NGÀY NAY NGHỆ SĨ VẪN PHẢI LÀ CHIẾN SĨ
lượt xem 5
download
Ngày nay, khi nhớ tới lời dạy của Bác Hồ “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” thì chúng ta càng thấy trách nhiệm của văn nghệ sĩ vẫn còn rất nặng nề. Lời dạy của Bác là sự định hướng luôn có giá trị bất biến. Giờ đây, vai trò, trách nhiệm của nghệ sĩ vẫn như thế, nhưng đặc điểm của mỗi thời đại không giống nhau. Do đó, hình thái, tính chất “mặt trận văn hóa “ hiện nay sẽ có nhiều cái mới, chúng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGÀY NAY NGHỆ SĨ VẪN PHẢI LÀ CHIẾN SĨ
- NGÀY NAY NGHỆ SĨ VẪN PHẢI LÀ CHIẾN SĨ PHẠM THỊ NGHĨA-sức sống mới-sơn dầu (2005)
- Ngày nay, khi nhớ tới lời dạy của Bác Hồ “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” thì chúng ta càng thấy trách nhiệm của văn nghệ sĩ vẫn còn rất nặng nề. Lời dạy của Bác là sự định hướng luôn có giá trị bất biến. Giờ đây, vai trò, trách nhiệm của nghệ sĩ vẫn như thế, nhưng đặc điểm của mỗi thời đại không giống nhau. Do đó, hình thái, tính chất “mặt trận văn hóa “ hiện nay sẽ có nhiều cái mới, chúng ta cần có “lực lượng chiến sĩ” với nội lực không giống như cách đây 50 năm. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phân tích, nhận diện hai yếu tố này để hiểu rằng người chiến sĩ - nghệ sĩ phải ra sao mới đáp ứng với thời đại mới. *Về bối cảnh mặt trận hiện nay: Mặt trận của chúng ta đang diễn ra trong bối cảnh thế kỷ 21, thời đại mở cửa, hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa, mọi giá trị khoa học kỹ thuật, dân trí, chất lượng cuộc sống đều cần phải vươn lên đạt chuẩn quốc tế. Đây là điều rất quan trọng, và là mục tiêu phấn đấu của cả nước. Chúng ta không thể tự mãn, khép kín. Ngày nay những giao lưu về kinh tế, văn hóa, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những phương tiện truyền thông đã làm cho các dân tộc trên thế giới càng gần lại, những rào cản cố hữu, bảo thủ đang dần được tháo dỡ... nhưng kèm theo đó là đầy rẫy những thông tin, sách báo, phim ảnh cùng với các sản phẩm nguy hại, kém chất lượng đang du nhập vào nước ta, chúng tạo nên sự nhiễu loạn về nhiều mặt. Nền văn hóa của chúng ta đã và đang đối mặt với nhiều thách thức của các nền văn hóa ngoại lai, những điều tốt xấu
- đang lẫn lộn. Cuộc chiến kinh tế, văn hóa cũng đan xen phức tạp. Nguy cơ mất bản sắc văn hóa là có thật. Những nguy cơ không chỉ tiềm ẩn trong văn hóa mà còn cả trong thực phẩm, hàng tiêu dùng, trong nhân công lao động nước ngoài và còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Thực trạng này gây nhiều phức tạp... và đang làm phai mờ những nét đẹp, giá trị của văn hóa Việt Nam. Giờ đây, những điều này đã và đang tác động xấu đến thế hệ trẻ. Chúng ta thử nhìn xem: *Hiện nay phim truyền hình của quốc gia nào đang phủ kín các đài quốc gia và các địa phương. *Hàng hóa của ai đang lấn sân, thực sự phá hoại hàng hóa Việt Nam: bằng chất lượng kém, bằng giá cả và bất chấp luật pháp bản địa? *Thời gian qua và hiện nay chúng lo ngại cái gọi là “diễn tiến hòa bình” do kẻ thù thực hiện. Đây là âm mưu vô cùng thâm độc. Những tháng ngày gần đây, chúng ta đang kêu gọi ý thức của người dân, giới trẻ về bảo vệ, giữ gìn biển đảo, đất liền của cha ông, bảo vệ ngư dân. Chúng ta đang tôn vinh, kêu gọi toàn dân hướng về, ủng hộ và biết ơn các chiến sĩ đã và đang hy sinh để bảo vệ biển đảo: Trường Sa, giàn DK 1... Đây là chủ trương đúng đắn, có hậu, hợp đạo lý, hợp lòng dân. Thực trạng trên là bối cảnh thật của mặt trận văn hóa hiện nay. Trước bối cảnh mới này người chiến sĩ văn nghệ cũng cần có những điều kiện mới để có thể đáp ứng cho mặt trận trong thời đại mới.
