Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã vùng khó khăn, dân tộc thiểu số - 6
lượt xem 16
download
Nguồn: báo cáo số liệu 5 năm 1999-2003 thực hiện chương trình 135 UBDT Cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác, sau 5 năm thực hiện, trên địa bàn chương trình 135 có 70% số xã đã xây dựng 5 hạng mục công trình chủ yếu: đường, điện, trường học, thuỷ lợi nhỏ, trạm y tế xã và 56% số xã đã đầu tư xây dựng đủ 8 hạng mục công trình theo quy định, giúp cho 86% xã có trường tiểu học, 73% xã có trường THCS kiến cố cấp 4 trở lên; 96% xã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã vùng khó khăn, dân tộc thiểu số - 6
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cấp nước sinh hoạt 2.072 12,02 5,84 Điện 1.063 7,94 7,94 Trạm xá 367 1,72 1,72 Chợ 167 0,97 1,2 Khai hoang 402 2,44 0,5 Các công trình khác 318 0,4 0,65 Nguồn: báo cáo số liệu 5 năm 1999-2003 thực hiện chương trình 135 UBDT Cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác, sau 5 năm thực hiện, trên địa bàn chương trình 135 có 70% số xã đã xây dựng 5 hạng mục công trình chủ yếu: đường, điện, trường học, thuỷ lợi nhỏ, trạm y tế xã và 56% số xã đã đầu tư xây dựng đủ 8 hạng mục công trình theo quy định, giúp cho 86% xã có trường tiểu học, 73% xã có trường THCS kiến cố cấp 4 trở lên; 96% xã có trạm y tế đảm bảo phục vụ chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; 74% x ã có trạm bưu điện văn hoá xã; 61% xã có trạm truyền thanh, 44% xã có chợ; có thêm 360 xã có đường giao thông đến trung tâm xã, 30/49 tỉnh với 100% xã có đường ô tô đến trung tâm cả hai mùa. Trên địa bàn có thêm nhiều công trình thuỷ lợi được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới đã tăng năng lực tưới cho hơn 40.000 ha đất canh tác cùng với trên 2.000 ha được khai hoang đã giúp cho các xã ĐBKK ổn định lương thực và nâng mức bình quân lương thực tự sản xuất từ 225kg/người/năm năm 1992 lên 286kg/người/năm năm 1998 và 320 kg/người/năm 2003, có nhiều nơi đã lên đến 500kg/người/năm; tỷ lệ độ che phủ rừng tăng từ 10-12% năm 1989 đến 38% năm 1998 và đạt 40% năm 2003; trước đây, chỉ có 20% số xã thuộc
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phạm vi chương trình có điện lưới quốc gia, sau 5 năm thực hiện đã xây dựng 1.063 công trình điện, đã góp phần nâng tỷ lệ xã có điện lên 84% và khoảng 64% dân số trên địa bàn được dùng điện, nhiều tỉnh đã có 100% số xã có điện. Những kết quả trên đã làm thay đổi nhanh và cơ bản diện mạo của nông thôn vùng dân tộc và miền núi, thực sự là lực lượng vật chất to lớn, góp phần thúc đẩy nhanh công tác XĐGN ở vùng này. 3.4.ổn định chính trị, trật tự, an toàn xa hội, tăng cường đoàn kết các dân tộc Các xã thuộc chương trình 135 trước năm 2000 là địa bàn cực kỳ phức tạp, đời sống nhân dân đói kém, nạn phá rừng làm nương rẫy khá phổ biến, tệ nạn xã hội gia tăng, truyền đạo trái phép, trộm cắp, tuyên truyền phản động nổi lên khắp nơi, kẻ xấu xúi dục dân di cư tự do, xưng vua, gây phá hoại nhiều mặt, trong khi đó tổ chức cơ sở Đảng, hệ thống chính trị, bộ máy quản lý Nhà nước ta bộc lộ nhiều mặt yếu kém, người dân thiếu chỗ dựa, giảm lòng tin. Cùng với việc thực hiện các chính sách thông qua chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và với việc thực hiện đồng bộ 5 dự án thành phần của chương trình 135 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Điều đặc biệt quan trọng là đã nâng cao một bước nhận thức, năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ, chính quyền cơ sở xã, bản, làng, phum, soóc và đồng bào các dân tộc góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh quốc phòng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối của Đảng và Nhà nước, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc. 3.5.Công tác quản lý có bước cải tiến mạnh mẽ
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Xu hướng thực hiện phân cấp quản lý đầu tư ngày càng tăng, số địa phương phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt dự toán đến 1 tỷ đồng cho cấp huyện và nhất là giao cho xã làm chủ đầu tư đang tăng lên. Tuyên Quang là tỉnh duy nhất từ đầu đã giao cho xã làm chủ đầu tư; đến nay có thêm một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Hà Tĩnh… đã phân cấp 100% cho xã làm chủ đầu tư. Các cơ quan chuyên trách th ực hiện chương trình 135 ở địa phương như các ban quản lý dự án đa tham mưu, chỉ đạo thực hiện chương trình hiệu quả hơ, các ban giám sát xã đã dần tăng cường và ngày càng nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Nhiều tỉnh đã bổ sung cơ chế quản lý cho phù hợp với thực tế của địa phương. Từ kết quả 5 năm thực hiện ch ương trình 135, có thể đánh giá tổng quát: Về kinh tế, các xã ĐBKK có bước phát triển mạnh, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước, góp phần thực hiện thành công công tác XĐGN, công bằng xã hội chương trình 135 được đánh giá là đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hợp lòng dân, ít tiêu cực nhấtm, ít thất thoát nhất, về cơ bản không có khiếu kiện. Quá trình thực hiện chương trình đã xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt, được đúc kết để nhân rộng ra các địa phương khác; đồng thời cũng rút ra được nhiều bài học về sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong việc hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo, giám sát thực hiện chương trình cũng như việc huy động nguòn lực và lồng ghép các chương trình, dự án để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; tăng cường cán bộ về giúp các xã nghèo; động viên sự tham gia của người dân trong việc thực hiện dân chủ cơ sở để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi. Chương
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trình đã hội tụ được tình cảm và tiếp nhận sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của nhân dân cả nước, thu hút được sự quan tâm chỉ đạo và gắn được trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; gắn kết trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của nhân dân địa phương với các công trình được Nhà nước đầu tư, gây được không khí phấn khởi, vun đắp niềm tin của đ ồng bào các dân tộc vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc. Chương trình đang từng bước hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2001-2005. Những kết quả trên đây đã góp phần tích cực giúp đồng bào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả hơn, tạo thêm việc làm, tăng cường bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá để thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu. 4. Nguyên nhân thành công Kết quả thực hiện chương trình 135 có được những thành tựu to lớn trên đây là nhờ một số nguyên nhân cơ bản: 4.1. Chủ trương đúng, hợp lòng dân Thủ tướng Chính phủ ban hàng Quyết định 135 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, chỉ đạo với quyết tâm cao và bằng những quyết sách đặc biệt: - Nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 1998 đã xác định: "Đây là một chương trình đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com kinh tế - xã hội của đất nước". Để đảm bảo cho chương trình thực hiện với tính khả thi cao. Chính phủ đã có nhiều quyết sách; Giành nguồn lực từ NSNN, huy động nguồn lực của cộng đồng, phân công giúp đỡ các tỉnh nghèo (văn bản 174/CP-VX của Chính phủ), phân công các thành viên ậon chỉ đạo chương trình Trung ương (Quyết định số 01/1999/QĐ-TTg ngày 4/1/1999 của Thủ tướng Chính phủ), ban hành quy chế quản lý sử dụng các khoản đóng góp của dân (Nghị định 24/NĐ-CP của Chính phủ), và cho phép chương trình vận hành theo một cơ chế đặc biệt hợp với lòng dân, phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ các x ã ĐBKK (Thông tư liên tịch số 416 và 666). - Việc điều chỉnh nội dung đầu tư trong quá trình thực hiện chương trình 135 đã giải quyết được những yêu cầu bức thiết, đáp ứng được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ở vùng ĐBKK biên giới, vùng ATK, đã đưa hết các xã nghèo và xã đối tượng chính sách vào chương trình, mở rộng phạm vi đầu tư, tăng mức hỗ trợ từ nguồn NSNN, giúp các xã nghèo có điều kiện để vượt lên: + Phạm vi chương trình 135 được mở rộng dần, năm 1999 đầu tư 1.000 xã trong tổng số 1.715 xã khu vực III, ở 91 huyện trong 30 tỉnh; mặc dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng Chính phủ quyết định mở rộng phạm vi đầu tư ra các xã biên giới khu vực II, các xã ATK khu vực II nên đến cuối năm 2003 đã đưa hết các xã ĐBKK khu vực III (xã biên giới, xã ATK khu vực II) vào chương trình, nâng tổng số xã tham gia chương trình lên 2.362 xã. Biểu 5: Số xã được đầu tư hạ tầng thuộc chương trình 135 năm 2003 chia theo vùng
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Vùng Tổng số TW hỗ trợ Địa phương tự đầu tư Tổng số 2.362 2.233 129 Miền núi phía Bắc 1.264 1.239 25 Đồng bằng sông Hồng 206 206 0 Bắc Trung Bộ 253 253 0 Duyên Hải miền Trung 316 316 0 Tây Nguyên 72 66 6 Miền Đông 145 93 52 Đồng bằng sông Cửu Long 106 60 46 + Đối tượng đầu tư cũng được thay đổi, năm 1999 chỉ đầu tư 6 loại công trình: giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, cấp điện, trường học, trạm y tế xã, đến năm 2000 đưa thêm chơ, năm 2001 đưa thêm khai hoang. Với 8 loại công trình trên cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các xã thuộc chương trình phù hợp với khả năng nguồn vốn của Nhà nước. + Mức vốn đầu tư hạ tầng hàng năm cũng được tăng dần, từ năm 1999 đến năm 2002, NSNN hỗ trợ bình quân 400 triệu đồng/xã; từ năm 2003 trở đi hỗ trợ bình quân 500 triệu đồng/xã. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, có khá nhiều chương trình, dự án cùng đầu tư trên địa bàn xã 135 nên bình quân mỗi xã được đầu tư khoảng 1.200 triệu - 1500triệu đồng/năm. Với số vốn này nên được quản lý, điều hành tốt thì giải quyết được khá nhiều nhu cầu của địa phương. Tuy nhiên về tiêu chí bước đầu mới xác định ở mức tương đối, chưa được lượng hoá nên tình trạng tăng xa kéo dài trong nhiều năm, cho đến nay các địa phương
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com vẫn có xu hướng muốn tăng xã nghèo lên, không muốn đưa những xã hoàn thành mục tiêu ra khỏi chương trình; thậm chí việc khai hoang xây dựng đồng ruộng là tạo ra tư liệu sản xuất thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, vẫn được đưa vào dự án hạ tầng của chương trình 135 theo đề nghị của một số địa phương. - Quyết định 138/2000/QĐ - TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về hợp nhất các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu, đối tượng, địa bàn vào chương trình 135; Chỉ thị số 16/2003/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135), đã thực hiện hàng loạt các chính sách, biện pháp nhằm dồn sức của cả nước để phát triển kinh tế - xã hội vùng đói nghèo nhất, khó khăn nhất và chỉ có như vậy, chương trình 135 mới có được những cơ hội thuận lợi để đảm bảo thành công. 4.2. Thực hiện XĐGN trên cơ sở phát huy nội lực từ dân - Chương trình 135 là chương trình hợp lòng dân, xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân, phát huy được ý thức trách nhiệm của cộng đồng được nhân dân cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc nói riêng tự giác hưởng ứng, đồng lòng ủng hội và tích cực thực hiện nên đạt kết quả tốt. - Việc thực hiện chương trình 135 dựa trên nguyên tắc huy động sức dân ở từng xã, từng thôn bản là chính sách kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và giúp đỡ của cộng đồng trên cơ sở phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện phương châm "dân biết,
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi". Từ phương châm, phương pháp đúng đã tạo nên sự hăng hái, ý thức tự chủ, phát huy trách nhiệm của mỗi ng ười trong từng gia đình, trong từng cộng đồng thôn xóm nên đã góp phần làm cho chương trình đạt kết quả tốt. - Thực hiện nguyên tắc "Xã có công trình, dân có việc làm và tăng thu nhập" góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN. Với phương châm: Nhà nước ủng hỗ trợ, nhân dân đóng góp tham gia xây dựng công trình bằng công lao động. bằng vật liệu tại chỗ. Nhiều nơi nhân dân tham gia công việc đơn giản như khai thác, vận chuyển vật liệu, tham gia lao động, đào đắp, san nền… Việc tham gia đóng góp ý kiến, vật chất, tiền của và ngày công lao động đã góp phần một mặt tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào, mặt khác tăng cường kiểm tra giám sát ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, đảm bảo chất lượng công trình, gắn bó tình cảm và trách nhiệm của người dân với công trình. 4.3. Cơ chế vận hành chương trình linh hoạt và hiệu quả Chương trình 135 được vận hành theo Thông tư liên tịch 416 và 666. Qua thực tiễn cho thấy cơ chế vận hành chương trình thật sự thông thoáng, cởi mở, có tác động tích cực trong việc đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng ở nông thôn, vừa phù hợp với năng lực quản lý của cán bộ cấp xã, vừa đảm bảo đơn giản hoá các thủ tục, dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng, ít sai sót, đặc biệt bỏ cơ chế "xin, cho", nhờ đó mà giảm tiêu cực trong quá trình thực hiện chương trình. 4.4. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm các cấp, các ngành
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Từ bước khởi đầu triển khai ch ương trình 135 đã tạo được không khí phấn khởi trong các tầng lớp dân cư, trong lãnh đạo các cấp các ngành, các địa phương, nhất là những địa phương có nhiều xã ĐBKK, ý thức được một chủ trương lớn, hợp lòng dân nên nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức hưởng ứng giúp đỡ xã nghèo đã tạo thêm nguòn lực cho chương trình, góp phần giúp các địa phương thực hiện XĐGN có hiệu quả. - Nhiều địa phương lấy việc thực hiện chương trình 135 làm nhiệm vụ trọng tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp trong kế hoạch 5 năm và hàng năm. - Việc hưởng ứng lời kêu gọi cũng như thực hiện phân công của Thủ t ướng Chính phủ đối với các Bộ, ngành, các tổng công ty 91, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các địa phương khác giúp các địa phương ĐBKK đã tỏ rõ ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với công tác xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa rất tốt. 5. Một số hạn chế cơ bản Bên cạnh những thành tích chung đã đạt được nói trên. Chương trình 135 vẫn còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân có thể do đặc điểm nội tại của vùng ĐBKK, do nguồn lực đầu tư quá nhỏ bé so với yêu cầu, do năng lực quản lý điều hành chưa tốt… sau đây là một số mặt hạn chế chủ yếu. 5.1. Kinh tế có bước phát triển nhưng chưa toàn diện, đời sống dân cư vẫn thấp kém Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi tuy đã có bước phát triển khá so với trước đây nhưng vẫn ở trình độ thấp, đời sống đồng bào
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com còn nhiều khó khăn, vẫn thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, tình trạng di cư tự do vẫn chưa chấm dứt, nhiều nơi dân vẫn sống phân tán với tập quán du canh… một số địa phương chưa thực hiện đồng bộ việc bố trí dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng và sắp xếp lại sản xuất nên hiệu quả đầu tư chưa cao. Phần lớn dân cư ở các xã 135 có mức sống còn thua xa các vùng khác trong cả nước, khoản cách giàu - nghèo giữa các vùng chưa rút ngắn lại được bao nhiêu. 5.2. Công tác chỉ đạo ở nhiều địa phương chưa tốt Một số địa phương chưa quán triệt đầy đủ mục đích, ý nghĩa, nội dung và các chính sách của Chương trình 135, chưa quan tâm chỉ đạo sát sao việc thực hiện Chương trình nên còn nhiều hạn chế, thể hiện: Một số địa phương làm công tác quy hoạch chưa tốt, việc lập báo cáo đầu t ư, thiết kế, dự toán, giải ngân và thanh quyết toán công trình còn chậm, khối lượng thực hiện không lớn, chưa tương xứng với mức vốn đầu tư của Chương trình; Một số địa phương chỉ tập trung nhiệm vụ xây dựng CSHT, chưa đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản hàng hoá, chưa thực hiện lồn ghép các Chương trình, dự án khác trên địa bàn để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp của Chương trình. - Huy động các nguồn lực trong cộng đồng cho Chương trình ở nhiều địa phương còn yếu; chưa duy trì được phong trào giúp đỡ các xã nghèo của địa phương mình một cách thương xuyên; việc bố trí NSTW cho một số xã với mức quá thấp, trong 5 năm mới chỉ đạt 500-800 triệu đồng: xãPhi Hải, Quảng Yên, Cao Bằng; Făng Xu Lìn, Căn Co, Thèn Xỉn của Lai Châu; xã Mương Lèo, Mường Sai của Sơn La;
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tú Xuyên, Vân Mộng của Lạng Sơn… (báo cáo của UBDT tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình 135). - Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, xã có công trình dân có việc làm, tăng thu nhập, nhưng trên thực tế kết quả còn rất hạn chế, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, nhiều nơi nhà thầu làm hết việc của dân, dân không có việc làm, không có thu nhập. - Việc phân cấp quản lý đầu tư chưa mạnh, nhất là chậm giao xã àm chủ đầu tư, sau 5 năm mới có hơn 20 tỉnh giao 385 xã làm chủ đầu tư, chiếm 17% tổng số xã của chương trình, quá thấp so với mục tiêu của Chương trình. 5.3. Chất lượng công trình còn yếu kém Chất lượng công trình 135 ở nhiều địa phương chưa tốt, một số công trình không phát huy hiệu quả, hư hỏng phải sửa chữa tốn kém đã ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Có những sai phạm ở một số công trình đã được phản ánh quan báo chí như: đập Mương Vui ở xã Thanh Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá; công trình giếng nước sạch ở tỉnh Gia Lai và Bình Phước; công trình điện ở Định Hoá - Thái Nguyên… Trong các năm qua, công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành chưa thường xuyên nên ít phát hiện khiếm khuyết của công tác quản lý đầu tư và xây dựng chương trình 135, vì vậy việc đóng góp ý kiến cho công tác quản lý của các cấp ở địa phương và cơ sở còn hạn chế. 5.4. Quản lý các nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế Quản lý các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Chương trình 135 vẫn là khâu yếu kém nhất. Hiện nay có quá nhiều chương trình, dự án cùng đầu tư trên địa bàn xã 135
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com như đã trình bày ở phần trước, nhưng chưa có một cơ chế nào để quản lý thống nhất, chưa có một địa phương nào tổng hợp được các nguồn vốn này, chưa nói tới việc đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó, vì vậy rất khó đánh giá hiệu quả tổng hợp, chất lượng công trình và mức độ thất thoát vốn lồng ghép ngoài số vốn của Chương trình 135. 5.5. Công tác chỉ đạo chưa sâu sát, giám sát chưa chặt chẽ - Hàng năm các thành viên Ban chỉ đạo, các bộ, ngành, UBND các cấp và Hội đồng Dân tộc Quốc hội có tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá t ình hình tại các xã, nhưng xét về chất lượng chỉ có giám sát của HĐDTQH có báo cụ thể, có kiến nghị khá chi tiết, còn lại phần lớn chỉ là hình thức, đến một vài nơi nào đó để minh chứng đoàn có đến, nhưng thực chất không rõ ràng, không có nội dung, cách giám sát của từng ngành, từng cấp cũgn khác nhau, không có kiến nghị gì mới ngoài việc đề nghị tăng vốn, kéo dài thời gian thực hiện chương trình…, không phát hiện mặt yếu kém của việc thực hiện Chương trình ở cơ sở. - Sau mỗi năm thực hiện Ch ương trình 135, Ban chỉ đạo có tổ chức hội nghị định kỳ sơ kết thực hiện Chương trình. Hầu hết các báo cáo trình bày tại hội nghị cũng nhấn mạnh mặt được, ít phản ánh hoặc góp ý cho mặt chưa được và chủ yếu tập trung đề xuất 3 vấn đề chính: Đề nghị kéo dài thêm thời gian thực hiện Chương trình 135, đề nghị tăng mức vốn hỗ trợ đầu t ư cho xã 135 và đề nghị sửa sơ chế theo hướng có lợi cho cấp dưới. 5.6. Công tác tăng cường cán bộ cho cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
45 p | 403 | 32
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bằng phương tiện dạy học hiện đại ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
7 p | 254 | 27
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học tại các trường tiểu học ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 171 | 16
-
Một số hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa trong dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông
9 p | 136 | 11
-
Sử dụng hình ảnh trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
13 p | 172 | 8
-
Sử dụng các phương tiện trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa trong một tiết học ở phòng bộ môn - Trần Thị Thu Thủy
4 p | 124 | 8
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong các học phần tâm lí - giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
4 p | 76 | 8
-
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet cho sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 75 | 5
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Khánh Hòa)
8 p | 21 | 5
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên số của Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6 p | 10 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp học tập phục vụ cộng đồng trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
12 p | 13 | 4
-
Sử dụng trò chơi học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở tiểu học
10 p | 34 | 3
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động có thu của trường Đại học Hùng Vương
5 p | 44 | 2
-
Nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
4 p | 52 | 2
-
Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
10 p | 35 | 2
-
Nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
3 p | 34 | 2
-
Sử dụng các phương tiện trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học trong một tiết học ở phòng bộ môn
4 p | 51 | 2
-
Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học tại trường Đại học Y Thái Bình
10 p | 113 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn