intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngân hàng câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Ngân hàng câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2” giúp các em học sinh ôn tập kiến thức môn học, rèn luyện kỹ năng giải đề thi, nâng cao khả năng ghi nhớ để các em nắm được toàn bộ kiến thức học kì 1. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngân hàng câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ 10 KỲ I. Năm 2022- 2023 BÀI 1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ Câu 1. Hiện thực lịch sử là gì? A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người. C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được. D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ. Câu 2. Hiện thực lịch sử là tất cả những A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người. B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập. C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động đến tiến trình phát triển của xã hội loài người. D. nhân vật trong quá khứ đã có công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại. Câu 3. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào? A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu. B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp. C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp. D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp. Câu 4. Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây? A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra. D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Câu 5. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là A. Hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử. C. Sự kiện tương lai. D. khoa học lịch sử. Câu 6. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm là A. luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. B. không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. C. thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. D. độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học? A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ. B. Quá khứ của một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng người, C. Quá khứ của một quốc gia, khu vực trên thế giới. D. Quá khứ của toàn thể nhân loại. Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cửu của Sử học? A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự. B. Toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực. C. Toàn bộ hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến cận đại. D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay. Câu 9. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng. B. tái tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm. C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan. D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Câu 10. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học? A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. B. Rút ra bản chất, quy luật vận động, phát triển của của các quá trình lịch sử. C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
  2. D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. Câu 11. Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học? A. Ghi chép, miêu tả đời sống. B. Dự báo tương lai. C. Tổng kết bài học từ quá khứ. D. Giáo dục, nêu gương. Câu 12. Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của sử học? A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học. B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước,... C. Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,... D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước. Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B B D C A B A B C C D D BÀI 2. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG. Câu 1: Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử. A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng. B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên. C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng. D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại. Câu 2. Ý nào dưới đây không giải thích cho việc phải học tập lịch sử suốt đời A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử. B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và tương lai. C. Nhiều sự kiện, quả trình lịch sử vẫn chứa đựng bí ẩn cần phải tiếp tục khám phá. D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị. Câu 3. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử? A. Học trên lớp. B. Xem phim tài liệu, lịch sử. C. Tham quan, điền dã. D. Học trong phòng thí nghiệm. Câu 4. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là A. sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai. B. sử dụng tri thức lịch sử để giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống. C. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua triển lãm, bảo tàng,... D. áp dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống. Tự luận 1. Liên hệ và cho biết một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Các truyền thống đó được phát huy như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covid-19? Đáp án 1 2 3 4 C A D B BÀI 4. SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI Câu 1. “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trí vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây? A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại. B. Di sản văn hoá vật thể. C. Di sản văn hoá phí vật thể. D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp. Câu 2. Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử? A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin. B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.
  3. C. Là nguồn sử liệu vật chất, thành văn đáng tin cậy. D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt. Câu 3. Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì? A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản. C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp. D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên. Câu 4. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc A. kiểm kê định kì. B. bảo tồn. C. xây dựng, khai thác. D. trùng tu, làm mới. Câu 5. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá? A. Bảo tồn và khôi phục các di sản. B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản. D. Bảo vệ khôi phục các di sản. Câu 6. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là trách nhiệm và nghĩa vụ của A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; co quan quản lí của Nhà nước. B. ngành khoa học xã hội và nhân văn;cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng, cá nhân. C. cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân. D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng và cá nhân. Câu 7. Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá? A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản. B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá. C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tổn và phát huy các giá trị của di sản. D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản. Câu 8. Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo ‘tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cử liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì? A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản. B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học. C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới. D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Câu 9. Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được luư truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị A. lịch sử, văn hoá, khoa học. B. khoa học, kinh tế, chính trị. C. kinh tế, giáo dục, văn hoá. D. khoa học, kinh tế, văn hoá. Câu 10. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản. B. phát triển và lan toả các giá trị di sản. C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản. D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản. Câu 11. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích. B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội. D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau. Câu 12. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu hàng đầu đặt ra là gì? A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kỉnh tế - xã hội.
  4. B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản. C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững. D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Câu 13. Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là A. di sản văn hoá đặc biệt. B. di sản văn hoá quốc gia. C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt. D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt. Câu 14. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng? A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch. B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống. D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản. Câu 15. Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò như thế nào? A. Thành tựu nghiên cửu của sử học sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn. B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém. C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản. Câu 16. Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần A. định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai. B. xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử. C. cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học. D. quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài. Câu 17. Phố cổ Hà Nội, cố đô Hoa Lư (Ninh Binh), cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... có điểm chung gì? A. Có sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh quan. B. Có dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch, C. Có cảnh quan hiện đại, đặc sắc, nhiều công trình cao tầng. D. Có nhiều địa điểm dịch vụ, giải trí, vui chơi, ăn uống. Câu 18. Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch? A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển. B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tổn các di tích lịch sử, văn hoá. C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững. D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá. Tự luận. Câu 1. Hãy giải thích vì sao sự phát triển của du lịch sẽ góp phần quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài? Câu 2. Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hoá đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm: - Xây công trình tương tự với kiến trúc có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn trênnền di tích cũ. - Bảo tồn nguyên trạng di tích. Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào? Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 D D B B B C D B A C A C C C A D A A BÀI 5. KHÁI NIỆM VĂN MINH. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG. Câu 1. Ý nào sau đây phản ánh đúng khái niệm văn minh? A. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trinh lịch sử. B. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với lịch sử loài người. C. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện. D. Là trạng thái tiến bộ cả về giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
  5. Câu 2. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh? A. Là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, hay của một nhóm người. B. Là trạng thái phát triển cao của văn hoả. C. Bắt đầu khi xã hội loài người xuất hiện nhà nước. D. Khi con người đạt những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí, kĩ thuật, chữ viết,... Câu 3. Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra A. trong tiến trình lịch sử. B. sau khi có chữ viết. C. mang nét đặc trưng cho bản sắc riêng của một cộng đổng người. D. trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. Câu 4. Văn minh là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá A. qua một quá trình lịch sử-văn hoá lâu dài. B. trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử. C. khi bắt đầu hình thành xã hội loài người. D. có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc. Câu 5. Khác với văn minh, văn hoá thường có A. bề dày lịch sử và mang tính dân tộc. B. trình độ phát triển cao, mang tẩm vóc quốc tế. C. tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển. D. những giá trị sáng tạo ở trinh độ cao nhất. Câu 6. Khác với văn hoá, văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra A. có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc. B. có trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế. C. cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. D. đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người. Câu 7. Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có A. công cụ đá. B. công cụ đồng thau. C. tiếng nói. D. chữ viết. Câu 8. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời ki văn minh? A. Có chữ viết, nhà nước ra đời. B. Có con người xuất hiện. C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện. D. Xây dựng các công trình kiến trúc. Câu 9. Văn hoá và văn minh đều là những giá trị A. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra kể từ khi có chữ viết, nhà nước. B. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến hình lịch sử. C. vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển thấp. D. tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện đến nay. Câu 10. Mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá là A. Văn hoá ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hoá phát triển. B. Văn minh ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn hoá ra đời. Văn hoá ra đời sẽ thúc đẩy văn minh phát triển. C. đều là những giá trị vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay. D. đều là những giá trị tinh thần do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay. Câu 11. Vì sao Lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm? A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp. B. Thúc đẩy sản xuất thương nghiệp. C. Tiến hành nghi thức tôn giáo. D. Cúng tế các vị thần linh. Câu 12. Chữ viết Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu A. quản lí hành chính. B. ghi chép và lưu trữ tri thức. C. trao đổi buôn bán. D. đo đạc, phân chia ruộng đất. Câu 13. Việc ra đời chữ viết có ý nghĩa gì? A. Phát minh lớn, biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh nhân loại. B. Phát triển kinh tế, biểu hiện đầu tiên cơ bản của văn minh trí tuệ. C. Ghi chép lại những kinh nghiệm của con người về đời sống.
