intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô - Kinh tế Việt Nam năm 2009: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Kinh tế Việt Nam năm 2009 ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô" Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: bối cảnh và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2009; tình hình điều hành thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2009. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô - Kinh tế Việt Nam năm 2009: Phần 1

  1. B Ộ G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I HỌ C K IN H TÊ' Quốc D Â N Đ Ố N G CH Ủ BIỆN : GS. TS N G U Y Ễ N K Ế T U A N PG S.TS. NG Ô T H Ắ N G L Ợ l KINH TẾ VỆTNAM * NĂM — — NGUYỄN p c LIỆU___ n 2ÕÕ9 ÌĂ N CHẶN SUY GIẢM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ v ĩ MÔ N H À X U Ấ T B Ả N Đ Ạ I H Ọ C K IN H T Ế Q uốc DÂN
  2. B ộ G IÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C K IN H T É Q U Ố C DÂN Đồng chù biên: GS.TS. NGUYÊN K É TUÂN PGS.TS. N GÔ TH Ắ N G L Ợ I KINH T ế v i ậ NAM NĂM 2009 N G Ă N CHẶN su v GIẢM TĂNG TRƯỞ NG KINH T Í VÀ Ổ N ĐỊNH KINH T Í v ĩ M Ô Đ A ÍH O C T H Ấ ĨN U YÊN C TRUNG TAM HỌÍL IỆ U N HÀ X UÁ T BẢN ĐẠI H Ọ C K IN H T É Q U Ó C DÂN HÀ N Ộ I-2010
  3. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA 1 GS.TS. Nguyễn Ke Tuấn Khoa Quản trị kinh doanh 2 PGS. TS. Ngô Thắng Lợi Khoa Kế hoạch và Phát triển 3 PGS.TS. Phạm Hồng Chương Phòng Quản lý khoa học 4 TS. Đào Thanh Tùng Khoa Quản trị kinh doanh 5 ThS. Hoàng Thị Thanh Hương Khoa Quản trị kinh doanh 6 ThS. Vũ Trọng Nghĩa Khoa Quản trị kinh doanh '/ ThS. Nguyễn Kế Nghĩa Khoa Quản trị kinh doanh 8 ThS. Hà Sơn Tùng Khoa Quản trị kinh doanh 9 ThS. Trịnh Mai Vân Phòng Quản lý khoa học
  4. MỤC LỤC Lời m ở đ ầ u ..................................................................................................................5 Phần th ứ nhất: BỐ I CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG N H IỆM v ụ PH Á T TR1ẺN K IN H T É NẢM 2009....................................................................9 1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến ph át triển kinh tế V iệt N am năm 2009.................................................................................9 1.1.1. Bối cảnh quốc tế ...................................................................................... 9 1.1.2 Bối cảnh trong nước.............................................................................. 19 1.2. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế năm 2009.......26 1.3. N hững giải pháp lớn chỉ đạo thực hiện kế hoạch ph át triển kinh tế năm 2009................................................................................................. 31 Phần th ứ hai: TÌN H H ÌNH ĐIỀU HÀNH T H ự C H IỆN N H IỆM v ụ NGĂN CHẶN SUY G IẢ M TẢNG TRƯỜNG KINH T Ế NĂM 2009..........37 2.1. Bức tra n h tăng trư ở ng kinh tế Việt Nam năm 2009............................37 2.1.1 Bức tranh tăng trường chung toàn nền kinh tế ................................... 37 2.1. 2 Tình hình tăng trường của từng nhóm ngành kinh tế ...................... 41 2.2 Đ ánh giá tình hình điều hành chống suy giảm tăng trư ỏng kinh tế ..................................................................................................................... 47 2.2.1 Các chính sách và hoạt động điều hành của Chính phủ ....................47 2.2.2 Những bất cập trong chính sách điều hành thực hiện mục tiêu chống suy giảm tăng trưởng........................................................................... 64 Phần th ứ ba: TÌN H H ÌNH ĐIÈU HÀNH T H ự C H IỆN N H IỆM v ụ ÔN ĐỊNH K IN H T Ế v ĩ M Ô NĂM 2009............................................................ 68 3.1. Tình hình điều hành thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm p h á t ........... 68 3.1.1. Thực trạng biến động giá cả hàng tiêu dùng hàng tháng và cả năm 2 0 0 9 ...... ...7............ L T .T.......................................... ...........,7 ................ 68 . 3.1.2. Đánh giá tình hình điều hành thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát.......................................................................................................................71 3.2. Tình hình điều hành thực hiện nhiệm vụ hạn chế nhập siê u ............ 83 3.2.1 Thực trạng yuất, nhập khẩu năm 2009................................................ 83 2.3.2 Đánh giá tình hình điều hành thực hiện m ục tiêu giảm nhập siêu ............................................................................................................88
  5. 3.3. Tình hình điều hành thực hiện nhiệm vụ giảm bội chi ngân s á c h ....... 98 3.3.1 Thực trạng thu, chi ngân sách năm 2 0 0 9 ............................................ 98 3.3.2. Đánh giá chính sách điều hành thực hiện nhiệm vụ giảm bội chi ngân sách....................................................................................................101 3.4. Đ ánh giá tình hình điều hành thự c hiện nhiệm vụ ổn định kin h tế vĩ mô k h á c ...............................................................................................108 3.4.1 Hoạt động cùa hệ thống níỉân hàng có liên quan đến cân đôi tiền tộ................................................................................................................. 108 3.4.2. Những chính sách điều hành liên quan đến cán cân thanh toán.....110 3.5. Tình hình điều hành thực hiện nhiệm vụ ổn định đòi sống dân cư ... 114 3.4.1. Nhừng chính sách điều hành thực hiện nhiệm vụ ôn định đời sống dân c ư ...................................................................................................... 