intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NẮNG HẠ và NGUY CƠ SINH BỆNH

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào mỗi mùa hè, tại Hoa Kỳ có khoảng 1500 người thiệt mạng vì sức nóng do ánh nắng mặt trời gây ra. Năm nay, cơn nóng nắng tái xuất hiện khắp nơi trên thế giới và tại Hoa kỳ đã có trên 200 tử vong do thời tiết trên 100º F gây ra. Nhớ lại vào năm 1995, chỉ với một thời gian ngắn nóng bức mà có hơn 700 trường hợp tử vong ở thành phố Chicago. Ðến năm 2003, trên 35,000 người ở châu Âu cũng chịu cùng chung số phận vì “cái nóng nung người,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NẮNG HẠ và NGUY CƠ SINH BỆNH

  1. NẮNG HẠ và NGUY CƠ SINH BỆNH Vào mỗi mùa hè, tại Hoa Kỳ có khoảng 1500 người thiệt mạng vì sức nóng do ánh nắng mặt trời gây ra. Năm nay, cơn nóng nắng tái xuất hiện khắp nơi trên thế giới và tại Hoa kỳ đã có trên 200 tử vong do thời tiết trên 100º F gây ra. Nhớ lại vào năm 1995, chỉ với một thời gian ngắn nóng bức mà có hơn 700 trường hợp tử vong ở thành phố Chicago. Ðến năm 2003, trên 35,000 người ở châu Âu cũng chịu c ùng chung số phận vì “cái nóng nung người, nóng nóng ghê”. Thực là “nắng tháng Tám, nám trái bưởi”. Tử vong xẩy ra vì hệ thống điều hòa thân nhiệt của cơ thể không đối phó được với sự thay đổi quá nhanh và quá cao của nhiệt độ trong môi trường ở xung quanh. Mọi người, ai cũng có thể bị tác hại bởi sức nóng, đặc
  2. biệt là đối với quý vị cao niên và các trẻ em. Dân chúng sống ở thành thị lại bị ảnh hưởng nhiều hơn ở vùng thôn quê, vì những khu nhà cao tầng giữ lại hơi nóng trong môi trường không thông thoáng. Xin lần lượt cùng tìm hiểu về sự điều hòa thân nhiệt, hậu quả của nóng bức trên cơ thể và những phương thức phòng ngừa tác hại của nắng nóng. Sự điều hòa thân nhiệt Cũng như các động vật khác, khi sinh ra, con người đã được tạo hóa ban cho một hệ thống rất tinh vi để điều hòa và giữ nhiệt độ trong cơ thể ở mức độ bình thường trước những thay đổi đột ngột đến từ bên ngoài hay từ trong cơ thể. Hệ thống này được sự phối hợp của bộ phận hypothalamus trong não bộ và của cơ bắp. Nhiệt độ trung bình của cơ thể thay đổi từ 36,2°C tới 37,6° C (97°F tới 100°F). Độ Fahreinheit được dùng ở Hoa Kỳ, còn đa số các nước khác trên thế giới dùng độ Celsius với 0° là nhiệt độ nước đá, 100° là nhiệt độ nước sôi.
  3. Nhiệt độ cơ thể thay đổi tùy theo thời gian trong ngày: buổi sáng thấp vì cơ thể không được cung cấp năng lượng sau một đêm dài ngủ nghỉ; buổi chiều cao hơn vì các hoạt động trong ngày và thực phẩm tiêu thụ đã tạo ra nhiều nhiệt lượng. Nhiệt độ đo ở nách thấp hơn ở miệng và miệng lại thấp hơn ở hậu môn. Thân nhiệt luôn luôn ở mức trung bình nhờ có sự cân bằng giữa tạo ra nhiệt và phân tán nhiệt. a- Sinh nhiệt. Nhiệt độ của cơ thể là do sự chuyển hóa chất các chất dinh dưỡng và sự vận động của các cơ bắp tạo ra. Khi nghỉ ngơi, các cơ quan nội tạng sản xuất 50% nhiệt, não bộ sinh ra 15%, cơ thịt cho 25% . Khi vận động, cơ bắp cho một lượng nhiệt cao gấp bội vì có sự gia tăng các phản ứng sinh hóa ở tế bào thịt. Thân nhiệt cũng lên cao khi ta tăng tiêu thụ thực phẩm, với tuổi cao và dưới tác dụng của các kích thích tố như thyroxine của tuyến giáp, adrénaline của nang thượng thận... b- Giảm nhiệt
  4. Để hạ nhiệt độ, cơ thể sử dụng một số phương thức sau đây: - Dẫn nhiệt trực tiếp từ cơ thể ra môi trường chung quanh, thí dụ như ngâm người trong nước lạnh, ngồi trong phòng lạnh hoặc trước quạt gió… - Nhiệt phân tán theo sự lưu chuyển của không khí. Vì thế, khi mặc quần áo che kín thì nhiệt bị giữ lại trong cơ thể. - Giảm nhiệt nhiều nhất là do sự bốc hơi của mồ hôi ở trên da (80%). Muốn cho sự bốc hơi được hữu hiệu, không khí phải khô, vì độ ẩm ngoài trời làm hiện tượng này chậm lại. Ngoài ra, nhiệt còn mất đi qua sự hơi thở, bài tiết nước tiểu và phân... Ảnh hưởng của nắng nóng trên cơ thể Nắng là ánh sáng mang thêm sức nóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống trái đất. Nắng bức tăng dần từ sáng tới cao độ vào lúc trưa rồi giảm dần tới chiều và ban đêm. Nhiệt độ trong không khí thường thấp hơn sức nóng mà ta cảm thấy vì ảnh hưởng của độ ẩm tương đối. Độ ẩm không khí càng cao ta càng cảm thấy nóng khó chịu hơn.
  5. Cơ quan khí tượng đã lập ra một biểu đồ sức nóng (Heat Index Chart) trên đó có ghi nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối. Giao điểm đường nối của hai số này là nhiệt độ thực sự mà con người cảm thấy (Heat Index). Thí dụ nhiệt độ đo trong không khí là 90°F, độ ẩm 80 thì sức nóng thật sự cảm thấy cao hơn, 113º F. Khi Heat Index dưới 90º F thì cơ thể còn chịu đựng được chứ lên trên 100ºF thì nhiều tai nạn do hơi nóng sẽ dễ dàng xảy ra. Khi ở trong một không gian quá nóng, cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm giảm sức nóng này: Mạch máu dãn nở, máu dồn nhiều tới da để nhiệt phân tán đi. Các hạch mồ hôi sẽ hoạt động mạnh hơn, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể. Khi có sự thay đổi nhiệt độ mà các cơ chế trên không thích ứng được hoặc khi có những nguy cơ tăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra. Các nguy cơ này có thể là: -Yếu tố gây tăng nhiệt trong cơ như sự vận động của các bắp thịt, bệnh co dựt kinh phong, bệnh gây nóng sốt vì nhiễm vi khuẩn, cơ thể vật vã khi người nghiện thiếu nhớ cần sa bạch phiến hoặc do tác dụng của thuốc tâm thần...
  6. - Yếu tố đưa đến giảm thất thoát nhiệt như tuổi cao, người quá mập vì tế bào mỡ giữ nhiệt, sự khô nước trong người, khi mặc quần áo bó sát, khi có bệnh tim mạch, bệnh ngoài da hoặc do tác dụng của thuốc chữa bệnh tim, thuốc lợi tiểu... Bệnh do nắng nóng gây ra Các tai nạn này thường xảy ra vào mùa hè khi khí hậu vừa nóng lại vừa ẩm. Lý do là độ ẩm của không khí trì hoãn sự bốc hơi trên da. Người già và trẻ em thường hay bị các tai nạn này hơn ở các tuổi khác. Tia nắng có thể xuyên qua lớp da không quần áo làm tổn thương cho các phân tử DNA, nhiễm thể của tế bào da, da trở nên khô, nhăn nheo và có thể đưa đến ung thư. Sau đây là một số bệnh do nắng gắt gây ra: 1- Ban đỏ da Tiếp xúc với nắng trong thời gian lâu, da sẽ mần đỏ và ngứa vì các tuyến mồ hôi bị nghẹt tắc, nở to, vỡ và tạo ra những mụn nước nhỏ trên mặt da. Nếu tiếp tục phơi nắng lâu hơn, da sẽ bị viêm, đôi khi nhiễm độc.
  7. Để tránh rủi ro này, cần mặc quần áo rộng che cả thân hình, tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt quá lâu. Khi đã nổi ban, bôi và uống thuốc chống dị ứng như Bénadryl hoặc bôi kem Caladryl. 2- Chuột rút Trường hợp này xảy ra ngay sau khi nạn nhân hoạt động mạnh d ưới trời nắng, đổ mồ hôi nhiều mà lại không uống nước có đủ chất muối để bổ sung. Các bắp thịt lớn, như ở bắp chân, ở bụng có thể bị co rút gây ra đau nhức. Để tránh chuột rút, cần uống nước có pha muối sodium trong thời gian vận động. Không nên dùng muối viên vì muối làm sót bao tử đồng thời nước vẫn chưa được thay thế. 3- Ngất xỉu Hơi nóng có thể làm ngất xỉu vì mạch máu ngoại vi dãn nở, giảm lượng máu trở lại tim và lên não bộ, đồng thời cơ thể cũng đổ mồ hôi nhiều đưa đến thiếu nước.
  8. Người hay bị xỉu vì hơi nóng cần tránh ở trong nắng quá lâu. Khi cảm thấy có thể bị xỉu thì di chuyển ngay vào chỗ có bóng mát và nhớ uống nhiều nước. 4- Kiệt sức Người bị kiệt sức vì hơi nóng thường hay bị nhức đầu, chóng mặt, ói mửa, mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt. Hơi nóng làm cơ thể mất nước, thiếu muối vì đổ mồ hôi tiết ra rất nhiều.Theo nhiều chuyên gia, kiệt sức sẽ mở đường cho trúng cảm nhiệt (heat stroke). Vận động tập luyện cơ thể mạnh, lao động chân tay quá sức trong môi trường nóng bức mà lại không uống đầy đủ nước đều hay bị kiệt sức vì nóng. Ngoài ra, quý vị lão niên đang dùng thuốc lợi tiểu để trị cao huyết áp thường hay bị rối loạn này. Để tránh kiệt sức vì nắng nóng, nên uống nhiều nước có muối và tránh tiếp xúc quá lâu với nóng bức. 5- Trúng cảm nhiệt
  9. Đây là một trường hợp cấp cứu, bệnh nhân cần được săn sóc tức thì tại bệnh viện với các phương tiện hữu hiệu. Nếu để chậm trễ, nạn nhân có thể bị thiệt mạng. Trúng nhiệt (heat stroke) xảy ra khi cơ thể tiếp cận với sức nóng quá lâu mà bộ phận điều hòa thân nhiệt bị suy yếu trầm trọng và không thích nghi được với sức nóng. Sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ trúng nhiệt: a- Người cao tuổi, người đang bệnh hoạn suy nhược, người mập béo hoặc khi sống tĩnh tại trong một căn phòng hầm hơi, nóng ẩm. b- Trẻ em trúng cảm nhiệt khi ngồi trong xe đợi cha mẹ d ưới ánh nắng gay gắt. c- Khi ở trong nắng mà uống nhiều rượu, có bệnh tim, bị khử nước (dehydrated). d- Khi đang dùng một vài dược phẩm như thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc ngủ. Dấu hiệu đầu tiên của trúng cảm nhiệt đổ mồ hôi rất nhiều (rồi một lúc sau lại ngưng), nhiệt độ cơ thể tăng cao có khi tới 41 ºC, da nóng và khô,
  10. khó thở, tim đập nhanh, huyết áp giảm, tính tình cáu kỉnh, gây gổ, có ảo giác nghe nhìn các sự việc không có thật. Trường hợp nặng có thể đưa đến tổn thương não bộ, kinh phong, liệt bán thân, hôn mê, đôi khi chết. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện, việc quan trọng tức thì là phải làm hạ nhiệt độ trong người nạn nhân: a- Di chuyển họ vào nằm ở chỗ mát râm, cắt bỏ quần áo để máu huyết lưu thông và cơ thể thoáng thoát. b- Dội hay phủ khăn thấm nước lạnh lên cơ thể. c- Hướng gió quạt vào người nạn nhân, nhất là nơi máu lưu thông nhiều như nách, háng, cổ, để phân tán hơi nóng. d- Cho uống một ít nước lạnh. e- Không nên cho uống thuốc hạ nhiệt như Tylenol, Aspirin vì thuốc có thể gây thêm tổn thương cho gan. Phòng ngừa Kinh nghiệm thường khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các tác hại của sức nóng thường hay tái phát cho nên việc phòng ngừa lại càng quan trong hơn.
  11. Sau đây là một số điều có thể áp dụng: 1- Nếu biết là sẽ phải làm việc dưới nắng gắt thì trước đó vài ngày tiếp xúc lần lần với nắng để cơ thể quen đi. 2- Không nên cố gắng quá sức mình khi làm việc trong trời nắng. Khi cảm thấy có triệu chứng bị tai nạn, ngưng công việc ngay và tránh vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút cho khỏe. 3- Uống nhiều nước pha muối trong khi ở ngoài nắng; 4- Tránh uống nhiều cà phê, rượu vì những thứ này làm tiểu tiện nhiều hơn và cơ thể sẽ mất nhiều nước; 5- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, may bằng vải xốp dễ thấm mồ hôi, màu lạt để tránh giữ nhiệt. Vải ka ki màu xanh lợt là tốt vì nó phân tán nhiệt chứ không hút sức nóng. Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester. Mỗi khi áo sũng mồ hôi thì nên thay áo khô ngay. 6- Đầu đội nón rộng vành, mắt mang kính râm. 7- Bôi kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 20 tới 30). Độ SPF càng cao, sự bảo vệ da càng lâu.
  12. 8- Du di thời khóa biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều; trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức. 9- Không để trẻ em đợi trong xe dưới trời nắng dù đã xuống kính xe, vì nhiệt độ trong xe có thể lên tới 150ºF. 10- Tránh tập luyện cơ thể giữa buổi trưa vừa nóng vừa ẩm thấp. Uống nhiều nước trước khi, trong khi và sau khi tập, chứ đừng đợi tới khi khát mới uống. 11- Khi phải hoạt động trong khí hậu nắng bức, lâu lâu nên ngưng công việc, vào bóng mát nghỉ ngơi một lúc, uống ly nước lạnh cho khỏe rồi trở lại làm tiếp. Kết luận Khi nói tới ảnh hưởng của sức nắng gay gắt thì có người đã ví cơ thể với cái đầu máy xe hơi. Nếu cả hai đều có nhiệt độ quá cao thì những rủi ro trầm trọng sẽ xảy ra. Biết trước rủi ro để tránh tác hại của thời tiết quá nóng là điều cần thiết. Vì khi cơ thể đã bị trúng nhiệt rồi thì chẳng khác gì ta đang lái một
  13. chiếc xe tự động mà nước trong bình giải nhiệt đã sôi cạn, máy sắp bốc cháy, chỉ còn hy vọng có đủ thời giờ để lái tới nghĩa địa xe cũ. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2