intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp kế toán - kiểm toán tại Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp kế toán - kiểm toán tại Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)" hướng tới mục tiêu nhằm góp phần đảm bảo yêu cầu trên, những người làm nghề kế toán, kiểm toán ở mỗi nước, mà đặc biệt là các tổ chức tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp độc lập đã nỗ lực phát triển các dịch vụ đào tạo, xác nhận năng lực, cung cấp thông tin và quản lý đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho những người hành nghề đủ tiêu chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp kế toán - kiểm toán tại Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) IMPROVING THE QUALITY OF ACCOUNTANT- ACCOUNTING PROFESSIONAL ACTIVITIES IN VIETNAM WHEN JOINING THE ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC) TS Phạm Thị Tuyết Minh Học viện Ngân hàng Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Việc gia nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC) mang đến cho lĩnh vực kế toán - kiểm toán nhiều cơ hội phát triển song cũng không ít thách thức. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN bắt đầu triển khai việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề giữa các quốc gia, thách thức lớn nhất đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam chính là vấn đề đào tạo, cập nhật các chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực cho đội ngũ kế toán, kiểm toán viên. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, đòi hỏi phải gia tăng cả về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán. Chính vì vậy cần có các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp kế toán kiểm toán tại Việt Nam Từ khóa: Nâng cao chất lượng; Nghề nghiệp kế toán – kiểm toán; Cộng đồng kinh tế Asean ABSTRACT Joining Asean Economic Community brings many development opportunities to the accounting - auditing field, but also many challenges. When the ASEAN Economic Community begins to implement the recognition of practicing certificates among countries, the biggest challenge for Vietnamese accountants and auditors is the issue of training and updating international standards, enhance the capacity of accountants and auditors. In the context of economic development, it is required to increase in both quantity, scale and quality of accounting - auditing services. Therefore, it is necessary to have solutions to improve the quality of accounting and auditing activities in Vietnam Keywords: Improve the quality; Accounting and auditing activities; Asean Economic Community Trong điều kiện phát triển kinh tế với xu hướng toàn cầu hóa, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong mỗi quốc gia cần phải đảm bảo sự trung thực, minh bạch và công khai vì liên quan đến lợi ích, nghĩa vụ của nhiều nhà đầu tư thế giới. Để góp phần đảm bảo yêu cầu trên, những người làm nghề kế toán, kiểm toán ở mỗi nước, mà đặc biệt là các tổ chức tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp độc lập đã nỗ lực phát triển các dịch vụ đào tạo, xác nhận năng lực, cung cấp thông tin và quản lý đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho những người hành nghề đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, xu hướng áp dụng chuẩn mực Kế toán báo cáo tài chính quốc tế IFRS và khuynh hướng 1301
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hội tụ kế toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã đặt ra những động lực thúc đẩy sự phát triển của các hiệp hội kế toán chuyên nghiệp mang những đặc thù riêng, bao gồm cả sự hợp tác và cạnh tranh mạnh mẽ. 1. Thực trạng nghề nghiệp kế toán kiểm toán Việt Nam khi gia nhập AEC Thứ nhất, Về số lượng và chất lượng đội ngũ kế toán, kiểm toán viên hành nghề Với sự phát triển của nền kinh tế, nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng. Trong những năm qua, dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý, trực tiếp là Bộ Tài chính, ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán nói chung và chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán nói riêng của các DN cung cấp dịch vụ và các kế toán viên đều đã được nâng lên. Bên cạnh đó, số lượng người được cấp chứng chỉ kế toán ngày càng tăng. Thống kê cho thấy, tính đến tháng 12/2020, số người có chứng chỉ hành nghề kế toán viên là 1.091 người, trong đó có 350 người đang làm việc trong các DN dịch vụ kế toán, chiếm 32% số người có chứng chỉ kế toán viên... Năng lực của các kế toán viên cũng ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, trong các DN kiểm toán có hàng ngàn người có chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế được công nhận (như ACCA, ICAEW, CPA Australia...). Ngoài ra, số lượng nhân viên của các công ty kiểm toán theo học lấy chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên trong nước, nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Giai đoạn từ 2012 đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm toán, đặc biệt là các văn bản quy định thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên, quy định việc cập nhật kiến thức cũng như việc cấp giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán đã dần chuyên nghiệp. Cụ thể: Để được cấp chứng chỉ kiểm toán viên thì phải có các tiêu chuẩn điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính; và tham dự kỳ thi để được cấp Chứng chỉ KTV theo quy định của Bộ Tài chính. Người dự thi phải trả qua kỳ thi với 7 môn thi về pháp luật đầu tư, doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán; phân tích tài chính; thuế; tài chính doanh nghiệp và ngoại ngữ. Trong giai đoạn này các công ty kiểm toán đều rất coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo cơ bản và thường xuyên đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên chuyên nghiệp. Các DN kiểm toán lớn đã có quy chế thi tuyển chặt chẽ và thực hiện tuyển dụng nhân viên qua nhiều bước theo quy chế. Bên cạnh đó, các công ty kiểm toán nước ngoài cũng tham gia rất tích cực vào các hoạt động đào tạo, phát triển các hội nghề nghiệp ở Việt Nam, tham gia vào quá trình hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán-kiểm toán tại Việt Nam. Các công ty này đã tích cực tham gia các hoạt động kiểm toán, tư vấn về kế toán - kiểm toán hỗ trợ DN Việt Nam niêm yết cổ phiếu hay phát hành, niêm yết trái phiếu chuyển đổi ở các thị trường nước ngoài, giúp các DN này hội nhập thành công vào thị trường chứng khoán và thị trường vốn của khu vực và quốc tế… Những đóng góp của công ty này trên thị trường đã có tác dụng lan tỏa hình ảnh thị trường kiểm toán ở Việt nam ở thị trường khu vực và quốc tế. Hiện nay, lĩnh vực kế toán Việt Nam có nhiều thay đổi với những bước phát triển quan trọng, đóng góp hiệu quả vào thành công chung của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt, với việc Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (ban hành tại Quyết định số 480/QĐ- TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ) được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã 1302
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tạo lập hệ thống kế toán tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Với khung khổ pháp lý về kế toán ngày càng được hoàn thiện, góp phần tạo điều kiện cho hoạt động kế toán phát triển; phục vụ đắc lực, hiệu quả cho các hoạt động kinh tế - tài chính của các doanh nghiệp (DN), tổ chức, đơn vị kế toán… Thứ hai, Chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam Tại Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực nghề nghiệp kế toán kiểm toán có các hội nghề nghiệp như Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và một số hội khác như hội kế toán viên hành nghề, câu lạc bộ kế toán trưởng… Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) thành lập năm 1994 và là thành viên của liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và Hiệp hội kế toán các nước Đông Nam Á (AFA) vào năm 1998. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập năm 2005, là tổ chức nghề nghiệp quản lý các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam. VACPA được Bộ Tài Chính ủy quyền kiểm tra trực tiếp các công ty kiểm toán về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và nghiên cứu soạn thảo và cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, tham gia phát hồ sơ dự thi kiểm toán viên, tổ chức ôn thi và tham gia hội đồng thi và tổ chức kỳ thi kiểm toán viên. VACPA là thành viên của IFAC hoặc các Hội kiểm toán ACCA, CPA Australia,.. đã có rất nhiều ký kết hợp tác với VACPA, Bộ tài chính trong các dự án đổi mới hệ thống kế toán, cập nhật việc ban hành các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán mới, các hội thảo về IFRS,… Khác với phần nhiều các hội nghề nghiệp trên thế giới, các hội nghề nghiệp ở Việt Nam chưa có thẩm quyền trong việc ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các qui định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán, tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp... Thẩm quyền này vẫn thuộc về Bộ Tài Chính và Bộ Tài Chỉnh mới chỉ ủy quyền hoặc chuyển giao cho các hội nghề nghiệp thực hiện một số chức năng nhất định. Thời gian vừa qua các hội nghề nghiệp VAA, VACPA đã có nhiều hoạt động góp phần nâng cao vị thế quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp, thực hiện nhiều nỗ lực trong việc tự do hóa việc cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ kế toán, nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên/kiểm toán viên hành nghề, các nhà quản lý trong lĩnh vực kế toán; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ… nhưng vai trò của các hội nghề nghiệp vẫn còn khá mờ nhạt, nguyên nhân chính là do các cơ quan quản lý nhà nước chưa mạnh dạn giao phó và cho các hội được quyền chủ động trong các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp. Hiện nay các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán viên như ACCA, CPA Australia, ICAEW,… đã có mặt ở Việt Nam làm gia tăng sự lựa chọn cho người Việt Nam đạt các chứng chỉ nghề nghiệp tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi tổ chức cung cấp những giá trị khác biệt và đây là đội ngũ nhân lực ngành kế toán kiểm toán có thể có khả năng tham gia hành nghề ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Như vậy lĩnh vực nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia nữa mà ngày càng được mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế. So với nhu cầu thực tế và mặt bằng chung trong khu vực, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kế toán – kiểm toán vẫn cần được cải thiện để được khu vực và quốc tế thừa nhận. Đã có một số doanh nghiệp kiểm toán có chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên cũng còn nhiều công ty chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ, thiếu cấp bậc soát xét, số lượng KTV có chứng chỉ chỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu (5 người), nhiều người còn kiêm nhiệm công tác quản lý, các KTV còn hay xáo trộn. Một số trường hợp có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng thực tế không hành nghề. 1303
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Về cơ cấu dịch vụ, tỷ trọng doanh thu dịch vụ kiểm toán vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp kiểm toán. Như đề cập ở phần kết quả kinh doanh mảng dịch vụ kiểm toán BCTC của các hãng, với mức phí quá cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kiểm toán, đặc biệt với các công ty kiểm toán nhỏ thì vấn đề về chất lượng dịch vụ là điều cần phải xem xét. Bởi nếu mức phí quá thấp để cạnh tranh giữa các hãng với nhau, sẽ dẫn đến các công ty kiểm toán không đủ khả năng chi trả các chi phí cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán đảm bảo chất lượng. Các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế... chiếm tỷ trọng chưa cao. Trên thực tế dịch vụ tư vấn trong một số khu vực của nền kinh tế còn chưa được triển khai. Các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chưa có thói quen sử dụng và chưa thực sự tin tưởng vào các dịch vụ tư vấn do các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kiểm toán còn vì lợi ích cục bộ, chưa hướng đến thực chất nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, cũng như phát triển nghề nghiệp kiểm toán mà chủ yếu cạnh tranh không lành mạnh như: giảm giá phí kiểm toán dẫn đến chất lượng kiểm toán không đảm bảo, còn hiện tượng đưa tin thiếu trung thực về tình hình của chính công ty và công ty cạnh tranh... Bên cạnh đó, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp chưa có chế tài đủ mạnh để có thể xử lý những vi phạm liên quan đến việc công bố các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, trong đó còn có ý kiến chưa thực sự phù hợp do sự vi phạm tính cẩn trọng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp,...Các hình thức xử phạt vẫn để lại nhiều hoài nghi cho các nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính. Thực tế đó đòi hòi cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp phải quan tâm và chú trọng kiểm soát chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán – kiểm toán đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh hiện nay. 2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động nghề nghiệp kế toán kiểm toán Thứ nhất, Phát triển đội ngũ kế toán chuyên nghiệp và nhân sự trong ngành kế toán kiểm toán Để phát triển nghề nghiệp kế toán kiểm toán cần có một lực lượng kế toán viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao, tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN Việt Nam tham gia ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN về các lĩnh vực ngành nghề trong đó có ngành nghề kế toán, kiểm toán sẽ tạo ra sự di chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao trong khu vực. Để tạo điều kiện cho nhân sự kế toánViệt Nam dễ dàng di chuyển hành nghề ở các nước ASEAN, cần phải có chứng chỉ được công nhận. Điều đó đòi hỏi phải đổi mới nội dung, cách thức thi và cấp chứng chỉ kế toán viên chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế. Chương trình đào tạo sẽ không chỉ tập trung đào tạo kiến thức mà phải đào tạo cả những kỹ năng để phục vụ cho quá trình hành nghề cũng như các kỹ năng cần thiết khác để phục vụ việc di chuyển hành nghề. Chương trình đào tạo có thể tham khảo của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Úc… Với số lượng kế toán viên và kiểm toán viên chuyên nghiệp còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam cần nỗ lực phát triển đội ngũ này cả về chất và lượng: + Chuẩn hóa chương trình đào tạo kế toán viên và kiểm toán viên Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế từ đó nâng cao chất lượng đào tạo chứng chỉ để chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ nghề nghiệp của Việt Nam được thừa nhận theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Phối hợp chặt chẽ hơn trong đào tạo chứng chỉ giữa đơn vị tổ chức và các trường đại học chuyên ngành như giữa Bộ Tài chính, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế với trường Đại học từ đó thu ngắn được khoảng 1304
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cách giữa đào tạo đại học với đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp nhằm tạo thuận lợi hơn cho sinh viên có thể đồng thời học một chương trình ở đại học nhưng vẫn có thể dự thi chứng chỉ nghề nghiệp. + Các trường đại học cần xây dựng chính sách và chiến lược đúng đắn trong việc đào tạo kế toán, đảm bảo chất lượng và trong phạm vi có thể đào tạo được theo đúng năng lực, tránh việc quá tải. Chương trình đào tạo tại nhiều trường đại học cần có sự đổi mới, xây dựng dựa trên các nguyên tắc bản chất của vấn đề, cần tránh xây dựng nội dung chương trình phụ thuộc quá nhiều vào các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Một trong những xu hướng hiện nay trong đào tạo lĩnh vực kế toán – kiểm toán hiện nay là tích hợp nội dung các môn học chuyên ngành với các chương trình đào tạo của các hiệp hội quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Australia, CIMA,…Các chương trình quốc tế khi xây dựng nội dung chương trình đào tạo lồng ghép với hệ thống chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế IFRS, vì vậy đã giúp cho sinh viên vừa nắm được quy định của Việt Nam và quốc tế. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong hệ thống IFRS và của nhiều quốc gia phát triển, vì vậy sinh viên có các kỹ năng Tiếng Anh tốt là một lợi thế rất lớn để phá vỡ rào cản ngôn ngữ. Thứ hai, Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty kế toán kiểm toán Việc thúc đẩy gia tăng quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán kiểm alý, năng lực đủ mạnh với các loại hình dịch vụ đa dạng, đủ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu dịch vụ kế toán của nền kinh tế. Cơ quan quản lý cần khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất các công ty cũng như khuyến khích công ty kế toán kiểm toán tham gia vào các mô hình mạng lưới liên kết với tổ chức quốc tế để đạt được quy mô doanh nghiệp đủ mạnh, đủ chuyên nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có thể tính đến phương án tăng điều kiện đầu tư kinh doanh (về vốn, nhân lực) như trong thời gian vừa qua để tăng quy mô. Công ty kiểm toán cần mở rộng thị trường kiểm toán đến tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty niêm yết, công ty cổ phần, đơn vị có lợi ích công chúng. Cần tăng cường sự hiểu biết của khách hàng và xã hội về lợi ích của kiểm toán để khuyến khích các tổ chức, đơn vị tự nguyện thuê kiểm toán để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin trên BCTC. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đẩy mạnh chất lượng hoạt động dịch vụ, năng lực tài chính của các công ty kế toán – kiểm toán cho phù hợp với điều kiện hội nhập đi kèm với việc gia tăng kiểm soát hoạt động của các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán. Ngoài ra, cũng cần thực hiện các giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán để có thể thu hút các khách hàng trong nước lẫn quốc tế. Việc Việt Nam tham gia AEC sẽ mang đến cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp. Việc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các công ty phải nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín, hình ảnh để giữ vững thị phần trong nước. Các công ty cần tăng cường, mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với hãng nước ngoài, phát huy hiệu quả hãng thành viên trong việc đấu thầu cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các dự án quốc tế lớn, tranh thủ mạng lưới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Đối với công ty lớn, có uy tín cũng cần tranh thủ cơ hội để tham gia vào cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN. Thứ ba, Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của kiểm toán Việc thực hiện kiểm toán BCTC hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc theo quy định, số lượng đơn vị tự nguyện thực hiện kiểm toán rất ít. Điều này do họ còn chưa hiểu 1305
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hết về vai trò, mục đích của hoạt động kế toán, kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với thông tin BCTC doanh nghiệp. Thậm chí đối với nhiều chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý tài chính kế toán tại đơn vị vẫn chưa nhận thức rõ vai trò của kiểm toán vì vậy họ chưa quan tâm đúng mức và đầu tư cho hoạt động này. Do đó, về phía Bộ Tài chính, các hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học cần phổ biến thông qua xây dựng chương trình đào tạo, các hoạt động truyền thông… giúp cho những người tham gia các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế có những hiểu biết cơ bản về vai trò của kế toán kiểm toán trong cung cấp thông tin. Tại nhiều quốc gia như Anh, Hoa Kỳ,…có những yêu cầu bắt buộc những người có tham gia các giao dịch kinh tế có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng cần phải có các chứng nhận đã tham gia các khóa đào tạo hiểu biết về kinh doanh, tài chính và kế toán, thậm chí nhiều quốc gia đã lồng ghép giảng dạy những nội dung cơ bản về kế toán ở cấp học phổ thông cho học sinh. Đây thực sự là một chiến lược đúng đắn, Việt Nam có thể học hỏi để mở rộng thêm đối tượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán từ đó nâng cao hơn chất lượng thông tin BCTC. Thứ tư, Nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp kế toán kiểm toán Các tổ chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán phải thực sự trở thành các tổ chức tự quản, mang tính nghề nghiệp cao, có uy tín và danh tiếng để thu hút Hội viên đẳng cấp cao hướng đến mục tiêu ngang tầm khu vực và quốc tế. Việt Nam cần thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động nghề nghiệp. Cụ thể như: Các tổ chức nghề nghiệp Việt Nam VAA, VACPA cần nâng cao năng lực hoạt động, chủ động hơn về tổ chức và hoạt động để thực sự là một tổ chức độc lập, mang tính nghề nghiệp cao. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về quy chế, nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất để tiếp nhận và triển khai có hiệu quả công tác đào tạo và quản lý nghề nghiệp. Tăng cường kiểm soát quản lý hành nghề đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, hành nghề kế toán và kiểm toán. Tăng cường hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, tham gia nhiều hơn vào việc xây dựng các chuẩn mực nghề nghiệp. Để nâng cao vị thế của chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên Việt Nam, chúng ta cần phải có kế hoạch đổi mới và nâng cao chất lượng các kỳ thi kiếm toán viên và kế toán viên, đạt mức tiệm cận với các quy định quốc tế. Các hội nghề nghiệp phải thực sự là nhân tố dẫn dắt và phát huy vai trò chuyên môn để nâng cao chất lượng các kỳ thi này đảm bảo trong thời gian tới được thừa nhận cấp khu vực ASEAN. Thứ năm, Tăng cường hoạt động quốc tế về kế toán kiểm toán Cần tăng cường hợp tác với các Hiệp hội có uy tín trên thế giới về kế toán kiểm toán như hội kế toán viên công chứng Anh Quốc, Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ…mở nhiều cơ hội mới để gia tăng đội ngũ hội viên các tổ chức quốc tế tại Việt Nam từ đó dần nhân rộng đội ngũ kế toán chuyên nghiệp đạt chuẩn quốc tế. Các công ty cần có kế hoạch tham gia vào các mạng lưới, thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Việc trở thành thành viên của tập đoàn kiểm toán quốc tế mang lại nhiều lợi ích như tiếp thu được công nghệ kiểm toán hiện đại của nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo và huấn luyện của họ. Đồng thời nhờ giá trị thương hiệu các công ty kiểm toán Việt Nam dễ dàng tiếp cận khách hàng, nhất là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về kế toán kiểm toán nhằm nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về kế toán kiểm toán. Thúc đẩy hợp tác, ký kết các thỏa thuận công nhận hội viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Úc, ICAEW... 3. Kết luận Hội nhập kinh tế nói chung và trong lĩnh vực kế toán kiểm toán nói riêng tác động rất nhiều 1306
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đến ngành kế toán kiểm toán. Để có thể nâng cao chất lượng đào tạo kế toán – kiểm toán tại Việt Nam thì cần hoàn thiện hoạt động nghề nghiệp kế toán kiểm toán trên các nội dung như phát triển số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty kế toán kiểm toán; Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam; Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của kiểm toán; Nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp kế toán kiểm toán... là rất cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA. (2016). Báo cáo tổng kết 25 năm hoạt động kiểm toán độc lập và phương hướng hoạt động đến năm 2030. [2] Trần Văn Hợi (2016). Hoạt động dịch vụ kế toán Việt Nam hướng tới hội nhập cộng đồng kinh tế AEC và TPP. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và AEC [3] Dương Thị Thiều (2021). Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 9/2021. [4] Nguyễn Quỳnh Trang (2016). Hội nhập lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong AEC, TPP – Những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo cử nhân kế toán tại Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và AEC [5] Các trang web: http://trungtamwto.vn; http://www.vacpa.org.vn [6] Trang web tạp chí Kế toán & Kiểm toán…. 1307
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2