Nâng cao năng lực tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 3
download
Bài viết được tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kinh tế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa: Kế toán quản trị chi phí, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao năng lực tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI IMPROVING THE CAPACITY OF ACCOUTING AND COST MANAGEMENT ORGANIZATION AT PUBLIC NON – BUSINESS UNITS IN THE FIELD OF ECONOMICS IN QUANG NGAI PROVINCE ThS. Đặng Quốc Hương TS. Lâm Thị Mỹ Yến Trường Đại học Tài chính - Kế toán Trường Đại học Mở - TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài : 15.2.2023 Ngày nhận kết quả phản biện : 27.3.2023 Ngày duyệt đăng : 28.4.2023 TÓM TẮT Cơ chế tự chủ tác động mạnh mẽ đến công tác tổ chức kế toán, đặc biệt là tổ chức kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) tại các đơn vị. Việc kiểm soát tốt chi phí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của đơn vị. Điều này buộc các đơn vị phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý và kiểm soát mọi hoạt động, nhất là về chi phí. Tại Quảng Ngãi nói chung và các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thuộc lĩnh vực kinh tế nói riêng hiện nay, tổ chức KTQTCP vẫn còn là vấn đề tương đối mới mẻ và chưa được các nhà quản trị quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng tổ chức KTQTCP tại các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực tổ chức KTQTCP tại các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa: Kế toán quản trị chi phí, đơn vị sự nghiệp công lập ABSTRACT The autonomy mechanism strongly affects the organization of accounting, especially the organization of cost management accounting at units. Good cost control will contribute to improving the financial efficiency of the unit. This forces units to improve their organizatinal capacity to manage and control all activities, especially in terms of costs. Nowadays, in Quang Ngai in general and public non-business units in the economic field in particular, the organization of management accounting is still a relatively new issue and has not been paid much attention. Within the scope of this article, the authors conduct research and evaluate the current situation of cost management accounting in public non-business units in the economics field, thereby proposing a number of recommendations to improve the capacity of cost management accounting organizations at the units in Quang Ngai province. Keywords: Cost management accounting, public non-business units. 1. Giới thiệu vấn đề Kế toán quản trị (KTQT) là công cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho nhà quản lý phục vụ cho việc lập kế hoạch, tổ chức công tác điều hành, kiểm soát và ra quyết định cho các hoạt động của đơn vị. Có thể thấy rằng sự phát triển của khoa học công nghệ máy tính và truyền thông những năm gần đây đã tạo điều kiện cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra tại các quốc gia trên thế giới. Điều này mang đến sự thay đổi mạnh mẽ các công việc của kế toán nói chung và KTQT trong các ĐVSNCL nói riêng. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới đối với hoạt động của các ĐVSNCL nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân 45
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN sách nhà nước (NSNN), tạo hành lang pháp lý cho các ĐVSNCL phát huy quyền tự chủ để phát triển đơn vị và giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN. Những lý do trên tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản trong vấn đề tổ chức kế toán tại các ĐVSNCL. Kế toán sẽ không chỉ dừng lại đơn thuần ở việc hạch toán thu chi và quyết toán kinh phí, mà quan trọng hơn là phải cung cấp được các thông tin cần thiết cho các cấp lãnh đạo trong điều hành hoạt động của đơn vị một cách tối ưu, hiệu quả, đặc biệt là trong vấn đề quản trị chi phí. Song song với việc xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính theo yêu cầu của các cấp quản lý còn phải chú trọng đến KTQT, đặc biệt là quản trị chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy nhà quản lý của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế đang gặp phải trở ngại trong việc ra quyết định về các hoạt động của đơn vị và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của thông tin do KTQTCP cung cấp đối với quản lý các hoạt động của đơn vị hoặc chưa biết sẽ tổ chức KTQTCP như thế nào cho hiệu quả. Do đó, nghiên cứu về tổ chức KTQTCP tại các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm giúp các đơn vị có cái nhìn rõ hơn về nội dung cũng như bản chất của việc tổ chức KTQTCP, từ đó giúp các đơn vị nhận diện, phân loại và phân bổ các chi phí một cách hợp lý hướng đến tính đúng, tính đủ chi phí các hoạt động dịch vụ cụ thể của từng đơn vị; đồng thời giúp các đơn vị này tổ chức KTQTCP hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu ra quyết định chính xác và kịp thời về các hoạt động dịch vụ của đơn vị. 2. Tổng quan nghiên cứu Đối với các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam, KTQTCP là vấn đề khá mới nhưng được đánh giá là công cụ quản lý quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin về hoạt động tài chính của đơn vị, giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu hiện nay về KTQTCP lại chủ yếu tập trung phục vụ cho các doanh nghiệp, trong khu vực công chỉ có một vài nghiên cứu tại bệnh viện. Cụ thể như sau: Chu Thị Thanh Huyền (2013) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An”. Nghiên cứu đã đưa ra những lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Kết quả phân tích thực trạng của nghiên cứu cho thấy việc phân loại chi phí chỉ mới dừng lại ở cách phân loại thông thường phục vụ cho công tác kế toán tài chính mà chưa tổ chức phân loại theo quan điểm kế toán quản trị. Từ thực trạng này, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An [2] Vũ Thị Thu Thủy (2017) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuy đạt được những thành công nhất định như việc phân loại chi phí theo nội dung chi, theo tính chất hoạt động và theo quyền tự chủ hoàn toàn phù hợp để thực hiện kế toán theo mục lục NSNN, định mức chi được xây dựng cụ thể như chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên, các đơn vị còn gặp phải một số hạn chế như có nhiều khoản chi phí liên quan đồng thời hoạt động sự nghiệp và hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu nhưng được tính hết cho hoạt động sự nghiệp, việc xây dựng định mức còn khá tùy tiện, chưa được Bộ Y tế phê duyệt và thường do đơn vị tự quy định. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KTQTCP trong các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội [5]. Lê Quốc Diễm (2020) nghiên cứu về “Kế toán quản trị tại các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam”. Nghiên cứu đã hệ thống hóa, làm rõ lý luận về kế toán quản trị tại các ĐVSNCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Khảo sát thực trạng KTQT tại các trường đại học công lập để phân tích, đánh giá, tìm ra những vấn đề còn tồn tại cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến 46
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN việc áp dụng KTQT tại các đơn vị này. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích lý luận và đánh giá thực trạng về KTQT tại các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện KTQT phục vụ lập kế hoạch, đánh giá và ra quyết định [4]. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước có thể thấy rằng các nghiên cứu về KTQTCP trong các ĐVSNCL đều chú trọng việc đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp để hoàn thiện về các nội dung của KTQTCP mà chưa có đề tài nào đề cập đến việc tổ chức KTQTCP, đặc biệt là trong khu vực công. Hơn nữa, hầu như các nghiên cứu trước đều nghiên cứu về KTQTCP trong lĩnh vực y tế và giáo dục mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện ở lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác. Tuy có những nguyên tắc chung, tổ chức KTQTCP ở mỗi đơn vị, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có sự khác nhau về mô hình tổ chức, về cách thức quản lý,… Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng phần lớn các đơn vị chỉ tập trung vào kế toán tài chính, chưa chú trọng kế toán quản trị cũng như chưa quan tâm đến các nội dung như phân loại chi phí, xác định chi phí theo công việc, xây dựng định mức chi phí, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận và tổ chức phân tích thông tin kế toán. 3. Cơ sở lý luận chung về tổ chức kế toán quản trị chi phí và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận chung về tổ chức kế toán quản trị chi phí [3] Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức công tác kế toán như sau: Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: “Tổ chức công tác kế toán là việc xác định những công việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ phận phòng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị”. Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, Học viện Tài chính: “Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị”. Như vậy có thể hiểu, tổ chức công tác kế toán được coi như là một hệ thống các yếu tố cấu thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính, kế toán vào đơn vị; tổ chức các nhân sự để thực hiện công việc kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả. Hiện nay chưa có khái niệm chính thức về KTQTCP và tổ chức KTQTCP trong đơn vị. Tuy nhiên, KTQTCP là một bộ phận của hệ thống kế toán nói chung, là một phần trong công tác kế toán ở đơn vị. Do đó, tổ chức công tác KTQTCP cũng nằm trong tổ chức công tác kế toán nói chung. Như vậy, có thể hiểu tổ chức KTQTCP trong đơn vị chính là hoạt động của đơn vị trong việc sắp xếp, bố trí nhân sự (tổ chức bộ máy) và vận dụng các phương pháp khoa học chung kết hợp với các phương pháp kĩ thuật đặc trưng của KTQTCP nhằm phối hợp xây dựng hệ thống định mức chi phí; thu nhận, sản xuất và cung cấp các thông tin về chi phí phục vụ cho công tác quản trị đơn vị. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo những đánh giá, nhận định được chính xác và có giá trị tham khảo cao từ nghiên cứu được đưa ra, nhóm tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia. Cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp nhóm tác giả có cái nhìn tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu cũng như tìm hiểu các vấn đề như cơ chế tự chủ tài chính, đặc điểm hoạt động,… của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trước khi đi khảo sát thực tế. Để thu thập dữ liệu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với các đối tượng là kế toán 47
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN trưởng, kế toán viên của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi). Ngoài ra, nhóm tác giả còn thực hiện phỏng vấn Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) để xác định được mục tiêu và định hướng phát triển của các đơn vị làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQTCP phù hợp với thực tế. Từ các kết quả khảo sát, nhóm tác giả sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá và chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQTCP tại các đơn vị này trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4. Thực trạng về công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 4.1. Tổ chức phân loại chi phí Công tác phân loại chi phí là cơ sở cho việc ghi nhận và kiểm soát chi phí, từ đó giúp các nhà quản lý phân tích, xử lý và đưa ra quyết định hiệu quả hơn về hoạt động của đơn vị. Đa số các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế đều phân loại chi phí theo nội dung chi, theo tính chất hoạt động và theo quyền tự chủ. Một số ít đơn vị (như Trung tâm Giống thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bên cạnh các cách phân loại trên còn phân loại theo khả năng quy nạp của chi phí vào đối tượng chịu chi phí và phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc phân loại chi phí chỉ mới đáp ứng yêu cầu của kế toán tài chính, chưa đáp ứng yêu cầu của kế toán quản trị, đặc biệt là yêu cầu của quản trị chi phí. Chưa có đơn vị nào thực hiện phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động. Đây là cách phân loại chi phí hữu ích nhất trong KTQTCP. Cách phân loại chi phí này giúp cung cấp được những thông tin hữu ích, kịp thời cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định, đặc biệt là các quyết định linh hoạt. Mức độ thực hiện cơ chế tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp càng tăng thì nhu cầu quản trị chi phí và ra các quyết định linh hoạt càng cao, khi đó thông tin chi phí theo cách phân loại này hầu như là không thể thiếu đối với các nhà quản trị. 4.2. Tổ chức xây dựng định mức chi phí Tổ chức xây dựng định mức chi phí là một công việc cần thiết và quan trọng đối với các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế. Các đơn vị tự chủ chi thường xuyên đều xây dựng định mức chi phí và được xây dựng chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Riêng đối với các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh quy chế chi tiêu nội bộ, các đơn vị này còn xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. Mặc dù định mức chi phí đã được xây dựng tương đối đầy đủ trong quy chế chi tiêu nội bộ nhưng chủ yếu là định mức về tiền, còn định mức về lượng (các mức tiêu hao) cho hoạt động của đơn vị chưa được chú trọng xây dựng và chưa có bộ phận riêng chuyên trách thực hiện. 4.3. Tổ chức xây dựng dự toán chi phí Tổ chức xây dựng dự toán là một công việc quan trọng trong công tác quản trị của các đơn vị. Hầu hết các đơn vị đều xây dựng dự toán năm. Việc xây dựng dự toán thường được căn cứ vào định mức chi phí, quy mô hoạt động và hệ thống dự toán của kỳ trước. Trên cơ sở kế hoạch tài chính ngân sách cho một thời kỳ (3 hoặc 5 năm) đơn vị xây dựng dự toán ngân sách cho từng năm. Dự toán ngân sách hàng năm gồm hai phần: - Dự toán thu được xây dựng chi tiết cho từng nguồn (như nguồn thu phí để lại, nguồn thu sự nghiệp dịch vụ, nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, nguồn ngân sách nhà nước giao nhiệm vụ,…), từng hoạt động lĩnh vực cụ thể (như tại Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường: dự toán thu phí chi tiết hoạt động thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, hoạt động thu 48
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN phí khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ; dự toán thu sự nghiệp dịch vụ chi tiết cho hoạt động dịch vụ số hóa tài liệu bản đồ, hoạt động quản trị vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động). Dự toán thu được xây dựng trên cơ sở mức thu phí dự kiến, nhiệm vụ được giao, dịch vụ được đặt hàng, định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước ban hành, và chủ yếu dựa vào đơn giá theo quy định của Nhà nước,… - Dự toán chi được xây dựng trên cơ sở cân đối nguồn thu chi. Các khoản chi được xây dựng trên cơ sở dự kiến từng nội dung chi, định mức chi, số liệu chi của các năm trước ước tính tỷ lệ phát triển của từng khoản chi. Dự toán chi phí được xây dựng cho từng hoạt động lĩnh vực (như dự toán chi từ nguồn thu phí để lại, chi từ nguồn thu sự nghiệp dịch vụ, chi từ nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, chi từ nguồn ngân sách nhà nước giao nhiệm vụ,…), trong từng hoạt động xây dựng chi tiết cho từng nhóm nội dung chi (hoặc nội dung chi). Đối với các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc xây dựng dự toán năm, đơn vị còn xây dựng dự toán chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa trên dự toán chi phí, đơn vị lập dự toán phân bổ chi phí quản lý chung cho từng dòng sản phẩm theo tỷ lệ. 4.4. Phương pháp tập hợp chi phí - Đối tượng tập hợp chi phí: Các đơn vị có lĩnh vực hoạt động khác nhau, đặc điểm sản phẩm, dịch vụ cung cấp khác nhau, yêu cầu và trình độ quản lý khác nhau nên đối tượng tập hợp chi phí cụ thể của các đơn vị cũng không giống nhau. Nhìn chung, hiện nay các đơn vị chủ yếu tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm, hoạt động, dịch vụ. Riêng tại Trung tâm Giống thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, do sản phẩm rất đa dạng nên Trung tâm xác định đối tượng tập hợp chi phí theo sản phẩm (cây giống keo lai hom, cây giống keo cấy mô, từng loại con vật nuôi, giống thủy sản, vụ lúa Hè Thu, vụ lúa Đông Xuân,…), nhóm sản phẩm (từng dòng hạt giống lúa), theo từng đơn đặt hàng (các giống lúa nghiên cứu, thử nghiệm, liên kết với các đơn vị khác). - Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí: Nhìn chung, các đơn vị đều tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kết hợp. Chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì đơn vị tập hợp riêng cho từng đối tượng. Các khoản chi phí phát sinh chung liên quan đến nhiều đối tượng kế toán sẽ tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng. Tuy nhiên, việc phân bổ chi phí cho các đối tượng còn thực hiện theo kiểu “bốc thuốc” cảm tính chứ chưa xây dựng các tiêu thức phân bổ phù hợp (như Trung tâm Trắc địa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc có đơn vị có xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí chung nhưng vẫn chưa đầy đủ và thực hiện chưa triệt để (như Trung tâm Giống thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). 4.5. Tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin KTQTCP - Tổ chức chứng từ kế toán: Vì bộ máy kế toán tại các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức theo mô hình tập trung nên tất cả chứng từ được tập hợp bởi các đơn vị trực thuộc và gửi về kế toán trung tâm để hạch toán, thanh toán cho các bộ phận và những người có liên quan; đồng thời kế toán trung tâm thực hiện công tác tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu số liệu và lập báo cáo kế toán vào cuối năm. Hệ thống chứng từ kế toán tại các đơn vị đang sử dụng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị trong đơn vị. Ngoài việc vận dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC [1] là chủ yếu, các đơn vị chưa tự thiết kế hoặc bổ sung các nội dung phù hợp với yêu cầu quản trị chi phí như các bảng phân bổ chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,…Do đó, thông tin được thu thập bởi các đơn vị hiện chưa phản ánh hết bản chất nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh - nhất là các nghiệp vụ liên 49
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN quan đến chi phí, gây ảnh hưởng lớn đến công tác hạch toán nội bộ cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán quản trị nói chung và KTQTCP và tính giá thành nói riêng. - Tổ chức tài khoản kế toán và sổ kế toán: Một số đơn vị mặc dù có mở các tài khoản kế toán chi tiết để quản lý về các khoản thu, chi, chênh lệch thu - chi,…nhưng chưa nhất quán, thiếu đồng bộ, chưa bao quát hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế. Các tài khoản kế toán chi tiết được xây dựng tại các đơn vị chưa đáp ứng tốt yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ. Hệ thống sổ kế toán chi tiết phục vụ cho công tác quản trị chưa đầy đủ, việc mở sổ kế toán chi tiết còn theo tính chủ quan của các đơn vị, chưa thống nhất và thường mang tính tự phát, chưa theo một trình tự, nguyên tắc nhất định. Điều này, dẫn đến hạn chế trong việc kiểm soát chi phí và giá thành sản phẩm. 4.6. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí Do đặc điểm của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có quy mô nhỏ và các hoạt động diễn ra ít phức tạp nên bộ máy KTQTCP tại các đơn vị này được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, nghĩa là một kế toán viên sẽ phụ trách cả nhiệm vụ của kế toán tài chính (thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTTC về chi phí phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính) và nhiệm vụ của kế toán quản trị (thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQTCP phục vụ cho việc lập báo cáo kế toán quản trị). Với việc tổ chức bộ máy kế toán này, sau khi nhận được chứng từ, kế toán viên là người thực hiện đồng thời việc ghi sổ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán viên cũng là người thực hiện công việc xây dựng định mức, dự toán chi phí cũng như đánh giá kết quả thực hiện dự toán theo từng chỉ tiêu chi phí để cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm hoặc theo yêu cầu của nhà quản trị, kế toán viên là người lập các báo báo có liên quan để cung cấp cho người sử dụng thông tin. 5. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 5.1. Về tổ chức phân loại chi phí Để phục vụ cho việc quản trị chi phí, vấn đề về phân loại chi phí là một nội dung quan trọng nhằm phục vụ tốt cho việc kiểm soát các khoản chi của đơn vị. Song để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho việc quản trị chi phí của các cấp lãnh đạo trong các đơn vị, ngoài các tiêu thức phân loại chi phí đã thực hiện như phân loại theo nội dung chi, theo quyền tự chủ,… các đơn vị nên xem xét thực hiện thêm các tiêu thức phân loại chi phí như: - Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động; - Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí; - Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp của chi phí vào đối tượng chịu chi phí. 5.2. Về tổ chức xây dựng định mức chi phí Ngoài các định mức về tiền được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị như chi công tác phí, chi hội nghị, chi khen thưởng, phúc lợi,…; các định mức khác cần xây dựng trong các đơn vị như định mức tiêu hao cả về lượng lẫn về giá của từng loại vật tư, chi phí tiền lương, tiền công,…cho từng công trình, loại sản phẩm, dịch vụ. Nội dung xây dựng định mức chi phí tại các đơn vị trong thời gian trước mắt có thể tập trung vào các khoản: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí tiền lương, chi phí tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí, ... Chẳng hạn: 50
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN - Định mức chi phí vật tư: Định mức chi phí vật tư Định mức giá vật tư hao Định mức lượng vật tư hao cho 1 đơn vị sản phẩm, = phí cho 1 đơn vị sản phẩm, x phí cho 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ dịch vụ dịch vụ - Định mức chi phí nhân công: Định mức chi phí nhân Định mức lượng thời gian Định mức giá của công cho 1 đơn vị sản = lao động tiêu hao cho 1 x một đơn vị thời gian phẩm, dịch vụ đơn vị sản phẩm, dịch vụ lao động - Định mức các loại chi phí khác: Cần xác định định mức chi phí cho từng yếu tố cụ thể. Các yếu tố chi phí có thể xác định được về lượng thì phải xây dựng định mức cả lượng và giá. Đồng thời chi tiết các định mức chi phí theo biến phí, định phí để cung cấp thông tin phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và ra quyết định. Riêng các khoản chi cho hoạt động thu phí, các đơn vị nên xây dựng định mức chi theo tỷ lệ nhất định với khoản thu phí được để lại đơn vị, mức chi này Thủ trưởng đơn vị được quy định cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước và công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 5.3. Về tổ chức xây dựng dự toán chi phí Dựa trên cơ sở các định mức chi phí đã xây dựng cũng như kế hoạch sản xuất để đưa ra được các dự toán chi phí tương ứng với từng loại sản phẩm và dịch vụ. Có hai cách lập dự toán đó là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Với dự toán tĩnh tức là chỉ hướng đến một mức sản lượng nhất định nên dự toán cũng mang tính chất cố định, còn dự toán linh hoạt là dự toán tương ứng với từng mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán chi phí được lập ở các đơn vị hiện nay đều là dự toán tĩnh. Để phù hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị, cần các bước lập dự toán chi phí như sau: - Xác định phạm vi hoạt động trong kỳ kế hoạch (các mức độ hoạt động khác nhau). - Phân tích các chi phí có thể phát sinh trong phạm vi phù hợp theo mô hình ứng xử của chi phí. - Tập hợp dự toán chi phí tương ứng với các danh mục chi phí. - Lập bảng dự toán chi phí chi tiết cho từng sản phẩm, dịch vụ và tổng hợp dự toán chi phí cho tất cả các sản phẩm theo từng bộ phận/đơn vị. 5.4. Về tổ chức vận dụng phương pháp tập hợp chi phí Đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng kế toán chi phí trong mô hình KTQTCP được xác định phụ thuộc vào nhu cầu cung cấp thông tin của các nhà quản trị. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng công trình, sản phẩm, dịch vụ, đối tượng kế toán chi phí được lựa chọn nên là từng công trình, từng loại sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, một số đơn vị có nhiều chủng loại, dòng sản phẩm khác nhau; trong đó có nhiều loại sản phẩm có quy trình sản xuất, nuôi, trồng tương tự nhau. Để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán tập hợp chi phí, đơn vị có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí: Để đảm bảo chi phí được tập hợp và phân bổ đúng, giá thành sản phẩm được tính chính xác, các đơn vị cần xác định tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung liên quan đến các công trình, sản phẩm, dịch vụ phù hợp và thực hiện phân bổ chi phí theo đúng tiêu thức đã xây dựng, tránh tình trạng công trình, sản phẩm, dịch vụ này “gánh” chi phí cho sản phẩm kia. 5.5. Về tổ chức bộ máy KTQT chi phí Để KTQTCP thực hiện tốt chức năng của mình, bộ máy kế toán tại các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nên tổ chức theo mô hình hỗn hợp, bản chất đây là sự kết hợp 51
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN giữa mô hình kết hợp và mô hình tách biệt. Dựa trên tổ chức bộ máy kế toán hiện có, chỉ cần bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận và mở rộng chức năng mới của KTQTCP mà không cần thay đổi bộ máy kế toán, cũng như đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, gọn nhẹ và hiệu quả của tổ chức công tác kế toán. Điều này có nghĩa là sẽ không có một bộ phận KTQTCP tách biệt mà trong bộ phận kế toán chung của đơn vị sẽ phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng cho một nhân viên kế toán nào đó để thực hiện những nội dung cơ bản như tổ chức phân loại chi phí, lập dự toán, xác định chi phí sản xuất và giá thành công trình, phân tích sự biến động của chi phí, đánh giá kết quả thực hiện của từng bộ phận và tư vấn hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định. 6. Kết luận Cơ chế tự chủ là xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu của quy luật phát triển. Vì vậy, các ĐVSNCL nói chung và các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực kinh tế nói riêng buộc phải thích nghi và muốn tồn tại, phát triển trong môi trường mới này cần nâng cao năng lực trong công tác tổ chức KTQTCP, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, tự chủ tài chính của đơn vị, khắc phục các vấn đề về lãng phí, về những hoạt động chưa hiệu quả trong môi trường công, giúp đơn vị ngày càng phát triển mạnh và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp. 2. Chu Thị Thanh Huyền (2013), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Lâm Thị Mỹ Yến và cộng sự (2021), Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Đại học Tài chính - Kế toán. 4. Lê Quốc Diễm (2020), Kế toán quản trị tại các Trường Đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 5. Vũ Thị Thu Thủy (2017), Kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 52
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Liên Minh
19 p | 348 | 169
-
Để gọi vốn từ quỹ đầu tư
5 p | 242 | 91
-
Giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kiểm toán viên
3 p | 327 | 27
-
Báo cáo tốt nghiệp "Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng VPBank cùng hội nhập"
83 p | 99 | 20
-
Nâng cao năng lực kiểm toán và tổ chức bộ máy
13 p | 109 | 18
-
Báo cáo tốt nghiệp Dự đoán năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
71 p | 96 | 15
-
Mức độ bền vững về tài chính của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam: thực trạng và một số khuyến nghị
0 p | 152 | 9
-
Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc chia sẻ tri thức của các nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
12 p | 70 | 9
-
NGUỒN NHÂN LỰC TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG CHẤT LƯỢNG CAO, ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU XÃ HỘI
5 p | 128 | 9
-
Nâng cao năng lực thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đảm bảo cho phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
8 p | 20 | 8
-
Khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
7 p | 9 | 6
-
Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới hiện nay
8 p | 13 | 5
-
Nâng cao năng lực tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế
9 p | 17 | 4
-
Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam
11 p | 20 | 2
-
Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
9 p | 7 | 1
-
Nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp kế toán - kiểm toán tại Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
7 p | 5 | 1
-
Cơ chế tài chính giai đoạn 2019-2030 (theo Thông tư số 30/2022/TT-BTC)
158 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn