy, dáo dác nhìn chung quanh tìm nguyên nhân của tiếng động lạ lùng phát ra đúng vào giây phút thiêng liêng huyền diệu này. Chẳng có gì ngoài tiếng gió, tiếng xào xạc của các cành lá chạm vào nhau. "Có lẽ mình nghe lầm" - người con gái thầm nhủ. Nàng một lần nữa nhắm mắt lại, đợi chờ âm vang cuối cùng của ba chữ "anh yêu em", bài kinh kệ muôn đời của những người tình đang thắm thít yêu nhau. "Ắc" - tiếng động lần này rõ ràng phát ra từ cổ họng của chàng trai và chàng đỏ mặt, lúng túng... Không lạ lùng gì cả, người con trai đang bị chứng nấc cụt. Chứng bệnh này không gây nguy hiểm cho ai, nhưng nó thật tai hại nếu đến không phải lúc. Bạn đang tỏ tình? Bạn đang được phỏng vấn tìm việc làm? Bạn đang đọc một bài diễn văn trước công chúng? Bạn không thể kiềm chế nó được. Tự nó đến không có gì báo trước, và cũng tự nó đi không một tiếng giã từ. Y học ngày nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao cơ thể lại có loại phản ứng kỳ lạ này. Chỉ biết chứng này thường đến do hậu quả của việc ăn quá nhanh, nuốt quá nhanh (mắc nghẹn), hoặc lượng không khí bị nuốt vào dạ dày nhiều quá .
- Các bác sĩ đều nhìn nhận rằng, chứng nấc cụt thường tự đến, rồi tự đi trong vòng vài phút... Nhưng bạn có biết, một người Mỹ tên là Charles Osborne (bang Iowa) đã bắt đầu bị nấc cụt từ năm 1992 và cứ thế tiếp tục đến năm 1997? Làm thế nào chữa khỏi cơn nấc cụt? Theo các nhà chuyên môn, có 2 cách: 1- Tìm cách làm gián đoạn tác dụng của phần não bộ ra lệnh nấc cụt. 2- Tìm cách làm tăng lượng thán khí (carbon monoxide) trong máu (thán khí làm giảm nấc cụt, dưỡng khí làm tăng nấc cụt). Bạn có thể kiểm chứng bằng cách trong lúc bị nấc, hãy hít một hơi không khí vào đầy buồng phổi, lập tức sẽ có một cái nấc cụt tiếp nối sau hơi thở này) Những phương pháp được đề cập dưới đây không nằm ngoài 2 nguyên tắc trên. Một phương pháp có thể rất hiệu quả với người này nhưng vô hiệu với người khác. Bạn cần thử qua một vài cách để biết cơ thể mình hợp với cách nào, và dùng lại cách này cho những lần sau. Hãy nuốt một thìa đường Một trong những phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất là nuốt một thìa cà phê đường cát khô. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cụt chỉ trong một vài giây. Có lẽ đường trong miệng có tác dụng thúc đẩy hệ thần kinh ban lệnh xuống những cơ ở bụng không được nấc cụt nữa". Phương pháp trên được nhiều bác sĩ khác kiểm chứng và công nhận là rất công hiệu. Đối với trẻ em bị nấc cụt, bạn có thể cho uống thìa cà phê đường pha vào 120 ml nước. Uống một ly nước ngược Bác sĩ Richard, Đại học Y khoa Virginia (Mỹ) cho biết: "Tôi tự chữa chứng nấc cụt cho mình bằng cách dùng một ly nước lạnh, khum người tới trước, và uống ly nước ngược. Phương pháp này luôn luôn công hiệu và tôi mạnh dạn đề nghị nó cho tất cả những bệnh nhân có sức khỏe bình thường đến khám bệnh." Việc uống nước ngược ở trên có thể được diễn tả một cách đơn giản và dễ hiểu hơn: Hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện với bạn. Thông thường, khi uống
- nước, bạn uống ở mép ly gần với bạn hơn, và môi trên bạn nằm trong vòng tròn của vành ly. Khi nấc cụt, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới bạn nằm trong vòng tròn của vành ly. Việc này có vẻ quái lạ và hơi khó làm. Nhưng bạn yên tâm, bác sĩ Richard đã thí nghiệm trên rất nhiều người với kết quả bảo đảm 100%. Bơm hết không khí ra khỏi buồng phổi Như trên đã nói, nấc cụt xuất hiện do cơ thể có quá nhiều dưỡng khí. Hãy dồn hết không khí ra khỏi phổi thật chậm và đều (bạn sẽ thấy hơi ngộp thở, nhưng hãy cố giữ lại vài mươi giây). Phương pháp này tuy hơi khó, nhưng có kết quả khả quan trên rất nhiều người. Mẹo vặt: - Dùng hai ngón tay trỏ của nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục (mẹo vặt này có kết quả trên 95% tổng số bệnh nhân). Ngoài những phương pháp hữu hiệu nói bên trên, các mẹo vặt dưới đây thường có kết quả khoảng trên 50%. Bạn có thể thử từng mẹo vặt một để tìm phương pháp dễ dàng, thích hợp cho mình: - Há miệng ra và nhìn sâu vào, bạn sẽ thấy có một cục tròn treo ngay giữa thành trên của cổ họng, đó là cục phát âm. Dùng một thìa cà phê nâng cục này lên vài lần, có thể hết nấc cục. - Dùng bông gòn quấn vào đầu đũa, gõ nhẹ vào vòm trên của miệng (vòm khẩu cái), chỗ phần cứng và mềm gặp nhau. - Ngồi chồm hổm, tựa mạnh ngực trên hai đầu gối. - Ngậm và hút một cục nước đá cho đến khi hết nấc cụt. - Nhai và nuốt một miếng bánh mỳ khô.
- Nhận Biết Loét Dạ Dày Đa số trường hợp loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ở các nước đang phát triển, tình trạng nhiễm loại khuẩn này khá phổ biến, hầu như mọi người đều có thể bị nhiễm. Người bệnh thường nhiễm khuẩn khi còn nhỏ, thường từ mẹ sang con và vi khuẩn này có thể tồn tại trong dạ dày trong suốt phần đời còn lại của người bị nhiễm. Nhiễm khuẩn mạn tính bắt đầu ở phần dưới của dạ dày (phần dạ dày nối với môn vị), dần dần làm gia tăng mức axit được tiết ra ở vùng dạ dày khỏe mạnh phía trên, dẫn tới loét. Làm thế nào để biết mình bị loét dạ dày? Các bác sĩ sẽ đánh giá dựa vào các triệu chứng của bạn. Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu cảnh báo có thể giúp bạn tự nhận dạng loét dạ dày: - Đau dạ dày âm ỉ, có khi đau như chuột rút, nóng bỏng, quặn thắt ở dạ dày. - Dạ dày thường đau sau khi ăn, tuy nhiên cũng có thể trở lại nhiều giờ sau đó. - Đau lúc nửa đêm khi bạn không ăn gì trong nhiều giờ. - Giảm cân và mất cảm giác ngon miệng. - Nôn mửa.
- Nếu nhận thấy mình có các triệu chứng trên, hãy đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, đề phòng các biến chứng (như xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày).
- Mụn Nhọt Vùng Mặt Rất Nguy Hiểm Nhọt trên mí mắt gọi là chắp lẹo. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống. Các mụn nhọt loại nhỏ trên mặt hay bị xem thường nhưng thực ra, chúng rất dễ gây nguy hiểm, thậm chí đe doạ tính mạng nếu bị nhiễm khuẩn (thường là tụ cầu vàng). Mụn đinh nhọt nhỏ trên các vùng cơ thể khác có thể chuyển thành nhọt lớn, viêm cơ, bắp chuối. Mụn đinh trên vùng mắt gọi là chắp, lẹo, nếu ở vùng mặt gần miệng thì gọi là đinh râu. Những mụn này nếu nặn non có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Lý do là hệ thống mạch máu ở mặt rất phong phú, nhất là vùng mặt có động mạch góc dẫn đến tĩnh mạch xoang hang (gần cực sau hốc mắt, vào não). Do đó, tụ cầu dễ gây nhiễm khuẩn tĩnh mạch xoang hang ở não, rất nguy hiểm. Nên xử lý thế nào với các mụn nhọt vùng mặt, mắt? Không được dùng tay nặn bóp vào mụn vì nặn bóp gây kích thích đụng dập tổ chức, làm vi khuẩn dễ khuếch tán đi xa. Chấm ngay iốt đặc lên đầu nhọt. Với nhọt vùng mắt thì nên cẩn thận tránh để iốt dây vào mắt. Bôi mỡ kháng sinh (cloroxit, tetracyclin). Cứ xen kẽ như thế chấm iốt, chấm thuốc mỡ cách nhau 6 giờ/lần. Nếu mụn sưng to, đau, có sốt, có thể dùng kháng sinh tiêm hoặc uống. Nhưng với cả hai loại tiêm, uống đều phải theo quy định về liều lượng, về số ngày dùng. Hạn chế các thức ăn nhiều ngọt, cay nóng như chuối tiêu, xoài, mít, cà phê, bánh sôcôla, nước uống có ga... Nếu tình trạng bệnh đã nặng, người bệnh có sốt, mệt, viêm lan tỏa phải khám điều
- trị tại cơ sở y tế. Chú ý: Những mụn nhọt, mụn đinh nhỏ ở trong lỗ mũi hoặc ống tai ngoài nếu chúng ta bỏ qua cũng có thể gây viêm tấy nặng và dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
DƯỢC HỌC - ÁC TI SÔ
7 p | 114 | 24
-
Nấc và cách chữa trị theo y học cổ truyền Nấc là hiện tượng co thắt cơ
2 p | 170 | 20
-
Cách chặn đứng cơn nấc cụt
6 p | 138 | 16
-
Xử trí trường hợp nấc cục
6 p | 96 | 10
-
Năng lượng và vấn đề ốm mập theo ý muốn (Kỳ 2)
5 p | 148 | 9
-
Nấc và cách chữa trị
2 p | 140 | 8
-
Lồng ruột – chứng bệnh cực nguy hiểm với bé
4 p | 94 | 7
-
Các bài thuốc chữa nấc
4 p | 75 | 5
-
Mẹo chữa nấc cụt
4 p | 93 | 4
-
BẠCH TRUẬT
4 p | 91 | 3
-
Hạt hẹ tốt cho quý ông.
4 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn