intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Não bộ kỳ diệu: Trường đại học nào cho trẻ?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố mẹ có nên bắt đầu dạy học cho con ngay khi vẫn còn chưa đi học không? Bởi vì bộ não của trẻ đang phát triển nên chúng ta không nên đặt vào đó quá nhiều thông tin mà chúng ta có thể nhồi nhét có phải không? Sự thật là trẻ học hỏi theo nhiều cách khác nhau, và phần lớn trong số đó chúng ta vẫn chưa hiểu được đầy đủ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Não bộ kỳ diệu: Trường đại học nào cho trẻ?

  1. Não bộ kỳ diệu: Trường đại học nào cho trẻ? Bố mẹ có nên bắt đầu dạy học cho con ngay khi vẫn còn chưa đi học không? Bởi vì bộ não của trẻ đang phát triển nên chúng ta không nên đặt vào đó quá nhiều thông tin mà chúng ta có thể nhồi nhét có phải không? Sự thật là trẻ học hỏi theo nhiều cách khác nhau, và phần lớn trong số đó chúng ta vẫn chưa hiểu được đầy đủ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thậm chí là có hại khi bắt trẻ phải học quá nhiều, hay phải tiếp thu những khái niệm mà bộ não của trẻ vẫn chưa đủ chín chắn để giải quyết. Nếu như bộ não vẫn chưa sẵn sàng học những khái niệm trừu tượng (ví dụ như toán học), thì có thể nó sẽ chắp vá những khái niệm này lại với nhau để tạo thành lối mòn - những sự liên kết kém hiệu quả hơn cái mà đáng nhẽ ra sẽ được bộ não tạo ra và sử dụng sau này - con đường mòn kém hiệu quả này thường rất khó bị phá vỡ. Ép con phải học tập trước khi trẻ thực sự sẵn sàng có thể gây ra những hậu quả tâm lý khó lường. Bộ não của trẻ liên tục đưa ra những quyết định về chính bản thân mình và những người xung quanh. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu một khái niệm mới, và bị ép buộc phải học bởi những người yêu thương trẻ - bố mẹ của bé (dĩ nhiên là với ý tốt), trẻ có thể đưa ra quyết định rằng "Con không có đủ khả năng", trong khi sự thật chỉ là bộ não của bé chưa sẵn sàng để tiếp thu những khái niệm đó. Điều đó sẽ gây trở ngại cho trẻ, và bé có thể cảm thấy hết sức sợ hãi khi phải học khái niệm đó. Hầu như không có điều gì là tuyệt đối: mỗi bộ não con người đều đặc biệt và duy nhất; không thể khái quát hoá về điều gì là đúng hay điều gì là sai rồi áp dụng đối với cá nhân một đứa trẻ. Nhưng một vài học
  2. giả, giống như Jane Healy tin rằng nền văn hoá hiện đại đang phát triển nhanh của chúng ta (và nhất là một số chương trình giáo dục trên truyền hình của chúng ta) có lẽ đang ảnh hưởng đến các khả năng của trẻ em: khả năng chú ý, khả năng lắng nghe, và khả năng học hỏi ở những cấp độ tiếp sau đó trong cuộc đời. Một vài nhà giáo dục trẻ em gần đây cho biết trẻ mẫu giáo ngày nay dường như gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc ngồi học, và chú ý đến những bài học hay những câu chuyện trên lớp. Cùng lúc đó, rất nhiều trẻ trong độ tuổi này lại khôn trước tuổi, bởi vì chúng thu được một lượng từ vựng lớn (và thỉnh thoảng người lớn lại gây xáo trộn) từ ti-vi. Có lẽ, tất cả việc học đều không tồn tại một khuôn "tốt"; cha mẹ cần phải quan tâm hơn nữa đến những biểu hiện của con, và đảm bảo chắc chắn rằng kiến thức và các giá trị cần tiếp thu phải được học cùng với sự phát triển các từ vựng và các kỹ năng. Trẻ học hỏi tốt nhất thông qua giao tiếp trong các mối quan hệ, và điều mà trẻ cần nhất để học trong những năm mẫu giáo thì không có trong những cuốn tranh bắt mắt, hay trên tivi. Trẻ học hỏi tốt nhất qua sự nhận biết những liên quan sinh động phối hợp nhiều giác quan: ngửi, nghe, nhìn, nếm, và chạm. Trẻ cũng cần có cơ hội để kết nối những điều mình đã biết với những thông tin mới, để xây dựng lên một thế giới nhận biết của riêng bé. Thật không còn gì thú vị nếu sự vui chơi đáp ứng được tất cả các yêu cầu của trẻ. Sự vui chơi rất quan trọng đối với bé trong những năm mẫu giáo. Hãy nhớ rằng, một đứa trẻ đang vui chơi là đang thực sự làm việc chăm chỉ để phát triển một bộ não khoẻ mạnh. Trẻ thực sự cần gì?
  3. Chắc chắn trẻ mẫu giáo là những người nhỏ bé bận rộn, bởi vì chúng có quá nhiều thứ để học. Như chúng tôi đã đề cập đến, trẻ học tốt nhất thông qua những tình huống giao tiếp trong các mối quan hệ. Tất cả sự phát triển của bộ não là tạo ra những kết nối, và bộ não của trẻ được cấu tạo sẵn để tìm ra các kết nối từ lúc được sinh ra. Bạn và những người trông trẻ có liên kết thế nào với trẻ - bạn nói chuyện, chơi với con và nuôi dưỡng con thế nào - thì cho đến lúc này, nó là nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ. (Bạn sẽ hiểu nhiều hơn về sự phát triển tâm lý của trẻ trong chương 7.).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2