  6. D. Ghi chép lại hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội. Câu 14. Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì? A. Lụa. B. Thẻ tre, trúc. C. Đất sét. D. Giấy pa-pi-rút. Câu 15. Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại? A. Do nhu cầu chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học. B. Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất. C. Do nhu cầu tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị. D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp. Câu 16. Một trong những ý nghĩa của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại là A. phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập. B. cơ sở của chữ tượng hình sau này. C. cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học. D. biểu hiện cao của tính chuyên chế. Câu 17. Thành tựu về lĩnh vực nào sau đây của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại đã được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng kim tự tháp? A. Tôn giáo, tín ngưỡng. B. Toán học. C. Kĩ thuật ướp xác. D. Chữ viết. Câu 18. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là A. tượng Nhân sư. B. các kim tự tháp. C. đền thờ các vị vua. D. các khu phố cổ. Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Nho giáo? A. Là một đóng góp lớn của nhân dân Trung Hoa đối với văn minh phương Tây. B. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa. C. Thể hiện trình độ tư duy cao, lưu giữ thông tin lớn. D. Cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại. Câu 20. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên nguyên liệu gì? A. Giấy, lụa. B. Thẻ tre, trúc. C. Đất sét. D. Giấy pa-py-rút. Câu 21. Chữ tượng hình của người Trung Quốc ra đời trong khoảng thế kỉ XVI - XIITCN, khắc trên mai rùa, xương thú gọi là A. chữ Tiểu triện. B. chữ Đại triện. C. chữ Giáp cốt. D. Kim văn. Câu 22. Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là A. chữ giáp cốt, kim văn. B. chữ Hán. C. chữ Kha-rốt-ti và Bra-mi. D. chữ tượng hình viết trên giấy pa-pi-rút. Câu 23. Tư tưởng, tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng phục vụ cho chê độ phong kiến Trung Quốc? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Lão giáo. Câu 24. Tư tưởng Nho giáo dưới thời nhà Hán đã trở thành cơ sở A. lí luận và đạo đức của chế độ phong kiến. B. đạo đức và tư tưởng của chế độ phong kiến. C. lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến. D. văn hoá và đạo đức của chế độ phong kiến. Câu 25. Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc? A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến. B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước. C. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người. D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 26. Tác giả và tác phẩm đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc là A. Tư Mã Thiên và Sử ký. B. Tư Mã Thiên và Hồi kí. C. Lưu Tri Cơ và Sử thông. D.Tư Mã Quang và Tư trị thông giám. Câu 27. Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại? A. Kĩ thuật làm giấy. B. Kĩ thuật làm lịch. C. Thuốc súng. D. La bàn. Câu 28. Các phát minh kĩ thuật quan trọng nào dưới đây của Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại? A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, thuyền buồm. B. La bàn, kĩ thuật in, súng thần công, giấy, C. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, làm giấy. D. La bàn, máy đo động đất, thuốc súng, giấy.
  7. Câu 29. Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải? A. La bàn. B. Thuốc súng. C. Kĩ thuật in. D. Làm giấy. Câu 30. Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới? A. Trung Hoa. B. Lưỡng Hà. C. Ai Cập. D. Hy Lạp - La Mã. Câu 31. Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á? A. Phật giáo. B. Ấn Độ giáo. C. Đạo Hồi. D. Bà La Môn giáo. Câu 32. Lĩnh vực nào sau đây của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam? A. Y học. B. Văn học. C. Kiến trúc, điêu khắc. D. Sử học. Câu 33. Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây? A. Phật giáo, Đạo giáo. B. Phật giáo, Hin-đu giáo. C. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. D. Phật giáo, Hồi giáo. Câu 34. Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại tiếp thu? A. Ấn Độ. B. Trung Hoa. C. Lưỡng Hà. D. Hy Lạp - La Mã. Câu 35. Văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá, gây ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào? A. Đông Bắc Á. B. Trung Đông. C. Đông Nam Á. D.Tây Á. Câu 36. Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài? A. Tôn giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết. B. Phật giáo, văn học, kiến trúc, điêu khắc, chữ viết. C. Hồi giáo, văn học, kiến trúc, ca múa, chữ viết. D. Hin-đu giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết. Câu 37. Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào sau đây? A. Ai Cập. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Lưỡng Hà. Câu 38. Đạo Hin-đu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ được hình thành trên cơ sở A. giáo lí của đạo Phật. B. tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. C. giáo lí của đạo Hồi. D. giáo lí của Thiên Chúa giáo. Tự luận. Câu 1. Theo em, thế hệ trẻ cần làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy những thành tựu của văn minh thế giới? Câu 2. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một trong ba công trình kiến trúc dưới đây theo các gợi ý: địa điểm (thành phố/quốc gia), thời gian xây dựng, mục đích xây dựng, giá trị hiện nay, thông điệp (bảo tồn, phát huy giá trị),... - Quần thể Kim tự tháp Gi-za (Ai Cập) - Vạn Lí Trường Thành (Trung Quốc) - Lăng Ta-giơ Ma-han (Ấn Độ) Cau 3. Những thành tựu nào của văn minh phương Đông cổ - trung đại còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay? Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 D D B B B B D A B A A B D D B A B B B 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 B C A A C D A B C A A A C B A C A B B BÀI 6: CÁC NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY Câu 1. Vì sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của văn minh phương Tây cổ đại? A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.
  8. B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày naỵ. C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mâ. D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến. Câu 2. Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã ( I, II, III…) là thành tựu của cư dân cổ A. Ấn Độ. B. Lưỡng Hà. C. Trung Quốc. D. Hy Lạp- La Mã. Câu 3. Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với phương Đông xuất phát từ A. cách tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trăng. B. việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. C. sự hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời. D. việc tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trời. Câu 4. Người La Mã sớm có hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời là nhờ A. vào việc canh tác nông nghiệp. B. họ thường giao thương bằng đường biển. C. vào việc buôn bán giữa các thị quốc. D. sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. Câu 5. Chữ Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ A. chữ tượng hình Trung Hoa. B. chữ Phạn của Ấn Độ. C. hệ chữ cái La Mã. D. hệ chữ cái Hy Lạp. Câu 6. Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc? A. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc. B. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản. C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp. D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc. Câu 7. Trong phong trào Văn hoá Phục hưng, giai cấp tư sản chủ trương xây dựng nền văn hoá mới và A. khôi phục tinh hoa văn hoá phương Tây. B. khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã. C. phục hưng nền văn hoá phong kiến. D. phục hưng văn hoá phương Đông. Câu 8. Qua những tác phẩm văn học, nghệ thuật thời Phục hưng, giai cấp tư sản đã nghiêm khắc lên án A. giai cấp vô sản. B. trật tự phong kiến. C. giáo hội Thiên Chúa giáo. D. vua quan phong kiến. Câu 9. Văn hoá Phục hưng đã đề cao vấn đề nào dưới đây? A. Khoa học, nhân văn. B. Giá trị nhân bản, nhân văn. C. Giá trị nhân bản và tự do. D. Độc lập và tự do. Câu 10. Phong trào Văn hoá Phục hưng (thê kỉ XIV - XVII) đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực A. khoa học tự nhiên. B. kinh tế và văn hoá. C. văn học, nghệ thuật. D. chính trị và lịch sử. Câu 11. Văn hoá Phục hưng (thê kỉ XIV - XVII) có nghĩa là khôi phục lại A. toàn bộ nền văn hoá cổ đại. B. văn hoá Hy Lạp - La Mã. C. nền văn hoá phong kiến. D. đặc trưng văn hoá châu Âu. Câu 12. Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bằng hình thức nào sau đây? A. Không nộp thuế cho nhà vua. B. Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế. C. Đấu tranh trên lĩnh vục tư tưởng, văn hoá. D. Làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến. Câu 13. “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là A. Hy Lạp. B. I-ta-li-a. C. Anh. D. Pháp. Câu 14. Phong trào Văn hoá Phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực A. khoa học tự nhiên. B. kiến trúc và xây dựng. C. văn học và nghệ thuật. D. triết học và lịch sử. Câu 15. Thời đại Văn hoá Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực nào? A.Văn học, nghệ thuật. B. Khoa học xã hội và nhân văn. C. Khoa học - kĩ thuật. D. Tư tưởng văn hoá. Câu 16. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?
  9. A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời. B. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc. D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản. Câu 17. Ph. Ăng-ghen nhận định “Văn hoá Phục hưng” là A. một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại. B. một cuộc tấn công lên trời, C. cuộc cách mạng về chính trị. D. cuộc đấu tranh về văn hoá, tư tưởng. Câu 18. Bản chất của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. cuộc cách mạng về xã hội để xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản. B. cuộc đấu tranh kinh tế của quẩn chúng nhân dân với giai cấp tư sản. C. cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng phong kiến và quyền lực của Giáo hội. D. cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến. Câu 19. Phong trào Văn hoá Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiên mà còn là một cuộc cách mạng A. tiến bộ vĩ đại. B. dân chủ tư sản. C. xã hội. D. tư sản. Tự luận. Câu 1. Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay? Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 A D C B C A B C A C C C B C C C A D A BÀI 7. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI Câu 1. Nước nào sau đây đi tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Mỹ. Câu 2. Phát minh quan trọng hàng đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? A .Máy dệt Gien-ni. B. Máy hơi nước. C. Đầu máy xe lửa. D. Bóng đèn điện. Câu 3. Nhà bác học nào sau đây đã phát minh ra bóng đèn điện? A. Ghe-oóc Xi-môn Ôm. B. Mai-Cơn Pha-ra-đây. C. Thô-mát Ê-đi-xơn. D. E.K. Len-xơ. Câu 4. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Luyện thép. B. Công nghiệp luyện kim. C. Giao thông vận tải. D. Ngành dệt. Câu 5. Phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) có ý nghĩa, tác động như thế nào về kinh tế? A. Làm tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng. B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hoá cao. C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện. D. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp. Câu 6. Một trong những ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là A. quá trình lao động ngày càng được xã hội hoá cao. B. làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. C. điều kiện lao động của công nhân được cải thiện. D. là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp. Câu 7. Một trong những ý nghĩa tích cực của việc Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước (1784) là A. phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp. B. quá trình lao động ngày càng được xã hội hoá cao. C. điều kiện lao động của công nhân được cải thiện. D. khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh. Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Gỉêm Oát (1784)?
  10. A. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc. B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. C. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hoá cao. D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh. Câu 9. Năm 1814, G. Xti-phen-xơn (Stephenson) đã chế tạo thành công A. đầu máy xe lửa đầu tiên. B. máy hơi nước đầu tiên. C. máy kéo sợi chạy bằng sức nước. D. máy kéo sợi Gien-ni. Câu 10. Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) so với những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII - XIX là A. làm tăng năng suất lao động. B. giảm sức lao động cơ bắp của con người, C. được áp dụng trong sản xuất. D. hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên. Câu 11. Động cơ đốt trong được phát minh trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất có ý nghĩa A. thúc đẩy cơ giới hoá sản xuất. B. khởi đầu quá trình công nghiệp hoá. C. giúp cho liên lạc ngày càng thuận tiện. D. mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới. Câu 12. Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là A. máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, đầu máy xe lửa. B. máy dệt, máy kéo sợi, máy hơi nước, máy bay. C. máy dệt, máy kéo sợi, ô tô, máy hơi nước. D. máy dệt, máy hơi nước, tàu thuỷ, điện thoại. Câu 13. Thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là A. chế tạo máy hơi nước. B. ngành hàng không ra đời. C. xuất hiện tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. D. xuất hiện công nghệ thông tin. Câu 14. Phát minh tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là A. điện và động cơ điện. B. động cơ chạy bằng xăng dầu. C. xe hơi. D. xe lửa. Câu 15. Một trong những phát minh quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc vào giữa thế kỉ XIX là A. điện thoại cố định. B. máy điện tín. C. điện thoại di động. D. máy fax. Câu 16. Nguồn năng lượng bắt đầu được sử dụng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là A. than đá. B. thuỷ điện. C. điện. D. dầu mỏ. Câu 17. Năm 1903, phát minh nào ra đờí có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải? A.Ô tô. B. Máy bay. C.Tàu thuỷ. D.Tàu hoả. Câu 18. Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lượng được phát hiện và đưa vào sử dụng, ngoại trừ A. Than đá. B. Điện. C. Dầu mỏ. D. Hạt nhân. Câu 19. Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào? A. Chế tạo ô tô. B. Chế tạo máy bay. C. Khai thác mỏ. D. Giao thông vận tải. Câu 20. Tô-mát Ê-đi-xơn là người đã phát minh ra A. bóng đèn sợi đốt trong. B. dòng điện xoay chiều. C. vô tuyến điện. D. điện thoại. Câu 21. Ai là người đã phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim? A. A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo. B. Hen-ri Bê-sê-mơ. C. Mai-cơn Pha-ra-đây. D. Anh em nhà Rai. Câu 22. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là A. máy hơi nước, điện thoại, điện, ô tô. B. điện, điện thoại, ô tô, máy bay. C. ô tô, máy bay, máy tính, internet. D. điện thoại, điện, ô tô, tàu hoả. Câu 23. Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không có những tác động nào sau đây? A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động. B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị. C. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa. D. Thúc đẩy toàn cầu hoá, tự động hoá, thương mại điện tử, tự do thông tin. Câu 24. Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại là
  11. A. sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng. B. hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. C. hình thành lối sống, tác phong công nghiệp. D. thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hoá toàn cầu. Câu 25. Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đã đưa đến sự hình thành các giai cấp trong xã hội là A. tư sản và vô sản. B. tư sản và quý tộc mới. C. tư sản và tiểu tư sản. D. tư sản công, thương nghiệp. Tự luận. Câu 1. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một nhà khoa học của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại mà em ấn tượng nhất. Câu 2. Bằng quan sát của bản thân, em hãy cho biết thường ngày em sử dụng những thiết bị nào có dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về giả thuyết: Nếu như hiện nay, các nhà khoa học, kĩ thuật vẫn chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Câu 3. Có ý kiến cho rằng: những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tác động tiêu cực, thậm chí gây ra các thám hoạ cho nhân loại. Em có đồng ý với ý kiến này không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan điểm của mình. Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 A B C D A B D C A D A A B A B C B D A 20 21 22 23 24 25 A B B D C A BÀI 8. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ HIỆN ĐẠI Câu 1. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì? A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo. B. Máy bay, máy tính, internet, vệ tinh nhân tạo. C. Máy tính, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo. D. Tên lửa, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo. Câu 2. Máy tính cá nhân đầu tiên do ai phát minh? A. stíp Gióp. B. Bin Get. C. Pôn A-len và Bin Gết. D. Prét-pơ Éc-cơ. Câu 3. Máy tính Mác-xin-tốt là của hãng nào? A. Mai-cờ-rô-sốp. B. Áp-pồ. C. Lê-nô-vô. D. Sam-sung. Câu 4. Ai là người đã phát minh ra mạng lưới toàn cầu? A. stíp Gióp. B. Tim Béc-nơ. C. Giôn Su-li-van. D. Bin Get. Câu 5. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là ai? A. u. Ga-ga-rin. B. Neo Am-strong. C. Phạm Tuân. D. Bu A-đin. Đáp án 1 2 3 4 5 A C B B B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2