N. V. Tứ / Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ cho đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ<br />
THẠC SĨ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
Nguyễn Văn Tứ<br />
Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài 10/10/2017, ngày nhận đăng 05/01/2018<br />
T<br />
t t Đào tạo trình độ thạc sĩ là một trong những biện pháp quan trọng để phát<br />
triển đội ngũ giáo viên phổ thông. Chuẩn đào tạo trình độ thạc sĩ cho giáo viên ở<br />
trường phổ thông phải đảm bảo hài hòa các yêu cầu nhằm nâng cao trình độ chuyên<br />
môn, kỹ năng sư phạm, nhân cách nghề nghiệp. Vì vậy, các cơ sở đào tạo trình độ thạc<br />
sĩ và các cấp quản lý giáo dục cần: xác định đúng mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức<br />
khoa học cơ bản và kiến thức khoa học giáo dục; tăng quy mô hợp lý và đảm bảo chất<br />
lượng, hiệu quả đào tạo trình độ thạc sĩ các mã ngành lý luận dạy học; phát triển<br />
chương trình đào tạo và mở các mã ngành đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu của giáo<br />
dục phổ thông; gắn hoạt động nghiên cứu với những vấn đề thực tiễn dạy học ở phổ<br />
thông; liên kết giữa các cấp quản lý giáo dục phổ thông với các cơ sở đào tạo trình độ<br />
thạc sĩ; đảm bảo các điều kiện tạo động lực để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ<br />
thạc sĩ cho đội ngũ giáo viên phổ thông.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục (GD)<br />
phổ thông đang là một nhiệm vụ quan<br />
trọng, cấp bách của ngành giáo dục - đào<br />
tạo (GD-ĐT) và được xã hội quan tâm. Lý<br />
luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng chất lượng<br />
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD có<br />
ý nghĩa then chốt đối với việc nâng cao<br />
chất lượng GD phổ thông, góp phần thực<br />
hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, phát triển<br />
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.<br />
Điều đó đã được khẳng định trong các<br />
văn kiện về GD-ĐT của Đảng, Quốc hội,<br />
Nhà nước như Chỉ thị 40 của Ban Bí thư,<br />
Nghị quyết 29 của Hội nghị TW 8 (khóa<br />
XI), Nghị quyết 88 của Quốc hội, Chiến<br />
lược phát triển GD giai đoạn 2011-2020...<br />
Một trong những giải pháp quan trọng để<br />
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên<br />
phổ thông chính là đào tạo, bồi dưỡng<br />
trình độ sau đại học (chủ yếu là trình độ<br />
thạc sĩ) cho đội ngũ giáo viên ở các<br />
trường tiểu học, trung học cơ sở, trung<br />
học phổ thông và trung tâm giáo dục<br />
thường xuyên. Chính vì vậy, cùng với hệ<br />
.<br />
<br />
Email: tulieudhv@gmail.com<br />
<br />
62<br />
<br />
thống GD-ĐT nói chung, các cơ sở đào<br />
tạo (CSĐT) trình độ đại học và sau đại<br />
học, trong đó có các CSĐT giáo viên<br />
(GV), giữ vai trò quan trọng trong việc<br />
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên<br />
phổ thông (GVPT) bằng hoạt động đào<br />
tạo trình độ thạc sĩ cho GD phổ thông.<br />
Chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về<br />
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào<br />
tạo (ĐT) trình độ thạc sĩ khoa học GD,<br />
đặc biệt là mã ngành Giáo dục học (GDH,<br />
mã ngành ĐT: 8140101), mã ngành Lý<br />
luận và phương pháp dạy học bộ môn (mã<br />
ngành ĐT: 8140111) ở các CSĐT, là các<br />
ngành có tác động lớn đối với việc phát<br />
triển đội ngũ GVPT hiện nay.<br />
2. Vai trò của việc đào tạo trình độ<br />
thạc sĩ Giáo dục học và Lý luận và<br />
phương pháp dạy học bộ ôn đối với<br />
việc phát triển đội ngũ giáo viên phổ<br />
thông<br />
- Lý luận và thực tiễn đã khẳng định<br />
rằng, trình độ ĐT là yếu tố quan trọng để<br />
đội ngũ GVPT nâng cao chất lượng giảng<br />
.<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
dạy và hoạt động GD. Tính chuyên sâu về<br />
nội dung môn học và phù hợp với đối<br />
tượng, môi trường dạy học sẽ tạo điều<br />
kiện cho người GV áp dụng được kiến<br />
thức, kỹ năng được ĐT vào hoạt động<br />
giảng dạy, nghiên cứu khoa học GD trong<br />
thực tiễn, làm cơ sở cho quá trình tự học,<br />
tự bồi dưỡng. Điều này đã được các văn<br />
bản hiện hành quy định về chuẩn nghề<br />
nghiệp của GV ở các cấp học, bậc học [1].<br />
- Năng lực dạy học của GVPT không<br />
chỉ được cung cấp, rèn luyện trong<br />
chương trình ĐT ở cao đẳng, đại học,<br />
trong quá trình công tác mà còn được bổ<br />
sung, cập nhật, nâng cao trong các<br />
chương trình ĐT, bồi dưỡng theo chu kỳ,<br />
thường xuyên hoặc qua các trình độ ĐT<br />
cao hơn. Tham gia học trình độ thạc sĩ để<br />
tạo nên sự chuyển biến về chuẩn nghề<br />
nghiệp của đội ngũ GVPT. Đây chính là<br />
quá trình phát triển bền vững nguồn nhân<br />
lực có trình độ cao của ngành GD-ĐT.<br />
- Trong bối cảnh kinh tế tri thức,<br />
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá<br />
trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,<br />
GD đã chuyển từ tiếp cận tri thức sang<br />
tiếp cận năng lực, từ GD tinh hoa sang<br />
GD đại chúng. Sự thay đổi về nhu cầu xã<br />
hội, về đặc điểm người học, môi trường<br />
GD, đòi hỏi nhà trường phải đổi mới mục<br />
tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp<br />
dạy học, kiểm tra đánh giá và các điều<br />
kiện đảm bảo. Nếu đội ngũ GVPT không<br />
cập nhật được những thay đổi thì họ<br />
không những không hoàn thành được<br />
nhiệm vụ mà có nguy cơ bị tụt hậu, đào<br />
thải.<br />
- Đối với đội ngũ GVPT, việc đạt và<br />
vượt chuẩn nghề nghiệp theo quy định đã<br />
được nhận thức một cách sâu sắc. Trình<br />
độ ĐT, kỹ năng sư phạm, nhân cách nhà<br />
giáo, trình độ tiếng Anh, tin học... là<br />
những yêu cầu để mỗi GV có thể đảm<br />
nhận trọng trách giúp HS “học để biết,<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 62-70<br />
<br />
học để làm, học để chung sống, học để<br />
khẳng định mình”. Các cơ sở GD đại học<br />
tổ chức ĐT trình độ thạc sĩ các mã ngành<br />
GDH và Lý luận và phương pháp dạy học<br />
bộ môn (PPDH) đang góp phần thực hiện<br />
nhanh, bền vững yêu cầu chuẩn hóa đội<br />
ngũ GVPT, cả về số lượng, cơ cấu và<br />
trình độ.<br />
- Đội ngũ GVPT hiện nay được nâng<br />
cao trình độ bằng việc học thạc sĩ mã<br />
ngành thuộc khoa học cơ bản và các mã<br />
ngành GDH - PPDH. Việc tham gia học<br />
các mã ngành khoa học cơ bản hay các<br />
mã ngành GDH - PPDH có thể không ảnh<br />
hưởng gì đến chuẩn đội ngũ GVPT. Tuy<br />
nhiên, trong thực tế, đối với GV đang trực<br />
tiếp giảng dạy ở các trường phổ thông,<br />
nếu tham gia học các mã ngành GDH PPDH thì sẽ có lợi thế nhiều hơn trong<br />
việc nâng cao chất lượng GD phổ thông<br />
hiện nay.<br />
- Trên nền tảng những kiến thức của<br />
khoa học cơ bản được cung cấp ở đại học<br />
và một số học phần chung ở chương trình<br />
ĐT trình độ thạc sĩ, người học các mã<br />
ngành GDH - PPDH sẽ đi chuyên sâu vào<br />
những vấn đề cơ bản của khoa học GD,<br />
của lý luận và phương pháp dạy học bộ<br />
môn cụ thể. Người học được trang bị<br />
những kiến thức, kỹ năng của một nhà<br />
khoa học, nhà GD để phát triển phẩm<br />
chất, năng lực HS phổ thông theo mục<br />
tiêu của cấp học. Nội dung các học phần<br />
cung cấp, trang bị những vấn đề về mục<br />
tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình<br />
dạy học, tài liệu dạy học, kiểm tra đánh<br />
giá kết quả học tập của HS, xử lý các tình<br />
huống trong GD, tích hợp và phân hóa<br />
trong hoạt động dạy học. Người học sẽ lý<br />
giải được các câu hỏi liên quan đến hoạt<br />
động dạy học bộ môn: Dạy nội dung gì?<br />
Dạy bằng cách nào? Tại sao lại dạy nội<br />
dung và cách như vậy? Tổ chức dạy học<br />
tích hợp, hoạt động trải nghiệm, phát triển<br />
<br />
63<br />
<br />
N. V. Tứ / Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ cho đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông<br />
<br />
nội dung dạy học như thế nào để phù hợp<br />
với đối tượng HS và môi trường sống cụ<br />
thể? Dạy học không chỉ làm cho HS nắm<br />
được kiến thức mà quan trọng, làm cho<br />
các em có được phương pháp để tìm kiếm<br />
kiến thức và vận dụng kiến thức ấy vào<br />
giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc<br />
sống. Nói cách khác, GVPT sẽ đạt hiệu<br />
quả cao hơn, bền vững hơn khi GD những<br />
phẩm chất và năng lực cho HSPT qua một<br />
môn học, nội dung dạy học cụ thể ở<br />
trường phổ thông. Thực tế đã có những<br />
nội dung dạy học không phù hợp với<br />
những quy luật của GDH (chi tiết cuối<br />
của truyện cổ tích Tấm Cám, bài toán 5<br />
ngón tay, bài đồng dao về từ liên<br />
tưởng...).<br />
- Ở nhiều nước trên thế giới, nội<br />
dung đào tạo, thời gian và quy trình đào<br />
tạo, bố trí sử dụng GVPT tùy thuộc vào<br />
triết lý GD của quốc gia đó. Nội dung đào<br />
tạo GV ở các cơ sở đào tạo tùy thuộc vào<br />
chương trình giảng dạy ở trường phổ<br />
thông, thường được cụ thể hóa theo từng<br />
khu vực (bang, thành phố, tỉnh) trên cơ sở<br />
chương trình khung của quốc gia. Việc<br />
đào tạo, sử dụng GV ở các nước phát triển<br />
có những đặc điểm chung: được đào tạo ở<br />
các trường sư phạm hoặc các trường khoa<br />
học cơ bản, nội dung đào tạo bám sát<br />
chương trình giáo dục phổ thông, chương<br />
trình đào tạo có 3 khối kiến thức cơ bản<br />
(kiến thức đại cương và chuyên ngành,<br />
kiến thức khoa học giáo dục, thực tập sư<br />
phạm), có gấy phép được làm nghề GV,<br />
được bồi dưỡng theo chu kỳ.<br />
Ở Hoa Kỳ, những người được bố trí,<br />
cấp phép làm GV là những người đã tốt<br />
nghiệp đại học ở các ngành khoa học cơ<br />
bản tương ứng (cử nhân khoa học), tham<br />
gia chương trình đào tạo GV và trải qua<br />
một năm thực tập ở trường phổ thông;<br />
.<br />
<br />
.<br />
<br />
64<br />
<br />
thời gian là 4-5 năm. Ở Cộng hòa liên<br />
bang Đức, chương trình giáo dục phổ<br />
thông và dạy nghề được phân hóa từ bậc<br />
trung học cơ sở. Với sự phong phú, đa<br />
dạng, phân hóa và tích hợp trong chương<br />
trình dạy học và quy định ở mỗi tiểu bang<br />
nên việc đào tạo GV cũng có những điểm<br />
khác biệt. Chuẩn đào tạo GV được xây<br />
dựng dựa trên mô hình năng lực nghề<br />
nghiệp với các lĩnh vực chủ yếu: năng<br />
lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực<br />
đánh giá, năng lực đổi mới và phát triển.<br />
Ở Đức, trước năm 1980, GV được đào tạo<br />
trong các trường sư phạm, về sau được<br />
đào tạo trong các trường đa ngành, được<br />
quy định thời gian là 10 học kỳ tương<br />
đương 100 tín chỉ, với 2 bậc: bậc bachelor<br />
(2-4 học kỳ tương đương 60-120 tín chỉ)<br />
và bậc master (6-8 học kỳ tương đương<br />
180-240 tín chỉ). Để hoàn thành chương<br />
trình đào tạo trình độ thạc sĩ, GV tiểu học<br />
và THCS phải học 3 học kỳ, GV trường<br />
THPT phải học 4 học kỳ (bao gồm cả<br />
thực tập phổ thông). Ở Vương quốc Anh,<br />
việc đào tạo GVPT được thực hiện khi<br />
người học chưa tốt nghiệp đại học hoặc<br />
sau khi tốt nghiệp đại học, đào tạo GV<br />
dựa theo nhu cầu tuyển dụng, đào tạo GV<br />
dựa vào đánh giá năng lực... Ở Nhật Bản,<br />
chương trình GD phổ thông quốc gia<br />
được cụ thể hóa trong các chương trình,<br />
sách giáo khoa cụ thể ở các tỉnh, thành<br />
phố. GV được đào tạo ở bậc cao đẳng hay<br />
đại học đều phải đảm bảo chương trình<br />
bao gồm: kiến thức chung, chuyên môn,<br />
môn học sư phạm, môn giảng dạy (bao<br />
gồm cả thực hành) và thực tập tốt nghiệp.<br />
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo<br />
sư phạm, muốn giảng dạy ở các trường<br />
phổ thông, GV phải được cấp giấy phép<br />
của cơ quan quản lý [4], [5].<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
3. Một số đề nghị về việc nâng cao<br />
chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo<br />
trình độ thạc sĩ Giáo dục học và Lý<br />
luận và phương pháp dạy học bộ ôn,<br />
đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo<br />
viên phổ thông hiện nay<br />
Hiện nay, hoạt động ĐT trình độ thạc<br />
sĩ về GDH (bậc tiểu học) và Lý luận dạy<br />
học bộ môn đang được triển khai ở các cơ<br />
sở GD đại học ở Thái Nguyên, Hà Nội,<br />
Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy<br />
Nhơn, Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh,<br />
Đồng Tháp, Cần Thơ... Vấn đề quan trọng<br />
là các CSĐT cần phải đổi mới hoạt động<br />
ĐT trình độ thạc sĩ để đáp ứng tốt yêu cầu<br />
nâng cao chất lượng GD phổ thông. Nâng<br />
cao chất lượng ĐT trình độ thạc sĩ khoa<br />
học GD nói chung, các mã ngành lý luận<br />
và phương pháp dạy học bộ môn nói riêng<br />
là một trong những giải pháp vừa có tính<br />
cấp bách, vừa có tính chất lâu dài, có ý<br />
nghĩa quan trọng trong việc phát triển đội<br />
ngũ GVPT, góp phần đổi mới căn bản,<br />
toàn diện GD-ĐT. Đó không chỉ là nhiệm<br />
vụ của các CSĐT trình độ thạc sĩ mà còn<br />
là trách nhiệm của các cấp quản lý GD và<br />
các ban ngành liên quan.<br />
3.1. Xác định đúng mối quan hệ<br />
hữu cơ giữa kiến thức khoa học cơ bản<br />
và kiến thức khoa học giáo dục trong<br />
đào tạo giáo viên bộ môn ở trường phổ<br />
thông<br />
Các học phần chung của lí luận và<br />
phương pháp dạy học cùng với các<br />
chuyên ngành khoa học cơ bản nhằm xác<br />
định mối quan hệ biện chứng giữa kiến<br />
thức nền tảng (khoa học cơ bản) với kiến<br />
thức về lý luận giáo dục (dạy học bộ<br />
môn). Điều này khẳng định một quy luật:<br />
người GV muốn giảng dạy được phải có<br />
một nền tảng kiến thức cơ bản về bộ môn<br />
dạy học và muốn giảng dạy tốt phải có<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 62-70<br />
<br />
những kiến thức, kỹ năng về lý luận và<br />
phương pháp dạy học bộ môn tương ứng.<br />
Hiện nay, đội ngũ GVPT (giảng dạy<br />
tại các trường tiểu học, THCS và THPT)<br />
được đào tạo chủ yếu ở các trường sư<br />
phạm (cao đẳng, đại học). Một bộ phận<br />
nhỏ được đào tạo chuyên môn về khoa<br />
học cơ bản (cử nhân khoa học), nhưng đã<br />
hoàn thành các chứng chỉ nghiệp vụ sư<br />
phạm nên được các trường phổ thông tiếp<br />
nhận, bố trí giảng dạy theo các quy định<br />
hiện hành. Thời gian đào tạo 3-4 năm (tùy<br />
thuộc vào trình độ) với khung kiến thức<br />
bao gồm những kiến thức đại cương, kiến<br />
thức chuyên ngành, kiến thức khoa học<br />
giáo dục và thực hành, thực tập sư phạm.<br />
Một điều cần phải khẳng định rằng,<br />
người GVPT không thể giảng dạy tốt nếu<br />
không có được những kiến thức cơ bản<br />
của môn học, nội dung giảng dạy. Tuy<br />
nhiên, nếu chỉ nắm được kiến thức giảng<br />
dạy mà không có được phương pháp<br />
giảng dạy khoa học thì cũng không làm<br />
tốt được nhiệm vụ của người GVPT.<br />
Trường phổ thông có nhiệm vụ phát triển<br />
năng lực HS thông qua các môn học cụ<br />
thể, chứ chưa phải là đào tạo các em trở<br />
thành những nhà khoa học. Trong việc<br />
dạy học các môn học ở trường phổ thông,<br />
người GV phải tổng hòa trình độ, năng<br />
lực, phẩm chất, kỹ năng của một nhà khoa<br />
học cơ bản và của một nhà khoa học giáo<br />
dục.<br />
Vì vậy, dù mô hình đào tạo GVPT là:<br />
a) Đào tạo 3-4 năm ở trường sư phạm<br />
(học kiến thức đại cương, chuyên ngành +<br />
học về GDH + thực tập); b) Đào tạo 3-4<br />
năm (cao đẳng, cử nhân khoa học) ở<br />
trường đại học chuyên ngành + kiến thức<br />
về GDH + thực tập) thì mối quan hệ giữa<br />
kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức về<br />
khoa học giáo dục luôn luôn được xác<br />
.<br />
<br />
65<br />
<br />
N. V. Tứ / Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ cho đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông<br />
<br />
định. Đây là một mô hình đã được khẳng<br />
định trong đào tạo GVPT ở nhiều quốc<br />
gia trên thế giới.<br />
3.2. Tăng quy mô hợp lý và đảm bảo<br />
chất lượng, hiệu quả đào tạo trình độ<br />
thạc sĩ các mã ngành giáo dục học và<br />
phương pháp giảng dạy<br />
- Thay đổi nhận thức của đội ngũ<br />
GVPT về học thạc sĩ (để phát triển năng<br />
lực dạy học và GD chứ không phải chỉ đạt<br />
bằng cấp). Chuẩn đầu ra của các ngành<br />
ĐT trình độ thạc sĩ các mã ngành GDH PPDH sẽ đảm bảo cho đội ngũ GVPT có<br />
trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm,<br />
nhân cách nhà giáo, trình độ tin học và<br />
tiếng Anh ở một mức độ chuẩn nghề<br />
nghiệp cao hơn so với những GVPT khác.<br />
- Tổ chuyên môn, các trường phổ<br />
thông, các cấp quản lý GD (phòng, sở)<br />
khuyến khích, động viên GVPT tham gia<br />
ĐT trình độ thạc sĩ về các mã ngành GDH<br />
- PPDH để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ<br />
của nhà trường. Tuy nhiên, việc cử đi học<br />
cần đảm bảo chất lượng, tránh việc hình<br />
thức hóa bằng cấp cho đội ngũ GV. Định<br />
hướng cho số sinh viên tốt nghiệp đại học<br />
đủ điều kiện để học thạc sĩ các mã ngành<br />
GDH - PPDH một cách phù hợp, tránh<br />
hiện tượng thạc sĩ tốt nghiệp không có<br />
việc làm.<br />
- Kiểm soát chặt chẽ đầu vào ĐT<br />
trình độ thạc sĩ trong bối cảnh có quá<br />
nhiều cơ sở GD đại học tham gia ĐT GV<br />
và chưa kiểm soát chặt chẽ hình thức ĐT<br />
tại chức, từ xa (một số cơ sở dạy nghề<br />
cũng được ĐT và cấp chứng chỉ nghiệp<br />
vụ sư phạm cho GVPT). Đội ngũ cán bộ<br />
quản lý, các tổ trưởng chuyên môn cần đi<br />
học các chuyên ngành GDH - PPDH phù<br />
hợp với trình độ được ĐT ở bậc đại học,<br />
không nên tập trung vào học thạc sĩ mã<br />
ngành quản lý GD như các năm vừa qua.<br />
<br />
Tăng cường kiểm soát chất lượng ở các<br />
lớp liên kết ĐT ở ngoài CSĐT.<br />
3.3. Phát triển chương trình đào tạo<br />
và mở các mã ngành đào tạo mới để đáp<br />
ứng nhu cầu thực tiễn và phát triển<br />
năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ<br />
thông<br />
- Các học phần chương trình ĐT thạc<br />
sĩ mã ngành GDH - PPDH cần tiếp cận,<br />
chuyên sâu vào những vấn đề đổi mới của<br />
GD phổ thông: tích hợp và phân hóa, mục<br />
tiêu phát triển phẩm chất và năng lực<br />
người học, đa dạng hóa hình thức và<br />
phương pháp hoạt động GD, phát huy tính<br />
chủ động của HS, tổ chức hoạt động trải<br />
nghiệm, định hướng nghề nghiệp qua hoạt<br />
động GD, địa phương hóa nội dung dạy<br />
học. Nội dung các học phần phải kết hợp<br />
giữa khoa học cơ bản và khoa học giáo<br />
dục, giữa tri thức nền tảng và tri thức<br />
phương pháp; giữa những kết quả đã được<br />
khẳng định với việc cập nhật những thành<br />
tựu mới, hiện đại về phương pháp GD,<br />
dạy học.<br />
- Phát triển chương trình ĐT trình độ<br />
thạc sĩ các mã ngành GDH - PPDH theo<br />
hướng tích hợp và liên môn, liên ngành để<br />
phục vụ yêu cầu đổi mới GD phổ thông<br />
hiện nay (đặc biệt là GV dạy học ở trung<br />
học cơ sở), đảm bảo việc giảng dạy các<br />
nội dung về khoa học tự nhiên, khoa học<br />
xã hội, hoạt động trải nghiệm, các nội<br />
dung dạy học mới... Trên cơ sở danh mục<br />
mã ngành đào tạo cấp IV [3], đề nghị các<br />
cấp cho thẩm quyền cho phép mở các mã<br />
ngành đào tạo trình độ thạc sĩ GDH PPDH phù hợp với nhu cầu thực tế của<br />
trường phổ thông. Thực tế đã có một số<br />
mã ngành thạc sĩ ở các CSĐT sau đại học<br />
hiện nay không còn người học vì không<br />
còn thỏa mãn với nhu cầu sử dụng nhân<br />
lực của xã hội; một số cơ sở đào tạo đang<br />
.<br />
<br />
66<br />
<br />