114 3.4.2. Đánh giá tác động cùa các chính sách điều hành thực hiện nhiệm vụ ổn định đời sống và an sinh xã hội............................................. 117 P h ần th ứ tu : M Ộ T SỐ KHU Y ÉN N G H Ị V È T Ố C H Ử C T H ự C H IỆN N H IỆ M VỤ K É H O Ạ C H P H Á T T R IÈ N K IN H T É NĂM 2010... 125 4.1. N hững d ự báo về triển vọng p h á t triể n kinh tế toàn cầu và V iệt N a m ................................................................................................................125 4.1.1. Những dự báo về triển vọng phát triển kinh tể toàn cầ u ..................125 4.1.2. Dự báo về triển vọng phát triển kinh tế Việt N am ............................129 4.1.3. Các yếu tố trong nước tác động đến phát triển kinh tế năm 2 0 1 0 .... 132 4.2. M ục tiêu và nhiệm vụ p h á t triên kinh tế năm 2010............................. 135 4.2.1. Mục ticu tổng q u á t..................................................................................135 4.2.2. Các nhiệm vụ chú yếu............................................................................ 136 4.3. M ột số khuyến nghị về điều hành kinh tế vĩ mô năm 2010.............. 140 4.3.1. Đ iều hành thúc đẩy tăns trườns kinh tế ...................................................140 4.3.2. Các giài pháp điều hành hướne tới ổn định kinh tế vĩ m ô .............145 4.3.3. Giải pháp điều hành nhằm bảo đàm an sinh xã hội và phúc lợi xă h ộ i........................................................................................................... 149 K ết lu ậ n ......................................................................................................................... 152 T ài liệu tham k h ả o ......................................................................................................154 Phụ l ụ c ........................................................................................................................... 154 C ác công trìn h công bố liên quan cùa các tác g iả ............................................. 155 4
  6. DANH MỤC S ơ ĐÒ, BẢNG BIẺƯ DANH MỤC BIẾU ĐÒ Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng sản lượng công nghiệp toàn cầu (%)..................................12 Biểu đồ 1.2: Tăng trưởng cùa các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương (%)......... 13 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP các quý ............................................................................ 38 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trường các quý năm 2009 (%).................................................39 Biểu đồ 2.3: Dự báo tăng trường GDP của các nước ASEAN (% ).............................. 40 Biểu đồ 2.4: Thay đổi GDP theo quý của công nghiệp chế biến (% )........................ 42 Biểu đồ 2.5: Thay đổi GDP theo quý của ngành xây dựng........................................44 Biều đồ 2.6: Thay đổi GDP theo quý của ngành dịch vụ và thừơng m ại..................45 Biểu đồ 3.1: Diễn biến giá cả các tháng và cả năm 2009...........................................69 Biểu đồ 3.2: Sự thay đổi lãi suất cơ bản......................................................................74 Biểu đồ 3.3: Diễn biến chi số giá tiêu dùng.................................................................77 Biểu đồ 3.4: Định hướng lại thị trường xuất khẩu............................................................ 90 Biểu đồ 3.5: Xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và nông sản chính...................... 91 Biểu đồ 3.6: Thay đổi giá trị xuất khẩu theo ngành................................................... 92 Biểu đồ 3.7: Cán cân thương mại 10 tháng năm 2009............................................... 93 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng ngân hàng........................................ 108 Biểu đồ 3.9: Sự biến động tỷ giá hối đoái.................................................................112 Biểu đồ 3.10: Xu hướng của tình trạng nghèo đ ó i.................................................. 122 Biểu đồ 3.11: Xu hướng nghèo theo nhórn dân tộc...................................................123 Biểu đồ 3.12: Mức thu nhập bình quần đầu người Việt Nam (2000 - 2009)....... 124 DANH MỤC BẢNG BIẺU Bảng 1.1: Một số chi số kinh tế toàn cầu......................................................................11 Bảng 1.2: Chi tiêu kế hoạch phát triển kinh tế năm 2009...........................................26 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trường GDP của các ngành kinh tế (% )................................ 39 Bảng 2.2: Tăng trường GDP theo quý theo ngành ( % )............................................. 41 Bảng 2.3: Tổng họp chi kích cầu đầu tư và tiêu dùng ( Tỷ đồng)............................. 59 Bảng 2.4: Tổng sản phẩm trong nước năm 2009 (giá so sánh 1994)........................60 Bảng 3.1: So sánh giá xăng năm 2009.........................................................................80 5
  7. Bảng 3.2: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng................................................................84 Bảng 3.3: Giá trị nhập khẩu............................................................................................ 86 Bảng 3.4. Diễn biến nhập siêu qua các năm ..................................................................95 Bảng 3.5: Ngân sách Nhà nước (1.000 tỷ VND)..........................................................98 Bảng 3.6: Quy mô gói kích thích kinh tế (1.000 tỳ đồng)......................................... 104 Bảng 3.7: Cán cân thanh toán (tỷ USD )...................................................................... 110 Bảng 3.8: Kết quả thưc hiện các chi tiêu phát triển xã hộ i.........................................120 Bảng 4.1: Một số chi tiêu kế hoạch phát triển kinh tế năm 2 0 1 0 ..............................137 DANH MỤC HỘP Hộp 1.1: Dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á .......................................................... 