intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nên cẩn thận khi dùng cua đồng làm thuốc

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và được y học cổ truyền dùng làm thuốc từ xa xưa. Ảnh: minh họa - Internet Món bổ, thuốc hay Về dinh dưỡng: sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin. Theo kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nên cẩn thận khi dùng cua đồng làm thuốc

  1. Nên cẩn thận khi dùng cua đồng làm thuốc Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và được y học cổ truyền dùng làm thuốc từ xa xưa. Ảnh: minh họa - Internet Món bổ, thuốc hay Về dinh dưỡng: sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
  2. Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin. Theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 – 2 thìa nhỏ. Về dược tính: trong Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi: “Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh ghi: điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ. Sách Dược tính chỉ nam của ông ghi: điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho năm tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét... xMột số thử nghiệm trong phòng nghiên cứu ở Nhật ghi nhận, dung dịch trích bằng ether hay ethanol từ cua đồng có hoạt tính làm hạ huyết áp ở mèo, làm co thắt bắp thịt tử cung nơi chuột, đồng thời kích thích sự bài tiết của các hạch nội tiết. Nguy cơ nhiễm sán
  3. Ai không nên ăn cua đồng? Do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng nên đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng. Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua,
  4. Cua đồng tuy là món ăn bổ dưỡng nên ăn cùng lá tía (canh cua đồng là món canh giải nhiệt, tô, gừng để làm kích thích ăn uống, dễ tiêu hoá thức giảm bớt tính ăn), vị thuốc hay (y học hiện đại xác hàn. Cua đồng nhận cua đồng tốt cho trẻ còi xương cũng chứa nhiều hay người bị loãng xương) nhưng vẫn sodium và tiềm ẩn những nguy hại cho sức khoẻ. purines nên không thích hợp Một số sách đông y hướng dẫn bài cho người bị thuốc uống nước vắt từ cua đồng giã bệnh gút. nhuyễn trị bầm tím do té ngã ứ huyết, uống nước giã nhuyễn cua đồng sống để trị ngộ độc do ăn khoai mì (sắn)... là những cách hết sức nguy hiểm vì dễ nhiễm ký sinh trùng. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo ápxe gan. Tại Việt Nam, từng có một số người dân ở vùng Thanh Hoá, Bắc Giang, Nghệ An... vì muốn dẻo dai trong các cuộc thi đấu vật nên đã uống nước cua đồng sống và bị bệnh sán lá phổi. Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân (ngoe).
  5. Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã lưu ý: “Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0