
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn dây điện cực máy phá rung tim cấy được ở một bệnh nhân cao tuổi có bệnh cơ tim giãn nở do đột biến gen TNNI3
lượt xem 1
download

Bài viết mô tả trường hợp lâm sàng hiếm gặp ở một bệnh nhân cao tuổi có VNTMNK trên dây MPRTCĐ với biểu hiện lâm sàng sốt nhẹ kéo dài và nấc cụt. Bệnh nhân cũng được xác định có suy tim phân suất tống máu giảm do bệnh cơ tim giãn nở với đột biến trên gen TNNI3.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn dây điện cực máy phá rung tim cấy được ở một bệnh nhân cao tuổi có bệnh cơ tim giãn nở do đột biến gen TNNI3
- Báo cáo Ca lâm sàng Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(1):161-167 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.20 Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn dây điện cực máy phá rung tim cấy được ở một bệnh nhân cao tuổi có bệnh cơ tim giãn nở do đột biến gen TNNI3 Nguyễn Thanh Huân1,2,*, Ninh Hoàng Phong1, Trương Minh Khánh1, Âu Dương Trung Hào1 1 Bộ môn Lão khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Nhiễm khuẩn dây điện cực máy tạo nhịp tim được xem là một thể viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) có thể xuất hiện biến chứng nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nam 65 tuổi nhập viện vì sốt kéo dài kèm theo triệu chứng không đặc hiệu là nấc cụt. Chẩn đoán VNTMNK được xác định khi siêu âm tim phát hiện sùi trên dây máy phá rung tim cấy được (MPRTCĐ). Cách đây 5 năm, bệnh nhân được chẩn đoán suy tim với phân suất tống máu giảm chưa xác định nguyên nhân và được đặt MPRTCĐ do nhịp nhanh thất. Ở lần nhập viện lần này, bệnh nhân được xác định mang đột biến sai nghĩa dị hợp tử p.Glu184Lys trên gen TNNI3, chủ yếu liên quan bệnh cơ tim phì đại nhưng hiếm ở bệnh cơ tim giãn nở (BCTGN). Đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới ghi nhận đột biến này ở một bệnh nhân cao tuổi biểu hiện BCTGN. Bệnh nhân được điều trị với phác đồ kháng sinh vancomycin, rifampicin và gentamicin, mang lại hiệu quả cải thiện rõ rệt tình trạng nhiễm khuẩn, triệu chứng nấc cụt biến mất và bệnh nhân xuất viện trong tình trạng ổn định. Trường hợp này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận toàn diện trong chẩn đoán bệnh nhân có sốt kéo dài kèm nấc cụt và cung cấp cái nhìn chiến lược trong sử dụng kháng sinh điều trị VNTMNK liên quan đến dụng cụ cấy ghép trong tim. Báo cáo này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tầm soát nguyên nhân gây BCTGN ở người cao tuổi, trong đó có yếu tố di truyền, nhằm tối ưu hóa trong điều trị. Từ khóa: người cao tuổi; viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; máy phá rung tim cấy được; TNNI3; bệnh cơ tim giãn nở Abstract IMPLANTABLE CARDIAC DEFIBRILLATOR LEAD INFECTIVE ENDOCARDITIS IN AN OLDER PATIENT WITH DILATED CARDIOMYOPATHY DUE TO TNNI3 GENE MUTATION Nguyen Thanh Huan, Truong Minh Khanh, Ninh Hoang Phong, Au Duong Trung Hao Ngày nhận bài: 24-01-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 15-02-2025 / Ngày đăng bài: 17-02-2025 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Thanh Huân. Bộ môn Lão khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Email: huannguyen@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 161