10 Hộp 1.2: Hội nghị thượng đinh G20 tại London, ngày 2/4/2009................................14 Hộp 1.3: Hội nghị G20 “thành công lớn” ............. ......................................................... 17 Hộp 1.4: Môi trường kinh doanh được quan tâm cải thiện, nhưng thứ hạng cạnh tranh quốc gia lại tiếp tục tụt h ạ n g .................................................... 21 Hộp 2.1: Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thực h iện......................... 49 Hộp 3.1: Điều chinh chính sách tiền tệ - một số mốc thời gian cuối năm 2009..... 73 Hộp 3.2: Đáng hay không?............................................................................................. 97 Hộp 4.1: Goldman Sachs dự báo GDP Việt Nam 2010 tăng 8,2% ........................ 130 Hộp 4.2: Kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2010..........................................................131 Hộp 4.3: Các nhiệm vụ và giải pháp (trích Nghị quyết số 36 /2 0 0 9 /Q H 1 2 )............. 137 6
  8. LỜI MỞ ĐÀU Năm 2008 đã qua đi với những thăng trầm cùa kinh tê trong nước và thê giới. N hững khó khăn và yếu kém nội tại của nền kinh tế cộng hường với những biến động bất lợi của nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra cho V iệt Nam nhiều thách thức gay gắt. N ếu nữa đầu năm 2008, cà nền kinh tế phải gông mình chống chọi với tình trạng lạm phát và nhập siêu cao, thì khoảng thòi gian còn lại lại phải đương đẩu với tình trạng suy giảm kinh tê. Nhưng với sự chuyên hướng kịp thời mục tiêu trọng tâm chi đạo điều hành và với những giài pháp thích ứng. Việt Nam đà bước đầu vượt qua được những thách thức gay gẳt đó. Lạm phát đà được kiểm chế, kinh tế v ĩ mô có xu hướng dần dần được ôn định, an sinh xã hội được quan tâm, kinh tế đạt được mức tăng trưởng khá. nhung khà năng nội tại của nền kinh tế trong việc ứng phó với những biến động trong và ngoài nước còn yếu kém. nền táns cho sự tăng trường bền vừng và có hiệu quà chưa được bảo đảm. chưa có giãi pháp cụ thề và có hiệu lực giãi quyết những yếu kém tích tụ lâu nay, đời sống đại bộ phận các tầng lớp dân cư còn gặp nhiều khó khăn. Đó là những nét chấm phá cơ bàn về bức tranh toàn cành của nền kinh tế Việt N am nãm 2008. Bước vào năm 2009, những khó khăn thách thức dường như ngày càng gay gẳt hơn. Tình trạng suy giàm kinh tế. đã có những dấu hiệu từ cuối năm 2008, biểu hiện ngày càng rõ ngay trong những tháng đầu năm 2009. Tốc độ tăng trườne của các neành kinh tế đều bị giảm sút rò rệt. nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tiêu thụ sàn phâm phài thu hẹp sàn xuất và giảm bớt nhân công, thu nhập và đời sống của người lao động bị giàm sút...V ư ợt qua những khó khăn thách thức ấy đòi hòi sự nồ lực cao hon của mồi người dân. mồi doanh nghiệp, mồi tổ chức trong hệ thống chính trị. Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội, Quốc hội đà đề ra cho năm 2009, Chính phú đă xác định nhiệm vụ trọng tâm cấp bách là phát huy sức mạnh tông hợp. n ỗ lực phấn đau ngăn chặn suy giàm kinh tế, duy trì tăng trưở ng và đàm bao an sinh xà hội. Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Chính phù tập trung chi đạo 5 nhóm giãi pháp chù yếu: Tháo gỡ khỏ khãn để đẩy mạnh sàn xuất kinh doanh và xuất khâu: Huy động các nsuồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Đàm bào an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói giàm nghèo- 7
  9. Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài chính tích cực, h iệu quà; Tập trung điều hành quyết liệt, linh hoạt và phù hợp với thực tế tìn h hình. N ăm 2009 đã q u a đi để lại bức tranh kinh tế với nhiều m ảng m àu sáng tối khác nhau. V iệc nhìn lại tình hình kinh tế v à công tác chi đạo đ iều hành thực hiện những nhiệm v ụ ừọ n g tâm , xác định những kết quả tích cực đã đạt được, đánh giá đúng những khó khăn, yếu kém là công v iệ c thư ờ ng xuyên của các cơ quan quản lý kinh tế. Với m ong m uốn góp phần vào việc tổng kết tình hình kinh tế v à công tác điều hành kinh tế v ĩ m ô, nhóm giáo viên và cán b ộ nghiên cửu củ a T rư ờ ng Đại học K inh tế quốc dân đã b iên soạn cuốn sách “K inh tế V iệt N am năm 2009 - ngăn chặn suy giảm kinh tế v à ổn định kin h tế v ĩ m ô” . M ục tiêu của việc biên soạn cuốn sách này là: - Đ ánh giá bối cảnh ph át triển và những tác động tiêu cực củ a tình trạng suy giảm kinh tế tớ i triển vọng phát triển dài hạn củ a V iệt Nam. - Đ ánh giá thực h iện nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009. - Đ ánh g iá tình hình ổn định kinh tế v ĩ m ô năm 2009. - Đ ề xuất khuyến nghị bảo đảm tăng trư ờ ng bền vữ ng và ổn định kinh tế v ĩ m ô trong nhữ ng năm tiếp theo. Cuốn sách do G S.T S. N guyễn K ế Tuấn v à PGS.TS. N gô T hắng lợi chủ biên. Tập thể tác giả tham gia biên soạn gồm: PGS.TS. Phạm H ồng Chương; T h .s. H oàng Thị T hanh H ương; ThS. N guyễn K ế N ghĩa; ThS. V ũ Trọng N ghĩa; TS. Đ ào T hanh Tùng; ThS. H à Sơn Tùng; ThS. Trịnh M ai Vân. Tập thể tác giả chân thành cảm ơ n G S.T SK H . Lương X uân Quỳ, G S.TS. M ai N gọc C ường, PG S.TS. Lê X uân Bá, PG S.TS. N guyễn Văn Á ng, TS. H ồ T hị H ải Y ến đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thiện bản thảo trướ c khi xuất bản. Tập th ể tác g iả chân thành cảm ơn G S.T S. N guyễn V ăn N am , H iệu trưởng trương Đ ại học K inh tế quốc dân đã quan tâm chi đạo v à các chuyên viên P hòng Q uản lý K hoa học đã hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ này. C hủ đề cuốn sách có phạm vi rộng và nội dung phức tạp. M ặc dầu tập thể tác giả đã có nhiều nỗ lực, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm .k huyết. C húng tôi m cng m uốn nhận được ý k iến góp ý củ a đồng nghiệp v à quý bạn đọc để những lần biên soạn sau đạt chất lư ợ ng cao hơn.
