Nét mới trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại qua tác phẩm Số phận con người - Sô Lô Khốp
lượt xem 2
download
"Số phận con người" là truyện ngắn kể chân thực về một con người bình thường. Cái mới trong truyện ngắn Số phận con người trước hết thể hiện ở cách nhìn nhận của tác giả về chiến tranh. Sô-lô-khốp không nhìn nhận, đánh giá chiến tranh một cách cứng nhắc theo quan điểm một chiều mà ông dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của nó liên quan trực tiếp tới đời sống mọi mặt của con người. Quan điểm của Sô-lô-khốp là: Nói với bạn đọc một cách trung thực, nói cho mọi người biết sự thật – đôi khi khắc nghiệt… để củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai. Để cảm nhận nét mới trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại qua tác phẩm Số phận con người, mời bạn đọc tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nét mới trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại qua tác phẩm Số phận con người - Sô Lô Khốp
VĂN MẪU LỚP 12 NÉT MỚI TRONG VIỆC MIÊU TẢ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC VĨ ĐẠI QUA TÁC PHẨM SỐ PHẬN CON NGƯỜI - SÔ LÔ KHỐP Nhà văn Sô-lô-khốp tên họ đầy đủ là Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (19051984), quê ở tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông, ông là nhà văn lỗi lạc của Liên bang Xô viết và của thế giới thế kỉ XX, được vinh dự trao tặng Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965. Bằng tình yêu quê hương đất nước thiết tha, sâu đậm, Sô-lô-khốp đã viết nên bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm nổi tiếng, được Giải thưởng quốc gia và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên bang Xô viết chống phát xít Đức xâm lược bùng nổ, Sôlô-khốp tham gia với tư cách là một phóng viên mặt trận. Ông đã tận mắt chứng kiến những cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt và anh dũng của Hồng quân cùng nhân dân Liên Xô và càng thêm yêu mến, cảm phục phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người Nga. Chiến tranh kết thúc sau chiến dịch Hồng quân tấn công như vũ bão vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở BécLin. Hòa bình lập lại, vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của nhà văn Sô-lô-khốp chính là cuộc sống của nhân dân Nga với những điều bức thiết trước mắt cùng với bao hậu quả nhức nhối do chiến tranh để lại. Truyện ngắn Số phận con người được nhà văn nghiền ngẫm hàng chục năm trời, nhưng cho đến năm 1957 mới ra mắt bạn đọc trong hoàn cảnh đất nước và nền văn học Xô viết đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ. Tác phẩm này được đánh giá là mốc son của văn học Nga hiện đại bởi nội dung tư tưởng thấm đẫm tính nhân văn cao cả, thể hiện cách nhìn nhận cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện của Sô-lô-khốp. Ông đã mạnh dạn nói lên sự thật, cho dù đó là sự thật phũ phàng, cay đắng, để từ đó khẳng định và ca ngợi bản chất dũng cảm, kiên cường, nhân hậu đặc biệt của người Nga. Cái mới trong truyện ngắn Số phận con người trước hết thể hiện ở cách nhìn nhận của tác giả về chiến tranh. Sô-lô-khốp không nhìn nhận, đánh giá chiến tranh một cách cứng nhắc, đơn thuần theo quan điểm một chiều mà ông dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của nó liên quan trực tiếp tới đời sống mọi mặt của con người. Quan điểm của Sô-lôkhốp là: Nói với bạn đọc một cách trung thực, nói cho mọi người biết sự thật – đôi khi khắc nghiệt… để củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai, tin ở sức mạnh của mình có khả năng xây dựng tương lai đó. Theo nhà văn, chiến tranh là thảm họa bởi nó chỉ mang lại đau thương, mất mát, tang tóc cho con người. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô viết chống phát xít Đức xâm lược là chính nghĩa, song sau bốn năm trời chiến đấu cực kì gay go, gian khổ và ác liệt, để có được chiến thắng vẻ vang, giúp nhân loại thoát khỏi hiểm họa diệt chủng, đất nước và nhân dân Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất cực kì nặng nể về người và của. Hậu quả mà chiến tranh để lại về cả vật chất lẫn tinh thần không thể nào khắc phục dễ dàng trong một thời gian ngắn. Cách nhìn nhận của tác giả về con người Xô viết trong chiến tranh là cái nhìn hết sức chân thật, khách quan. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Liên Xô đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, kiên cường dũng cảm chiến đấu chống phát xít Đức xâm lược, bảo vệ đến cùng thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc. Mỗi con người bình thường cũng hóa anh hùng. Nhân vật Xô-cô-lốp, một chiến sĩ Hồng quân vốn là người lao động đã thể hiện khá rõ phẩm chất đáng ca ngợi của nhân dân Nga trong chiến đấu. Cuộc đời của Xô-cô-lốp cũng giống như bao người khác. Anh đã từng làm nhiều nghề để kiếm sống. Anh có một mái ấm gia đình với người vợ hiền và ba đứa con ngoan ngoãn, học giỏi. Chiến tranh vệ quốc bùng nổ, anh cầm súng ra chiến trường chống quân xâm lược và dũng cảm chiến đấu cùng các đồng chí, đồng đội của mình. Bị giặc bắt làm tù binh, anh đã phải chịu nhiều cực hình tra tấn nhưng vẫn giữ trọn khí tiết của một chiến sĩ hồng quân. Nhờ mưu trí và can đảm, Xô-cô-lốp đã trốn khỏi trại tù binh, bắt sống một tên sĩ quan Đức và cướp được một xe vận tải, chạy về phía quân ta. Anh bàng hoàng khi nghe tin vợ và hai con gái đã chết trong một trận máy bay Đức bắn phá quê hương. Niềm hi vọng duy nhất của anh là đứa con trai lớn giờ đây là một đại úy pháo binh đang chiến đấu gần nơi anh ; nhưng đau đớn thay, niềm vui cha con gặp gỡ đã bị dập tắt bởi cái chết bất ngờ của người con ngay trước cửa ngõ Bec-lin trong ngày chiến thắng. Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp không thể trở về quê hương vì mái ấm gia đình không còn nữa. Mang nặng nỗi đau thương mất mát trong tim, anh lang thang nơi quê người kiếm sống qua ngày bằng những công việc nặng nhọc, vất vả. Ngày ngày, Xô-cô-lốp chỉ biết khuây khỏa nỗi buồn bằng vài li rượu. Anh tâm sự bằng giọng chua xót : Thường cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy… Tuy vậy nỗi buồn vẫn chẳng hề vơi mà kết thành khối nặng trĩu trong lòng anh, gặm nhấm sức khỏe và làm cho tâm hồn anh luôn day dứt, giằng xé khi nhớ tới vợ con. Với nghị lực phi thường của người lính, ban ngày Xô-cô-lốp vùi nỗi đau vào công việc, nhưng đêm đêm, nằm trơ trọi một mình, nước mắt anh chảy ướt đẫm gối. Những giọt nước mắt đàn ông làm thổn thức lòng người. Việc Xô-cô-lốp để ý tới cậu bé Va-ni-a thường quanh quẩn bên quán ăn xuất phát từ sự thiếu thốn tình cảm gia đình, từ lòng nhân hậu vốn có của người Nga. Thấy dáng vẻ tiều tụy của cậu bé không nơi nương tựa, anh động lòng thương: …thằng bé rách bươm xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm. Cậu bé khiến anh nhớ tới đứa con trai thân yêu của mình thời thơ ấu mà anh hết lòng yêu thương và kì vọng. Lòng nhân hậu đã khơi dậy mãnh liệt tình phụ tử trong anh. Anh thú nhận: Tôi thích nó, và lạ thật, thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó, cố chạy xe cho nhanh để được về gặp nó. Khao khát có được người thân bên cạnh để chia sẻ vui buồn bấy lâu nay có lẽ là nguyên nhân của cảm giác đó. . Xô-cô-lốp chủ động làm quen. Sau khi nghe cậu bé kể là cha chết ở mặt trận, mẹ chết trên một đoàn tàu bị trúng bom của phát xít Đức… thì từ trong sâu thẳm trái tim, anh thấy mình phải có trách nhiệm với cậu bé tội nghiệp đáng thương. Điều Xô-cô-lốp nghĩ tới đầu tiên là: Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được ! Mình sẽ nhận nó làm con. Nghe tiếng thở dài của cậu bé mồ côi, lòng Xô-cô-lốp nhói đau. Đôi mắt tưởng như đã khô cạn nước mắt bởi khóc thương cho số phận bất hạnh của anh, giờ đây lại đầm đìa những giọt lệ nóng hổi và mặn chát, xót thương trước số phận cũng bất hạnh không kém của cậu bé Vani-a. Chi tiết rất nhỏ này hàm chứa ý nghĩa tố cáo chiến tranh rất lớn. Đó cũng là sự thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá chiến tranh mang nét riêng của tác giả Sô-lô-khốp. Quyết định nhận bé Va-ni-a làm con nuôi của Xô-cô-lốp tuy bất ngờ, chóng vánh nhưng lại bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là lòng trắc ẩn và tình thương yêu con người. Điều đáng nói là hành động này có phần mạo hiểm bởi lúc đó, cuộc sống của Xô-cô-lốp đang trong tình trạng bấp bênh, được ngày nào hay ngày ấy. Nhận cậu bé làm con nuôi, có nghĩa là anh tự gánh thêm một gánh nặng trách nhiệm của người cha cả về tinh thần lẫn vật chất, trước hết là vật chất. Thực ra là anh có băn khoăn khi nghĩ tới chuyện đó, nhưng sức mạnh của tình yêu thương đã thắng. Xô-cô-lốp hành động theo sự mách bảo của trái tim nhân hậu, thương người như thể thương thân và hơn thế nữa. Quyết định đầy tình nhân ái của người lính giữa đời thường đã gây xúc dộng sâu xa trong tòng người đọc. Đoạn văn tà cảnh Xô-cô-lốp đưa Va-ni-a lên buồng lái chiếc xe tải và chuyện trò với cậu bé được tác giả viết thật tự nhiên, sinh động và giàu cảm xúc. Diễn biến tâm lí của nhân vật Xô-cô-lốp được thể hiện khá rõ, góp phần tô đậm tính cách đáng quý của anh : Ngay lúc ấy, tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên. Tôi cúi xuống bên nó khẽ hỏi : " Va-niu-ska, có biết ta là ai không nào ?” Nó hỏi lại nghẹn ngào : “Thế chủ là ai ?” Tôi nói lại cũng khẽ như thế : “ Ta là bố của con”. Trời ơi, thật không thể tưởng tượng được. Nó nhảy chồm lên cổ tôi hôn vào má, vào môi, vào trán và như con chim chích, nó ríu rít líu lo vang rộn cả buồng lái : “Bố yêu của con ơi ! Con biết mà ! Con biết thế nào bố cũng tìm thấy con mà ! Thế nào cũng tìm thấy mà ! Con chờ mãi mong được gặp bố!”. Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy… Có lẽ niềm hạnh phúc do tình thương yêu mang lại quá to lớn khiến Xô-cô-lốp say sưa và choáng váng. Lòng yêu thương quả là có sức mạnh diệu kì làm tái sinh, thay đổi hẳn con người, đem lại niềm vui sống. Hình như có một sự sắp đặt ngẫu nhiên nhưng đầy bí ẩn nào đó đã đưa đẩy hai số phận bất hạnh – hai nạn nhân chiến tranh, một già một trẻ đến với nhau, để rồi họ bắt đầu cùng nhau tạo dựng một cuộc sống mới trong hoàn cảnh tuy còn nhiều gian khổ, thiếu thốn nhưng bước đầu đã hết cô đọc và tạm lắng đau thương. Dường như nhà văn đã hóa thân vào nhân vật Xô-cô-lốp để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ và bày tỏ cho hết những nỗi niềm phức tạp trong tâm trạng của anh. Việc nhận bé Va-ni-a làm con nuôi đòi hỏi Xô-cô-lốp phải có tính kiên nhẫn, vị tha, sự dịu dàng, ân cần của người mẹ và thái độ bao dung, chu đáo của người cha. Xô-cô-lốp phải lo toan nhiều cho cậu bé mà anh thương như con đẻ của mình. Sự ngây thơ, tin tưởng, tình cảm quyến luyến không rời của cậu bé đã phần nào sưởi ấm trái tim đau khổ của Xô-cô-lốp. Anh lại cảm nhận được những niềm vui không lời nào tả xiết từ những điều tưởng như hết sức bình thường : sắm cho còn trai nuôi bộ quần áo mới, đôi dép, chiếc mũ lưỡi trai, hộp sữa, chiếc bánh… Anh không thể nào quên cái cảm giác ấm áp, sung sướng của đêm đầu tiên ngủ bên cạnh cậu con trai nuôi bé bỏng, dễ thương : Tôi ngủ chung với nó, và lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm tôi được ngủ một giấc yên lành… Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết! Tôi không dám trở mình để nó khỏi thức giấc, nhưng rồi không nén được, tôi nhẹ nhàng ngồi dậy đánh diêm ngắm nhìn nó ngủ… Tự nhận là bố của cậu bé mồ côi, trở thành nơi nương tựa tin cậy cho cậu bé, điều đó đã đem lại cho Xô-cô-lốp niềm vui sống. Tuy vậy, trái tim anh cũng đã suy kiệt bởi nỗi đau đớn, mất mát không gì bù đắp được. Trong truyện, tác giả nhiều lần nhắc tới những giọt nước mắt của con người bất hạnh Xô-cô-lốp. Người lính dạn dày chinh chiến, trận mạc, dũng cảm trước quân thù năm nào giờ đây hầu như đêm nào cũng mơ thấy người thân của mình và khi thức dậy thì gối đẫm nước mắt. Đây là những giọt nước mắt của một nỗi đau khổ tột cùng, không thể diễn tà thành lời. Nó như lời kết án âm thầm mà đanh thép tội ác và thảm họa mà chiến tranh gây ra cho con người, dù là ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này. Ngòi bút của nhà văn Sô-lô-khốp là ngòi bút hiện thực tỉnh táo nhưng vẫn đậm đà chất trữ tình, ông không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng và những đau khổ tột cùng mà con người phải chịu đựng do chiến tranh gây ra nhưng điều đáng quý là ông phản ánh nó vào tác phẩm để mọi người nhận thấy vả hiểu rõ, từ đó có thêm ý chí, nghị lực vượt lên xây dựng cuộc sống mới tươi sáng hơn. Cái mới trong truyện còn thể hiện ở cách suy nghĩ nghiêm túc, thấu đáo của tác giả về con người sau chiến tranh không đơn giản, một chiều. Sô-lô-khốp có chủ ý rõ ràng khi đặt nhân vật chính vào mối quan hệ phức tạp, đa chiều với đất nước, quê hương, với nhân dân, đồng đội, gia đình, với kẻ thù và với chính bản thân mình… để từ đó toát lên những phẩm chất tốt đẹp, cao quý, đáng khâm phục và ca ngợi. Nhận vật Xô-cô-lốp được nhà văn xây dựng thành hình tượng điển hình cho tính cách, cho vẻ đẹp tinh thần của người Nga: kiên cường, dũng cảm và nhân hậu. Có thể coi đây cũng là biểu hiện cao quý của con người ở thế kỉ XX đầy biến động lịch sử. Nhân vật Xô-cô-lốp như một lời thức tỉnh, nhắc nhở, kêu gọi xã hội hãy quan tâm tới số phận của mỗi con người. Chính giá trị nhân văn to lớn đã khiến cho truyện ngắn có số trang khiêm tốn lại mang tầm vóc của một sử thi, thể hiện quan niệm sống tích cực của nhà văn Sô-lô-khốp : Con người cần biết vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ số phận bằng sức mạnh của tình yêu thương, lòng dũng cảm, nghị lực và niềm tin vào tương lai cuộc sống. Đó cũng là thông điệp tâm huyết mà nhà văn vĩ đại muốn chuyển tới mỗi chúng ta.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 8: Qua Đèo Ngang - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 926 | 57
-
Bài 9: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 594 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt văn miêu tả cây cối
24 p | 239 | 18
-
Giáo án bài Hai chữ nước nhà - Ngữ văn 8
12 p | 375 | 17
-
TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH tuần 8
7 p | 587 | 15
-
Bài 8: Bạn đến chơi nhà - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 307 | 11
-
Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 209 | 10
-
Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 367 | 9
-
Bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 292 | 7
-
Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
2 p | 180 | 6
-
Bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 188 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn