intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nấm gây bệnh cây

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:27

221
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm có hơn 20 vạn loài có mặt ở mọi nơi trên trái đất. Trong đó trên 10 vạn loài nấm hoại sinh, hàng trăm loài sống ký sinh trên động vật và cơ thể người, hơn 1 vạn loài gây hại thực vật và hơn 80% bệnh hại cây trồng là do nấm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nấm gây bệnh cây

  1. NẤM GÂY BỆNH CÂY Nấm có hơn 20 vạn loài có mặt ở mọi nơi trên trái đất. Trong đó trên 10 vạn loài nấm hoại sinh, hàng trăm loài sống ký sinh trên động vật và cơ thể người, hơn 1 vạn loài gây hại thực vật và hơn 80% bệnh hại cây trồng là do nấm.
  2. I.Đặc điểm chung của nấm Nấm là một loài vsv có kích thước nhỏ bé (mycromet) Tế bào nấm có nhân thật (có hạch nhân và màng nhân) Nấm không có diệp lục tố Cơ quan sinh trưởng là sợi nấm, hầu hết có dạng sợi không di chuyển, nhiều sợi nấm kết hợp thành tảng nấm, một số ít sống dạng nguyên bào. Nấm sinh sản bằng bào tử
  3. II. Hình thái và cấu tạo của sợi nấm Sợi nấm là cơ quan sinh trưởng dinh dưỡng từ đó sinh ra các cơ quan sinh sản riêng biệt. Sợi nấm có thể đơn bào (1 vách ngăn) hay đa bào (nhiều vách ngăn), có thể phân nhiều nhánh. Cấu tạo tế bào sợi nấm gốm 3 phần chính: vỏ (vách tế bào), tế bào chất và nhân. Vách tế bào cấu tạo chủ yếu cấu tạo bằng polysaccrit, kitin và cenllulose. Tế bào chất bao gồm màng tế bào, các riboxom, hệ thống ti thể và các chất dự trữ.
  4. Biến thái của nấm. Bình thường sợi nấm làm nhiệm vụ sinh trưởng dinh dưỡng song gặp những điều kiện bật lợi (nhiệt độ quá cao, thấp hay khô hạn…) sợi nấm có thể thay đổi hình thái, cấu tạo để biến thành các cấu trúc đặc biệt làm tăng khả năng chống chịu, bảo tồn của sợi nấm lâu dài lâu dài trong các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Nấm thường có các dạng biến thái sau Bó sợi (h1) gồm nhiều sợi nấm sếp sít song song tạo ra những bó sợi to nhỏ khác nhau, bên ngoài gồm những tế bào có màu tương đối đỏ thẩm, vỏ dày.
  5. -Hạch nấm (là hình thức biến thái phức tạp, nhiều sợi nấm đan kết chặt chẽ, chằng chịt với nhau tạo thành những khối rắn chắt có kích thước, hình dạng khác nhau, có khi nhỏ li ti hình bầu dục. - Biến thành dạng rễ giả: sợi nấm biến đổi thành dạng hình rễ cây chỉ làm chức năng bám giữ trên bề mặt vật chủ. - Vòi hút: Ở một số loài nấm ký sinh chuyên tính, hệ sợi nấm nằm trên bề mặt tế bào hoặc phát triển trong gian bào có thể hình thành vòi hút xuyên qua màng tế bào ký chủ đi vào nguyên sinh chất để hút dinh dưỡng trong tế bào. Vòi hút của nấm thường có nhiều hình dạng như: hình dùi trống, hình trụ ngắn đâm nhánh giống chùm rễ, hình chiếc xẻng, hình bàn tay …
  6. Dinh dưỡng ký sinh và trao đổi chất của nấm Trao đổi chất là cơ sở của sự sống và sự phát triển của nấm. Từ sợi nấm là cơ quan sinh trưởng dinh dưỡng chúng tiết ra các enzyme để phân giải nguồn hợp chất hữu cơ phức tạp ở bên ngoài thành hợp chất đơn giản để hòa tan, nhờ tính bán thấm chọn lọc của tế bào chất chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
  7. Men (enzyme): là những chất xúc tác chất hữu cơ chuyên tính, đó là một hợp chất hữu cơ hai thành phần: phần protein chuyên tính (Apoenzyme) và phần phi protein (coenzyme) gồm các vitamine, vi lượng … Hệ thống men của nấm rất phức tạp và phong phú bao gồm nội enzyme và ngoại enzyme. Trong quá trình sinh trưởng nấm cần nhiều nguyên tố khoáng trong đó nấm cần nhiều carbon hơn đạm và các chất khoáng chủ yếu là các loại đường C5, C6 tinh bột, axit hữu cơ và axit béo Ngoài ra một số loài nấm còn sản sinh ra độc tố trong quá trình dinh dưỡng ký sinh.
  8. Độc tố (toxin): là những sản phẩm trao đổi chất của nấm có tác động làm tổn thương hoạt động của tế bào thực vật ở nồng độ thấp. Độc tố nấm có tác động kìm hãm hoạt động của hệ thống men của tế bào ký chủ, kìm hãm hoạt động hô hấp của cây, phá vỡ tính thẩm thấu, chọc lọc của màng tế bào chất, phá hủy diệp lục và quá trình trao đổi chất của tế bào làm giảm khả năng đề kháng của cây. Ngoài độc tố nấm còn sản sinh ra nhiều chất sinh học khác như kháng sinh có khả năng đối kháng, ức chế, tiêu diệt các vi sinh vật khác loài
  9. Sinh sản của nấm Ở hình thức sinh sản này nấm không hình thành cơ quan sinh sản riêng biệt mà sợi nấm làm nhiệm vụ dinh dưỡng trực tiếp làm nhiệm vụ sinh sản hình thức này thường cho các dạng bào tử sau: Bào tử hậu (chlamydospore)
  10. Bào tử hậu
  11. Sinh sản vô tính
  12. 5. Quả cành
  13. Sinh sản hữu tính bất đẳng giao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2