intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao kết quả nuôi cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris) thông qua việc bổ sung nguồn astaxanthin tự nhiên tách chiết từ Copepoda (Pseudodiaptomus annandalei)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung astaxanthin từ P. annandalei vào thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và màu sắc da cũng như hàm lượng carotenoids tích lũy của cá khoang cổ nemo Amphiprion ocellaris.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao kết quả nuôi cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris) thông qua việc bổ sung nguồn astaxanthin tự nhiên tách chiết từ Copepoda (Pseudodiaptomus annandalei)

  1. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 ENHANCING REARING RESULTS OF NEMO CLOWNFISH (Amphiprion ocellaris) THROUGH NATURAL ASTAXANTHIN SUPPLEMENTATION EXTRACTED FROM COPEPODS (Pseudodiaptomus annandalei) Tran Thi Le Trang, Luong Thi Hau, Duong Nguyen Hoang, Pham Thi Khanh, Doan Xuan Nam, Tran Van Dung* Nha Trang University ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 27/9/2023 Despite being popular, the slow growth rate and poor coloration of artificially produced clownfish pose significant obstacles in the efforts to Revised: 30/10/2023 develop aquaculture for this species. Bioactive substances such as Published: 07/11/2023 astaxanthin and vitamins have been proven to be effective in promoting growth, coloration, and overall health in fish. In this study, we evaluated the effects of supplementing astaxanthin from Copepoda in the feed on the KEYWORDS rearing outcomes of Nemo clownfish. Six feed formulations supplemented Astaxanthin with astaxanthin were tested, including 0 (control), 50, 150, 250, 350, and 450 mg/kg of feed. The fish were reared in 60-liter glass tanks with 15 Coloration individuals per tank. Each treatment was replicated three times over a Nemo clownfish period of 75 days. The results showed that growth parameters (SGR L, Copepoda SGRW), feed conversion ratio, and coloration of the fish were all improved corresponding to the level of supplemented astaxanthin, with the best Growth values observed in the range of 350-450 mg/kg of feed (P < 0.05). The survival rate of the fish was not significantly affected by astaxanthin supplementation (P > 0.05). This study provides a positive solution using natural astaxanthin as a means to enhance the efficiency of rearing this marine ornamental fish species. NÂNG CAO KẾT QUẢ NUÔI CÁ KHOANG CỔ NEMO (Amphiprion ocellaris) THÔNG QUA VIỆC BỔ SUNG NGUỒN ASTAXANTHIN TỰ NHIÊN TÁCH CHIẾT TỪ COPEPODA (Pseudodiaptomus annandalei) Trần Thị Lê Trang, Lương Thị Hậu, Dương Nguyễn Hoàng, Phạm Thị Khanh, Đoàn Xuân Nam, Trần Văn Dũng* Trường Đại học Nha Trang THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 27/9/2023 Mặc dù được ưa chuộng nhưng tốc độ sinh trưởng chậm và màu sắc kém của nguồn cá khoang cổ sản xuất nhân tạo là trở ngại lớn trong nỗ lực phát Ngày hoàn thiện: 30/10/2023 triển nghề nuôi đối tượng này. Các chất có hoạt tính sinh học cao, ví dụ Ngày đăng: 07/11/2023 như astaxanthin hay vitamin, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện tốc độ sinh trưởng, màu sắc và sức khỏe tổng thể ở nhiều loài cá. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác động của việc bổ TỪ KHÓA sung astaxanthin, tách chiết từ Copepoda, vào thức ăn lên kết quả nuôi cá Astaxanthin nemo. Sáu nghiệm thức bổ sung astaxanthin được thử nghiệm, gồm 0 (đối chứng), 50, 150, 250, 350 và 450 mg/kg thức ăn. Cá được nuôi trong các Màu sắc bể kính 60 lít với 15 con mỗi bể. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong Cá khoang cổ nemo thời gian 75 ngày. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng (SGRL, Copepoda SGRW), hệ số chuyển hóa thức ăn và màu sắc của cá đều được cải thiện tương ứng với hàm lượng astaxanthin bổ sung, giá trị tốt nhất được xác Sinh trưởng định trong khoảng 350 – 450 mg/kg thức ăn (P < 0,05). Tỷ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung astaxanthin (P > 0,05). Nghiên cứu cung cấp một giải pháp tích cực, từ nguồn astaxanthin tự nhiên, nhằm nâng cao hiệu quả nuôi loài cá cảnh biển này. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8851 * Corresponding author. Email: dungtv@ntu.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 259 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 1. Giới thiệu Nuôi thủy sinh vật cảnh biển, trong đó có nhóm cá khoang cổ hay còn gọi là cá hề (Amphiprion spp.), ngày càng thu hút được sự quan tâm [1]. Không chỉ có màu sắc đẹp, tập tính sống độc đáo, cá khoang cổ còn thể hiện khả năng thích nghi cao với điều kiện nuôi nên rất được ưa chuộng [2], [3]. Mặc dù đã đạt được thành công trong sản xuất giống nhiều loài cá khoang cổ nhưng vẫn còn nhiều thách thức liên quan đến chất lượng và hiệu quả ương [1], [4]. Trong đó, màu sắc kém (nhợt nhạt, tối xạm) và sinh trưởng chậm nằm trong số những vấn đề cần được quan tâm vì ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị, khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh tế [1], [5]. Kích cỡ con giống cho nuôi thương phẩm của cá biển nói chung thường dao động từ 3 – 5 cm. Tuy nhiên, để đạt được kích cỡ này, các loài cá biển nuôi làm thực phẩm cần từ 1,0 – 1,5 tháng, trong khi cá khoang cổ phải mất từ 3 – 4 tháng tùy điều kiện chăm sóc, quản lý. Nguyên nhân là do cá khoang cổ thuộc nhóm cá có kích thước nhỏ và sinh trưởng chậm [1]. Điều này làm kéo dài thời gian nuôi, gia tăng chi phí sản xuất, do đó, việc tìm giải pháp cải thiện tốc độ sinh trưởng cũng như màu sắc ở nhóm cá này là rất cần thiết. Nâng cao sinh trưởng và màu sắc cá luôn được người nuôi quan tâm. Cho đến nay, một số giải pháp như chọn lọc di truyền, thay đổi môi trường, chế độ cho ăn hay bổ sung dinh dưỡng đã được thực hiện. Trong đó, giải pháp bổ sung dinh dưỡng có nhiều ưu điểm và ít tác động đến đối tượng nuôi [5]-[7]. Carotenoids là nhóm sắc tố tự nhiên chịu trách nhiệm tạo ra các màu đỏ, cam và vàng ở nhiều loài động, thực vật và vi sinh vật [6]-[8]. Astaxanthin là một trong những carotenoids quan trọng nhất, có hoạt tính sinh học cao, mang lại nhiều lợi ích cho các loài tôm cá, từ sinh trưởng, màu sắc, tới sức khỏe tổng thể [5], [6]. Do đó, việc bổ sung nhóm sắc tố này vào thức ăn ngày càng trở nên phổ biến trong nuôi trồng thủy sản [7]. Astaxanthin tự nhiên hiện diện với hàm lượng cao ở các loài giáp xác, nhất là nhóm giáp xác chân chèo (Copepoda) [5]. So với astaxanthin tổng hợp, nguồn tự nhiên này có nhiều ưu điểm vượt trội về khả năng tiêu hóa, hấp thu, hoạt tính sinh học và tính an toàn [6]. Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm và ứng dụng các nguồn carotenoids tự nhiên, ví dụ từ vi tảo hay giáp xác, trong nuôi tôm, cá [6], [7]. Đáng chú ý, cá không có khả năng tự tổng hợp carotenoids mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ thức ăn [5]. Thiếu hụt thành phần này trong khẩu phần ăn không chỉ làm giảm màu sắc – yếu tố quyết định đến giá trị và khả năng tiêu thụ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng kháng bệnh và chống chịu căng thẳng ở cá [5], [7]. Loài xác chân chèo Pseudodiaptomus annandalei rất phong phú trong các hệ sinh thái ven biển nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương [9]. Copepoda được biết đến rất giàu dinh dưỡng, nhất là astaxanthin, với hàm lượng dao động từ 0,14 – 17.200 mg/kg [10]. Bên cạnh đó, loại giáp xác chân chèo này cũng rất giàu các dưỡng chất thiết yếu khác như axít béo không no, axít amin thiết yếu, vitamin C, E và các chất chống oxy hóa [11]. Việc sử dụng chúng làm thức ăn, trực tiếp hay gián tiếp, đã cải thiện đáng kể sinh trưởng, tỷ lệ sống, khả năng chống chịu căng thẳng và giảm các biểu hiện bất thường trong quá trình phát triển ở nhiều loài cá biển [9]. Ở Việt Nam, P. annandalei là một trong những loài Copepoda được sử dụng phổ biến làm thức ăn sống trong ương ấu trùng cá biển [12]. Mặc dù vậy, việc sử dụng Copepoda nói chung ở dạng tươi sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và suy giảm chất lượng nước [9]. Bên cạnh đó, nguồn cá sản xuất nhân tạo có thể không quen với loại thức ăn này nếu không được cung cấp thường xuyên. Đồng thời, ở giai đoạn lớn, loại thức ăn này có thể không còn phù hợp với cỡ miệng của cá. Vì lẽ đó, việc tách chiết nguồn sắc tố từ Copepoda bổ sung vào thức ăn có nhiều ưu điểm như dễ tiêu hóa, hấp thu, tiện lợi trong sử dụng và bảo quản [2]. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về vấn đề này trên cá biển, đặc biệt là nhóm cá khoang cổ, vẫn còn rất hạn chế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung astaxanthin từ P. annandalei vào thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và màu sắc da cũng như hàm lượng carotenoids tích lũy của cá khoang cổ nemo Amphiprion ocellaris. http://jst.tnu.edu.vn 260 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguồn astaxanthin Loài Copepoda P. annandalei được sử dụng để tách chiết astaxanthin. Các mẫu Copepoda được thu từ các ao nuôi tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Quy trình tách chiết astaxanthin sử dụng dung môi cồn 96% theo phương pháp được mô tả trong Đặng Trung Thành và cộng sự (2022) [13], gồm các bước cơ bản: xay mẫu với cồn, xử lý trong lò vi sóng, chiết bằng vải lọc, loại bỏ cồn, bổ sung dầu hòa tan astaxanthin, loại bỏ tạp chất và định lượng. Hàm lượng astaxanthin thu được là 178,65 µg/g tươi được sử dụng để bổ sung vào thức ăn thí nghiệm. 2.2. Thức ăn thí nghiệm Khẩu phần thức ăn cơ bản, bao gồm 55% protein thô và 9% lipid, được thiết lập theo nhu cầu thức ăn cho ương giống cá biển. Chi tiết thành phần, hàm lượng được trình bày trong Bảng 1. Năm hàm lượng astaxanthin bổ sung gồm 50, 150, 250, 350 và 450 mg/kg thức ăn, và một nghiệm thức đối chứng (không bổ sung) đã được thử nghiệm (Bảng 1). Bảng 1. Công thức và thành phần sinh hóa của thức ăn thí nghiệm Thành phần (g/kg) AC0 AC50 AC150 AC250 AC350 AC450 Bột cá Peru 396 396 396 396 396 396 Bột cá Việt Nam 160 160 160 160 160 160 Bột mực 160 160 160 160 160 160 Bột tôm 75 75 75 75 75 75 Bột đậu nành 70 70 70 70 70 70 Cám gạo 10 10 10 10 10 10 Bột gluten ngô 10 10 10 10 10 10 Bột mỳ 19 18,95 18,85 18,75 18,65 18,55 Casein 70 70 70 70 70 70 Dầu mực 5 5 5 5 5 5 Dầu đậu nành 5 5 5 5 5 5 Vitamin tổng hợp 10 10 10 10 10 10 Polymethylcarbamide 5 5 5 5 5 5 Khoáng tổng hợp 5 5 5 5 5 5 Astaxanthin từ Copepoda 0 0,05 0,15 0,25 0,35 0,45 Thành phần sinh hóa gần đúng (%) Protein thô 55,08 55,05 55,11 55,09 54,99 55,13 Lipid thô 9,10 9,12 9,13 9,15 9,17 9,09 Tro 11,17 11,08 11,12 11,15 11,22 11,31 Độ ẩm 10,24 10,17 10,14 10,21 10,24 10,19 Astaxanthin 0,008 0,059 0,161 0,260 0,359 0,462 Quy trình chế biến thức ăn được thực hiện theo Trần Văn Dũng và cộng sự (2022) [2] cùng với một số điều chỉnh nhỏ. Các bước cơ bản gồm cân, nghiền và đồng nhất các thành phần nguyên liệu; thêm nước và hấp chín; bổ sung astaxanthin, dầu và vitamin; ép viên và sấy khô; nghiền và sàng để thu được các viên có kích cỡ 0,8 – 1,0 mm; đóng gói và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh (-4oC). 2.3. Điều kiện ương nuôi Cá khoang cổ nemo giống, kích cỡ ban đầu 3,20 ± 0,04 cm và 0,62 ± 0,05 g/con, được sử dụng cho thí nghiệm. Cá được nuôi với mật độ 15 con/bể hay 1 con/4 lít nước. Trước khi bắt đầu thí nghiệm, cá được nuôi cho quen với môi trường trong 7 ngày. Cá được nuôi trong 18 bể kính, thể tích 60 lít/bể, kết nối với hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. Nước cấp vào bể được kiểm soát bằng van với lưu lượng được duy trì khoảng 1,5 lít/phút/bể. Chất thải rắn được siphon hàng ngày (2 lần/ngày, 6h30 và 17h00), trong khi nước thải được xử lý nhờ vi sinh vật sống trên các giá thể là hạt nhựa và đá san hô. Hệ thống bể nuôi được thay nước http://jst.tnu.edu.vn 261 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 hàng tuần với lượng khoảng 50% tổng thể tích. Các yếu tố môi trường được theo dõi và duy trì trong phạm vi thích hợp với sinh trưởng, phát triển của cá nemo. Cụ thể, nhiệt độ từ 27 - 31oC, độ mặn từ 32 - 34‰, pH từ 7,8 - 8,2, hàm lượng oxy hòa tan > 5,0 mg/L, hàm lượng TAN (NH3/NH4+) < 1,0 mg/L. Tất cả các bể nuôi được duy trì sục khí 24/24 trong suốt thời gian nghiên cứu. Toàn bộ hệ thống được đặt dưới mái che và chế độ chiếu sáng tự nhiên. Cá được cho ăn với tần suất 4 lần/ngày (07h00, 10h00, 13h00 và 16h00). Sau 30 phút, lượng thức ăn dư nếu có được siphon, thu lại và lưu trữ trong ngăn đông tủ lạnh. Lượng thức ăn này được sấy khô về độ ẩm 10% để tính toán hiệu quả sử dụng thức ăn vào cuối thí nghiệm. 2.4. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung astaxanthin tách chiết từ Copepoda vào thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và màu sắc của cá. Sáu nghiệm thức được thử nghiệm, gồm 0 (đối chứng), 50, 150, 250, 350 và 450 mg/kg thức ăn. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3 lần lặp trong 75 ngày. Vào ngày cuối thí nghiệm, toàn bộ số cá trong bể được thu để xác định các thông số về chiều dài, khối lượng, hệ số phân đàn, hệ số điều kiện, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn, màu da, hàm lượng carotenoids tích lũy trong cơ thể và so sánh giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Việc đo lường được áp dụng với toàn bộ số cá còn sống tại thời điểm kết thúc, ngoại trừ chỉ tiêu hàm lượng carotenoids tổng số được phân tích với mỗi 3 cá thể/bể, được thu ngẫu nhiên, tương ứng với 9 con/nghiệm thức. Trước khi thu mẫu, cá được bỏ đói 24 giờ và gây mê (0,05%, EGME) trong 15 - 20 giây. Cá được thấm khô bằng giấy vệ sinh trước khi tiến hành xác định các chỉ tiêu. 2.5. Phương pháp xác định và tính toán một số chỉ tiêu Tốc độ sinh trưởng: + Tốc độ tăng trưởng chiều dài đặc trưng: SGRL (%/ngày) = [(LnL2 - LnL1) / t] × 100. (1) + Tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc trưng: SGRW (%/ngày) = [(LnW2 - LnW1) / t] × 100.(2) Hệ số phân đàn, hệ số điều kiện: + Hệ số phân đàn chiều dài: CVL (%) = SDL / MeanL × 100 (3) + Hệ số phân đàn khối lượng: CVW (%) = SDW/ MeanW × 100 (4) + Hệ số điều kiện: CF (g/cm3) = 100 × W/L3 (5) Tỷ lệ sống: + Tỷ lệ sống: SR (%) = (N2 / N1) × 100. (6) Hiệu quả sử dụng thức ăn: + Khẩu phần thức ăn hàng ngày (FR, %BW/ngày): FR = 100 × FI / [(W1 + W2) / 2] / t (7) + Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): FCR = FI / (W2 – W1) (8) Trong đó: L1, L2 là chiều dài; W1, W2 là khối lượng cá tại thời điểm ban đầu và kết thúc (mm, g); t là thời gian thí nghiệm (ngày); SD là độ lệch chuẩn; FI là tổng lượng thức ăn tiêu thụ; N1, N2 là số lượng cá ban đầu và kết thúc. Màu sắc cá: + Màu sắc da cá được đánh giá thông qua 3 chỉ số đo lường màu sắc của mô hình màu RGB (R, Red - đỏ; G, Green - xanh lá; B, Blue - xanh dương) bằng cách sử dụng máy đo màu CR-400 (Konica, Japan). Cá được đo màu ở cả hai bên thân, tại vị trí giữa vây lưng mềm và vây hậu môn tiếp giáp với dải giữa màu trắng [2]. Mỗi vị trí được đo ba lần và tính giá trị trung bình. Phương pháp đo, chế độ cài đặt và điều kiện đo được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Hàm lượng carotenoids tổng số tích lũy trong cơ thể cá (TAC) được xác định trên máy UV- Vis (Biochrom, Anh) theo mô tả của Ramamoorthy và cộng sự (2010) [14]. Theo đó, mẫu cá nguyên con được nghiền nhỏ, đều; sau đó lấy 1,0 g mẫu đại diện để tiến hành phân tích. Mẫu này được trộn đều với dung dịch axeton (20 ml) có chứa 1,5 g Na2SO4 khan bằng thiết bị đồng hóa mẫu (Ultra-turrax®, Đức). Hỗn hợp được lọc bằng giấy lọc 3 lần cho tới khi dịch lọc không màu. Dịch lọc được ly tâm ở 6.000 vòng/phút trong 7 phút để thu phần nổi ở phía trên và giữ ở 4oC. http://jst.tnu.edu.vn 262 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 Độ hấp thụ của dịch chiết chứa carotenoids được đo bằng máy đo quang phổ UV-Vis. Kết quả được biểu thị bằng số µg carotenoids trên mỗi g mẫu (µg/g) và được tính bằng công thức sau: Hàm lượng carotenoids tổng số tích lũy (TAC) (µg/g) = A x V x D x 104 / (W x E1cm1%) (9) Trong đó: A là độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 450 nm; V là tổng thể tích của dịch chiết (ml); D là tỷ lệ pha loãng; W là khối lượng của mẫu (g); và E1cm1% là hệ số sắc tố quang của dầu (dung môi dầu đậu nành có hệ số E là 2.145). Hàm lượng astaxanthin trong mẫu Copepoda (Mục 2.1) và mẫu thức ăn sau khi chế biến (Bảng 1) cũng được xác định theo phương pháp và công thức trên, tuy nhiên, độ hấp thụ (A) của dung dịch chứa astaxanthin được đo ở bước sóng 487 nm. 2.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi thu được được phân tích thống kê trên phần mềm SPSS 22.0 sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố và kiểm Duncan với mức ý nghĩa P < 0,05. Các số liệu được trình bày dưới dạng giá trị Trung bình ± Sai số chuẩn (SE). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả 3.1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng Kết quả cho thấy tốc độ sinh trưởng chiều dài (SGRL) và khối lượng đặc trưng (SGRW) của cá có sự gia tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng astaxanthin bổ sung. Trong đó, giá trị SGRL và SGRW ở mức bổ sung 450 mg/kg thức ăn đạt cao nhất (0,37 và 1,11 %/ngày), và các giá trị này cao hơn lần lượt là 15,6% và 29,07% so với đối chứng (P < 0,05). Tuy nhiên, cả hai chỉ tiêu này đều không có sự khác biệt giữa hai mức bổ sung 350 và 450 mg/kg thức ăn (P > 0,05; Bảng 2). Bảng 2. Sinh trưởng, hệ số phân đàn, điều kiện và tỷ lệ sống của cá nemo ở các nghiệm thức Chỉ tiêu 0 mg/kg 50 mg/kg 150 mg/kg 250 mg/kg 350 mg/kg 450 mg/kg L2 (mm) 4,07 ± 0,01a 4,10 ± 0,01a 4,15 ± 0,01b 4,18 ± 0,01bc 4,20 ± 0,02cd 4,24 ± 0,02d W2 (g) 1,18 ± 0,02a 1,27 ± 0,03b 1,34 ± 0,01c 1,36 ± 0,01c 1,39 ± 0,03cd 1,43 ± 0,01d SGRL 0,32 ± 0,01a 0,33 ± 0,01ab 0,35 ± 0,01bc 0,35 ± 0,01c 0,36 ± 0,01cd 0,37 ± 0,01d (%/ngày) SGRW 8,86 ± 0,03a 0,96 ± 0,03b 1,03 ± 0,02c 1,05 ± 0,02cd 1,08 ± 0,03cd 1,11 ± 0,01d (%/ngày) CVL (%) 11,00 ± 0,58c 10,33 ± 0,67c 9,33 ± 0,67bc 10,00 ± 0,58bc 7,00 ± 0,58a 8,00 ± 1,00ab b b ab ab CVW (%) 30,67 ± 2,33 29,33 ± 1,76 26,67 ± 0,88 27,00 ± 2,08 21,33 ± 2,85 24,00 ± 3,06ab a 3 a b b b CF (g/cm ) 1,75 ± 0,02 1,84 ± 0,02 1,87 ± 0,01 1,86 ± 0,01 1,88 ± 0,01b 1,88 ± 0,01b a a a a a SR (%) 95,57 ± 4,43 97,77 ± 2,23 95,53 ± 2,23 100 100 100a Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). 3.1.2. Hệ số phân đàn, hệ số điều kiện Cá được cho ăn astaxanthin bổ sung ở mức 350 mg/kg đạt hệ số phân đàn chiều dài (CVL) và khối lượng (CVW) thấp nhất, trong khi đó, giá trị cao nhất được tìm thấy ở mức 50 mg/kg và đối chứng, lần lượt là 7,00%, 21,33% so với 10,33%, 29,33% và 11,00%, 30,67% (P < 0,05). Hệ số phân đàn của cá không có sự khác biệt giữa các mức 350 và 450 mg/kg (P > 0,05; Bảng 2). Việc bổ sung astaxanthin cũng tác động đến hệ số điều kiện (CF) của cá, với các giá trị đạt được ở nghiệm thức bổ sung đều cao hơn đối chứng, từ 1,84 – 1,88 so với 1,75 g/cm3 (P < 0,05; Bảng 2). 3.1.3. Tỷ lệ sống Kết quả cho thấy việc bổ sung thành phần này vào thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá, dao động từ 95,57 – 100% (P > 0,05). Trong đó, tỷ lệ sống ở các nghiệm thức 250 – 450 mg/kg đều đạt 100%, trong khi, nghiệm thức đối chứng đạt 95,57% (Bảng 2). 3.1.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn http://jst.tnu.edu.vn 263 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 Kết quả cho thấy khẩu phần thức ăn hàng ngày (FR) của cá không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, dao động từ 1,70 – 1,77%/ngày (P > 0,05; Hình 1A). Tuy nhiên, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ở các nghiệm thức bổ sung đều thấp hơn đáng kể so với đối chứng. Giá trị FCR thấp nhất đạt được ở các mức 350 và 450 mg/kg thức ăn (1,70 ± 0,05 và 1,68 ± 0,05) trong khi giá trị cao nhất hiện diện ở đối chứng (2,04 ± 0,06; P < 0,05). Đáng chú ý, không có sự khác biệt về chỉ số này ở các mức bổ sung astaxanthin từ 150 mg/kg trở lên (P > 0,05; Hình 1B). Hình 1. Khẩu phần thức ăn hàng ngày (A) và hệ số chuyển hóa thức ăn (B) của cá nemo ở các nghiệm thức. Các ký tự chữ cái khác nhau trên các cột thể hiện sự khác biệt thống kê (P < 0,05). 3.1.5. Màu sắc da và hàm lượng carotenoids tích lũy Kết quả cho thấy hàm lượng astaxanthin bổ sung vào thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cả màu sắc da và hàm lượng carotenoids tổng số tích lũy trong cơ thể cá nemo. Hình 2. Giá trị R, G, B của da (A) và hàm lượng carotenoids tổng số tích lũy trong cơ thể cá nemo ở các nghiệm thức (B). Các ký tự chữ cái khác nhau trên các cột thể hiện sự khác biệt thống kê (P < 0,05). Chỉ số màu đỏ (R, Red) trên da cá nemo tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng astaxanthin bổ sung, với giá trị cao nhất đạt được ở mức 450 mg/kg thức ăn và thấp nhất ở đối chứng, lần lượt là 143 ± 2,08 so với 135 ± 1,76 (P < 0,05). Đáng chú ý, giá trị của R không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bổ sung, dao động từ 139 – 143 (P > 0,05; Hình 2A). Trong khi đó, các giá trị màu xanh lá (G, Green) và xanh dương (B, Blue) đạt giá trị cao nhất ở đối chứng và có xu hướng giảm dần cùng với mức tăng của hàm lượng astaxanthin bổ sung (P < 0,05; Hình 2A). Hàm lượng carotenoids tổng số tích lũy trong cơ thể cá cũng tăng tuyến tính với hàm lượng astaxanthin bổ sung. Trong đó, giá trị lớn nhất đạt được ở mức 450 mg/kg thức ăn, với mức tăng khoảng 183% so với đối chứng, lần lượt là 32,16 ± 2,45 so với 11,35 ± 1,05 µg/g (P < 0,05). Các giá trị đạt được ở mức bổ sung 350 và 450 mg/kg không có khác biệt thống kê (P > 0,05; Hình 2B). Như vậy, xét về hiệu quả cải thiện màu sắc của cá nemo, mức bổ sung 350 – 450 mg/kg thức ăn được xác định là phù hợp trong phạm vi được khảo sát. 3.2. Thảo luận http://jst.tnu.edu.vn 264 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 Kết quả của chúng tôi đã chứng minh rằng việc bổ sung astaxanthin từ P. annandalei vào thức ăn đã cải thiện sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và màu sắc (da và hàm lượng carotenoids tích lũy) của cá nemo, đặc biệt là mức 350 – 450 mg/kg. Kết quả này đã nhấn mạnh thêm về vai trò của astaxanthin nói chung trong việc nâng cao kết quả ương nuôi cá biển. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng carotenoids là những chất có hoạt tính sinh học cao giúp tăng cường các quá trình sinh lý ở động vật thủy sản [5]. Việc sử dụng các chất này, bên cạnh cải thiện màu sắc, nhằm nâng cao chất lượng tổng thể của các loài tôm, cá ngày càng được quan tâm [7]. Tác dụng tích cực của astaxanthin đối với cá có thể liên quan đến nhiều cơ chế và quá trình diễn ra trong cơ thể. Thứ nhất, astaxanthin giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trung gian thông qua kiểm soát hoạt động của các enzyme tiêu hóa dẫn đến tăng cường hiệu quả hấp thu dinh dưỡng [15]. Thứ hai, với vai trò là chất chống oxy hóa, astaxanthin tham gia vào quá trình điều hòa biểu hiện gen (sinh lý và nội tiết) và giảm căng thẳng, qua đó, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng cho sinh trưởng cũng như duy trì sức khỏe tổng thể của cá [7], [16]. Thứ ba, astaxanthin thúc đẩy hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột giúp phá vỡ các thành phần dinh dưỡng khó tiêu, ví dụ chất béo, để chiết xuất được nhiều dưỡng chất hơn [17]. Ngoài ra, astaxanthin còn tác động tích cực lên cấu trúc (nhung mao, thành ruột) và cải thiện chức năng của ruột, qua đó, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn [17], [18]. Cuối cùng, là một sắc tố tự nhiên và thiết yếu, việc bổ sung astaxanthin vào thức ăn đã tăng cường sự tích lũy sắc tố trong cơ thể cá, qua đó, tăng cường cả sự hiện thị màu cam - đỏ trên màu da cũng như hàm lượng carotenoids tổng số (nhiều loại khác nhau) tích lũy trong cơ thể cá [2], [5]-[7]. Tác động tích cực của astaxanthin đối với sinh trưởng của cá nemo trong nghiên cứu hiện tại cũng từng được báo cáo trên một số loài khác như cá đù vàng lớn Pseudosciaena crocea [19], cá vược châu Âu Dicentrarchus labrax [16], cá chim vây ngắn Trachinotus ovatus [17], [20], cá hồi vân Oncorhynchus mykiss [18]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại không ghi nhận sự cải thiện đáng kể nào đối với sinh trưởng của cá so với đối chứng, báo cáo trên cá tráp đầu vàng Sparus aurata [21], cá bơn vỉ Paralichthys olivaceus [22] hay cá khoang cổ cam A. percula [2]. Điều này có thể là do sự khác biệt về đối tượng nuôi, giai đoạn phát triển, loại thức ăn sử dụng và chế độ bổ sung astaxanthin [5], [7]. Đáng chú ý, ngay cả trên cá nemo, hiệu quả của việc bổ sung carotenoids với sinh trưởng cũng có sự khác biệt. Trong khi nghiên cứu hiện tại cùng nghiên cứu của Ebeneezar và cộng sự (2020) [3] ghi nhận kết quả tích cực thì nghiên cứu của Díaz‐Jiménez và cộng sự (2021) lại không thấy tác động đáng kể nào khi sử dụng astaxanthin và lutein bổ sung [23]. Một số nghiên cứu khác cũng ghi nhận kết quả tương tự [24], [25]. Điều này đã bổ sung thêm cho luận điểm cho rằng tác dụng của nhóm sắc tố này lên sinh trưởng của cá vẫn còn chưa thống nhất và cần được tiếp tục nghiên cứu [5], [7]. Khác với sinh trưởng, hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận hiệu quả tích cực của việc bổ sung các nguồn carotenoids, cả tự nhiên và nhân tạo, lên màu sắc da và hàm lượng carotenoids tích lũy ở nhiều loài cá [5]-[7], đặc biệt là nhóm cá khoang cổ Amphiprion spp. [2], [3], [23]-[25]. Đáng chú ý, hiệu quả cải thiện sinh trưởng và màu sắc của cá nemo trong nghiên cứu hiện tại có xu hướng tăng tương ứng với hàm lượng astaxanthin bổ sung, và giá trị cao nhất đạt được ở mức 450 mg/kg. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại nhận thấy việc tăng hàm lượng astaxanthin tới một mức nào đó có thể làm giảm sinh trưởng và màu sắc của cá, báo cáo trên cá đù vàng lớn [19], cá chim vây ngắn [20], cá vược đốm Lateolabrax maculatus [26], cá nemo [23] hay cá hồi vân [27]. Điều này cho thấy, bên cạnh sự khác biệt về loài, hàm lượng sử dụng, có thể liên quan đến khả năng tiêu hóa và hấp thu astaxanthin khác nhau ở mỗi loài cá [7], [26]. Kết quả của chúng tôi gợi ý rằng phạm vi khảo sát có thể chưa đủ rộng để đánh giá tác động đầy đủ của việc bổ sung astaxanthin từ Copepoda vào thức ăn đối với cá nemo, và việc thiết lập các mức bổ sung cao hơn, ví dụ 600 – 1.000 mg/kg, cần được tiếp tục thực hiện. Khác với các chỉ tiêu kể trên, tỷ lệ sống của cá đạt được rất cao (> 95%) và không bị tác động bởi hàm lượng astaxanthin bổ sung. Điều này cho thấy cá nemo có khả năng thích nghi cao với điều kiện nuôi và việc bổ sung astaxanthin vào khẩu phần ăn không phải là yếu tố hạn chế đối với sự sống của loài cá này. http://jst.tnu.edu.vn 265 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 4. Kết luận Kết quả của chúng tôi đã khẳng định vai trò của astaxanthin tách chiết từ Copepoda, P. annandalei, trong việc thúc đẩy sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và màu sắc ở cá khoang cổ nemo. Trong phạm vi khảo sát, hàm lượng bổ sung 350 – 450 mg/kg thức ăn được xác định là phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo nên khảo sát tác động của astaxanthin ở các hàm lượng cao hơn, đồng thời, các chỉ tiêu đánh giá về khả năng chống oxy hóa, thành phần sinh hóa, và hoạt tính của các loại enzyme ở loài cá cảnh biển này cũng cần được đề cập. Lời cảm ơn Bài báo được tài trợ kinh phí từ Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua đề tài Mã số B2022-TSN- 08. Nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Nha Trang và Trại sản xuất giống cá cảnh biển Vĩnh Hòa đã tạo điều kiện hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] R. Calado, I. Olivotto, M. P. Oliver, and G. J. Holt, Marine ornamental species aquaculture. Wiley Blackwell, 2017. [2] D. V. Tran, T. T. Dang, T. T. T. Cao, N. T. Hua, and H. Q. Pham, “Natural astaxanthin extracted from shrimp waste for pigment improvement in the Orange clownfish, Amphiprion percula,” Aquaculture Research, vol. 53, no. 11, pp. 4190-4198, 2022. [3] S. Ebeneezar, D. L. Prabu, S. Chandrasekar, C. Tejpal, K. Madhu, P. Sayooj, and P. Vijayagopal, “Evaluation of dietary oleoresins on the enhancement of skin coloration and growth in the marine ornamental clown fish, Amphiprion ocellaris (Cuvier, 1830),” Aquaculture, vol. 529, 2020, Art. no. 735728. [4] N. L. T. Nguyen, S. T. Nguyen, T. L. T. Tran, D. V. Tran, “Effects of feeding frequency on growth, survival, and feed utilization of orange clownfish (Amphiprion percula Lacepède, 1802),” TNU Journal of Science and Technology, vol. 228, no. 1, pp. 254 – 262, 2022. [5] K. C. Lim, F. M. Yusoff, M. Shariff, and M. S. Kamarudin, “Astaxanthin as feed supplement in aquatic animals,” Reviews in Aquaculture, vol. 10, pp. 738-773, 2018. [6] S. Sathyaruban, D. I. Uluwaduge, S. Yohi, and S. Kuganathan, “Potential natural carotenoid sources for the colouration of ornamental fish: a review,” Aquaculture International, vol. 22, pp. 1507-1528, 2021. [7] S. Elbahnaswy and G. E. Elshopakey, “Recent progress in practical applications of a potential carotenoid astaxanthin in aquaculture industry: a review,” Fish Physiology and Biochemistry, vol. 2023, pp. 1-30, 2023. [8] H. K. T. Dinh, S. H. Luu, M. N. Pham, P. T. Pham, C. V. Tran, C. T. Trinh, T. D. Dao, L. T. Ta, “The study of the extraction process of carotenoid from tomatos for lipstick production,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 177, no. 1, pp. 165 – 169, 2018. [9] C. S. Lee, P. J. O'Bryen, and N. H. Marcus (Eds.), Copepods in aquaculture. John Wiley & Sons, 2005. [10] L. Vilgrain, F. Maps, S. Basedow, E. Trudnowska, M. A. Madoui, B. Niehoff, and S. D. Ayata, “Copepods' true colors: astaxanthin pigmentation as an indicator of fitness,” Ecosphere, vol. 14, no. 6, 2023, Art. no. e4489. [11] T. van der Meeren, R. E. Olsen, K. Hamre, and H. J. Fyhn, “Biochemical composition of copepods for evaluation of feed quality in production of juvenile marine fish,” Aquaculture, vol. 274, no. 2-4, pp. 375-397, 2008. [12] N. X. Doan, “Research on some biological characteristics of growth, reproduction and biomass culture of Copepoda Pseudodiaptomus annadalei Sewell, 1919 under climate change conditions,” Doctoral thesis, Nha Trang University, 2023. [13] T. T. Dang, D. V. Tran, H. T. Luong, and Q. T. H. Tran, “Conditions for extraction and storage of astaxanthin from white leg shrimp (Penaeus vannamei Boone, 1931),” Journal of Fisheries Science and Technology, no. 4, pp. 51-59, 2022. [14] K. Ramamoorthy, S. Bhuvaneswari, G. Sankar, and K. Sakkaravarthi, “Proximate composition and carotenoid content of natural carotenoid sources and its colour enhancement on marine ornamental http://jst.tnu.edu.vn 266 Email: jst@tnu.edu.vn
  9. TNU Journal of Science and Technology 229(01): 259 - 267 fish Amphiprion ocellaris (Cuveir, 1880),” World Journal of Fish and Marine Sciences, vol. 2, no. 6, pp. 545-550, 2010. [15] W. X. Xu, Y. T. Liu, W. X. Huang, C. W. Yao, Z. Y. Yin, K. S. Mai, and Q. H. Ai, “Effects of dietary supplementation of astaxanthin (Ast) on growth performance, activities of digestive enzymes, antioxidant capacity and lipid metabolism of large yellow croaker (Larimichthys crocea) larvae,” Aquaculture Research, vol. 53, pp. 4605-4615, 2022. [16] N. E. Saleh, E. A. Wassef, and S. M. Shalaby, “The role of dietary astaxanthin in European sea bass (Dicentrarchus labrax) growth, immunity, antioxidant competence and stress tolerance,” Egyptian Journal of Aquatic Biology & Fisheries, vol. 22, no. 5, pp. 189-200, 2018. [17] H. Fang, J. Xie, W. Zhao, Z. Liu, Y. Liu, L. Tian, and J. Niu, “Study supplementation of astaxanthin in high-fat diet on growth performance, antioxidant ability, anti-inflammation, non-specific immunity and intestinal structure of juvenile Trachinotus ovatus,” Aquaculture Nutrition, vol. 27, pp. 2575- 2586, 2021. [18] W. Zhao, Y. C. Guo, M. Y. Huai, L. Li, C. Man, W. Pelletier, H. L. Wei, R. Yao, and J. Niu, “Comparison of the retention rates of synthetic and natural astaxanthin in feeds and their effects on pigmentation, growth, and health in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss),” Antioxidants, vol. 11, 2022, Art. no. 2473. [19] M. Li, W. Wu, P. Zhou, F. Xie, Q. Zhou, and K. Mai, “Comparison effect of dietary astaxanthin and Haematococcus pluvialis on growth performance, antioxidant status and immune response of large yellow croaker Pseudosciaena crocea,” Aquaculture, vol. 434, pp. 227-232, 2014. [20] J. J. Xie, X. Chen, J. Niu, J. Wang, Y. Wang, and Q. Q. Liu, “Effects of astaxanthin on antioxidant capacity of golden pompano (Trachinotus ovatus) in vivo and in vitro,” Fisheries and Aquatic Sciences, no. 20, pp. 1-8, 2017. [21] E. A. Wassef, S. Chatzifotis, E. M. Sakr, and N. E. Saleh, “Effect of two natural carotenoid sources in diets for gilthead seabream, Sparus aurata, on growth and skin coloration,” Journal of Applied Aquaculture, vol. 22, pp. 216-229, 2010. [22] M. A. Pham, H. G. Byun, K. D. Kim, and S. M. Lee, “Effects of dietary carotenoid source and level on growth, skin pigmentation, antioxidant activity and chemical composition of juvenile olive flounder Paralichthys olivaceus,” Aquaculture, vol. 431, pp. 65-72, 2014. [23] L. Díaz‐Jiménez, M. P. Hernández‐Vergara, C. I. Pérez‐Rostro, and M. A. Olvera‐Novoa, “The effect of two carotenoid sources, background colour and light spectrum on the body pigmentation of the clownfish Amphiprion ocellaris,” Aquaculture Research, vol. 52, no. 7, pp. 3052-3061, 2021. [24] S. M. Seyedi, I. Sharifpour, M. Ramin, and S. Jamili, “Effect of dietary astaxanthin on survival, growth, pigmentation clownfish, Amphiprion ocellaris, Cuvier,” Indian Journal of Fundamental Applied Life Sciences, vol. 3, pp. 391-395, 2013. [25] T. N. Hua, X. M. Tran, J. L. Hon, T. T. H. Tran, and J. Rajesh, “Effects of natural dietary carotenoids on skin coloration of false Clownfish (Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830),” Aquaculture Nutrition, vol. 25, no. 3, pp. 662-668, 2019. [26] W. Yu, H. Lin, Y. Yang, Q. Zhou, H. Chen, X. Huang, C. Zhou, Z. Huang, and T. Li, “Effects of supplemental dietary Haematococcus pluvialis on growth performance, antioxidant capacity, immune responses and resistance to Vibrio harveyi challenge of spotted sea bass Lateolabrax maculatus,” Aquaculture Nutrition, vol. 27, no. 2, pp. 355-365, 2021. [27] M. Teimouri, A. K. Amirkolaie, and S. Yeganeh, “The effects of Spirulina platensis meal as a feed supplement on growth performance and pigmentation of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss),” World Journal of Fish and Marine Sciences, vol. 5, no. 2, pp. 194-202, 2013. http://jst.tnu.edu.vn 267 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1