Biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao tỷ lệ sống khi ương cá
lượt xem 23
download
Theo kết quả nghiên cứu về hiện trạng kỹ thuật ương cá tra giống ở huyện Phú Tân, Châu Phú và thị xã Tân Châu, cá tra bột sau khi ương đến 30 ngày, chỉ đạt tỷ lệ sống là 18,2%. Ương đến 60 ngày, tỷ lệ sống là 13,1%. Kết quả này cho thấy, cá tra bột có tỷ lệ hao hụt rất cao trong giai đoạn 30 ngày sau khi thả giống vào ao ương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao tỷ lệ sống khi ương cá
- Biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao tỷ lệ sống khi ương cá Theo kết quả nghiên cứu về hiện trạng kỹ thuật ương cá tra giống ở huyện Phú Tân, Châu Phú và thị xã Tân Châu, cá tra bột sau khi ương đến 30 ngày, chỉ đạt tỷ lệ sống là 18,2%. Ương đến 60 ngày, tỷ lệ sống là 13,1%. Kết quả này cho thấy, cá tra bột có tỷ lệ hao hụt rất cao trong giai đoạn 30 ngày sau khi thả giống vào ao ương. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá bột như: Cá bột kém chất lượng; vận chuyển và thả cá bột không đúng theo yêu cầu kỹ thuật; cá con bị tiêu diệt bởi các loài địch hại (cá dữ, nòng nọc ...) hoặc do thiếu nguồn thức ăn tự nhiên cho cá ...
- Trong các nguyên nhân trên, chất lượng cá bột là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đàn cá giống trong quá trình ương. Tuy nhiên, việc thiếu nguồn thức ăn tự nhiên cũng là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cá. Khi nói về vai trò của thức ăn tự nhiên, tiến sĩ Phạm Minh Thành và tiến sĩ Nguyễn Văn Kiểm - Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đã có chung lời nhận xét: " Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàn, thức ăn duy nhất được cá ưa thích là động vật phiêu sinh. Sự thiếu hụt thức ăn tự nhiên là nguyên nhân chính làm cho cá có tỷ lệ sống sót thấp ở cả môi trường tự nhiên và nhân tạo" Để khắc phục việc thiếu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao ương nuôi cá giống, người nuôi có thể dễ dàng thực hiện gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương trước khi thả cá. Thức ăn tự nhiên bao gồm: Tảo và
- các loài động vật có kích thước rất nhỏ bé (còn gọi là động vật phiêu sinh hay động vật phù du) sống trong môi trường nước. Một trong những loài động vật phù du là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng và thích hợp cho cá bột là trứng nước (hay còn gọi là Moina). Trứng nước là thức ăn quan trọng cho cá bột vì trong cơ thể của trứng nước có chứa một số loại acid amin và các loại men tiêu hóa (còn gọi là Enzyme) như: Proteinases, Peptidases, Amylases. Các loại men tiêu hóa này có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tiêu hóa của cá bột. Một số loại acid amin có trong cơ thể của trứng nước là những acid amin rất cần cho sự sinh trưởng của cá bột nhưng cơ thể cá không thể tự tổng hợp được. Trứng nước còn được cho là thức ăn thích hợp cho cá bột vì chúng có kích thước cơ thể phù hợp với cỡ miệng của hầu hết các loài cá bột nên
- cá bột dễ dàng bắt mồi sau khi sử dụng hết noãn hoàn tích trữ ở bên trong cơ thể. Theo kết quả khảo sát thực tế về hiện trạng kỹ thuật ương cá tra giống, có 23,8% số hộ ương cá tra không gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao trước khi thả cá bột mà chỉ sử dụng trứng nước vớt ở tự nhiên để làm thức ăn cho cá. Trứng nước vớt ngoài tự nhiên có thể có chứa nhiều mầm bệnh và các loài địch hại cho cá như: Bọ gạo, bắp cày ... nên nếu vô tình đưa chúng cùng với trứng nước vào ao thì chúng sẽ gây bệnh và sát hại rất nhiều cá bột và cá hương và đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Trong thực tế, cũng có những hộ ương cá tra mua trứng nước đã chết và trữ lạnh để sử dụng dần trong quá trình ương cá. Nếu sử dụng trứng nước chết để làm thức ăn cho cá thì thành phần dinh dưỡng của
- trứng nước có thể bị suy giảm, đồng thời trứng nước chết sẽ không còn là nguồn thức ăn hấp dẫn đối với cá bột. Mặt khác, nếu cá không sử dụng kịp thời thì lượng trứng nước này sẽ bị phân hủy và có thể gây ô nhiễm môi trường nước. Do đó, chủ động gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương là một biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt, góp phần nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình ương cá. Kỹ thuật gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương trước khi thả cá được thực hiện như sau: Tát cạn ao, vét bùn, bón vôi (10-15 kg/100m2) và diệt hết cá tạp, rắn, cua, ếch, nòng nọc ... trong ao. Nên phơi khô đáy ao từ 1-2 ngày (nếu ở vùng đất có phèn thì không nên phơi vì có thể làm xì phèn đáy ao). Sau đó, cấp nước vào ao với mực nước sâu khoảng 0,5 mét (phải bịt lưới ở đầu ống cấp nước để ngăn các loài địch hại vào ao). Để trứng nước phát triển nhanh
- trong ao ương, các hộ ương có thể pha nước cấp với nước ở 1 ao đang ương nuôi cá khác với tỷ lệ khoảng 5-10% thể tích ở lần cấp nước đầu tiên này. Ao lấy nước pha với nguồn nước cấp phải có nguồn nước không bị ô nhiễm (không quá dơ) và cá đang ương nuôi phải không bị bệnh. Kế tiếp, sử dụng bột đậu nành và bột cá với liều lượng mỗi loại: 300 gam/100m2 pha vào nước tạt đều ao. Sau 3-5 ngày, dùng ly thủy tinh lấy nước ở vài điểm trong ao, nếu thấy có những con vật nhỏ li ti và đem xem dưới kính hiển vi có hình dáng như hình vẽ của Moina thì trứng nước đã phát triển. Cấp nước thêm vào ao sâu đến 0,8 mét và có thể tiến hành thả cá bột. Hoặc có thể tiến hành gây giống trứng nước trước khi thả cá bột khoảng 3-4 ngày trong những dụng cụ chứa nước có thể tích nhỏ từ 20-100 lít nước hoặc trong những ao đất nhỏ với mực nước trong các dụng
- cụ gây giống này từ 0,4- 0,5 mét. Chú ý không nên sử dụng các dụng cụ bằng kim loại bị rỉ vì trứng nước sẽ không phát triển trong môi trường có chứa hóa chất hoặc kim loại. Nguồn nước gây nuôi trứng nước phải sử dụng nước ao đang ương nuôi cá và cá nuôi trong ao lấy nước này phải không bị bệnh. Vật liệu gây giống có thể theo công thức: 200 gam phân chuồng (trâu, bò) phơi khô và 1 kg đất bùn đáy ao (bùn nên băm nhỏ, phơi khô) pha loãng trên 10 lít nước ao của dụng cụ gây giống. Dụng cụ gây giống nên đặt trong bóng râm hoặc có mái che bằng vải bạt để giảm cường độ chiếu sáng và cần phải che mưa nhằm hạn chế sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Sau khoảng 3-4 ngày, nếu lấy mẫu nước gây giống kiểm tra dưới hính hiển vi thấy có trứng nước hoặc thấy có những con nhỏ li ti màu đỏ nổi trên mặt nước vào sáng sớm thì dùng vợt lưới mịn vớt trứng nước, rửa qua nước sạch và đưa vào ao ương cá sau khi cấp nước lần đầu vào
- ao ương để gây giống nhằm giúp trứng nước phát triển kịp thời làm thức ăn cho cá. Thông thường sau khi thả cá bột, các hộ ương sử dụng bột sữa hoặc bột đậu nành, bột cá ... pha với nước tạt đều ao ương nhằm mục đích chính là để cung cấp dinh dưỡng giúp cho tảo phát triển. Trứng nước sẽ sử dụng tảo làm thức ăn để sinh trưởng và sinh sản. Quan sát ao ương, nếu thấy trứng nước tập trung thành những quầng như đám mây, có màu đỏ, di chuyển không theo một hình dạng nhất định trên mặt nước vào sáng sớm thì có thể trứng nước phát triển với mật số nhiều, nên vớt bỏ bớt hoặc thấy nước có màu xanh đậm thì phải thay nước mỗi ngày một ít để hạn chế sự phát triển quá mức của trứng nước trong ao. Nếu trứng nước phát triển quá nhiều trong ao ương có thể làm cho ao bị thiếu oxy về đêm và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá con.
- Tóm lại, trứng nước sống là một trong những thành phần loài của nguồn thức ăn tự nhiên trong ao ương, có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại thức ăn nhân tạo (như lòng đỏ trứng, bột sữa, bột đậu nành, bột cá), có tác dụng giúp cá bột phát triển tốt, ít bị hao hụt do thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn từ cá bột đến khoảng 15 ngày tuổi. Do đó, gây nuôi thức ăn tự nhiên là biện pháp kỹ thuật cần thiết góp phần nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi cá giống. Tài liệu tham khảo - Luận văn tốt nghiệp cao học năm 2010 của Trang Trường Nhẫn tại trường Đại học Nha Trang. - Tài liệu Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống của TS. Phạm Minh Thành - TS. Nguyễn Văn Kiểm, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội (2009) Trang Trường Nhẫn
- Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá chép
22 p | 517 | 175
-
Kỹ thuật nuôi lươn đồng (Monopterus albus)
3 p | 575 | 162
-
Kỹ thuật trồng nấm
6 p | 680 | 60
-
Xi phông góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản
2 p | 305 | 55
-
Kỹ thuật mới trồng cây na dai cho hiệu quả kinh tế cao
2 p | 481 | 36
-
Kỹ thuật sản xuất giống cá Bóp
4 p | 250 | 36
-
Cắt Cành Tạo Hình Cây Cà Phê
3 p | 180 | 35
-
Biện pháp kỹ thuật để hạn chế và khắc phục bệnh cá trong giai đoạn chuyển mùa
4 p | 128 | 30
-
Một số biện pháp phòng bệnh góp phần phát triển chăn nuôi bền vững
6 p | 137 | 23
-
Một số biện pháp phòng bệnh góp phần phát triển chăn nuôi
3 p | 130 | 19
-
Một số bệnh thủy sản do yếu tố vi sinh thường gặp trong mùa nắng nóng và biện pháp phòng tránh
3 p | 91 | 15
-
Kỹ thuật nuôi ngao nghêu
3 p | 174 | 15
-
Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi Bằng Rong Biển
3 p | 142 | 15
-
Phòng trừ bệnh chổi rồng hại Nhãn
5 p | 91 | 14
-
Quản Lý Ao Nuôi Tôm Khi Thời Tiết Bất Lợi
5 p | 113 | 8
-
Cẩm nang kỹ thuật trồng lan Dendrobium, Mokara
50 p | 18 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến rừng trồng thâm canh Bạch đàn và Keo lai tại vùng nguyên liệu giấy Trung tâm Bắc Bộ
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn