intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGUỒN NHÂN LỰC TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG CHẤT LƯỢNG CAO, ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU XÃ HỘI

Chia sẻ: Lan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

hực trạng chất lượng tân cử nhân tài chính - ngân hàng. Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung – ngân hàng thương mại nói riêng đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Do hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGUỒN NHÂN LỰC TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG CHẤT LƯỢNG CAO, ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU XÃ HỘI

  1. NGUỒN NHÂN LỰC TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG CHẤT LƯỢNG CAO, ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU XÃ HỘI- GIẢI PHÁP TỪ NHIỀU PHÍA (22/07/2010) Hội thảo khoa học ngành ngân hàng với chủ đề: “ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng Việt Nam”, sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 4 năm 2010 tại Học viện Ngân hàng, do Lãnh đạo Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì. Được Ban tổ chức đặt hàng với chủ đề này, xin được chia sẻ một số suy nghĩ về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nói chung và cho từng ngân hàng thương mại nói riêng. 1. Thực trạng chất lượng tân cử nhân tài chính - ngân hàng. Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung – ngân hàng thương mại nói riêng đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Do hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Thực trạng này, các tổ chức tài chính – ngân hàng Việt nam vẫn còn nhiều khó khăn về công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Với chiến lược mở rộng thị trường, các tổ chức tài chính – ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam mang theo rất nhiều cái mới: Tư duy mới; công nghệ mới; sản phẩm, dịch vụ mới và trình độ quản lý hiện đại…Họ muốn sử dụng nguồn nhân lực sẵn có của Việt nam để triển khai những dịch vụ tài chính, ngân hàng, nhưng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo( Đại học/ Học viện) cử nhân tài chính – ngân hàng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngân hàng cả về số lượng và chất lượng. Có thể chỉ ra một vài hạn chế lớn của các tân cử nhân tài chính – ngân hàng: (1) Khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử…: Đây là các kỹ năng quan trọng trong quá trình làm việc ở nhiều vị trí trong ngân hàng. Đa số các tân cử nhân vào làm việc trong ngân hàng được bố trí là cán bộ quan hệ khách hàng, các giao dịch viên, những cán bộ này thực hiện nhiệm vụ bán các sản phẩm/ dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nhưng bán cho ai? Bán như thế nào? Làm thế nào để khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng mình mà không chạy đến ngân hàng khác…đều là những vấn đề rất bỡ ngỡ với tân cử nhân. (2). Do không được tiếp cận với thực tế, không ít tân cử nhân vào vị trí công việc không biết bắt đầu từ đâu, các thao tác rất lúng túng, hiệu năng công việc không cao, ở một chừng mục nhất định đã hạn chế tính năng động sáng tạo trong công việc được được giao. 1
  2. (3). Tiếng Anh. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu nắm bắt thông tin và xử lý thông tin ngày càng bức thiết. Một trong những kênh cung cấp thông tin nhanh và đa dạng chính là Internet. Muốn “lướt” tin trên các trang tin nhanh chóng thì đòi hỏi tiếng anh không chỉ dừng lại ở mức cơ bản, tiếng anh giao tiếp, mà phải có được “vốn” tiếng anh để giúp đọc hiểu tin tức và thu thập thông tin thị trường. Nhưng trên thực tế, không nhiều tân cử nhân đáp ứng được yêu cầu này khi tuyển dụng. Hiện cả nước có khoảng 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính – ngân hàng, trong đó có 24 trường đại học với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm khoảng 11.000, và khoảng 7.000 sinh viên ra trường mỗi năm của 16 trường cao đẳng. Trong số này, rất ít sinh viên được các ngân hàng tuyển dụng. Một điều tra mới đây của tổ chức chuyên nghiệp cho thấy cứ 25 đến 30 tân cử nhân xin việc, thì có 1 người nhận được việc làm . Ngay cả với tỷ lệ chọn lọc như vậy, nhưng các tân cử nhân này cũng rất ít thích nghi được ngay (nếu có thì mức độ rủi ro rất tác nghiệp cao). Vì thế, các tân cử nhân này vẫn cần ít nhất từ 5 đến 8 tuần đào tạo cho từng vị trí mới có thể bắt tay vào công việc ở một số công đoạn nhất định. Như vậy, chất lượng đào tạo tân cử nhân của các Đại học/ Học viện còn có khoảng cách xa so với yêu cầu thực tế. Kết quả khảo sát của Trung tâm đào tạo và tư vấn ngân hàng năm 2009 về trình độ và năng lực của tân cử nhân tài chính - ngân hàng Việt Nam cho thấy rõ vấn đề này: - Thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về ngân hàng như một ngành kinh doanh. - Không ít tân cử nhân không rõ tầm quan trọng của khách hàng, không hiểu rõ rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận - Thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến thiếu khả năng trình bày một cách thuyết phục. - Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặt biệt khi đặt vào tình huống giải quyết với khách hàng khó tính hoặc mâu thuẫn về lợi ích. - Thiếu khả năng tư duy sáng tạo, dẫn đến gặp khó khăn khi đặt vào tình huống cần sự chủ động đưa ra giải pháp. - Trình độ tiếng Anh chưa đạt yêu cầu nếu phải phục vụ các khách hàng nước ngoài tại quầy…. Nguyên nhân của thực trạng này từ nhiều phía: từ các Đại học/ Học viện, từ phía cơ quan quản lý nhà nước -BGD&ĐT và từ phía các ngân hàng thương mại – đơn vị sử dụng nguồn lực. Thứ nhất: Về phía cơ sở đào tạo (Đại học/ Học viện), cho đến nay vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng sẵn có của mình. Một số chuyên ngành chuyên sâu như chuyên ngành ngân hàng, chưa chú ý đến tính đặc thù để đầu tư công sức thoả đáng từ việc xây dựng chương trình, khảo sát, phân tích nhu cầu nguồn nhân lực đến việc dự báo về sự phát triển của ngành trong điều kiện hội nhập. Mặt khác, do nhu cầu người học rất lớn, các 2
  3. Đại học/ Học viện đào tạo ngân hàng công lập đã có vài chục năm xây dựng và phát triển, nên luôn có tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi cao, nhưng chủ yếu vẫn đào tạo theo khả năng “sẵn có của mỗi trường “ mà chưa thực sự chú ý đến đào tạo theo “ cầu” của thị trường, của các NHTM. Do phải giảng dậy nhiều (giảng đại học, cao đẳng, chuyển đổi, vừa học vừa làm, cao học nghiên cứu sinh, bồi dưỡng... ), giáo viên không có thời gian nghiên cứu khoa học, tiếp cận văn bản chế độ mới của ngành, của các Bộ ngành khác có liên quan, cũng như đi thực tế tại các ngân hàng. Vì thế nhìn chung chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng đào tạo được cải thiện qua mỗi năm không nhiều. Thứ hai: Từ phía Bộ giáo dục và Đào tạo. Hàng năm dựa vào một số tiêu chí về số lượng giáo viên quy đổi, cơ sở vật chất…bên cạnh đó là cơ chế “xin – cho”, Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở đào tạo. Một khi cách phân bổ chỉ tiêu như vậy, thì cơ sở đào tạo chưa cần xem xét đúng mức sinh viên ra trường có làm đúng nghề hay không, đã đáp yêu cầu của các cơ quan sử dụng lao động chưa? Điều này không chỉ làm lãng phí lớn cho người học về thời gian, công sức và tiền bạc do đã được đào tạo nhưng vẫn khó xin được việc làm hoặc không tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo. Thứ ba; Về phía đơn vị sử dụng nguòn nhân lực đã được đào tạo: Do chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị sử dụng lao động – các ngân hàng với cơ sở đào tạo dưới hình thức “đặt hàng”. Quan niệm đào tạo ra, sẽ có người sử dụng, ngân hàng chờ “sản phẩm” từ các cơ sở đào tạo này. Hai bên gần như không tạo mối liên hệ bằng cơ chế trách nhiệm và quyền lợi, có chăng chỉ mang tính cá biệt, tự phát. Do kinh phí hạn hẹp ( phần NSNN cấp, học phí của người học, phần thu dịch vụ đào tạo), ngành ngân hàng gắn chặt chẽ với việc ứng dụng công nghệ tin học( từ nghiệp vụ cho vay, thẩm định, TTTM, quản lý khách hàng , các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đến quản trị tài sản nợ tài sản có…) nhưng hầu hết học trên …giáo trình/ bài giảng của Thày / cô, nếu có phòng thực hành, thì đó chỉ là phòng máy tính, chưa phải là ngân hàng thực hành đúng nghĩa. Tài liệu tham khảo cũng rất hạn chế, kết hợp với cách giảng dậy của giáo viên nên chưa buộc sinh viên coi trọng tự học, tự nghiên cứu. Các ngân hàng thiếu chủ động trong việc tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường như góp ý chương trình giảng dạy, báo cáo thực tế cho giáo viên và sinh viên, giúp sinh viên thực tập tốt nghiệp…Về vấn đề này, cả ngân hàng và cơ sở đào tạo luôn có hàng chục lý do để biện minh cho việc chưa có sự phối hợp hiệu quả. Bên cạnh đó phải kể đến chương trình và phương pháp đào tạo chưa chú ý đúng mức đến yêu cầu và khả năng thích ứng với công việc trong điều kiện công nghệ tiên tiến và lĩnh vực tài chính – ngân hàng luôn sôi động. Vì vậy, không ít tân cử nhân ra trường không đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc theo trình độ của bằng cấp. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, không chỉ là sự bất cập của từng Đại học/ Học viện, mà còn biểu hiện của sự yếu kém về mặt quản lý nhà nước của BGD&ĐT. 3
  4. 2. Một vài đề xuất Thứ nhất: Về phía Đại học/ Học viện Cùng với việc cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp quản lý sinh viên, cơ sở đào tạo muốn có sinh viên ra trường chất lượng cao cần lưu tâm đến một vài gợi ý sau: - Giúp sinh viên xây dựng kỹ năng mền cần thiết: Kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nghe; kỹ năng làm việc nhóm …bằng cách mời các chuyên gia đến từ các trung tâm đào tạo, từ các ngân hàng tham gia giảng dậy ngoại khóa cho sinh viên; tổ chức các sân chơi dưới nhiều hình thức khác nhau, để giúp sinh viên phát triển kỹ năng mền. - Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với những kiến thức thực tế nhiều hơn, bằng cách: mời các báo cáo viên đến từ NHNN, NHTM, một cách thường xuyên và hiệu quả hơn. Khuyến khích sinh viên năm thứ 3, 4 có thể bằng nhiều cách tiếp cận các nghiệp vụ thực tế tại các ngân hàng hay tại các ngân hàng thực hành, các trung tâm/ trường ĐT của ngành trong từng ngân hàng. - Tổ chức cho sinh viên được tiếp xúc với ngân hàng khi có nhu cầu tuyển dụng, để vừa giúp sinh viên nắm bắt được những yêu cầu về kỹ năng cần có trong công việc, vừa khắc phục được khiếm khuyết về kiến thức. - Định kỳ nhận phản hồi về chất lượng của sinh viên ra trường để Đại học/ Học viện điều chỉnh kịp thời chương trình đào tạo và bám sát yêu cầu thực tiễn. - Vấn đề cốt lõi giải quyết tận gốc vấn đề này là phảỉ gắn kết chặt chẽ giữa sở đào tạo với các ngân hàng trên cơ sở đảm bảo lợi ích hợp pháp của hai bên. Lợi ích lớn nhất của sự phối hợp này là các ngân hàng có được nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với yêu cầu phát triển của ngân hàng. Để thực hiện liên kết này, hàng năm căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung cho từng vị trí, các ngân hàng sẽ “đặt hàng” với các Đại học/ Học viện với yêu cầu đầu ra rõ ràng, các cơ sở đào tạo sẽ có thêm kinh phí từ những đơn đặt hàng này để cải thiện cơ sở vật chất. Làm được việc này, các ngân hàng có được nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cuầu của chính mình, các Đại học/ học viện khẳng định được mình, nâng cao uy tín với xã hội và có điều kiện thu hút đầu vào các học sinh giỏi để đáp ứng đầu ra cho từng chuyên ngành. Để làm được này không đơn giản, nhưng không phải không làm được, ngoài việc quyết tâm từ hai phía cần phải xây dựng được văn hóa hợp tác. Thứ hai: Về phía Bộ GD&ĐT Nhanh chóng ban hành cơ chế giao chỉ tiêu tuyển dụng bằng việc xây dựng cơ chế đào tạo theo đơn đặt hàng, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Đại học/ Học viện với các đơn vị sử dụng lao động, làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Cho phép các Đại học/ Học viện quyền tự chủ cao trong đào tạo: Tự chủ về chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng tiêu 4
  5. chí qui định; tự chủ về chương trình đào tạo; tự chủ về quản lý tài chính như một doanh nghiệp; tự chủ về nguồn nhân lực cho giảng day và NCKH... Nói đến quyền tự chủ cho các trường đại học, việc đầu tiên phải nói ngay là quyền này chỉ được phép có và chỉ được nhằm vào một mục đích: Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ giáo dục & Đào tạo tăng cường kiểm soát mọi hoạt động tự chủ theo cơ chế qui định, phải coi đào tạo nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng của xã hội là thước đo hiệu quả của mỗi trường. Thứ ba: Về phía Ngân hàng nhà nước và các NHTM Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Với vai trò quản lý nhà nước đối với toàn ngành, đang quản lý song trùng hai cơ sở đào tạo đại học và một số phân hiệu đào tạo trung cấp, cao đẳng của ngành, NHNN cần: - Xây dựng chiến lựợc phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn trên cơ sở chiến lược phát triển của cả hệ thống Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có nguồn nhân lực cho NHNN - Xây dựng cơ chế với trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng trong việc huy động chuyên gia/ cán bộ giỏi ở các ngân hàng, các trung tâm/ trường trong Hệ thống tham gia công tác đào tạo ( chính khóa và ngoại khóa) với các Đại học/ Học viện. - Coi việc tiếp nhận sinh viên về thực tập tại các ngân hàng là nhiệm vụ của mỗi ngân hàng. Khuyến khích các ngân hàng hàng năm căn cứ vào nhu cầu cần tuyển dụng đặt hàng cho các Đại học/ học viện ( khi chưa có cơ chế đào tạo theo đơn đặt hàng), đào tạo theo đơn đặt hàng với số lượng chất lượng và mức kinh phí kèm theo. NHNN coi việc đảm bảo chất lượng đầu ra theo yêu cầu “đơn đặt hàng” của ngân hàng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự nỗ lực của các Đại học/ học viện trong hệ thống. - Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng, ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ ở các vị trí trong yếu trong hoạt động ngân hàng, trong đó phải chú trong đến tiêu thức cấp độ kiến thức phải đạt được./. PGS., TS Nguyễn Thị Mùi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0