intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa hữu cơ ở trường trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này chúng tôi đưa ra một số kết quả khảo sát thực trạng áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học môn Hóa học ở các trường trung học cơ sở miền núi phía Bắc sau khi đã được Dự án Việt - Bỉ triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng áp dụng phương pháp dạy và học tích cực cho giáo dục Việt Nam và đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học này cho giáo viên trung học cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa hữu cơ ở trường trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 101-111 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Nguyễn Thị Sửu1 , Nguyễn Thị Phương Thúy2 1 Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; 2 Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Tóm tắt. Một trong những phương pháp dạy học đã và đang được áp dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới là phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học này có tính hợp tác và thực tiễn cao, đáp ứng mục tiêu giáo dục của Việt Nam với quan điểm giáo dục toàn diện, chú trọng nâng cao năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bài viết này chúng tôi đưa ra một số kết quả khảo sát thực trạng áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học môn Hóa học ở các trường trung học cơ sở miền núi phía Bắc sau khi đã được Dự án Việt - Bỉ triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng áp dụng phương pháp dạy và học tích cực cho giáo dục Việt Nam và đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học này cho giáo viên trung học cơ sở. Từ khóa: Phương pháp dạy học theo dự án; trung học cơ sở; học sinh; giáo viên; hóa học hữu cơ. 1. Mở đầu Dạy và học tích cực là một trong các định hướng đổi mới Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1997 đến nay, Chính phủ Vương quốc Bỉ đã thực hiện hai Dự án hỗ trợ cho các trường Trung học cơ sở của 14 tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng này. Giáo viên trung học cơ sở và giảng viên các trường Cao đẳng sư phạm đã được tập huấn về việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các môn học từ năm 1999 kết thúc năm 2009. Dự án đã đạt được những thành công nhất định, giáo viên các trường trung học cơ sở đã vận dụng các pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học của mình và có những đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Việc sử dụng các pháp dạy học tích cực, bước đầu đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh [2]. Nghiên cứu về các pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học, chúng tôi thấy rằng việc áp dụng dạy học theo dự án được giáo viên quan tâm nhiều hơn. Đây là một phương pháp dạy học Ngày nhận bài: 08/06/2014. Ngày nhận đăng: 20/11/2014. Liên hệ: Nguyễn Thị Phương Thúy, e-mail: ntpthuy_ktn@yahoo.com. 101
  2. Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy mới với giáo dục Việt Nam và đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục với quan điểm giáo dục toàn diện, chú trọng phát triển năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích và tạo điều kiện để học sinh học tập suốt đời [1]. Vậy việc vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học sau khi tập huấn được giáo viên các trường trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện như thế nào? Có những khó khăn gì cần khắc phục? làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học này? Đây là những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu của chúng tôi và được đề cập cụ thể trong bài báo này. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều tra, phân tích tìm nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần Hóa học hữu cơ ở trường trung học cơ sở. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học ở một số trường trung học cơ sở miền núi phía Bắc Để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học ở trường trung học cơ sở, chúng tôi đã tiến hành điều tra 117 giáo viên dạy hoá học ở 55 trường trung học cơ sở tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang trong các năm 2012, 2013. Các vấn đề điều tra và kết quả thu được như sau: a. Thông tin về đối tượng điều tra - Trong 117 giáo viên được điều tra có: 21 giáo viên nam (18%) và 96 giáo viên nữ (82%). - Số giáo viên ở độ tuổi dưới 30 là: 36 giáo viên (31%); từ 31- 40 có 70 giáo viên (60%), từ 41 trở lên là 11 (9%). - Về số năm công tác: Dưới 10 năm có 48 giáo viên (41%); trên 10 năm có 61 giáo viên (52%); không đưa thông tin 8 giáo viên (7%). b. Về mức độ nhận thức và quan tâm sử dụng dạy học theo dự án của giáo viên - Có 104 giáo viên (88,89%) đã biết và hiểu về dạy học theo dự án qua tập huấn và tìm hiểu qua tài liệu; Có 7 giáo viên (5,98%) không biết về phương pháp dạy học này và có 6 giáo viên (5,13 %) không trả lời. - Về mức độ vận dụng phương pháp dạy học này trong dạy học Hoá học: + Có sử dụng thường xuyên trong các năm học là 25 giáo viên (21,36%) + Không thường xuyên (có năm áp dụng có năm không) là 58 giáo viên (49,58%) + Không sử dụng 27 giáo viên (23,08%), không trả lời 7 giáo viên (5,98%). - Về mức độ quan tâm của giáo viên đối với phương pháp dạy học theo dự án: Có 105 (89,74%) giáo viên thích phương pháp dạy học này; 9 giáo viên (7,69 %) không thích; không trả lời là 3 giáo viên (2,56 %). c. Ý kiến đánh giá của giáo viên về thái độ của học sinh trong giờ học có sử dụng phương pháp dạy học theo dự án - Học sinh rất thích và hào hứng trong giờ học là: 101 giáo viên (86,32%); không thích 3 102
  3. Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ... (2,56%); bình thường: 9 giáo viên (7,69 %); không đưa thông tin: 4 giáo viên (3,41 %). d. Về những khó khăn khi vận dụng phương pháp dạy học theo dự án - Có 112 giáo viên trả lời chiếm 95,73 %. Các ý kiến tập trung nêu các khó khăn về việc chọn nội dung để xây dựng chủ đề dự án, hướng dẫn học sinh lập kế hoạch và thực hiện dự án, thiết kế bộ câu hỏi định hướng và công cụ đánh giá (các phiếu đánh giá) hiệu quả của dạy học theo dự án, nguồn tư liệu và phương tiện thực hiện dự án, và học sinh chưa có một số kĩ năng cơ bản để thực hiện dự án - Không nêu ý kiến nào: 5 giáo viên chiếm 4,27 %. e. Về những hiệu quả đối với học sinh khi vận dụng phương pháp dạy học theo dự án - Có 114 ý kiến (97,44%) tập trung xác định hiệu quả của dạy học theo dự án: Gắn được lí thuyết với thực tiễn, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và sáng tạo, kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề phức hợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp,rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, năng lực đánh giá, phát triển kĩ năng thu thập và xử lí thông tin. - Có 3 giáo viên không cho ý kiến, chiếm 2,56%. g. Về các nội dung kiến thức của chương trình hoá học trung học cơ sở có thể áp dụng phương pháp dạy học dự án. - Có108 ý kiến (92,31%), xác định các nội dung: Phần cấu tạo chất, lịch sử hoá học, tính chất của chất, điều chế, bảo quản và ứng dụng của chất, tích hợp giáo dục môi trường. - Có 9 giáo viên không cho ý kiến, chiếm 7,69 %. h. Với câu hỏi có nên tiếp tục vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học trung học cơ sở? Vì sao? - Có 96 giáo viên (82,05 %) cho rằng nên tiếp tục thực hiện dạy học theo dự án vì những lí do về hiệu quả của dạy học theo dự án đem lại (nội dung e) - Có 21 giáo viên (17,94%) cho rằng không nên sử dụng dạy học theo dự án vì lí do về những khó khăn nêu trên (nội dung d) và đánh giá về nhận thức của học sinh miền núi còn yếu, chưa được tiếp xúc với các phương tiện khai thác nguồn tư liệu, chưa thành thạo tiếng phổ thông, phương tiện dạy học còn hạn chế, khó tổ chức thực hiện đối với học sinh vùng cao. Qua điều tra và làm việc trực tiếp với giáo viên dạy Hoá học tại trường trung học cơ sở. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều giáo viên có hiểu biết về phương pháp dạy học theo dự án, quan tâm, hứng thú và có nhu cầu sử dụng với phương pháp dạy học này. Đa số giáo viên đã đánh giá đúng hiệu quả của nó mang lại cho việc nâng cao tính tích cực học tập, phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt cho học sinh theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đặt ra. Đây là kết quả đạt được của dự án Việt - Bỉ và là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy Học hoá học ở trung học cơ sở. Thực tế số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học này chưa nhiều vì những yêu cầu chuẩn bị, khó khăn với đối tượng là học sinh miền núi. Đây chính là những vấn đề cần giải quyết để giáo viên sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học này góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông và phát triển bền vững giáo dục Việt Nam. Với mong muốn hỗ trợ giáo viên giải quyết một số khó khăn trong việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc vận dụng phương pháp này trong dạy học hóa hữu cơ trung học cơ sở. 103
  4. Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy 2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Hoá học hữu cơ trung học cơ sở Để sử dụng hiệu quả dạy học theo dự án trong dạy học hoá học ở trường trung học cơ sở, giáo viên cần lưu ý đến một số giải pháp sau: 2.2.1. Về mặt nhận thức và xây dựng kế hoạch thực hiện Cần xác định việc vận dụng bất kì một phương pháp dạy học mới nào cũng đều có những khó khăn nhất định nên cần có mong muốn, quyết tâm thực nghiệm và rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc thì mới đi đến quyết định là có nên sử dụng phương pháp dạy học đó hay không. Do đó, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi áp dụng, không thực hiện khi chưa nắm vững các nét bản chất, đặc điểm, quy trình thực hiện của phương pháp dạy học được quan tâm. Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, với dạy học dự án cần tiến hành: Xác định và rèn luyện ở mức cơ bản những kĩ năng cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện dạy học theo dự án (đọc hiểu và thu thập thông tin, hợp tác nhóm, trình bày vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, đánh giá và tự đánh giá. . . ); những nội dung học tập có thể xây dựng ý tưởng của dự án và nguồn tư liệu; những dự án sẽ thực hiện trong năm học (quy mô, nội dung, sản phẩm) cho từng lớp học cụ thể. . . Đồng thời giáo viên cũng cần bố trí thời gian để giới thiệu với học sinh về phương pháp dạy học theo dự án (khái niệm, tiến trình, hoạt động của học sinh và giáo viên, trình bày và đánh giá sản phẩm, phiếu đánh giá, tiêu chí cụ thể) và một số kĩ thuật dạy học sử dụng trong dạy học theo dự án. Về việc số lượng dự án thực hiện, ta không nên áp dụng quá nhiều dự án và quá thường xuyên. Với học sinh trường trung học cơ sở chỉ nên áp dụng từ 1 -2 dự án cho một học kì ở một lớp học (một dự án nhỏ và một dự án trung bình). Về mức độ chỉ nên yêu cầu học sinh ở mức độ thu thập, trình bày thông tin về chủ đề (có mở rộng hơn nội dung trong SGK) và đưa ra nhận xét, đánh giá đơn giản mang tính trực giác. Việc áp dụng quá thường xuyên phương pháp dạy học này hoặc yêu cầu quá cao về mức độ, quy mô, sản phẩm của dự án sẽ gây khó khăn về thời gian ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của học sinh cũng như sự chuẩn bị không thật chu đáo của giáo viên dẫn đến sự nặng nề, nhàm chán và mang tính hình thức. 2.2.2. Việc lựa chọn nội dung xây dựng đề tài dự án Nội dung học tập được lựa chọn để xây dựng đề tài dự án cần đảm bảo các nguyên tắc: - Các dự án phải bám sát nội dung kiến thức và mục tiêu chương trình hoá học trung học cơ sở. - Các dự án học tập phải tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý nghĩa xã hội sâu sắc và phù hợp với sự quan tâm, hứng thú của học sinh. - Nội dung dự án mang tính tích hợp kiến thức các môn học khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và giáo dục môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển, mở rộng kiến thức cho học sinh. - Các nội dung dự án học tập có nguồn tài liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương để tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa. - Các nội dung dự án học tập tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực, tự lực cho học sinh theo cá nhân, nhóm và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Như vậy, chủ đề của dự án phải gắn với thực tiễn, hoặc những vấn đề xã hội diễn ra trong cuộc sống, mang tính thời sự nhưng liên quan chặt chẽ với nội dung và mục tiêu của môn học. 104
  5. Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ... Theo các nguyên tắc trên, với chương trình hoá học hữu cơ trường trung học cơ sở giáo viên có thể xây dựng chủ đề dự án theo một số nội dung sau: - Metan với vấn đề bảo vệ môi trường (chất gây hiệu ứng nhà kính ) - Các cách làm quả mau chín (các cách truyền thống của các dân tộc, dùng etilen, các loại thuốc hoá học hiện nay). - Dầu mỏ - “vàng đen” của nền kinh tế; Dầu mỏ Việt Nam. - Khí thiên nhiên - nguồn nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và công nghiệp. - Các loại nhiên liệu và cách sử dụng hợp lí, hiệu quả các dạng nhiên liệu này. - Những loại rượu đặc sản và phong tục uống rượu của các dân tộc miền núi Tây Bắc (nguyên liệu, cách nấu rượu và sử dụng). - Những tác hại của việc lạm dụng rượu với sức khoẻ con người và xã hội (ngộ độc rượu, nghèo đói, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình. . . ). - Giấm ăn (cách làm giấm và sử dụng trong đời sống theo truyền thống của các dân tộc). - Các loại đường chế biến từ cây mía và cách sử dụng (quy trình sản xuất đường thủ công, các sản phẩm thu được và sử dụng trong thực tế địa phương). - Mật ong và các sản phẩm từ ong mật (cách thu lấy, bảo quản và sử dụng). - Các loại bánh đặc sản chế biến từ các dạng tinh bột của địa phương (cách chế biến, bảo quản, sử dụng). - Bông, gai và nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc (các nguyên liệu, quy trình chế biến sợi, nhuộm, dệt, thêu hoa văn). - Những lợi ích từ rừng - nguồn xenlulozơ thiên nhiên (tre, nứa, gỗ. . . ) và cách khai thác để đảm bảo sự phát triển bền vững. - Các loại thức ăn đặc sản chế biến từ protein động vật của các dân tộc (cách chế biến, bảo quản và sử dụng). - Polime thiên nhiên - nguồn nguyên liệu phục vụ cuộc sống của con người. - Polime trong đời sống và công nghiệp. Đây là một số nội dung trong chương trình để giáo viên có thể sử dụng để xây dựng các dự án học tập, giáo viên có thể lựa chọn các vấn đề và xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng năm học cho phù hợp với các đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương (các ngành nghề thủ công, công nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm từ rừng và nguyên liệu địa phương). Khi thiết kế các dự án học tập giáo viên không nên yêu cầu học sinh phải tìm hiểu, vận dụng quá sâu về đặc điểm cấu tạo, tính chất của các chất hữu cơ mà chỉ cần khai thác những kiến thức thực tiễn của học sinh trong việc sử dụng các chất hữu cơ quan trọng trong chương trình, giúp học sinh hiểu được giá trị của chúng đối với đời sống của các dân tộc, ý nghĩa khoa học của những cách thức, quy trình sản xuất, chế biến, cách bảo quản và sử dụng hợp lí các sản phẩm được chế biến từ chúng cũng như các nét đẹp trong nền văn hoá của dân tộc mình. Từ đó học sinh sẽ thấy được ý nghĩa của việc học hoá học cũng như các môn khoa học khác và nâng cao lòng tự hào về dân tộc, có được sự tự tin, niềm say mê, hứng thú học tập để giải quyết được những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả dạy học theo dự án, giáo viên cần xây dựng danh mục nguồn tư liệu tham khảo cho các chủ đề dự án học tập để định hướng, hỗ trợ học sinh tìm tòi, thu thập, xử lí khi thực hiện dự án. Các nguồn tư liệu có thể dùng từ các nguồn: SGK, sách tham khảo, các trang web, báo điện tử, tạp chí khoa học, các kinh nghiệm từ chuyên gia, kho tàng văn hoá dân 105
  6. Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy tộc. Nguồn tư liệu phải tin cậy, các nội dung liên quan đến kiến thức bài học cần tìm hiểu, đảm bảo tính chính xác, khoa học, Do vậy cần có sự chọn lọc, phân tích khi sử dụng và trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Danh mục này cần được bổ sung chỉnh sửa hàng năm cho phong phú và đảm bảo tính đúng đắn, xác thực theo sự phát triển của khoa học và xã hội. 2.2.3. Thiết kế dự án học tập và hướng dẫn học sinh thực hiện dự án a. Chuẩn bị Khi thiết kế dự án học tập giáo viên cần thực hiện theo các bước sau: - Suy nghĩ hình thành ý tưởng và đề xuất các hướng dự án dựa trên việc phân tích cấu trúc, nội dung bài học trong chương trình. Từ các nội dung có thể xây dựng đề tài dự án, ý tưởng về dự án [5]. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng để xác định nội dung, phạm vi và mức độ của dự án trên cơ sở mục tiêu bài học, đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của địa phương. - Xây dựng bối cảnh và lựa chọn chủ đề dự án: Trên cơ sở ý tưởng và nội dung dự án, cần xây dựng bối cảnh để nêu ra vấn đề cần nghiên cứu, tình huống và vai trò của học sinh trong việc thực hiện dự án này. Bối cảnh được xây dựng trên cơ sở các vấn đề đặt ra từ thực tiễn xã hội, bảo vệ môi trường, sức khoẻ, phát triển kinh tế của địa phương. Ví dụ với các dự án có nội dung liên quan đến các đặc sản của địa phương (rượu, bánh, sản phẩm của rừng. . . ) hoặc nét đẹp văn hoá các dân tộc (dệt thổ cẩm, chế biến gỗ, xôi 5 màu. . . ) có thể lấy bối cảnh về xu hướng phát triển kinh tế, du lịch của địa phương và yêu cầu học sinh sẽ đóng vai là nhân viên maketing của một công ty du lịch xây dựng tua du lịch và một bài thuyết trình giới thiệu về sản phẩm của vùng miền. Với dự án về tác hại của việc lạm dụng rượu, giáo viên xây dựng bối cảnh từ các vấn đề xã hội như ngộ độc rượu, tai nạn giao thông tăng vào dịp lễ tết, nạn bạo hành gia đình. . . và học sinh sẽ đóng vai là nhà hoạt động xã hội tìm hiểu thực trạng, đưa ra các thông tin, hình ảnh để khuyến cáo người dân về tác hại của việc lạm dụng rượu và các điều luật xử phạt về các vi phạm này. Từ bối cảnh của dự án đã xác định, giáo viên đề xuất chủ đề / tên dự án hoặc tổ chức cho học sinh lựa chọn hoặc tự đề xuất đề tài dự án. - Xác định nguồn tài liệu tham khảo, chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án (thời gian, cơ sở vật chất, nguồn cung cấp thông tin. . . ). - Xây dựng kế hoạch đánh giá: Mục tiêu, nội dung, công cụ và các tiêu chí đánh giá. Từ đó xây dựng các phiếu đánh giá (của giáo viên và học sinh tự đánh giá) được sử dụng trước, trong và sau khi thực hiện dự án. - Thiết kế kế hoạch bài dạy: Giáo viên xác định các hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh theo cá nhân và theo nhóm, sự phối hợp hoạt động giữa học sinh với nhóm, giữa giáo viên và nhóm học sinh, các kĩ thuật dạy học và kĩ năng học sinh cần sử dụng, các phương tiện dạy học cần thiết.... Từ đó sắp xếp các hoạt động theo tiến trình hợp lí. b. Tổ chức thực hiện bài dạy Trước khi thực hiện các bài học có sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, giáo viên giới thiệu cho học sinh về phương pháp dạy học theo dự án, các chủ đề dự án học tập trong một tháng (hoặc một học kì), kế hoạch bài học, thời gian học cụ thể với từng chủ đề dự án. Tổ chức cho học sinh trong lớp chọn 2-3 hướng đề tài mà mình thấy hứng thú, quan tâm và thời gian thực hiện, trình bày sản phẩm dự án. Việc tổ chức các nhóm học sinh thực hiện dự án, giáo viên có thể phân công theo hứng thú hoặc theo địa bàn, nhóm dân tộc. 106
  7. Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ... Khi hướng dẫn các nhóm thực hiện dự án, giáo viên cần đưa ra yêu cầu về mục tiêu, bộ câu hỏi định hướng nội dung, quy mô, quá trình thực hiện và về sản phẩm của dự án, chỉ dẫn cách thức thực hiện. Nhóm học sinh làm việc, thảo luận đặt tên cho dự án, lập kế hoạch thực hiện dự án, xác định các nhiệm vụ cụ thể và phân công công việc cho từng cá nhân một cách rõ ràng. Bản kế hoạch của các nhóm được trao đổi, thống nhất với giáo viên và ghi vào sổ dự án của từng cá nhân. Giáo viên chỉ dẫn cho học sinh phương pháp tìm kiếm thông tin và tài liệu cần có để thực hiện. Đồng thời giáo viên thống nhất với học sinh về thời gian trình bày sản phẩm của dự án và kế hoạch, tiêu chí và cách thức đánh giá rõ ràng, cụ thể về sản phẩm và kết quả quá trình thực hiện dự án. Việc trình bày sản phẩm dự án nghiên cứu về tính chất, ứng dụng thực tiễn hoặc sản xuất các chất cụ thể được thực hiện theo tiến trình của giờ học nghiên cứu về chất đó. Các nhóm lựa chọn các dự án này sẽ trình bày sản phẩm của mình thay cho việc giáo viên trình bày nội dung này. Ví dụ: Sản phẩm của dự án các phương pháp làm quả mau chín (theo truyền thống và sử dụng hoá chất) được trình bày trong phần ứng dụng của etilen. Với các dự án nằm trong nội dung các bài học như bài Nhiên liệu; Dầu mỏ và khí thiên nhiên, Tinh bột, Polime. . . thì tổ chức cho học sinh nhận đề tài trước đó để chuẩn bị và báo cáo sản phẩm vào giờ học theo phân phối chương trình. Với các dự án mang tính thực tiễn, xã hội (các loại rượu đặc sản, tác hại của việc lạm dụng rượu, nghề dệt thổ cẩm. . . ) thì giáo viên có thể bố trí cho các nhóm học sinh trình bày sản phẩm vào giờ học tự chọn hoặc ngoại khoá. Việc định hướng số lượng, dạng dự án cho học sinh lựa chọn thực hiện cần đảm bảo tính cân đối và khả thi. Mỗi nhóm học sinh trong một học kì chỉ nên thực hiện một dự án nhỏ theo một nội dung bài học có mở rộng (như một dạng bài tập thực tiễn làm ở nhà) và một dự án trung bình nghiên cứu một phần nội dung bài học (như dầu mỏ, các loại nhiên liệu, các dạng polime đang sử dụng trong thực tiễn. . . ) có yêu cầu phát triển gắn với kiến thức thực tiễn. Thông qua việc thực hiện các dự án này để bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề có liên quan đến thực tiễn của học sinh. Khi hướng dẫn học sinh thực hiện dự án học tập, giáo viên cần chú ý: - Phát huy cao độ tính độc lập tự chủ của học sinh và các nhóm, chỉ hỗ trợ học sinh khi cần thiết. - Tôn trọng tính sáng tạo và động viên khuyến khích học sinh đưa ra các ý tưởng mới, chỉ gợi ý, không áp đặt các ý kiến của mình trong quá trình lập kế hoạch, phát triển ý tưởng và trình bày sản phẩm dự án của học sinh. - Cần xác định với học sinh, bộ câu hỏi định hướng của giáo viên đưa ra chỉ là những nội dung chính cần thực hiện, học sinh có quyền bổ sung thêm các nội dung, phát triển vấn đề cần nghiên cứu trong dự án nhưng cần thông qua giáo viên và cân nhắc về thời gian và điều kiện thực hiện chúng cho đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án. - Cần kiểm tra và theo dõi sát các hoạt động xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án của các nhóm học sinh, hướng dẫn giúp đỡ kịp thời để đảm bảo đúng tiến độ đặt ra. - Việc đánh giá kết quả dự án, báo cáo sản phẩm cần thực hiện nghiêm túc, công khai và thống nhất với học sinh về các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đánh giá đưa ra cần cụ thể, chi tiết và được lượng hoá. Trong báo cáo sản phẩm cần yêu cầu học sinh làm rõ các thuận lợi, khó khăn gặp phải và các biện pháp khắc phục, các ý tưởng mới phát triển dự án được nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án của nhóm. 107
  8. Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy 2.3. Tổ chức thực hiện dự án: “Polime - nguồn nguyên liệu cho đời sống và sản xuất” Dự án này được xây dựng để dạy bài Polime - bài 54 (2 tiết) - chương 5- Hóa học lớp 9, phần ứng dụng của polime [4]. Mục tiêu của dự án [3] Về kiến thức: - Khái niệm về chất dẻo, tơ, cao su, thành phần và những ứng dụng chủ yếu trong đời sống và sản xuất của chúng. Về kĩ năng: - Kĩ năng thu thập, xử lí và trình bày thông tin liên quan đến các nội dung về cách phân biệt, sử dụng, bảo quản một số đồ vật, vật liệu polime trong gia đình một cách an toàn và hiệu quả - Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông. - Kĩ năng tư duy sáng tạo, tư duy độc lập và giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp và làm việc hợp tác theo nhóm. Về thái độ: - Học sinh có thái độ yêu thích môn học, yêu thiên nhiên, có hiểu biết và nhận thức về các sản phẩm của polime trong cuộc sống, có ý thức bảo vệ môi trường sống. Câu hỏi định hướng cho dự án - Câu hỏi khái quát: Với sự phát triển của các ngành công nghiệp phục vụ đời sống con người thì nguồn nguyên liệu nào không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân? - Câu hỏi bài học: Polime được xác định là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Vậy polime là gì? Polime có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào trong sản xuất và đời sống? các loại vật liệu polime? - Câu hỏi của nội dung bài học: + Khái niệm và các dạng polime? + Cấu tạo và tính chất chung của polime? + Chất dẻo là gì? Thành phần và ứng dụng của chất dẻo trong đời sống và kĩ thuật? + Em hãy kể tên một số sản phẩm từ chất dẻo trong đời sống, sản xuất, những ưu điểm của loại vật liệu này và cách sử dụng chúng? Ngành công nghiệp chất dẻo ở Việt nam phát triển thế nào? + Tơ là gì? Tơ được phân chia thành mấy loại? cách phân biệt và ứng dụng của các loại tơ? Loại tơ tự nhiên nào được sử dụng ở địa phương em? Các sản phẩm được sản xuất từ loại tơ này? + Cao su là gì? Cao su được phân loại như thế nào? Chúng được chế tạo như thế nào? Cao su có những tính chất gì? Nó được ứng dụng trong các ngành công nghiệp nào? nêu một số sản phẩm từ được sản xuất từ cao su? Ở Việt nam, cây cao su được trồng nhiều ở vùng nào? Kể tên một số cơ sở sản xuất, chế biến cao su? - Tổ chức thực hiện dự án (theo 3 bước) Bước 1: Lập kế hoạch + Giáo viên có thể giới thiệu một số các sản phẩm polime tự nhiên và polime tổng hợp bằng video clip, hoặc tranh ảnh, vật thật cho học sinh quan sát, nhận xét, hoặc yêu cầu học sinh kể tên các loại polime được sử dụng trong cuộc sống và sản xuất, để kích thích tư duy và hứng thú học 108
  9. Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ... tập của học sinh. Ví dụ có thể dùng một số hình ảnh được sưu tầm Hình 1. Hình 1. + Giáo viên cùng học sinh xây dựng sơ đồ tư duy nhằm xác định nội dung các vấn đề cần tìm hiểu trong bài dạy (qua sơ đồ tư duy), đề xuất các đề tài dự án học tập và tổ chức cho các nhóm lựa chọn đề tài, thảo luận đặt tên, lập kế hoạch thực hiện, nội dung và cách thức trình bày sản phẩm dự án. Giáo viên có thể chia nội dung bài học thành 3 dự án nghiên cứu về 3 loại vật liệu polime (chất dẻo, tơ và cao su) để sản phẩm dự án phong phú hơn và khai thác được sâu hơn về các loại vật liệu này ở Việt Nam. Giáo viên có thể phân chia lớp học thành 6 nhóm, 2 nhóm học sinh thực hiện một dự án để kích thích tính sáng tạo của các nhóm và có điều kiện để so sánh đánh giá sản phẩm. Ví dụ sơ đồ tư duy học sinh thực hiện dưới sự trợ giúp của giáo viên (Hình 2). Hình 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng kĩ thuật KWL [2] để xác định các kiến thức đã biết (Know), các kiến thức muốn biết (Want to know) và các kiến thức học được sau bài học (Learned). Với nội dung bài học này, kĩ thuật dạy học KWL được thể hiện qua bảng sau (học sinh tự ghi vào 3 cột khi kết thúc dự án) . 109
  10. Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy L (Những điều đã học K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) được sau bài học) - Các sản phẩm polime tự nhiên như tinh bột, xenlulozơ, protein, nhựa Các ứng dụng, sản phẩm của polime cây cao su.. trong đời sống và sản xuất, khái - Polime tổng hợp, do con người niệm về cao su, tơ, chất dẻo, cách tổng hợp nên từ các chất đơn sử dụng, phân loại chúng, cách sản giản như tơnilon, polietilen, caosu xuất polime nhân tạo như thế nào? buna,... Làm cách nào để tìm hiểu được - Khối lượng phân tử lớn và do những nội dung trên? ... nhiều mắt xích kết hợp với nhau tạo nên. . . - Giáo viên giới thiệu một số nguồn tư liệu, cách thu thập thông tin và thống nhất với học sinh tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án, tự đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm và cá nhân trong nhóm. Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện dự án và ghi lại các hoạt động của các nhóm học sinh. Bước này được thực hiện trước 1 tuần để học sinh chuẩn bị và thực hiện bước 2 và 3. - Bước 2. Thực hiện kế hoạch dự án Sau khi các nhóm lựa chọn chủ đề và lập kế hoạch chi tiết, thông qua giáo viên, các nhóm tiến hành thực hiện dự án theo sự phân công. Các nhóm duy trì báo cáo kết quả công việc trong nhóm và cho giáo viên. Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 1 tuần. Bước 3. Tổng hợp kết quả và trình bày sản phẩm Sản phẩm do các nhóm xây dựng được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau: Video, tranh ảnh, áp phích, báo tường, bài thuyết trình, bộ sản phẩm thu thập. . . giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm trước lớp, các nhóm đánh giá kết quả của nhau theo tiêu chí đã thống nhất. Giáo viên nhận xét và đánh giá, đặc biệt lưu ý về mục tiêu đã đạt được chưa? và sự sáng tạo, năng lực hợp tác của học sinh trong quá trình thực hiện dự án. Học sinh tự đánh giá và ghi lại những điều đã đạt được sau khi thực hiện dự án vào bảng KWL. Giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm nhỏ để đánh giá năng lực thu nhận kiến thức của từng học sinh sau khi thực hiện dự án. 3. Kết luận Phương pháp dạy học theo dự án là pháp dạy học tích cực có hiệu quả cao trong việc hướng dẫn học sinh tự học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu cũng như các năng lực chung cần có của học sinh. Việc sử dụng phương pháp dạy học này đạt hiệu quả cao khi giáo viên có nhận thức sâu sắc về yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay, nắm vững nội dung chương trình học tập, bản chất của phương pháp để thiết kế được hệ thống các đề tài dự án phù hợp với nội dung và điều kiện thực tiễn của các tỉnh miền núi để học sinh thấy gần gũi và tạo hứng thú, tự tin trong hoạt động học tập. Đồng thời giáo viên cần có lòng yêu nghề, ham mê nghiên cứu và tư duy sáng tạo trong việc xây dựng bối cảnh, thiết kế bộ câu hỏi định hướng, tổ chức điều khiển các hoạt động học tập của học sinh trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài các yếu tố trên chúng tôi nhận thấy giáo viên cần chú ý nhiều hơn nữa đến các hoạt động động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh thực 110
  11. Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa hữu cơ... hiện dự án học tập phù hợp trong các môn học. Chúng tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu để xác nhận tính hiệu quả các biện pháp đã nêu ra trong các bài báo tiếp theo. Dạy học theo dự án đang được các trường phổ thông, các trường Đại học quan tâm nghiên cứu và vận dụng để phát triển năng lực cho người học. Với dự án Việt - Bỉ về các pháp dạy học tích cực đã được tập huấn cho các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian qua đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục miền núi thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cũng như đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Dự án Việt - Bỉ. Nxb Đại học Sư phạm. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học trung học cơ sở. Nxb Giáo dục Việt Nam. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011. Hóa học lớp 9. Nxb Giáo dục Việt Nam. [5] Phạm Hồng Bắc, 2013. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần Hóa học phi kim chương trình hóa học trung học phổ thông. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. ABSTRACT Improving project based learning in the teaching of junior high school organic chemistry in the northern A teaching method that is relatively common around the world is project based learning. This method is collaborative and highly practical and could meet Vietnam’s education target to make with a view to comprehensive educational improvements to, focusing on increase capacity building improve skills, apply knowledge in daily practice, develop creativity and self-learning and to encourage lifelong learning. In this article we present a survey that reflects the status of project based learning at a junior high school in mountainous northern Vietnam, part of a Vietnam-Belgium Project to initiate innovative teaching methods and active learning in Vietnam. This is followed by suggestions on how teaching methods in junior high schools could be improved. 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1