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 Infection of the pacemaker lead is considered as an infective endocarditis (IE) that can lead to severe complications if not diagnosed and treated promptly. We presented a case of a 65-year-old male patient admitted to the hospital with prolonged fever accompanied by a non-specific symptom of hiccups. The diagnosis of IE was confirmed when echocardiography revealed a vegetation on the leads of a previously implanted cardioverter-defibrillator (ICD). Five years earlier, the patient was diagnosed with heart failure with reduced ejection fraction with unknown etiology and received an ICD for ventricular tachycardia. In this current admission, genetic testing identified a heterozygous missense mutation p.Glu184Lys in the TNNI3 gene, which is predominantly associated with hypertrophic cardiomyopathy but rarely reported in dilated cardiomyopathy (DCM). This is the first reported case worldwide of this mutation identified in an older patient presenting with DCM. The patient was treated with a combination antibiotic regimen including vancomycin, rifampicin and gentamicin, resulting in significant improvement in infection status, complete resolution of the hiccups, and hospital discharge in stable condition. This case underscored the importance of a comprehensive diagnostic approach in patients with prolonged fever and hiccups and provided strategic insights into the antibiotic management of device-related IE. Furthermore, it highlighted the need for thorough investigation of the etiology of DCM in older patients, including genetic screening, to optimize treatment strategies. Keywords: older patient; infective endocarditis; implantable cardioverter defibrillator; TNNI3; dilated cardiomyopathy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 28% và hệ mạch vành bình thường trên chụp mạch vành xâm lấn. Bệnh nhân được đặt MPRTCĐ do nhịp nhanh thất không Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) là một tình đáp ứng điều trị thuốc. Sau xuất viện bệnh nhân không tái trạng nhiễm khuẩn phức tạp, ảnh hưởng đến bề mặt nội tâm khám và tự điều trị không thường xuyên theo toa thuốc cũ. Ở mạc tim, bao gồm van tim, nội mạc thành tim và nội mạc bao lần nhập viện này, bệnh nhân 65 tuổi có 7 ngày sốt, mệt, ăn phủ các thiết bị y tế như van nhân tạo, dây dẫn máy tạo nhịp uống kém kèm nấc cụt. Sốt nhiều cơn trong ngày không rõ hoặc máy phá rung tim cấy được (MPRTCĐ) [1]. Đây là bệnh nhiệt độ, ớn lạnh về chiều tối, kèm mệt mỏi, đau nhức toàn lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 2–3/100.000 dân số mỗi thân, ăn uống kém, nấc cụt từng cơn tự phát, mỗi cơn kéo dài năm [2]. Mặc dù có tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị nhưng 5–10 phút, không liên quan bữa ăn, không yếu tố tăng giảm, bệnh vẫn có tỷ lệ tử vong cao và bị bỏ sót trong thực hành không ho, không khó thở, không đau ngực, không buồn nôn, lâm sàng. Hơn 1/3 bệnh nhân tử vong trong vòng một năm không đau bụng, không tiêu lỏng, tiểu không gắt buốt và sau khi được chẩn đoán, bất kể tiến bộ điều trị kháng sinh hay không phù. Bệnh nhân được chẩn đoán sốt siêu vi tại phòng can thiệp [3,4]. khám tư và được điều trị với thuốc uống kèm truyền dịch Chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng trong không rõ loại. Bệnh nhân còn sốt cơn không giảm, tình trạng việc cải thiện tiên lượng. Điều này đặc biệt đúng ở những nấc cụt vẫn tiếp diễn kèm mệt mỏi nhiều hơn nên được đưa bệnh nhân có nguy cơ cao, như nhóm người cao tuổi hoặc đi cấp cứu tại bệnh viện Thống Nhất. người được cấy ghép thiết bị tim mạch. Trong báo cáo này, Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân ghi nhận trong trạng thái tỉnh chúng tôi mô tả trường hợp lâm sàng hiếm gặp ở một bệnh tiếp xúc tốt, sốt 38,6oC, mạch không đều tần số khoảng 110 nhân cao tuổi có VNTMNK trên dây MPRTCĐ với biểu hiện lần/phút và huyết áp 120/80 mmHg. Bệnh nhân không ho, lâm sàng sốt nhẹ kéo dài và nấc cụt. Bệnh nhân cũng được khó thở hay phù, không nốt Osler và mảng Janeway, nhịp tim xác định có suy tim phân suất tống máu giảm do bệnh cơ tim không đều, tiếng T1 và T2 nghe rõ, không ghi nhận âm thổi, giãn nở (BCTGN) với đột biến trên gen TNNI3. phổi âm thô không ran, bụng mềm. Tình trạng nấc cụt vẫn còn xuất hiện từng cơn. Xét nghiệm máu cho thấy số lượng 2. CA LÂM SÀNG bạch cầu 16.300/m3, ưu thế neutrophil 88,9%, CRP 214 mg/L Cách 5 năm so với lần nhập viện này, bệnh nhân nam được (Bảng 1). Điện tâm đồ ghi nhận nhịp xoang, trục trung gian, chẩn đoán suy tim phân suất tống máu giảm với phân suất tần số 58–91 lần/phút, ngoại tâm thu thất đa dạng. Xquang tống máu thất trái (left ventricular ejection fraction, LVEF) là ngực thẳng ghi nhận bóng tim to và MPRTCĐ với đầu dây 162 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.20
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 dẫn đặt ở đáy thất phải (Hình 1A). khuẩn huyết và điều trị với kháng sinh cefepim. Kết quả hai Bảng 1. Xét nghiệm máu lúc nhập viện và sau 3 tuần dùng phác mẫu cấy máu đều âm tính. Trong quá trình điều trị năm ngày đồ điều trị VNTMNK tại khoa Nội nhiễm, bệnh nhân vẫn sốt cơn 38,5–39,5oC, đáp Xét nghiệm Lúc nhập viện Sau 3 tuần Tham chiếu ứng kém dần với thuốc hạ sốt, ăn uống kém, còn than phiền Công thức máu về nấc cụt từng cơn. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thuốc WBC 16,0 8,9 4,0–11,5 K/uL cản quang không ghi nhận viêm phổi, u hay hạch phì đại NEU 88,9 69,5 40–74% nhưng có tăng cơ bè thất trái (Hình 1B). Bệnh nhân khó thở HGB 11,4 10,9 g/dL tăng dần, phù bàn chân hai bên, phổi ran ẩm hai đáy và được PLT 166 242 150–450 K/uL chuyển khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị. Tại khoa, Sinh hóa máu bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp bằng thở BiPAP, lợi tiểu, dãn CRP 214,3 10,3 38oC và van động mạch chủ nhẹ và tỷ lệ cơ tim không nén/vùng cơ và có thiết bị cấy trong tim, một yếu tố nguy cơ của tim nén >3 (Hình D). Trên dây MPRTCĐ ở vị trí nhĩ phải có VNTMNK. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh theo phác đồ 1 khối echo kích thước 3x9mm, mật độ kém hơn mật độ cơ VNTMNK liên quan dụng cụ cấy ghép tim, dựa trên hướng tim và di động nhiều (Hình E). Mặc dù cấy máu âm tính (có dẫn của Hội Tim Châu Âu năm 2023, bao gồm phối hợp thể liên quan việc bệnh nhân được điều trị với kháng sinh vancomycin, rifampicin và gentamicin. Bệnh nhân được điều https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2021.01.20 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 163
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 trị suy tim với lợi tiểu quai furosemid và losartan. Với phác sốt không rõ nguyên nhân. Bước quan trọng trong quá trình đồ này, bệnh nhân hết nấc cụt, hết sốt và không khó thở. Kết chẩn đoán là tìm kiếm các manh mối chẩn đoán tiềm năng quả giải trình tự ghi nhận một đột biến dị hợp tử sai nghĩa trên thông qua việc khai thác bệnh sử đầy đủ và các xét nghiệm gen TNNI3 (NM_000363.5:c.550G>A, NP_000354.4 cần thiết. Cần rà soát lại đầy đủ tất cả các nguyên nhân nhằm :p.Glu184Lys) (Hình F). Bệnh nhân xuất viện với tình trạng tránh bỏ sót (Bảng 2). ổn định. Sau khi xuất viện, bệnh nhân tái khám sau 1 tuần và Bảng 3. Các nguyên nhân gây nấc cụt 1 tháng. Bệnh nhân không sốt trở lại, hết triệu chứng nấc cụt, Cấu trúc: Chèn ép nhánh ngoại biên của dây thần kinh phế vị khó thở chỉ xuất hiện khi leo 3 cầu thang. hoặc thần kinh hoành (u ở bụng hoặc trung thất) cũng như ở thần kinh trung ương như đột quỵ, u não Nguyên nhân chuyển hóa và viêm nhiễm: Viêm màng ngoài 3. BÀN LUẬN tim, nhồi máu cơ tim, viêm phổi hay viêm màng phổi Tiêu hóa: Trào ngược dạ dày – thực quản, căng dạ dày, viêm dạ dày, viêm tụy, viêm gan Trên bệnh nhân này, việc tiếp cận chẩn đoán ban đầu cần Thuốc: Steroid (như dexamethasone), thuốc hóa trị, đối vận thụ nhiều bước tiếp cận có hệ thống. Vấn đề thứ nhất chính là tìm thể dopamin, megestrol, methyldopa, opioids, benzodiazepines ra vị trí ổ nhiễm khuẩn từ đó có được lựa chọn kháng sinh và thuốc dãn cơ phù hợp. Vấn đề thứ hai là giải quyết sự phức tạp trong tiền Chất kích thích: Rượu, nicotine, ma túy sử bệnh lý tim mạch trên bệnh nhân cao tuổi, cần làm rõ các Nguồn: Ferrell BR [7] vấn đề từ nguyên nhân, diễn tiến, điều trị và xử lí các biến Triệu chứng khai thác được là nấc cụt dai dẳng cùng với chứng xảy ra. tiền căn đặt máy phá rung tim là các yếu tố giúp gợi ý nguyên nhân. Nấc cụt do co thắt mạnh cơ hoành và cơ liên sườn, dẫn 3.1. Tiếp cận một bệnh nhân sốt kèm nấc cụt đã đến hít vào đột ngột và đóng thanh môn ngay lập tức [6]. được cấy thiết bị trong tim Bước tiếp theo trong quá trình chẩn đoán là kết hợp giữa việc Bảng 2. Các nguyên nhân gây sốt làm rõ các nguyên nhân gây nấc cụt kèm theo sốt (Bảng 3) và Nhiễm khuẩn đồng thời khảo sát thêm về tình trạng hoạt động của Hệ hô hấp: viêm phế quản cấp, viêm phổi – áp xe phổi, cúm, lao MPRTCĐ. phổi Hệ tiêu hóa: viêm dạ dày ruột, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, Y văn đã báo cáo nấc cụt có thể là biểu hiện VNTMNK nhiễm khuẩn đường mật, viêm gan siêu vi, áp xe gan, lao màng bụng trên dây điện cực buồng tim [8]. Hai trường hợp nấc cụt ở Da/ mô mềm: viêm mô tế bào, viêm cân mạc hoại tử, áp xe trong bệnh nhân bị thủng tim do dây điện cực, được lý giải do dây cơ, nhiễm khuẩn vết thương, loét tì đè điện cực trực tiếp kích thích thần kinh hoành [9]. Một trường Hệ cơ xương khớp: nhiễm khuẩn khớp, viêm xương, viêm cột sống, áp xe ngoài màng cứng hợp khác ghi nhận do di lệch dây điện cực, đặc biệt là rút ngắn Hệ niệu dục: nhiễm khuẩn tiểu, viêm vùng chậu, viêm mào tinh vào tĩnh mạch cánh tay đầu, ở vị trí gần thực quản và tiếp giáp – tinh hoàn, giang mai Hệ thần kinh: viêm màng não, viêm não – áp xe não giải phẫu với cả dây thần kinh quặt ngược thanh quản và dây Hệ Tai – Mũi – Họng: nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm tai giữa, áp thần kinh hoành, có thể gây kích thích điện các dây thần kinh xe răng này và gây ra hội chứng Twiddler [10]. Bệnh nhân của chúng Hệ tim mạch: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tôi được các chuyên gia loạn nhịp kiểm tra và loại trừ do hoạt Bệnh hệ thống động máy và dây điện cực gây nấc cụt. Siêu âm tim đã phát Viêm mạch đại bào, viêm đa cơ khớp, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ, u hạt Wegener, bệnh hiện sùi trên dây điện cực ở tim phải, gợi ý sốt và nấc cụt ở Churg-Strauss, bệnh lý Cryoglobulin, bệnh Still bệnh nhân của chúng tôi liên quan đến VNTMNK trên thiết Ung thư bị cấy trong tim. Do thuốc Thuốc chống loạn thần, thuốc mê, cocain, amphetamines, 3.2. Tiếp cận một bệnh nhân có bệnh cơ tim giãn nở ecstasy Bệnh cơ tim giãn nở được định nghĩa là sự giãn thất trái và Nguồn: Macleod J [5] suy giảm chức năng tâm thu toàn thể hoặc khu trú mà không Bệnh nhân này được tiếp cận ban đầu như một trường hợp giải thích được đơn thuần bởi tình trạng bất thường tải cơ tim 164 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.20
