Trần Huy Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
125(11): 57 - 62<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ<br />
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA HIỆN NAY<br />
Trần Huy Ngọc*, Nguyễn Thị Ngân<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giáo dục lý luận chính trị là nội dung quan trọng của giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Thực trạng<br />
giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay còn chưa đáp ứng được<br />
yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Do đó, cần tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả<br />
công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.<br />
Từ khóa: Giáo dục, lý luận, giáo dục lý luận chính trị, nâng cao chất lượng giáo dục, sinh viên<br />
các trường đại học.<br />
<br />
1. Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên<br />
Việt Nam hiện nay là hoạt động truyền bá,<br />
nhận thức và vận dụng sáng tạo những<br />
nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm<br />
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà<br />
nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị<br />
của dân tộc và nhân loại nhằm hình thành thế<br />
giới quan khoa học, nhân sinh quan cách<br />
mạng, phương pháp tư duy biện chứng và<br />
phương pháp hành động khoa học, góp phần<br />
phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc<br />
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội<br />
chủ nghĩa.*<br />
Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận<br />
quan trọng của giáo dục đào tạo ở bậc đại<br />
học, là yêu cầu khách quan nhằm hình thành<br />
và phát triển nhân cách cho sinh viên. Giáo<br />
dục lý luận chính trị tác động trực tiếp đến tư<br />
tưởng, tình cảm, đạo đức và khả năng thực<br />
hành công việc của mỗi sinh viên trong thực<br />
tiễn cuộc sống. Trong bối cảnh, tình hình<br />
chính trị khu vực và thế giới đang diễn biến<br />
phức tạp, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận,<br />
tư tưởng diễn ra ngày càng gay gắt, các thế<br />
lực thù địch ra sức thực hiện âm mưu diễn<br />
biến hòa bình... do đó, việc giáo dục lý luận<br />
chính trị cho sinh viên được xem là yêu cầu<br />
cấp bách hiện nay.<br />
Về thực chất, giáo dục lý luận cho sinh viên<br />
trong các trường đại học là cung cấp những tri<br />
*<br />
<br />
Tel: 0949128678, Email: huyngoc.kttn@gmail.com<br />
<br />
thức khoa học trong lĩnh vực chính trị để góp<br />
phần chủ yếu vào việc hình thành thế giới<br />
quan và phương pháp luận khoa học cho sinh<br />
viên. Nó cùng với các khoa học khác và các<br />
hoạt động chính trị - xã hội bồi dưỡng nhân<br />
sinh quan cộng sản, lý tưởng cách mạng và<br />
niềm tin vào các giá trị của CNXH để sinh<br />
viên có những hành động chính trị - xã hội<br />
tích cực mang tính chất nhân văn và tiến bộ.<br />
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi<br />
trọng giáo dục lý luận chính trị. Bởi, theo<br />
Người, nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật, chuyên<br />
môn mà không có lý luận thì như “người<br />
nhắm mắt mà đi”, giáo dục lý luận là nền<br />
tảng, trên cơ sở đó nâng cao trình độ văn hoá<br />
và chuyên môn. Học tập lý luận không phải là<br />
để thuộc làu sách Mác - Lênin, không phải<br />
học một cách giáo điều mà là học cái tinh<br />
thần xử trí đối với mọi việc, đối với mọi<br />
người và đối với bản thân mình. Lý luận<br />
chính trị là bộ phận quan trọng của lý luận,<br />
phản ánh những tính quy luật chính trị, các<br />
quan hệ chính trị - xã hội, đời sống kinh tế chính trị - xã hội. Nếu chính trị là lĩnh vực<br />
quan hệ giữa các giai cấp, đảng phái, dân tộc,<br />
quốc gia về mặt nhà nước thì lý luận chính trị<br />
là công cụ đắc lực cho việc cầm quyền của<br />
một giai cấp, nó thể hiện lợi ích và thái độ của<br />
giai cấp đối với quyền lực của nhà nước. Chủ<br />
tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến giáo<br />
dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và<br />
nhân dân ta, coi đây là yếu tố tiên quyết cho<br />
sự thành công của cách mạng.<br />
57<br />
<br />
Trần Huy Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cũng luôn<br />
nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của công tác<br />
giáo dục lý luận chính trị. Từ thực tiễn công<br />
tác giáo dục lý luận chính trị, Đảng ta đã đưa<br />
ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới,<br />
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo<br />
dục lý luận chính trị như: Văn kiện đại hội X<br />
của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới, nâng cao chất<br />
lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học<br />
tập lý luận”1. Văn kiện đại hội XI tiếp tục xác<br />
định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương<br />
thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính<br />
thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng,<br />
tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác – Lênin,<br />
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối<br />
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà<br />
nước… Đổi mới, nâng cao chất lượng công<br />
tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục công<br />
dân trong hệ thống các trường chính trị, các<br />
trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.<br />
Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao<br />
trình độ lý luận chính trị”2. Như vậy, đổi<br />
mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận<br />
chính trị được Đảng ta đặc biệt quan tâm,<br />
nhất là giáo dục lý luận chính trị cho đối<br />
tượng là thanh niên, sinh viên. Văn kiện đại<br />
hội IX chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục chính<br />
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.<br />
Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn<br />
khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung<br />
cấp chuyên nghiệp và dạy nghề”3.<br />
2. Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt<br />
được những thành tựu to lớn trên tất cả các<br />
mặt của đời sống xã hội. Song mặt trái của<br />
kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập<br />
quốc tế đã tác động tiêu cực đến đời sống xã<br />
hội, làm băng hoại nhiều nét đẹp văn hóa<br />
truyền thống, chà đạp lên những giá trị đạo<br />
đức đích thực, làm thay đổi quan niệm, lối<br />
sống, phai nhạt lý tưởng, niềm tin… của một<br />
ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr.285.<br />
2<br />
ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr.256-267.<br />
3 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
IX, Nxb Sự thật, HN, 2001, tr.110-111.<br />
1<br />
<br />
58<br />
<br />
125(11): 57 - 62<br />
<br />
bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân ta<br />
nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng.<br />
Sinh viên - những người được coi là rường<br />
cột, là chủ nhân tương lai của đất nước đang<br />
có một số biểu hiện tiêu cực như: một bộ<br />
phận sinh viên có tình trạng suy thoái đạo<br />
đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống thiếu hoài bão<br />
lập thân lập nghiệp, thiếu bản lĩnh chính trị,<br />
thờ ơ chính trị, mơ hồ về chính trị, có lối sống<br />
vô cảm…<br />
Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt<br />
Nam trong thời kỳ đổi mới có nhiều thuận lợi<br />
song cũng đứng trước không ít khó khăn, thách<br />
thức: Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho sinh<br />
viên phát huy được sự năng động, sáng tạo của<br />
mình, nhưng tính chất cạnh tranh khốc liệt của<br />
nó lại sinh ra tâm lý sùng bái đồng tiền, bất<br />
chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn;<br />
Mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế đón được<br />
gió lành nhưng cũng không tránh khỏi gió<br />
độc, nhất là sự lợi dụng của kẻ địch để thực<br />
hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” mà đối<br />
tượng chính là thế hệ trẻ trong đó có sinh<br />
viên. Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị<br />
trường, của hội nhập với thế giới, một số sinh<br />
viên đã xa rời lý tưởng cách mạng, giảm sút<br />
tình cảm, đạo đức cách mạng; Cuộc cách<br />
mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến sự<br />
“bùng nổ thông tin”: kiến thức khoa học của<br />
nhân loại vô cùng phong phú, phương tiện kỹ<br />
thuật ngày càng hiện đại, được sử dụng rộng rãi,<br />
tốc độ truyền bá thông tin nhanh chưa từng<br />
thấy, nhất là thông tin trên mạng internet rất đa<br />
dạng, phong phú. Song hạn chế của vấn đề này<br />
là sự thiếu kiểm soát của thông tin, sự lợi dụng<br />
công nghệ thông tin để truyền bá tư tưởng phản<br />
động, văn hóa không lành mạnh, công nghệ<br />
thông tin tạo điều kiện cho con người xích lại<br />
gần nhau hơn nhưng cũng dường lại như đẩy<br />
con người xa nhau hơn… Trong điều kiện như<br />
vậy, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên<br />
không chỉ có vai trò quan trọng trong cung cấp<br />
thông tin mà quan trọng hơn là việc định hướng,<br />
xử lý thông tin.<br />
Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh<br />
viên các trường đại học nước ta trong thời<br />
gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, Hội<br />
<br />
Trần Huy Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương<br />
Đảng khóa X đã chỉ rõ: “Chương trình, nội<br />
dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị<br />
trong nhà trường chậm đổi mới, chưa theo<br />
kịp với trình độ phát triển và yêu cầu của xã<br />
hội”4. Đó là một trong những nguyên nhân<br />
dẫn đến hiện tượng một bộ phận sinh viên<br />
không học hoặc không có hứng thú học tập,<br />
nghiên cứu các môn lý luận chính trị, kết quả<br />
sau khi học các môn lý luận chính trị thường<br />
không cao, hoặc không có chuyển biến trong<br />
nhận thức và hành động của sinh viên. Thực<br />
tế này, đang đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho<br />
công tác tư tưởng hiện nay là: Cần phải tiếp<br />
tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả<br />
giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại<br />
học ở nước ta hiện nay.<br />
3. Để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận<br />
chính trị trong các trường đại học hiện nay,<br />
thiết nghĩ cần chú trọng một số giải pháp sau:<br />
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học<br />
có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới,<br />
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo<br />
dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường<br />
đại học. Do đó, từ phía các nhà quản lý giáo<br />
dục trong các trường đại học cần:<br />
+ Đổi mới tư duy, quan niệm về dạy và học<br />
các môn lý luận chính trị, nhất là ở các trường<br />
không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh. Cần nhận thức rõ vị trí, vai trò<br />
của các môn lý luận chính trị đối với việc bồi<br />
đắp tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho sinh<br />
viên hướng tới việc hình thành thế giới quan<br />
khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương<br />
pháp tư duy và phương pháp làm việc biện<br />
chứng cho sinh viên. Không thể coi đây là<br />
môn phụ, không quan trọng...<br />
+ Tiếp tục chăm lo, bồi dưỡng, phát triển đội<br />
ngũ giảng viên lý luận chính trị cả về số<br />
lượng và chất lượng. Trong thời gian tới cần<br />
chú ý một số vấn đề sau:<br />
Cần có một chiến lược xây dựng đội ngũ<br />
giảng viên lý luận chính trị của các trường<br />
ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị Trung ương năm, Khóa<br />
X, Nxb CTQG, HN, 2007, tr.37.<br />
4<br />
<br />
125(11): 57 - 62<br />
<br />
trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm. Từ<br />
đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng tối<br />
ưu, cũng như có chế độ, chính sách hợp lý<br />
nhằm làm cho đội ngũ này yên tâm, gắn bó<br />
với nghề nghiệp của mình và nỗ lực phấn đấu<br />
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.<br />
Cần xây dựng quy trình tuyển dụng giảng<br />
viên lý luận chính trị một cách cụ thể hơn.<br />
Tránh tình trạng nhận tràn lan, không phù hợp<br />
chuyên môn, kém hiệu quả, đào tạo lại…<br />
Giảng viên lý luận chính trị cần được tạo điều<br />
kiện và có quy chế cụ thể định kỳ đi nghiên<br />
cứu thực tiễn ở trong nước (có thể ở nước<br />
ngoài) với mục đích, yêu cầu và kế hoạch cụ<br />
thể, tránh tình trạng hình thức, kém hiệu quả.<br />
Ngoài tập huấn chuyên môn, các trường cần<br />
chú ý tập huấn kỹ năng giảng dạy, ứng dụng<br />
công nghệ thông tin, công nghệ cao trong<br />
giảng dạy.<br />
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả các buổi<br />
sinh hoạt chính trị, giảng dạy nghị quyết, các<br />
hoạt động chính trị - xã hội ngoại khóa... cho<br />
sinh viên.<br />
- Khoa (Bộ môn) chuyên môn là thành trì về<br />
chuyên môn, bộ phận quản lý trực tiếp nhất<br />
đội ngũ giảng viên, hiểu rõ năng lực chuyên<br />
môn của từng cán bộ giảng viên, do đó để<br />
nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị<br />
mà trước tiên là nâng cao chất lượng đội ngũ<br />
giảng viên lý luận chính trị trong các trường<br />
đại học hiện nay, Khoa (bộ môn) chuyên môn<br />
có vai trò đặc biệt quan trọng. Một số giải<br />
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên<br />
đối với cấp Khoa (bộ môn) chuyên môn:<br />
Khuyến khích giảng viên học tập, nghiên<br />
cứu nâng cao trình độ chuyên môn, tin học,<br />
ngoại ngữ.<br />
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các buổi sinh<br />
hoạt chuyên môn định kỳ như: tổ chức thảo<br />
luận chuyên đề, tổ chức các buổi tọa đàm về<br />
nội dung chuyên môn và phương pháp giảng<br />
dạy, tổ chức hội thảo về các môn lý luận<br />
chính trị…<br />
Tổ chức thường xuyên, nghiêm túc công tác<br />
dự giờ, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng<br />
dạy của các giảng viên, qua đó góp ý và rút<br />
59<br />
<br />
Trần Huy Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kinh nghiệm về nội dung và phương pháp<br />
giảng dạy.<br />
Đối với các giảng viên trẻ, cần có kế hoạch<br />
bồi dưỡng chu đáo về chuyên môn và phương<br />
pháp giảng dạy. Đồng thời có kế hoạch phân<br />
công cán bộ bồi dưỡng, giúp đỡ các giảng<br />
viên trẻ nâng cao trình độ và phương pháp<br />
giảng dạy.<br />
- Giảng viên lý luận chính trị là những chủ thể<br />
trực tiếp truyền giảng lý luận chính trị cần: Ý<br />
thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình<br />
với môn học; không ngừng học tập nâng cao<br />
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tìm tòi, học<br />
hỏi, vận dụng các phương pháp mới, phù hợp<br />
vào giảng dạy lý luận chính trị; áp dụng các<br />
phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng<br />
dạy... Trong đó vấn đề quan trọng nhất, đó<br />
chính là không ngừng học tập, trau dồi kiến<br />
thức lý luận và thực tiễn nhằm không ngừng<br />
nâng cao trí tuệ và bản lĩnh chính trị, năng lực<br />
chuyên môn và đạo đức cách mạng. Xứng<br />
đáng là những người tiên phong trong công<br />
tác giáo dục lý luận chính trị trong các trường<br />
đại học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà<br />
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.<br />
- Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình,<br />
phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục<br />
lý luận chính trị.<br />
Mục tiêu giáo dục lý luận chính trị phải phù<br />
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng giáo<br />
dục trong mỗi giai đoạn cách mạng nhất định.<br />
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của công<br />
tác giáo dục lý luận chính trị trong các trường<br />
đại học là làm cho mỗi sinh viên hiểu rõ và<br />
nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ<br />
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,<br />
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và<br />
Nhà nước. Đó phải là sự lĩnh hội những chân<br />
lý khoa học và cách mạng, giúp cho sinh viên<br />
củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,<br />
vào mục tiêu cách mạng, vào sự nghiệp đổi<br />
mới đất nước theo con đường độc lập dân tộc<br />
gắn liền với CNXH, đồng thời phải trang bị<br />
cho sinh viên những kiến thức mới về lý luận<br />
60<br />
<br />
125(11): 57 - 62<br />
<br />
chính trị, về khoa học xã hội và nhân văn, bồi<br />
dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan và<br />
phương pháp luận khoa học cho họ. Đó là cơ<br />
sở để củng cố lập trường giai cấp, bản lĩnh<br />
chính trị vững vàng cho sinh viên, kiên quyết<br />
đấu tranh chống lại mọi biểu hiện thù địch, sai<br />
trái, kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác –<br />
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,<br />
quan điểm của Đảng. Từng bước nâng cao<br />
trình độ lý luận chính trị, năng lực vận dụng<br />
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh, chủ trương, đường lối, chính sách,<br />
pháp luật của Đảng và Nhà nước cho sinh<br />
viên trong quá trình hoạt động thực tiễn chính<br />
trị - xã hội của mình.<br />
Công tác lý luận cần tiếp tục nghiên cứu, bổ<br />
sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với thực tiễn<br />
cách mạng Việt Nam. Nội dung, chương trình<br />
giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các<br />
trường đại học cần tiếp tục được đổi mới, bổ<br />
sung, phát triển đồng thời cần cân đối lại nội<br />
dung kiến thức trong từng môn học sao cho<br />
logic, khoa học, nhất là trong điều kiện học<br />
theo học chế tín chỉ hiện nay. Ngoài ra, tùy<br />
theo từng đối tượng, hình thức, thời gian đào<br />
tạo các chủ thể giáo dục có thể trang bị cho<br />
sinh viên những hiểu biết về các vấn đề chính<br />
trị - xã hội, các trào lưu tư tưởng mới nảy<br />
sinh, các thể chế chính trị trên thế giới…<br />
nhằm mở rộng tầm hiểu biết và có cơ sở đấu<br />
tranh với những quan điểm thù địch, sai trái.<br />
Phương pháp giữ vai trò rất quan trọng trong<br />
giáo dục lý luận chính trị. Phương hướng cơ<br />
bản của việc đổi mới phương pháp là: quán<br />
triệt hơn nữa phương châm lý luận gắn liền<br />
với thực tiễn; bảo đảm tính cách mạng, khoa<br />
học trong giảng dạy; phát huy tính tích cực,<br />
chủ động, sáng tạo của người học. Để quán<br />
triệt và thực hiện phương hướng cơ bản này,<br />
cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc sử<br />
dụng các phương pháp giảng dạy. Hình thức,<br />
phương pháp giảng dạy phải phù hợp với mục<br />
tiêu, đối tượng, cũng như phù hợp với những<br />
yêu cầu mới của tình hình kinh tế - xã hội,<br />
những quy luật của nhận thức, tâm lý đối<br />
<br />
Trần Huy Ngọc và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tượng và đảm bảo truyền tải nội dung giáo<br />
dục lý luận chính trị một cách tối ưu. Trong<br />
điều kiện hiện nay, cần nhanh chóng tiếp cận<br />
những thành tựu tiên tiến của khoa học công<br />
nghệ trong giáo dục, từng bước hiện đại hóa<br />
phương pháp, phương tiện dạy và học, thực<br />
sự coi sinh viên là trung tâm của giáo dục<br />
hiện đại để từ đó đưa ra các phương pháp giáo<br />
dục tích cực, phù hợp.<br />
- Ngoài ra, để nâng cao chất lượng, hiệu quả<br />
giáo dục lý luận chính trị hiện nay thì vai trò<br />
của người học (sinh viên) là rất quan trọng.<br />
Bởi, có đổi mới như thế nào từ phía chủ thể<br />
giáo dục lý luận chính trị, nội dung, chương<br />
trình, phương pháp, phương tiện giáo dục lý<br />
luận chính trị mà từ phía đối tượng không<br />
chịu đổi mới thì không thể nào nâng cao<br />
được chất lượng giáo dục lý luận chính trị. Do<br />
đó, sinh viên các trường đại học cũng cần:<br />
Đổi mới quan niệm về các môn lý luận chính<br />
trị. Phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của<br />
các môn lý luận chính trị, không thể coi đây<br />
là các môn phụ, môn không quan trọng. Từ<br />
đó, có ý thức, thái độ học tập, nghiên cứu một<br />
cách nghiêm túc, đúng đắn.<br />
Đổi mới cách học tập các môn lý luận chính<br />
trị. Không thể học một cách chống đối, học<br />
thuộc lòng, thi cho qua… do đó, khi học xong<br />
sinh viên không nắm được bản chất của vấn<br />
đề, không thể vận dụng những kiến thức đã<br />
học vào thực tiễn để giải quyết được các vấn<br />
đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đặt ra. Vì,<br />
xét cho cùng giáo dục lý luận chính trị ở các<br />
trường đại học không chỉ là trang bị tri thức lý<br />
luận chính trị cho sinh viên mà còn phải giúp<br />
hình thành ở họ niềm tin chính trị và hành<br />
động chính trị - xã hội tích cực, đúng đắn.<br />
Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu.<br />
Hiện nay, trong học chế tín chỉ, với mục tiêu<br />
là biến quá trình giáo dục trở thành quá trình<br />
tự giáo dục, nên thời gian tự học, tự nghiên<br />
cứu có thời lượng lớn hơn gấp nhiều lần thời<br />
gian học trên lớp. Do đó, nếu sinh viên không<br />
chủ động chuẩn bị kỹ bài ở nhà, không tự<br />
nghiên cứu theo định hướng của giảng viên<br />
thì thời gian học trên lớp của sinh viên sẽ<br />
<br />
125(11): 57 - 62<br />
<br />
không có hiệu quả. Nhất là các môn lý luận<br />
chính trị, với đặc thù là các môn khoa học có<br />
tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao thì lại<br />
càng cần phải nâng cao tinh thần, ý thức tự<br />
giác học, tự nghiên cứu.<br />
Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc<br />
sách hàng đầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa<br />
và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục và đào<br />
tạo ngày càng thể hiện vị trí, vai trò quan<br />
trọng của mình trong việc xây dựng và phát<br />
triển đất nước. Giáo dục đạo đức, tư tưởng,<br />
tinh thần, tình cảm, văn hóa chính trị… cho<br />
sinh viên là một trong những nhiệm vụ hết<br />
sức quan trọng trong giáo dục đại học ở nước<br />
ta hiện nay, do đó, đòi hỏi cần tiếp tục đổi<br />
mới, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục lý<br />
luận chính trị cho sinh viên các trường đại<br />
học. Thực hiện thắng lợi, nghị quyết Hội nghị<br />
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng<br />
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo<br />
dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br />
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội<br />
nhập quốc tế với mục tiêu: Giáo dục con<br />
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát<br />
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của<br />
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu<br />
đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Vũ Ngọc Am (2009), Một số vấn đề về phương<br />
pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb Thông tấn,<br />
Hà Nội.<br />
2.Vũ Ngọc Am (2011), “Hiệu quả và tiêu chí đánh<br />
giá hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị”,<br />
Tạp chí Tuyên giáo, (11), Hà Nội.<br />
3. Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác –<br />
Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách<br />
của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị<br />
trường hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học<br />
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.<br />
4. Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao<br />
chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương<br />
trình các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ<br />
Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
5. Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp<br />
nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính<br />
trị - Hành chính, Hà Nội.<br />
<br />
61<br />
<br />