  10. Phân thử nhất BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM vụ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NẪM 2009 1.1. BỐI CẢNH QUÓC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐÉN PHÁT TRIẺN KINH TÉ VIỆT NAM NĂM 2009 1.1.1. Bối c ả n h quốc tế N ăm 2009 những yếu tố bối cành quốc tế quan trọng nhất tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế Việt Nam bao gồm: T inh h ìn h k h ủ n g ho ả n g tài chính và su y thoái kin h tế toàn cầu Đầu năm 2009, các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà kinh tế đều thống nhất nhận định, khủng hoảng tài chính toàn cầu, và suy thoái kinh tế ở nhiều nước sẽ còn kéo dài trong cả năm 2009 và chưa có khả năng kết thúc sớm. Tháng 11/2008, Q uỹ Tiền tệ quốc tế (IM F) dự báo: kinh tế thế giới năm 2008 chỉ tăng 3,7% so với 5% của năm 2007, năm 2009 sẽ chỉ tăng 2,2%, M ỳ giảm 0,7% , N hật Bản giảm 0,2%, EU giảm 0,5%. N hưng trước tình hình kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, giữa tháng 1/2009, IM F cho rằng, trong năm 2009, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 0,5% , G DP của các nước công nghiệp phát triển giảm 2%, của các nước đang phát triển chỉ tăng 3,3%- Đi liền với suy thoái kinh tế là thu nhập và sức m ua giảm sút, nạn thất nghiệp gia tăng. C hâu Á, khu vực được đánh giá có sự phát triển kinh tế năng động và được hy vọng sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới thoát khỏi tình trạng suy thoái, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Đ ầu năm 2009, N gân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á và m ột số khuyến nghị giải pháp cho các Chính phủ để vượt qua những khó khăn về kinh tế. 9
  11. H ộ p 1.1: D ự báo tă n g trư ờ ng kin h tế củ a c h â u Á Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ờ châu Á với nhận định: tốc độ tăng sẽ chậm lại, chi đạt 5,8% vào năm 2009, giảm 1,1% so với mức 6,9% của năm 2008. Bản báo cáo có tên “Theo dõi Kinh tế châu Á tháng 12” (AEM) cho thấy, việc tăng chậm lại này do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng và nền kinh tế toàn cầu đang phài đối mặt với sự suy giảm lớn, khả năng phục hồi kinh tế của khu vực sỗ đứng trước thử thách do xuất khẩu giảm sút và nguồn vốn tư nhân sụt giảm. Báo cáo AEM cho biết việc duy trì nhu cầu nội địa để làm động lực tăng truởng là chìa khoá để giữ nền kinh tế khu vực ở mức độ tương đối ổn định khi môi trường bên ngoài đang suy giảm. Tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi ở Đông Á - bao gồm 10 nước thuộc ASEAN, cộng thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc - sỗ giảm từ 6,9% năm 2008 xuống còn 5,7% năm 2009. Trung Quốc, động lực phát triển của khu vực, ước tính giảm nhẹ từ 9,5% năm 2008 xuống 8,2% năm 2009 ngay cả khi chính phủ của nước này đã thực hiện một số biện pháp nhằm kích thích nhu cầu trong nước đề bù đẳp vào sự tăng trưởng chậm trong xuất khẩu và đầu tư tư nhân. Theo ông Jong-Wha Lee, Giám đốc Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực (OREI) cùa ADB, năm 2009 sẽ là một năm khó khăn đối với các nước đang phát triển ở châu Á. Tuy nhiên, điều này có thể vượt qua được nếu các nước cùng đồng lòng đối phó với tình hình này một cách quyết liệt. “Những rủi ro đối với tương lai phát triển của khu vực phụ thuộc chặt chẽ vào tương lai phát triển toàn cầu trong cả lĩnh vực thương mại và tài chính. Tình trạng tài chính suy sụp nặng hơn cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến lòng tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư trong khu vực”- Tiến sĩ Lee cho biết. Báo cáo cũng lưu ý sự suy giảm tín dụng toàn cầu hiện đang lan ra các hệ thống ngân hàng trong nước, vắt kiệt nguồn vốn đầu tư kinh doanh và có thể tràn sang một số nền kinh tế chù chốt trong khu vực nếu tình hình này không được giải quyết. Cùng với đó nếu các ngân hàng trong khu vực tránh né các nghiệp vụ rủi ro, chính sách tiền tệ có thể kém hiệu quả hơn trước và các chính phủ sẽ phải đưa ra những đối sách tài chính tích cực hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước Nguồn: Vietnamnet.net Đ ể đương đầu với những tác động cả về kinh tế và xã hội ngày càng trầm trọng, chính phủ các quốc gia thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò can thiệp và điều tiết thị trường. Để đối phó với tình hình khó khăn ngày càng gia tăng, chính phủ nhiều nước đã đưa ra và chỉ đạo thực hiện nhiều biện 10
  12. pháp cấp bách, trong đó phổ biển là: 1/ Dành những khoản tiền lớn từ ngân sách nhà nước để cứu hệ thống ngân hàng thương mại khỏi sự sụp đô; 2/ T rợ giúp đồng nội tệ không bị mất giá quá mức; 3/ Chuyển trọng tâm từ chống lạm phát sang chống suy thoái kinh tế, thông qua hạ lãi suất cơ bản, giảm dự trữ bắt buộc, m iễn giảm thuế cho doanh nghiệp để kích thích nền kinh tế, kích cầu nội địa; 4/ Tăng cường phối họp quốc tế để chống khủng h oảng... Tuy vậy, từ sau quý 11/2009, nền kinh tế toàn cầu có xu thế phục hồi trở lại, nhất là nhờ sự năng động của các quốc gia châu Á và sự bình ổn hoặc phục hồi khiêm tốn ở những nước khác. M ối đe dọa về m ột cuộc suy thoái toàn cầu sâu và kéo dài dường như đã giảm bớt nhờ nhừng hành động phối hợp chính sách chưa từng có ờ cả các nước phát triển lẫn đang phát triển, và sự hỗ trợ m ạnh m ẽ của các định chế tài chính quốc tế. Sản lượng công nghiệp toàn cầu và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn, đi đầu là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Đ ông Á, sau đó là các nước thuộc Tổ chức Hợp tác K inh tế và Phát triển (O ECD ) (bảng 1). Sản lượng công nghiệp toàn cầu tăng mạnh, từ tăng trường 6% trong Q uý II lên 12% trong Quý III so với cùng kỳ năm trước, hàng trong kho đã được bổ sung và các đơn hàng xuất khẩu đã quay trở lại (biểu đồ 1). G iá hàng hóa nguyên vật liệu cũng tăng, trong đó giá dầu trong những tháng gần đây đang tiến dần đến mức 80 U SD /thùng nhờ những điều kiện căn bản được cài thiện, trong đó có yếu tố lượng dự trừ dầu thô giảm, và nhu cầu ở Trung Quốc tăng mạnh. Đồng đô-la tiếp tục m ất giá cũng làm cho giá cả các loại hàng hóa nhập khẩu bằng đô-la trở nên cao hơn. B ả n g 1.1: M ộ t số c h ỉ số kin h tế toàn cầu 2007 2008 2009F 2010F GDP Thế giới 3.7 1.7 -2.9 2.0 Nước thu nhập cao 2.6 0.4 -4.2 1.3 Nước đang phát triển 8.1 5.9 1.2 4.4 K in ngạch ..uất khẩu T g iớ i . 7.6 3.4 -2.1 6.0 Nước thu nhập cao 6.4 2.9 -3.7 5.1 Nước đang phát triên 10.9 7.2 2.1 8.1 11
  13. Giá thương mại Chi sô giá hàng công nghiệp (MUV) 5.5 6.0 -4.9 1.5 Dâu thô (US$/thùng, trung bình) 71.1 97.0 61.1 73.3 Các mặt hàng phi dâu 17.1 21.0 -24.9 -2.8 Lãi suất danh nghĩa Lãi suât LIBOR đông đô-la Mỹ (6 tháng, %) 5.2 3.2 1.5 2.0 N guồn: Ngân hàng Thế giới B iểu đồ 1.1: T ố c độ tă n g sản lư ợ n g công n g h iệ p to à n cầu Đ ơn vị tính: (%) ■C á c n ư ớ c thu nhậ p ca o ■c á c n ư ớ c D P T (không kê Trung quôc) ■Toàn càu Nguồn: Ngân hàng T hế giới X u ấ t h iệ n s ự p h ụ c h ồ i trở lạ i của các n ền k in h tế Sau khi bị ầnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu từ cuối năm 2008, Đ ông Á đã hồi phục m ạnh m ẽ trở lại kể từ Q uý II năm 2009. Sự hồi phục này là kết quả củ a những biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ kịp thời và m ạnh m ẽ ở nhiều quốc gia Đ ông Á, đặc biệt ở T rung Q uốc. N hừng động thái này diễn ra trên m ột nền tảng kinh tế vĩ mô căn b ản vững chắc, với nguồn dự trừ ngoại tệ ở m ức cao, tiết kiệm tư nhân v à doanh nghiệp đều lớn, nợ của doanh nghiệp và chính phủ ở mức thấp. T ăng trưởng G D P thực của Đ ông Á tuy giảm sút nhưng không bàng thời kỳ khùng hoàng 1997 - 1998 (biểu đồ 2). T ừ biểu đồ này, có thể thấv rõ hơn vai trò cùa T rung Q uốc trong tăng trường kinh tế của khu v ự c v ả trên 12
  14. toàn cầu: sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã kéo sự tăng trưởng của kinh tế khu vực Đ ông Á - Thái Bình Dương khỏi m ức âm. B iểu đồ 1.2: T ă n g trư ở n g của các quốc gia Đ ông Á - T h á i B ình D ương (% ) 1996 199S 2000 , 2002 :004 2006 :0 08 2010f ---------Đỏng Ả-TBD ---------Đông Á-TBD (khôngkề Trung quốc) Ngiiồn: Ngăn hàng Thế giới Vai trò của tổ c h ứ c G20 Cùng với xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ m ậu dịch nhằm bảo hộ sàn xuất và thị trường nội địa, tạo cơ sở cho sự phục hồi kinh tế quốc gia, chính phủ các quốc gia cũng thực hiện sự phối hợp chính sách và hành động để đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi tình trạng khó khăn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giữa các nền kinh tế có sự phụ thuộc lẫn nhau, chính phủ các nước đều nhận thức rõ ràng nền kinh tế quốc gia chỉ có thể vượt qua khó khăn và phát triển ổn định khi nền kinh tế thế giới thoát khỏi khó khăn và phát triển ổn định. H àng loạt cuộc bàn thảo song phương và đa phương đã diễn ra với những cam kết phối hợp hành động. Trước đây, G8 qua tiềm lực kinh tế - tài chính to lớn và tác động chi phối các định chế tài chính toàn cầu (Qùy Tiền tệ Quốc tế - IM F, Ngân hàng Thế giới - W B) có ảnh hường to lớn đến định hướng giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu, thì nay với những khó khăn trầm trọng nội bộ quốc gia đang phải đương đầu, dường như vai trò của nó bị suy giảm . Đ e giải quyết các vấn đề toàn cầu, người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải m ờ rộng phạm vi phối hợp chính sách với sự tham gia cùa các thế lực kinh tế mới nổi, đặc biệt là nhóm BRIC (Brasil, 13
  15. ga, Ấ n Đ ộ và T rung Q uốc). G 20 được hình thành từ m ột thập kỷ trước để ')i phó với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại châu Á v à N ga. Trong lững năm trướ c đây, vai trò của nó không có gì nổi bật. T rong bối cảnh ới, G 20 nôi lên như m ột lực lượng có ảnh hường to lớn trong kích thích và êu tiêt kinh tê thê g iớ i1. G iừ a lúc kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bi đát, H ội nghị thư ợ ng đinh IC nước thuộc G 20 đã nhóm họp vào đầu tháng 4/2009 tại L ondon (Vương uôc A nh) bàn thảo về các giải pháp phối hợp toàn cầu để phục hồi kinh tế: ra ra những quy định tài chính chặt chẽ hơn bao gồm cả việc hạn chế các )ạt động của quỹ đầu cơ ; cam kết thúc đẩy kinh tế quốc gia và toàn cầu; ly định m ới về Thiên đường thuế khoá (tax havens); tăng quỹ cho IMF Ìằm q u a đó giúp các nước gặp khó khăn về tài chính; chi thêm 100 ti USD ỉ tăng cường thư ơ ng m ại toàn c ầ u ... D ầu ràng còn nhữ ng ý kiến bất đồng xuất phát từ lợi ích quốc gia, Hội »hị đ ã thống nhất được m ột số quyết sách quan trọng về phối hợp hành )ng toàn cẩu. H ộ p 1.2: H ội n g h ị th ư ợ n g đ ỉn h G 20 tạ i L o n d o n , n g ày 2/4/2009 "Đỏ là ngày mà thế giới tụ họp để chiến đấu chống lại suy thoái toàn cầu, không phải p.g lời mà bằng một kế hoạch khôi phục và cải tổ thế giới, bằng một lịch trình rõ ràng để ực hiện", Thù tướng Anh Gordon Drown, lãnh đạo nước chủ nhà tổ chức hội nghị nói. Nói về thoả Ihuận thẳt chặt hơn nữa các quy định về thể chế và thị trường tài chính, )ng ihống Pháp Nicolas Sarkozy đã khuếch trương vai trò của ông trong việc vận động 0 nhũng biện pháp này. "Đó là những người bạn Anglo-Saxon đã đồng ý về tất cả những ứ đại diện cho sự phát triền. Trong những giờ phút căng thằng, chúng ta chưa bao giờ ,hĩ có thể đạt được thoả thuận to lớn như vậy", người đứng đầu nước Pháp tuyên bố. Dúpg như các quan chức Mỹ nói, người anh hùng thực sự cùa thời khắc quan trọng, ;ười đa chứng tỏ được dũng khí tại hội nghị thượng đinh đầu tiên của mình: đỏ là Tổng Ống Barack Obama. Điểm bất đồng còn lại oủa hội nghị, đe doạ làm chệch hướng nhất trí vào phút cuối là iên đường thuế (những nơi đánh thuế thấp hoặc miễn thuế). Tồng thống Sarkozy quả lyết rằng Tổ chức Họp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nên công khai ngay lập tức danh clv những nơi từ chôi cung câp thòr.g tin cho cơ quan thuế nước ngoài như một phần cùa ệc phá những nơi như vậy. Trung Ọuốc, không phải là thành viên của OECD, đã trì hoãn việc này vì sợ trong .nh sách thiên dường thuế sẽ có cả Macau và Hongkong. Tổng thống Mỹ đã kéo người 1Các nuớc thuộc G20 chiếm tới 90% sản lượng, 80% ngân sách và 2/3 dân số toàn cầu. 14
  16. đông nhiệm Pháp qua một bên, tiêp đó là Chủ tịch Trung Quôc Hô Câm Đào, và cuôi cùng tất cả tiến hành một cuộc họp riêng. "Nếu Barack Obama không làm như vậy, chúng ta vẫn ở nguyên đó", một quan chức Nhà Trắng nhận xét sau khi thông cáo được đưa ra một cách an toàn. Thù tướng Đức Angela Merkel cũng tỏ ra hài lòng với kết luận của hội nghị - vốn không chi đưa ra thông cáo gồm 6 điểm mà còn có cả 2 phụ lục chi tiết về việc quy chế thắt chặt sẽ được thực hiện như thế nào. Tuy nhiên, điểm mấu chốt để dẫn tới thành công sẽ là các biện pháp được thực thi như thế nào, Thủ tướng Merkel tuyên bố tại buổi họp báo. "Đó là lý do tại sao tôi vui mừng ràng chúng ta đồng ý tiến hành một cuộc họp G20 khác để xem xét những tiến bộ". Đó là kiểu đặc Inmg cho cách tiếp cận dè dặt của lãnh đạo Đức và cũng là điểm gợi nhắc rằng thành công chính trị cùa hội nghị không nên bị nhầm lẫn với tác động thực tế cùa nó. Vậy, điểm mấu chốt mà họ đi tới nhất trí là gì, và họ thực hiện nó ra sao? Các nhà lãnh đạo đã sáp xếp gọn ghẽ điểm bất đồng lỏn nhất từ trước khi hội nghị diễn ra: Liệu có nên tăng cường các gói kích thích kinh tế. Thay vào đỏ, G20 tập trung vào hai lĩnh vực chính: tiền cho các tổ chức quốc tế để giúp những nền kinh tế nghèo hoặc đang vật lộn để đứng vững khi khủng hoảng xảy ra và thị trường tài chính với các quy định chặt chẽ hơn. Quỹ tiền tệ quốc tế là phía được lợi lớn nhất từ những biện pháp đầu tiên. Khoản dự trữ 250 tỷ USD sẽ tàng gấp 3 để họ có thể giúp đỡ các nước gặp khó khăn thuộc nhóm đang phát triển, và những nước khác như Mexico một cách tốt hơn. Mexico lo ngại nền kinh tế nước này sẽ bị cuốn ữôi trong sự rối loạn cùa toàn cầu dù đó không phải là lỗi của chính họ. Các nhà lãnh đạo G20 đã đồng ý bổ sung thêm 250 tỷ USD để đảm bảo cho tín dụng xuất khẩu và các khoản tài chính thương mại khác, vốn đã cạn kiệt trong vài tháng qua và dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong thương mại toàn cầu. Quy mô của những gói khác, cộng cả thoả thuận về khoản vay từ Ngân hàng Thế giới và những tổ chức cho vay đa phương khác, đã được đại diện các nước đang phát triển, gồm cả Án Độ, hoan nghênh nhiệt liệt. Tồng thống Ẩn Độ Manmohan Singh nói: "Tôi sẽ về nước với sự hài lòng". G20 cũng đạt được những quyết định quan trọng khác liên quan tới những quy định tài chính và hành xử doanh nghiệp, lĩnh vực mà Pháp và Đức đề xướng như luôn bị những nước khác chống lại. Theo thoả thuận, các quỹ đầu tư mạo hiểm và những tay chơi ở thị tnrờng tài chính sẽ phải chịu sự giám sát lớn hơn. "Chúng tôi sẽ bắt đầu dẹp những nhà kinh doanh thiếu thiện chí trẽn thị trường toàn cầu", Thù tướng Australia Kevin Rudd nói. Vấn đề thiên đường thuế gần như đã phù bỏng lẽn hội nghị và điều đó có nghĩa là những nơi không tuân thù quy định quốc tế về trao đổi thông tin sẽ bị nêu tên công khai và bị xấu hổ. Một vấn đề dân tuý được trình bày có thể làm cho những thành viên dự hội nghị có cái để đem về nước: tiền trả cho những quan chức công ty. Lãnh đạo các nước đã nhận được nhiều gợi ý của các chuyên gia tài chính, giúp cho họ kiểm soát chặt hơn các khoàn thường, bồi thường và ràng buộc họ với những hoạt động lâu dài. Nói cách khác, sẽ có một thứ gì đỏ cho tát cà mọi người. Thủ tướng Australia kết luận, và được nhiều đại biểu khác hưởng ứng, như sau: "Trước mảt, mọi ngưòi nói sẽ cỏ sự chia rẽ nhưng trên thực tế đã có một hướng đi mới nhằm có đưạc nhữn^ hànl) động, cam kêt và lịch trình thực tế". Hoặc nhu Barack Obama nói: "Tôi cho rằng chúng ta đã làm tốt". Nguồn: Victnamnet. vn. ngày 3/-Í/2Q09 15
  17. Sau khi đ ã hành động với m ột tốc độ và sự hợp tác chư a từ n g có tiên lệ để ngăn chặn m ột cuộc đại suy thoái toàn cầu, các lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn n hất thế giới lại nhóm họp ở Pittsburgh (Pennsylvania, M ỳ) vào ngày 24/9 để xác định liệu đã phải lúc giảm dần các nỗ lực giải cứu kinh tế và bàn về việc cần làm để ngăn chặn khủng hoảng tái diễn. Hội nghị lần này được tổ chức giữa lúc có nhiều dấu hiệu cho thấy suy thoái toàn cầu đang giảm nhiệt. Kể từ cuộc họp tháng 4/2009, các nước đã bắt đầu chứng kiến k ết quả của các chiến lược giải cứu như cắt giảm lãi suất và bơm hàng trăm tỷ đô la vào nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng. Trung Q uốc đang hưởng th ụ sự phục hồi m ạnh mẽ. Trong khi đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế M ỳ và châu  u cũng bắt đầu lấy lại sức. Tuy nhiên, thành công này lại sinh ra m ột loạt các vấn đề m ới. Các khoản tiền kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn tình trạng giảm cầu khiến cho thâm hụt ngân sách tăng cao. C hính sách tiền tệ lỏng lẻo được thực thi để làm dịu các thị trư ờng tín dụng thì gây lo ngại về lạm phát. N hiều chuyên gia kinh tế cho rằng, giải quyết những lo ngại đó không phải là m ộ t điều dễ dàng. Ngừng hành động quá sớm có thể bóp nghẹn sự tăng trưởng còn chờ đợi quá lâu lại làm cho giá cả leo thang. H iện nay, nhiều người cũng lo ngại về tìn h trạng các quốc gia hành động đ ơ n phương, không hợp tác với nhau vì đ iều này có thể đe dọa sự phục hồi toàn cầu. Trong bối cảnh m ới củ a nền kinh tế toàn cầu, với những ho ạt động của m ình, 0 2 0 được đánh giá “ sẽ đảm nhận vai trò mới như m ột tổ chức thường trự c điều phối nền kinh tế thế g iớ i.. .C ác lãnh đạo G 20 đã đạt được m ột thỏa thuận lịch sử nhằm đ ặt tổ chức này vào trung tâm của những nồ lực để hợp tác cùng nhau, tạo dự ng m ột sự phục hồi bền vững trong khi vẫn tránh được cá c điểm yếu tài chính dẫn tó i khủng hoảng"1. C uộc khủng hoảng kinh tế thế giới đặt ra những vấn đề m ới cho việc cân bằng cán cân quyền lực giữa các nền kinh tế. Bản thân các nước G8 không Ihể tự chống chọi với cuộc khủng hoảng m à phải cần đến sự tham gia, phối hợp của tất cả các nước liên quan. V ai trò ngày càng cao của G 20 thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của các nền kinh tế m ới nổi, tiếng nói và hành động củ a các quốc gia này trong đời sống kinh tế thế giới đã trờ nên có trọng lượng hơn tro n g việc giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế. Q uyết định củ a chính phủ các nước này, từ 1 Thông báo cùa Nhà tráng trước ngày khai mạc Hội nghị thượng đinh nhóm C'20 tại Piitsburgh. Vietnamnet.net, ngày 24/9/2009. 16
  18. việc duy trì chính sách m ở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đến vân đê tiêu thụ năng lượng cac-bon kích thích hiệu ứng nhà kính hay kiểm soát các dòng chảy tài chính nhằm ngăn chặn m ột cuộc khủng hoảng kinh tê tương tự trong tương lai đã, đang và sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn và có ảnh hường trực tiếp đến tất cà các nước khác. H ộp 1.3: H ội nghị G 20 “ th à n h công lớ n ” Kết thúc hội nghị G20 ở Pittsburgh, các lãnh đạo thế giới đã đưa ra các cam kết chung nhằm chinh sửa các khiếm khuyết của hệ thống kinh tế toàn cầu với hy vọng sẽ ngăn ngừa được khủng hoảng tài chính trong tương lai. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói, các hành động được thực hiện đến lúc này "đã đưa nền kinh tế toàn cầu trở lại từ bờ vực thẳm". "Chúng ta rời nơi đây ngày hôm nay với sự tự tin và đoàn kết", ông Barack Obama khẳng định khi kết thúc hội nghị kéo dài 2 ngày của 20 nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Các đại biểu nhất trí sẽ tiếp tục các kế hoạch giải cứu kinh tế, trong đó có chính sách về chi tiêu của chính phủ và mức lãi suất thấp, vốn đang tỏ ra rất hiệu quả ở nhiều nước. "Các chương trình kích thích kinh tế phối hợp của chúng ta đóng một vai trò không thể thiếu trong ngăn chặn tai họa. Giờ đây, chúng ta phải đảm bảo rằng khi tăng trường trở lại, việc làm cũng phục hồi", Tổng thống Barack Obama nói tại một cuộc họp báo tổng kết hội nghị. "Đỏ là lý do chúng ta sẽ tiếp tục các nỗ lực kích thích kinh tế cho đến khi dân chúng trở lại làm việc và dần rút bớt các nỗ lực đó khi hồi phục bền vững". Trong một thông báo, tất cả các lãnh đạo G20 tuyên bố đạt được sự tiến bộ lớn từ "những nỗ lực phối hợp" và "phản ứng mạnh mẽ". Mặc dầu có nhiều tuyên bố và hành động chưa chi tiết và cụ thể, các nhà lãnh đạo thế giới khẳng định hội nghị G20 lần này là một thành công lớn. "Các đại biểu nhất trí rằng các sai lầm trong quá khứ sẽ không lặp lại nữa", Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết. "Hệ thống hợp tác kinh tế quốc tế cũ đã kết thúc. Một hệ thống mới đã bắt đầu từ hôm nay" Thủ tướng Anh Gordon Brown nhấn mạnh, ngụ ý tới quyết định mở rộng vị thế của G20 thành một tổ chức hàng đầu trong giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế trong tương lai, thay thế nhóm G8 gồm đa phần các quốc gia phương Tây. "Tôi có cảm tưởng chúng ta đang đi trên một con đường thành công", trích lời Thủ tướng Đức Angela Merkel tnrớc khi rời Pittsburgh về Berlin, nơi bà sẽ đối mặt với cừ tri Đức vàc ngày 27/9. G20 cũng yêu cầu các thành viên đưa các chính sách kinh tế của mình ra xem xét kỹ lưỡng để xác định liệu chúng cỏ "phù hợp chung" với sự tăng trường bền vững trên toàn cầu hay không. Các đại biểu cam kết sẽ có sự điều chinh tài chính phối hợp và chặt chẽ hơn nữa. Nhắc lại cam kết của các hội nghị G20 trước đó hồi tháng 10/2008 và tháng 4/2009, các đại biểu cam kết "phản dổi chủ nghĩa bảo hộ dưởi tắt cà các hình thúc". Họ cũng hưởng BẬ ĩH Ọ C TH ẤĨ rỉO ciS :’ ! TRUNG TAM HỌC LIỆU ị
