intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số; Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 229 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ThS. Nguyễn Khánh Ly(1), TS. Phan Văn Tuấn(2) TÓM TẮT: Nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp bách không chỉ của mỗi quốc gia, mà còn là vấn đề của từng vùng, miền theo đặc điểm về địa lý, dân cư và yêu cầu định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Ở khu vực miền núi, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số được coi là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan tâm sâu sắc đến đời sống ấm no, hạnh phúc, tiến bộ của đồng bào, đặc biệt là sự quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đào tạo nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi; có vai trò quyết định đến học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực; đào tạo ra những người có khả năng dẫn dắt, tập hợp cộng đồng dân tộc thiểu số trong tổ chức sản xuất, quản lý xã hội; tạo nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới song song với việc phát huy các tri thức bản địa và kinh nghiệm của dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có khả năng giải quyết những vấn đề mới, vấn đề phát sinh trong thực tiễn, sản xuất và đời sống xã hội. Từ khóa: Chất lượng, nguồn nhân lực, dân tộc thiểu số, Hồ Chí Minh. 1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. 2. Trường Đại học Vinh.
  2. 230 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ABSTRACT: Human resources are the most significant asset, a decisive factor for the existence and development of every country. Human resource development has become an urgent task not only of each country but also of each region and region according to the characteristics of geography, population and requirements of economic development orientation - society. In the mountainous areas, ethnic minority human resources are considered a central factor, playing a decisive role in socio-economic growth and development. President Ho Chi Minh has deeply concerned about the prosperous, happy and progressive life of the compatriots, especially the interest in training and fostering ethnic minority cadres. According to Ho Chi Minh, human resource training is a fundamental factor determining socio-economic development in ethnic minority areas in mountainous areas; it plays a decisive role in the education, professional and technical qualifications of human resources, training people capable of leading and gathering ethnic minority communities in production organization and social management; create human resources capable of applying new scientific and technological achievements in parallel with promoting indigenous knowledge and experiences of ethnic minorities in socio-economic development, and at the same time capable of solving new problems, problems arising in practice, production and social life. Keywords: Quality, human resources, ethnic minorities, Ho Chi Minh. 1. Đặt vấn đề Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số là một trong ba khâu đột phá chiến lược của đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan tâm sâu sắc đến đời sống ấm no, hạnh phúc, tiến bộ của đồng bào, đặc biệt là sự quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số. Người đã có những chỉ đạo chiến lược về xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số với mục đích “làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lý lấy mọi công việc của mình”. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của hệ thống chính trị các cấp ở địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nguồn nhân lực, sức mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều tiến bộ, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc và miền núi. Bước vào thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, cùng với những thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực, thì phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số là lĩnh vực vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, việc đào tạo nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết, là khâu then chốt, đột phá cần được
  3. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 231 quan tâm, nghiên cứu một cách khoa học, nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số - cư dân chủ yếu ở vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới. Đánh giá cao vị trí trọng yếu của vùng miền núi - nơi có vị trí rất quan trọng về kinh tế, chính trị, đối ngoại và quốc phòng; là vị trí “căn cứ địa cách mạng”, “nơi có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống”, “nơi tiếp giáp các nước láng giềng”... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến địa bàn chiến lược này và dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số tình cảm đặc biệt. Trong đó, Người không chỉ tin cậy giao những trọng trách của Đảng trong những năm đầy cam go thử thách của cách mạng mà còn chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số để “làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lý lấy mọi công việc của mình” sau khi đã nắm chính quyền cách mạng. Ngay sau khi trở về nước (28/1/1941), Người đã chọn Cao Bằng làm điểm dừng chân, xây dựng Cao Bằng và các tỉnh miền núi phía Bắc... làm căn cứ địa của cách mạng. Từ đây, Người đã tuyên truyền, cổ vũ đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia phong trào cách mạng, tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; đào tạo đội ngũ cán bộ từ những người con ưu tú của đồng bào Tày, Nùng,... như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Nọn, Hoàng Văn Thụ, Dương Đại Lâm,... thành những “hạt giống đỏ”, góp phần phát triển phong trào cách mạng. Ngay sau khi có chính quyền cách mạng, trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, ngày 19/4/1946, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “Nha Dân tộc thiểu số” để săn sóc cho tất cả các đồng bào” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 4, tr.249). Quan điểm này của Hồ Chí Minh là nguyên tắc cho vấn đề dân tộc ở Việt Nam, đó là sự bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt. Để có được tự do, độc lập và bình đẳng thực sự, không chỉ chăm lo đời sống kinh tế cho đồng bào, ngay từ rất sớm, Người đã chỉ đạo: “Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc. Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình” (Hồ Chí Minh, 2011, tập 4, tr.131). Người không chỉ thấu hiểu tấm lòng của đồng bào đối với Đảng,
  4. 232 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA với cách mạng, mà còn khẳng định tầm quan trọng của vùng miền núi đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với đất nước. Người viết: “Về số người thì đồng bào miền núi chiếm 1/5 tổng số nhân dân nước ta. Miền núi chiếm 2/3 tổng số diện tích nước ta, và có hơn 3.000 cây số biên giới... miền núi có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước ta” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 13, tr.458). Do vậy, Người chỉ rõ nhiệm vụ của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Chính phủ: “Các chú đều biết là miền núi nước ta chiếm một vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đối với kinh tế. Vì vậy, Trung ương Đảng và Chính phủ, mà trực tiếp là các cấp ủy đảng, các ủy ban địa phương, các cô, các chú, phải làm sao nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc... Làm được như vậy thì vừa nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, vừa góp phần cung cấp những thứ cần thiết cho Nhà nước” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 14, tr.166). Đồng thời, với quan điểm nâng cao đời sống kinh tế đối với đồng bào vùng cao, Người chỉ ra hai vấn đề mà Đảng, Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ đồng bào dân tộc: Một là, chống nạn mù chữ, phát triển giáo dục phổ thông; hai là, đào tạo cán bộ người dân tộc. Để xóa nạn mù chữ, Người yêu cầu Đảng, Chính phủ phát động và duy trì phong trào bình dân học vụ trong đồng bào các dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đồng bào phải cố gắng xóa nạn mù chữ. Phải biết đọc, biết viết thì làm ăn mới tiến bộ được” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 14, tr.95). Người cho rằng: “Về văn hóa ở miền núi đã tiến bộ nhiều. Đồng bào Thái, đồng bào Mèo, đồng bào Tày, đồng bào Nùng đã có chữ của mình. Như thế là tốt. Nạn mù chữ đã xóa bỏ được nhiều, nhưng còn chậm, cần phải đẩy mạnh việc học văn hóa hơn nữa” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 14, tr.163). Trong kháng chiến chống Pháp, để chống lại âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch gieo rắc tư tưởng ly khai dân tộc, Người chủ trương thành lập các khu tự trị của đồng bào các dân tộc. Trong báo cáo trước Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II), ngày 25/1/1953, Người chỉ rõ: “Chúng ta phải cố gắng đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số và giáo dục đồng bào thiểu số, để chuẩn bị điều kiện cho việc lập dần dần những vùng dân tộc tự trị. Việc này rất quan hệ với kháng chiến. Địch dùng tự trị giả để chia rẽ các dân tộc, để phá hoại sức kháng chiến. Ta phải kịp thời dùng tự trị thật để đoàn kết các dân tộc, để đẩy mạnh kháng chiến” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 8, tr. 34). Mục đích thành lập các khu tự trị nhằm chống âm mưu dùng chiêu bài “tự trị” để chống phá chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời “làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lý lấy mọi công việc của mình, để mau chóng phát triển kinh tế và văn hóa của mình, để thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 9, tr.453). Những năm đầu miền Bắc mới giải phóng, trước bộn bề công việc khôi phục kinh tế miền Bắc sau chiến tranh, đất nước còn bị chia cắt, cách mạng miền Nam
  5. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 233 đang vô cùng khó khăn, nhưng Bác đã giành thời gian trực tiếp lên gặp gỡ, nói chuyện với đồng bào Tây Bắc nhân kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và không quên nhắc nhở đẩy mạnh phát triển văn hoá giáo dục. Bởi theo Người: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế và văn hóa” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 7, tr.221). Do vậy, Người căn dặn: “Đồng bào khu tự trị đã từng cùng bộ đội ta đánh thắng trận Điện Biên Phủ, đuổi hết giặc Tây, giải phóng đất nước. Ngày nay, đồng bào, bộ đội và cán bộ càng phải cùng nhau đoàn kết phấn đấu để giành lấy một thắng lợi to lớn hơn nữa là tiêu diệt cho hết giặc đói, giặc dốt, làm cho mọi người đều được no ấm, đều biết chữ, làm cho mọi người đều được hưởng hạnh phúc, yên vui” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 12, tr.205). Khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tháng 10/1961, tại Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác xã nông nghiệp ở miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ba vấn đề đối với đồng bào các dân tộc thiểu số: 1) Phải tăng cường đoàn kết dân tộc. Ðây là một công tác rất quan trọng, có nội dung mới và rộng hơn. Các dân tộc miền núi đoàn kết chặt chẽ, các dân tộc thiểu số đoàn kết với dân tộc đa số...; 2) Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên, cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương, nhưng phải làm sao cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương chứ không phải là bao biện làm thay; 3) Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm cho đời sống đồng bào địa phương ngày càng khá hơn cả về vật chất và tinh thần (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 9, tr.181 - 182). Có thể nhận thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ những chủ trương và nhiệm vụ đối với công tác đào tạo cán bộ các dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, mà mục đích cao nhất là làm “cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương”, để chăm lo cho đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số “ngày càng khá hơn”. Vì vậy, Người đã đề nghị các cấp, các ngành cần phải bám sát đặc điểm của địa phương, từ đó sẽ đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong bài phát biểu kết thúc cuộc thảo luận về miền núi tại Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 4/1959, Người nói: “Qua hội nghị và sau khi các địa phương báo cáo, Trung ương có nắm được tình hình hơn trước, nhưng tình hình nắm vẫn chưa kỹ. Ví dụ: Tây Bắc mới điều tra kỹ trong 6 xã. Phải nắm tình hình rộng hơn nữa, sâu hơn nữa để giúp Trung ương, Bộ Chính trị định được chắc chắn hơn nữa những việc nên làm ở miền núi” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, tập 12, tr.180). 2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Từ sau năm 1986 cho đến nay, việc nâng cao nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội ổn định,
  6. 234 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA lâu dài, luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay được thể hiện qua bốn nhóm: chính sách phát triển hệ thống trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng; chính sách hỗ trợ đối với người học về học bổng, hỗ trợ học tập, miễn, giảm học phí, chế độ cử tuyển, tuyển thẳng vào đại học, dự bị đại học, cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh, ưu tiên trong đào tạo, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên,... và chính sách đầu tư đối với các cơ sở đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhà nước cũng ban hành một số chính sách có ảnh hưởng gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc miền núi, tiêu biểu: Chương trình 135 giai đoạn II; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững với 62 huyện nghèo, giai đoạn 2009 - 2020... Hiện nay, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số. Hiện có 12 chính sách, gồm 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 4 nghị định của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực giáo dục của đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng chính sách cử tuyển, từ năm 2011 - 2020, đã có 51/53 dân tộc thiểu số có sinh viên cử tuyển, với số lượng 8.681 học sinh; trên 36% học sinh cử tuyển được bố trí việc làm. Về đào tạo hệ dự bị đại học dân tộc, trong 10 năm học qua, các trường, khoa dự bị đại học đã tuyển sinh và bồi dưỡng cho 34.253 học sinh, góp phần tạo nguồn sinh viên dân tộc thiểu số cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với chính sách đào tạo, dạy nghề người dân tộc thiểu số, tính đến năm 2020, đã hỗ trợ đào tạo trên 1,1 triệu người, chiếm 14% trên tổng số gần 8 triệu người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động. Ở nhiều địa phương, việc dạy nghề đã gắn với giải quyết việc làm, tự tạo việc làm. Nhiều người sau khi học nghề đã tự mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình trang trại, phát triển kinh tế tại chỗ. Nhờ học nghề, 86,1% người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên đã có việc làm. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược công tác dân tộc, giai đoạn 2021 - 2030 được Chính phủ Việt Nam đưa ra là: tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp trên 70%, lao động đến tuổi có việc làm, thu nhập ổn định trên 90%,... Như vậy, để phát triển nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi, kể từ sau năm 1986 đến nay, Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách ưu tiên nhằm tạo nguồn, xây dựng đội ngũ lao động, trí thức là người dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đến nay, trình độ dân trí của vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được nâng lên đáng kể. Về cơ bản, đã thực hiện thành công sự nghiệp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao; trình độ tay nghề,
  7. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 235 chuyên môn kỹ thuật của lao động từng bước được nâng lên; tiềm lực và trình độ khoa học - công nghệ đã có bước phát triển đáng kể... Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú không ngừng được củng cố và phát triển. Hiện nay, trên cả nước có 346 trường phổ thông dân tộc nội trú với gần 60.000 học sinh thuộc 45/53 dân tộc thiểu số. Vùng miền núi đã có 4 trung tâm đại học khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Hệ thống trường đào tạo nghề, trường cao đẳng được củng cố, phát triển, tính đến năm 2022, nước ta có 14 trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Đến năm 2022, đồng bào các dân tộc thiểu số đã có trên 13.000 người có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng; hơn 78.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp,... Kết quả điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số ở nước ta năm 2022 cho thấy, có 98,6% số thôn thuộc các xã vùng dân tộc thiểu số đã được tiếp cận. Trong đó, tỷ lệ thôn được sử dụng điện lưới quốc gia chiếm tới 97,2%, tăng 4,2 điểm phần trăm so với năm 2015. Gần 90% các thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa, cao hơn 17 điểm phần trăm so với năm 2015. Hầu hết, các xã vùng dân tộc thiểu số đã có trạm y tế, chiếm 99,5% tương đương với kết quả điều tra năm 2015. Tỷ lệ đi học trung cấp tiểu học của người dân tộc thiểu số là 100%, cấp trung học cơ sở là 85,8% và trung học phổ thông là 50,7%. So với năm 2015, mức độ tiếp cận với giáo dục phổ thông của người dân tộc thiểu số đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các hộ dân tộc vùng dân tộc thiểu số là 37 %, giảm 1,5 điểm phần trăm so với năm 2015; cao gấp 3,2 lần tỷ lệ chung của toàn quốc (10,1%). Bên cạnh những kết quả đạt được, ở khu vực miền núi, tỷ lệ tái mù chữ còn cao, tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều. Dựa trên kết quả phân tích số liệu điều tra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2020 (Ủy ban Dân tộc, UNDP, Irish Aid, 2020), giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi còn thấp. Có khoảng 72% học sinh trong độ tuổi đi học, đi học đúng cấp. Tỷ lệ học sinh đi học đúng cấp THPT trung bình chỉ đạt 34,6%; tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng phổ thông chỉ đạt 79,9%. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có tỷ lệ rất thấp trong nhóm dân tộc thiểu số, với 6,5% tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo, bằng 1/3 so với tỷ lệ trung bình của lực lượng lao động cả nước. Chỉ 6,5% lao động dân tộc thiểu số có việc làm đã qua đào tạo, song đa số chỉ được đào tạo đến trung cấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số. Nguồn lao động của vùng dân tộc thiểu số và miền núi chủ yếu tham gia vào nghề nông và các nghề đơn giản, các lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và trung bình rất ít. Tại vùng trung du và miền núi phía Bắc, có đến 77% dân số
  8. 236 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA từ 15 tuổi trở lên đang tham gia vào nghề nông và các ngành nghề đơn giản, trong khi chỉ có 7,3% tham gia vào các ngành nghề có chuyên môn kỹ thuật cao và trung bình; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tương ứng là 65,1% và 7,11%; Tây Nguyên là 77,6% và 5,12%. Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động của vùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo mới đạt 10,5% (so với cả nước 25%), trong khi chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn 89,5%; nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trình độ đại học, trên đại học đạt 2,8%, riêng người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1,1% (thấp hơn 4 lần so với toàn quốc). Số liệu trên phần nào phản ánh thực trạng về trình độ và năng lực của nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay. Những phát triển mới của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi một nguồn nhân lực toàn diện, có chất lượng cao. Đó là một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các lĩnh vực hay đội ngũ chuyên gia khoa học, văn hóa có kiến thức vững vàng, luôn cập nhật những kiến thức mới của thế giới và gắn bó với thực tiễn, có sức sáng tạo, có tâm huyết với sự nghiệp phát triển đất nước, cộng tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và người lao động cùng sáng tạo những công trình, sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, trước những yêu cầu của thực tế, đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số, với khoảng 50% có trình độ chuyên môn ở bậc trung, sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo đối với cấp tỉnh và tỷ lệ này ở cấp huyện, cơ sở là 80% cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là rất cấp thiết. Thực tiễn này cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực thấp chính là rào cản lớn cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức ở nước ta nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Như vậy, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của đất nước, thực trạng đó được khái quát một cách cụ thể qua các nội dung sau: Thứ nhất, chất lượng nguồn lao động dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp, tính đến tháng 6/2022, lao động các đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi chưa qua đào tạo chiếm 83,8%. Chính vấn đề này đang kìm hãm quá trình phát triển nguồn nhân lực, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Thứ hai, đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi đang thiếu thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực cho sản xuất như đất, vốn, lao động có kỹ thuật,... Thực tế, đồng bào đã được bố trí đất sản xuất nhưng do thiếu các nguồn lực về tài chính và kỹ thuật nên đất sản xuất không được sử dụng có hiệu quả, canh tác vẫn là phát nương
  9. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 237 làm rẫy; cây trồng, vật nuôi chưa được đa dạng hóa... nên giá trị sản phẩm còn rất thấp. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi hầu như chưa phát triển, đa số đồng bào chưa có đủ điều kiện và khả năng để tự vượt lên bằng nội lực của chính mình. Những hạn chế về kinh tế chính là cản trở đối với việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Thứ ba, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi thường đông con, đa phần có từ 5 - 6 con; lao động chính trong nhà có học vấn rất thấp, khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Thứ tư, các chỉ số về thể chất sức khỏe như chiều cao, cân nặng của nguồn nhân lực còn thấp. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi xấp xỉ 20%. Bên cạnh đó, chỉ số về thể lực của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi còn kém so với chỉ số trung bình của cả nước. Ngoài ra, đặc điểm địa lý tự nhiên, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt; dân cư phân tán; thiếu thông tin; các tệ nạn như uống rượu, cờ bạc, ma túy còn nặng nề và gay gắt; các thế lực thù địch lợi dụng khó khăn vùng dân tộc thiểu số để xuyên tạc, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc,... là những nguyên nhân ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc thiểu số. Thực trạng trên phản ánh sự yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi trong việc đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này theo kịp sự phát triển của đất nước cần có những giải pháp khoa học. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực là giải pháp hàng đầu. 2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.3.1. Phát triển nguồn nhân lực gắn với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với đồng bào dân tộc thiểu số về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục - đào tạo với các phương tiện thông tin đại chúng, để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực của Nhà nước đến với đồng bào. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: phát hành tài liệu in ấn, sử dụng các phương tiện truyền thông, tổ chức các cuộc họp tại cộng đồng, khai thác hiệu quả vai trò của già làng, trưởng bản. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với học sinh dân tộc thiểu số và cha mẹ học sinh về vị trí, vai trò nguồn nhân lực.
  10. 238 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống vật chất góp phần phát triển về mặt thể chất để đồng bào dân tộc thiểu số có đủ sức mạnh về tinh thần, sức khỏe, sự bền bỉ và dẻo dai, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực và việc làm, trên cơ sở thực hiện quy hoạch và quy hoạch lại nguồn nhân lực cho khu vực miền núi. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch sử dụng đất và nguồn lao động tại chỗ để giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo, sinh kế bền vững cho đồng bào. Khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng lao động là đồng bào dân tộc. Ưu tiên đầu tư giải quyết tốt công tác định canh, định cư gắn với phát triển kết cấu hạ tầng. Hướng dẫn, khuyến khích đồng bào thay đổi tập tục lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất. 2.3.2. Đẩy mạnh công tác phát triển giáo dục và đào tạo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Ở khu vực miền núi, Nhà nước cần có chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ có trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng và với riêng từng dân tộc, xây dựng chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, sao cho họ yên tâm với nghề nghiệp. Xây dựng chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học của từng dân tộc, từng vùng trên cơ sở tiếng, chữ viết phổ thông và tiếng, chữ viết riêng của từng dân tộc. Xây dựng mạng lưới trường lớp để đảm bảo yêu cầu học tập ở vùng dân tộc thiểu số; huy động tối đa học sinh dân tộc thiểu số đến trường. Quy hoạch phân luồng học sinh dân tộc thiểu số; có chính sách đặc thù đối với con em đồng bào các dân tộc sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, nếu không thi được vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì bố trí cho đi học nghề. Có cơ chế, chính sách khuyến khích con em các dân tộc sau khi tốt nghiệp đại học, trung học chuyên nghiệp, học nghề trở về địa phương mình công tác để tránh lãng phí tiền của, công sức của bản thân, gia đình và xã hội, là nguồn nhân lực, lực lượng cốt lõi, cơ sở cho sự phát triển vùng dân tộc trong thời kỳ đất nước đổi mới, hội nhập quốc tế. Để đạt được các mục tiêu trên, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quy hoạch hợp lý các trường phổ thông dân tộc nội trú; đẩy mạnh phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú. Quan tâm quy hoạch, đầu tư hệ thống trường dự bị đại học dân tộc ở vùng trung du miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Khẩn trương triển khai hệ dự bị đại học tại Học viện Dân tộc để bồi dưỡng, đào tạo đại học các chuyên ngành vùng dân tộc thiểu số còn thiếu như: bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư công nghệ thông tin, chế biến nông, lâm sản. Đổi mới căn bản phương thức cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số đi học đại học theo hướng học sinh dân tộc thiểu số rất ít người, học sinh nhóm dân tộc có tỷ lệ tốt