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 (tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh) hoặc bệnh kết hợp với gentamicin. Thêm vào đó, việc sử dụng rifampin mạch vành [11]. nhằm làm tăng khả năng khuếch tán qua lớp biofilm cũng Bảng 4. Các nguyên nhân của bệnh cơ tim giãn nở được khuyến cáo [2]. Việc điều trị còn bao gồm loại bỏ dụng cụ cấy ghép, và nếu nó không thể bị loại bỏ hoàn toàn, kháng Viêm cơ tim sinh nên được sử dụng đủ trong vòng 4–6 tuần [14]. Do nhiễm khuẩn Bảng 5. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh điều trị VNTMNK trên Không do nhiễm khuẩn thiết bị bên tim phải Bệnh viêm hạt, viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan, viêm đa cơ, viêm da cơ, bệnh collagen mạch máu, liệu pháp nhắm trúng đích Kháng sinh Liều Thời gian trong điều trị ung thư, thải ghép 30–60mg/kg/24h chia thành Nhiễm độc Vancomycin 2-3 lần TM. Chỉnh liều theo 4–6 tuần nồng độ đáy đỉnh. Cồn, catecholamines (amphetamines, cocaine), hóa trị liệu (anthracyclines, trastuzumab), Interferon, thuốc bị lạm dụng Sau khởi đầu (emetine, steroids), kim loại nặng (chì, thủy ngân) Tiếp xúc nghề 900–1200 mg/24h chia đều Rifampin kháng sinh 3–5 nghiệp (hydrocarbons, arsen), các liệu pháp khác 3 lần uống hoặc TM ngày. ≥ 6 tuần (hydroxychloroquine, chloroquine) 3mg/kg/24h chia đều 1–2 lần Chuyển hóa Gentamycin 2 tuần TB hoặc TM Thiếu hụt chất dinh dưỡng (thiamine, selen, carnitine), thiếu hụt Lựa chọn thay thế trên bệnh nhân nhiễm MRSA có van tim tự điện giải, nội tiết (bệnh tuyến giáp, pheochromocytoma, đái tháo nhiên đường), béo phì, bệnh quá tải sắt Daptomycin 10mg/kg TM 6 tuần Bệnh di truyền ảnh hưởng chuyển hóa Kết hợp với một trong các lựa chọn sau: Có tính gia đìnha Cloxacillin 12g/24h chia đều 6 lần TM 4–6 tuần Bệnh cơ xương và tim, loạn dưỡng cơ liên quan Dystrophin, bệnh cơ do ti thể, bệnh cơ tim sinh loạn nhịp, quá tải sắt, nhạy cảm với Ceftaroline 1800mg/24h chia 3 lần TM 4–6 tuần viêm cơ tim qua trung gian miễn dịch Fosfomycin 8–12g/24h chia 4 lần TM 4–6 tuần Có các yếu tố chung với các bệnh căn nguyên trên Nguồn: Delgato V [14] Bệnh cơ tim chu sinh, bệnh cơ tim thất trái không nén, bệnh cơ tim do nhịp nhanh Nguồn: Lakdawala NK [12] 4. KẾT LUẬN 3.3. Tiếp cận điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên thiết bị bên tim phải Ca lâm sàng của chúng tôi là một ví dụ làm rõ tầm quan VNTMNK ở tim phải chiếm tỉ lệ khoảng 5–10% bệnh trọng trong tiếp cận lâm sàng toàn diện với bệnh nhân có sốt nhân. Trong đó bệnh nhân có thiết bị điện tử cấy ghép trong kéo dài kèm dây điện cực trong buồng tim phải với triệu tim là một yếu tố nguy cơ và gây ra bởi hai cơ chế: chứng không đặc hiệu như nấc cụt. Mặc dù hạn chế dữ liệu của ca này là cấy máu âm tính và thiếu các tiêu chuẩn phụ, (1) Nhiễm khuẩn thường trú gây ra bởi hệ vi khuẩn trên da VNTMNK được chẩn đoán có khả năng khi có bằng chứng bệnh nhân lọt vào trong lúc phẫu thuật kể cả khi đã chuẩn bị sùi trên dây điện cực và bệnh nhân có sốt kéo dài. Đáp ứng sát khuẩn đầy đủ; và với phác đồ kháng sinh điều trị VNTMNK và ổn định 1 tháng (2) du khuẩn huyết từ tiêu điểm khác ít khi xảy ra hơn. xuất viện là một phần củng cố chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, ca lâm sàng này cũng cho thấy BCTGN ở người cao tuổi vẫn Staphylococcus aureus và các tụ cầu coagulase âm là các có thể liên quan đến đột biến gen và cần được tầm soát trên tác nhân thường gặp của VNTMNK ở tim phải có thiết bị điện thực hành lâm sàng, từ đó giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị cho tử và thường đề kháng với oxacillin [13]. Staphylococcus bệnh nhân. aureus cần được bao phủ ngay từ đầu trong tất cả các trường hợp. Điều trị kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm bao gồm penicillin kháng penicillinase, vancomycin, hoặc Lời cảm ơn daptomycin, tùy thuộc vào tỷ lệ hiện hành của MRSA Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bệnh nhân đã đồng ý cho (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus) trong khu vực, chúng tôi cung cấp các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân nhằm https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2021.01.20 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 165
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 viết bài báo này. 1. Thuny F, Habib G, Raoult D, Fournier PE. Endocarditis. Infectious Diseases. 2017; pp.456-70.e2. Nguồn tài trợ 2. Sandoe JAT, Barlow G, Chambers JB, Gammage M, Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Guleri A, Howard P, et al. Guidelines for the diagnosis, prevention and management of implantable cardiac Xung đột lợi ích electronic device infection. Report of a joint Working Party project on behalf of the British Society for Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết Antimicrobial Chemotherapy (BSAC, host này được báo cáo. organization), British Heart Rhythm Society (BHRS), British Cardiovascular Society (BCS), British Heart ORCID Valve Society (BHVS) and British Society for Nguyễn Thanh Huân Echocardiography (BSE). Journal of Antimicrobial https://orcid.org/0000-0002-5086-7273 Chemotherapy. 2014;70(2):325-59. Trương Minh Khánh 3. Moreillon P, Que YA. Infective endocarditis. Lancet https://orcid.org/0000-0003-2137-7635 (London, England). 2004;363(9403):139-49. Ninh Hoàng Phong 4. Murdoch DR, Corey GR, Hoen B, Miró JM, Fowler VG, https://orcid.org/0009-0002-7000-2725 Jr., Bayer AS, et al. Clinical presentation, etiology, and Âu Dương Trung Hào outcome of infective endocarditis in the 21st century: the https://orcid.org/0009-0007-3037-6286 International Collaboration on Endocarditis-Prospective Cohort Study. Archives of Internal Medicine. Đóng góp của các tác giả 2009;169(5):463-73. Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Thanh Huân 5. Macleod J, Author O. Fever. Macleod’s Clinical Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Thanh Huân Diagnosis. In: Editor N, editor. Publisher Location: Publisher Name. 2013. Thu thập dữ liệu: Nguyễn Thanh Huân, Trương Minh Khánh, Ninh Hoàng Phong 6. Krysiak W, Szabowski S, Stepień M, Krzywkowska K, Krzywkowski A, Marciniak P. Hiccups as a myocardial Nhập dữ liệu: Trương Minh Khánh, Ninh Hoàng Phong, Âu ischemia symptom. Polskie Archiwum Medycyny Dương Trung Hào Wewnetrznej. 2008;118(3):148-51. Quản lý dữ liệu: Nguyễn Thanh Huân, Trương Minh Khánh, 7. Ferrell BR, Author O. Dysphagia, hiccups and other oral Ninh Hoàng Phong symptoms Oxford Textbook of Palliative Nursing. In: Phân tích dữ liệu: Nguyễn Thanh Huân, Trương Minh Khánh, Editor N, editor. Oxford, UK: Oxford University Press. Ninh Hoàng Phong 2019. Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Thanh Huân 8. Afshar H, Bakhshaei S, Kahnooji M, Shafiepour M, Góp ý bản thảo và đồng ý đăng bài: Trương Minh Khánh, Alinaghi Langari A. Hiccups, a Rare Presentation of Ninh Hoàng Phong, Âu Dương Trung Hào Infective Endocarditis: A Case Report %J Journal of Kerman University of Medical Sciences. 2021;28(2):199-203. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban 9. Celik T, Kose S, Bugan B, Iyisoy A, Akgun V, Cingoz biên tập. F. Hiccup as a result of late lead perforation: report of two cases and review of the literature. Europace: European pacing, arrhythmias, and cardiac TÀI LIỆU THAM KHẢO electrophysiology: journal of the working groups on 166 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.20
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 cardiac pacing, arrhythmias, and cardiac cellular electrophysiology of the European Society of Cardiology. 2009;11(7):963-5. 10. Gasparini M, Regoli F, Ceriotti C, Gardini E. Hiccups and Dysphonic Metallic Voice. AHA Journals. 2006;114(15):e534-e5. 11. Arbelo E, Protonotarios A, Gimeno JR, Arbustini E, Barriales-Villa R, Basso C, et al. 2023 ESC Guidelines for the management of cardiomyopathies: Developed by the task force on the management of cardiomyopathies of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal. 2023;44(37):3503-626. 12. Lakdawala NK, Stevenson LW, Loscalzo J. Cardiomyopathy and Myocarditis. In: Loscalzo J, Fauci A, Kasper D, Hauser S, Longo D, Jameson JL, editors. Harrison's Principles of Internal Medicine, 21e. New York, NY: McGraw-Hill Education. 2022. 13. Otto CM, Carabello BA. Infective Endocarditis. In: Catherine MO, Blase AC, editors. Braunwald's Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine; pp.1515-45. 12th Edition ed. Philadelphia: Elsevier; 2022. 14. Delgado V, Ajmone Marsan N, de Waha S, Bonaros N, Brida M, Burri H, et al. 2023 ESC Guidelines for the management of endocarditis: Developed by the task force on the management of endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC) Endorsed by the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS) and the European Association of Nuclear Medicine (EANM). European Heart Journal. 2023;44(39):3948-4042. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2021.01.20 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 167

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn - PGS.TS. Trương Thanh Hương
72 p |
215 |
36
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
12 p |
184 |
19
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN (Kỳ 1)
5 p |
122 |
16
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN (Kỳ 5)
8 p |
108 |
14
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN (Kỳ 3)
5 p |
113 |
13
-
BỆNH VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
14 p |
99 |
8
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
4 p |
100 |
6
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn - Nguyễn Lân Việt
19 p |
106 |
6
-
Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và xử trí viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
21 p |
110 |
6
-
Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
7 p |
115 |
5
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí
44 p |
79 |
4
-
Bài giảng Xử trí viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Một số điểm chính - TS.BS. Không Nam Hương
18 p |
15 |
4
-
Bài giảng Thái độ điều trị ngoại khoa trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
24 p |
39 |
2
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng do Staphylococcus aureus ở một trẻ sinh non suy hô hấp nặng: Báo cáo trường hợp lâm sàng - BS. Đặng Quốc Bửu
15 p |
28 |
2
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn - PGS.TS. Lê Thị Bích Thuận
60 p |
17 |
2
-
Cá thể hóa điều trị vancomycin ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn - ThS.DS. Đào Thị Kiều Nhi
26 p |
30 |
1
-
Bệnh cảnh lâm sàng những trường hợp phẫu thuật tim trong điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tim trái
7 p |
3 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