  19. ứng nồ lực của ông Obama vê một cam kêt căt bò các khoản trợ câp chinh phủ dành cho các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than, khí đốt... liên quan tới tình trạng ấm nóng toận câu. Các đại biểu cũng thông báo một thỏa thuận thay đổi cán cân bò phiêu tại Quỹ Tiên tệ Quôc tê (IMF) nghiêng về các quốc gia mới nổi như Trung Quốc. Những nước này cũng sẽ có một tiếng nói lớn hơn tại Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, các đại biểu G20 không xác định được cách thức thực hiện rất nhiều cam kết mà họ đã đưa ra và tiếp tục tranh luận về các chi tiết cụ thể. Nguồn: Vietnamnet.net, ngày 26/9/2009 T uy nhiên, phía trướ c các nhà lành đạo G 20 vẫn còn n hiều việc phải làm đ ê đưa trật tự thế giới mới đang được xác lập đi vào ổn định và phát huy hiệu quả định hướng cũng như kiểm soát đối với nền kinh tế toàn cầu. V ai trò củ a M ỹ và T ru n g Q uốc với s ự p h á t triển k in h t ế toàn cầu V ới vị thế nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, sự biến động củ a nền kinh tế M ỹ có ảnh hưởng to lớn đến sự biến động kinh tế toàn cầu. C uộc suy thoái bắt đầu từ cuối năm 2007 kéo dài suốt cà năm 2008 v à phần lớn thời gian của năm 2009. G ói kích thích kinh tế lên iới 787 tỷ U SD do chính quyền của T ổ ng thống B. O bam a đưa ra (nhàm vào cắt giảm thuế và tăng chi tiêu) v à việc C ục D ự trữ L iên bang M ỳ (F E D ) tiếp tục duy trì lãi suất cho vay thấp dư ờng n h ư đã bắt đầu phát huy tác dụng. Ô ng N eal Soss, kinh tế trưởng của C redit Suisse tại N ew Y ork cho rằng: “ Thực tế là khả năng hồi phục kinh doanh đã b ắt đầu bén rễ, đáng chú ý phải kể tới sản lượng và doanh số bán củ a ngành kinh doanh” . Trong tháng 10/2009, chi tiêu củ a người tiêu dùng M ỳ có th ể đư ợc cải thiện và tình trạng thất nghiệp đang được kiềm chế dần. Theo điều tra của Bloom berg, m ức tiêu dùng ừ o n g tháng 10/2009 có thể đ ă tăng 0,5% sau khi giảm xuống 0,5% vào tháng 9/2009. Thị trường n hà đất có dấu hiệu ấm dần lên. M ức tiêu thụ các căn hộ hiện có trong tháng 10/2009 tăng 2,3% , đ ạt m ức 5,7 triệu, m ức cao nhất từ tháng 7/2007. Doanh số b án củ a ngành công nghiệp ô tô cũng bắt đầu gia tăng: tháng 10/2009, m ức bán ô tô con v à xe tải nhẹ tăng tới 10,5 triệu chiến, tăng 14% so với tháng 9/2009. D oanh số bán lẻ tăng 1,4% ư o n g tháng 10/2009 sau khi giảm tới 2,3% trong tháng 9/2009. Theo báo cáo của Bộ T hương m ại M ỹ công bố ngày 23/11/2009, lợi nhuận của các doanh nghiệp M ỳ đã tăng 0,2% ữong tháng 10/2009. T rong quý III/2009, kinh tế M ỹ đã tăng trư ở ng tớ i 3,5% . Sự phục hồi của kinh tế M ỳ có thể được coi là dấu hiệu tốt với kinh tế toàn cầu. Trung Q uốc là nước thành công trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính v à suy thoái kinh tế toàn cầu. Với việc coi trọng hơn thị trường nội địa 18
  20. khi xuất khẩu bị suy giảm, các khoản kích cầu khổng lồ của Trung Quốc được tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cơ sờ hạ tầng. Sau những tháng đẩu năm bị suy giảm, từ giữa măm 2009, kinh tế Trung Quốc lấy lại được đà tăng trưởng cao. Theo dự báo, ừong quý III/2009, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng tới m ức 10,5% đưa m ức tăng trưởng chung cả năm lên mức 8%. V ới tốc độ tăng trường cao liên tục trong nhiều năm liền, Trung Quốc đã vươn lên thành nên kinh tế có quy mô lớn thứ ba trên thế giới và trong tương lai không xa sẽ soán ngôi vị thứ hai của N hật Bản. Hiện nay, lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã lên tới m ức 2.300 tỷ USD và Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ. Với những điều kiện này, vai trò của Trung Quốc ữên trường quốc tế ngày củng được nâng cao. Tuy vậy, các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng phát triển kinh tế quá nóng, tình trạng lạm phát và bong bóng bất động sản có thể xảy ra ở Trung Quốc với những hậu quả khôn lường cho Trung Quốc và cho cả thế giới. Dầu sao trong bối cảnh thế giới ngày nay, sự tăng trường của nền kinh tế Trung Quốc được coi là m ột động lực mới góp phần đưa Châu Á lên dẫn đầu khả năng hồi phục khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. V iệt N am là m ột nền kinh tế phát triển theo định hướng xuất khẩu và có độ m ở cao. N hững diễn biến phức tạp của nền kinh tế toàn cầu có tác động rõ rệt đến nền kinh tế V iệt N am không những chi đến đầu tư, tăng trưởng, xuất khẩu, m à còn đặt ra nhừng vấn đề phức tạp về việc làm , thu nhập và đời sống người iao động. 1.1.2. Bối c ả n h tro n g nư ớc N h ữ n g y ế u tố bất ổn và tình trạng y ể u kém trong n ộ i tạ i của n ền kinh tế tro ng nư ớ c Q ua thực hĩện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2008, V iệt Nam đã rút ra đirợc những bài học quý báu về điều hành kinh tế v ĩ mô, hướng sự nỗ lực của cá cộng đồng vào việc thực hiện nhiệm vụ ừọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế v ĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tăng trường hợp lý. N hưng với những biến động khôn lường của kinh tế thế giới và nhừng yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước, năm 2009 V iệt N am tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn thách thức không nhỏ, thậm chí có m ặt còn gay gắt hơn cả năm 2008. Đó là: - Lạm phát tạm thời đã được kiềm chế do hiệu quả từ việc thực hiện 8 nhóm già: pháp của Chính phù và những điều kiện tác động thuận lợi từ bên ngoài, nhưng những nhân tổ tiềm ẩn lạm p h á t vẫn còn: giá cả thị trường thế 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1