  11. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 239 nghiệp đại học/dân số dưới 1% phải trải qua học dự bị đại học hệ 1 năm hoặc 2 năm để đạt mặt bằng kiến thức chung trước khi học đại học nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, làm cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi hiện nay phải đặc biệt chú trọng công tác đào tạo cán bộ: Phải coi phát triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển bền vững cho tương lai. Phải có một chương trình đào tạo trí thức nhân tài trong thời gian tới, làm sao mỗi dân tộc đều có những trí thức để dẫn dắt dân tộc mình phát triển. Phải có một chương trình đưa các thanh niên ưu tú dân tộc thiểu số đi học tập ở nước ngoài, tiếp cận được công nghệ mới, kiến thức mới chứ không chỉ học ở trong nước. 2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi cần gắn với sự phát triển thị trường lao động Chính phủ cần có chủ trương thành lập bộ phận tham mưu, trung tâm dự báo về cung cầu lao động, quản lý thị trường lao động của các tỉnh có miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Trung tâm này có nhiệm vụ tập hợp thông tin về nhu cầu lao động từ các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và các thông tin từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh; gắn kết giữa cung và cầu lao động. Có vai trò tham mưu, tư vấn cho các tỉnh các vấn đề về nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nói riêng; xây dựng kế hoạch hằng năm, đề xuất các biện pháp về phát triển nhân lực dân tộc thiểu số cho mỗi tỉnh. Khuyến khích các cơ sở dạy nghề tư nhân, các cơ sở có dạy nghề tư nhân tham gia hệ thống đào tạo nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số. Lập kế hoạch đào tạo, tiếp cận thị trường lao động và thị trường nhân lực. Xây dựng mối liên kết hiệu quả giữa người lao động - cơ sở đào tạo - đơn vị sử dụng lao động cho đồng bào dân tộc thiểu số. Để phát triển nguồn nhân lực nhanh, chất lượng và bền vững, bên cạnh sự đầu tư, hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải phát huy tính tự lực, chủ động, vươn lên. Các địa phương vùng dân tộc thiểu số cần dự báo nhu cầu nguồn nhân lực; rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nguồn nhân lực, thực hiện các chương trình, biện pháp, chính sách về chế độ lương bổng, đãi ngộ,... để thu hút nguồn nhân lực. 2.3.4. Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm vùng dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Để đạt hiệu quả cao về đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, ở các địa phương miền núi Việt Nam cần chú trọng xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo phù hợp với đặc điểm, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong
  12. 240 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA từng thời điểm cụ thể. Một trong những nội dung quan trọng để khắc phục tình trạng này là địa phương vùng dân tộc thiểu số cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu phát triển ngành nghề của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu ở địa phương khiến cho tương lai của con em đồng bào được sáng sủa và rõ ràng ngay từ khi được chọn lựa đi đào tạo, đó chính là động cơ mạnh mẽ thôi thúc con em đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình học tập, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của công việc sau đào tạo. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu phát triển ngành nghề phải đảm bảo có đủ số lượng, đáp ứng nhu cầu về chất lượng công tác ở các lĩnh vực đang cần nguồn nhân lực. Khi xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu nguồn nhân lực phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; xuất phát từ quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển ngành nghề của từng địa phương. 2.3.5. Nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng; tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, từng bước giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc ở vùng dân tộc thiểu số. 3. Kết luận Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là một quá trình lâu dài và có nhiều khó khăn, thách thức. Song, đây là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Nhà nước nước ta cần tập trung thực hiện, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho vùng dân tộc và miền núi phát triển một cách bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2. Thanh Huyền - Hoài Dương (2020), Công bố kết quả điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019, Báo điện tử Dân tộc và Phát triển, ngày 3/7/2020. 3. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 11, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
  13. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 241 9. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 13, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 14, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2020), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, Volume 9, Issue 1, March 2020, tr.53 - 54. 12. Ngô Thị Trinh (2014), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số - nhiệm vụ chiến lược của công tác dân tộc”, Tạp chí Dân tộc học. 13. Vũ Thanh Sơn (2019), “Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9. 14. Ủy ban Dân tộc, UNDP, Irish Aid, 2020.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2