- *Về người chiến sĩ văn nghệ ngày nay: Họ là những trí thức, công nhân, nông dân của thế kỷ 20, 21 thế hệ 7X, 8X, 9X... Họ đã đang được Nhà Nước đào tạo để có trình độ ngày càng cao, ngang tầm với yêu cầu của công cuộc hội nhập, có khả năng tham gia cuộc chiến kinh tế văn hóa vô cùng phức tạp. Nghệ sĩ-chiến sĩ ngày nay cần có nội lực sung mãn. Đó là vốn kiến thức, trình độ văn hóa, chuyên môn giỏi mang trình độ quốc tế với đầu óc cởi mở, với cách nhìn khoáng đạt, hiếu hòa; có lòng tự trọng, tính trung thực; có sở trường độc đáo, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh; có tình yêu quê hương tổ quốc, biết coi trọng và gìn giữ những tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc và có thái độ cứng rắn, kiên quyết, dũng cảm không cúi đầu trước bất cứ kẻ thù nào. Nhiệm vụ cung cấp nguồn nội lực, dũng khí cho các chiến sĩ ngày nay là trách nhiệm của Nhà Nước và của các chiến sĩ đàn anh. Người nghệ sĩ - chiến sĩ hiện nay cần có vũ khí hiện đại, hiệu quả. Điều này cũng do chính Nhà nước chúng ta trang bị... thông qua những hệ thống giáo dục có nội dung phương pháp đào tạo cởi mở, dân chủ, luôn cập nhật... trên cơ sở hợp tác quốc tế. Hơn bao giờ hết, những chiến sĩ này cần có kiến thức thật đầy đủ về các ưu nhược điểm của các khuynh hướng trường phái, ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật trên thế giới và của dân tộc do nội dung chương trình học cung cấp. Thiết nghĩ, qua nội dung, phương pháp giáo dục được đổi mới phong phú đa dạng, tiến bộ sẽ làm cho những người đang được đào tạo thành nghệ sĩ... biết biến những nguồn vốn kiến thức và thực hành thành loại vũ khí riêng, hợp
- với sở trường của từng người... để trở thành chiến sĩ - nghệ sĩ thực sự phục vụ cho quê hương tổ quốc Việt Nam trong “cuộc chiến” thời bình hiện nay một cách hiệu quả. Người nghệ sĩ - chiến sĩ ngày nay rất cần có không gian, môi trường hoạt động nghệ thuật hiện đại. Điều này cũng là niềm tự hào. Họ cũng cần được ổn định lòng tin về sự đoàn kết xây dựng xã hội trong sạch lành mạnh, lòng tin về sự quyết tâm chung lưng bảo vệ tổ quốc. Đây là chỗ dựa, thế đứng cần thiết cho chiến sĩ-nghệ sĩ hiện nay. Chiến sĩ-nghệ sĩ ngày nay cần biết phát huy những nét độc đáo của văn hóa dân tộc làm cho nghệ thuật của chúng ta đẹp, có bản sắc riêng; đồng thời biết bổ sung những kiến thức, hình thái ngôn ngữ mới thích hợp, phong phú. Các chiến sĩ này cũng cần có sự tinh tế, trung thực, sự dũng cảm trong nhận diện xã hội, chọn lọc đề tài để xây dựng tác phẩm nghệ thuật vừa mang tính chiến đấu phục vụ việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, hiện đại trên cơ sở phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài việc sáng tác nên có những tác phẩm vui tươi nhẹ nhàng làm giảm nhẹ những cơn stress, những tác phẩm mạnh dạn đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh của xã hội cùng với những tác phẩm độc đáo để đối mặt với thế giớ nghệ sĩ-chiến sĩ ngày nay rất cần có những tác phẩm ca ngợi các chiến sĩ đang xả thân bảo vệ biển đảo, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Hiện nay, điều cực kỳ quan trọng không kém so với việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ lãnh thổ... là việc đổi mới tư duy về nghệ thuật, bởi
- đổi mới tư duy về nghệ thuật chắc chắn không phải nhằm để một số người hạ thấp nghệ thuật, coi nó là trò chơi, là sân chơi. Sự sa sút trong chất lượng nghệ thuật của nhiều chuyên ngành mà chúng ta thấy trong thời gian qua và hiện nay đa phần là do quan niệm sai trái này cùng với sự thả lỏng việc quản lý trong thông tin văn hóa. Thời đại ngày nay, mặc dù chúng ta cởi mở, khoáng đạt trong sáng tác nghệ thuật, nhưng cần thiết phải làm cho những ai đã và đang coi nghệ thuật là trò chơi, coi không gian nghệ thuật là sân chơi phải nghiêm túc nhận ra sự sai lầm này của mình. Đây là sai lầm không nhỏ. Tóm lại, giờ phút này, đối với mọi người cũng như với giới văn nghệ sĩ... thì việc để mất bản sắc văn hóa, coi thường nghệ thuật cũng có tội như là để mất từng tấc đất của quê hương. Cần có sự cảnh giác và đấu tranh toàn diện. Do đó, cho đến ngày nay, những lời dạy của Bác Hồ về trách nhiệm của văn nghệ sĩ làm nghệ thuật luôn phải được coi là tâm niệm của những người Việt Nam có lòng tự trọng, có trách nhiệm với dân tộc và với tổ quốc thân yêu. Uyên Huy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG phần I
10 p | 171 | 24
-
Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại và vấn nạn thẩm mỹ môi trường
18 p | 105 | 14
-
Đôi điều về vấn đề quản lý sinh hoạt mỹ thuật
8 p | 99 | 11
-
DANH HOẠ BÙI XUÂN PHÁI NGƯỜI NGHỆ SĨ TÀI HOA VÀ LẶNG LẼ
10 p | 98 | 9
-
Hai bàn tay trắng Thái Bá Vân
7 p | 89 | 6
-
GIORGIO DE CHIRICO: Ghét mình hồi trẻ, nhái mình hồi trẻ
10 p | 62 | 6
-
Phần nhân loại trong truyền thống
12 p | 75 | 6
-
MIỀN XÚC CẢM: Nếu ở Sài Gòn, bạn PHẢI đến xem
17 p | 42 | 5
-
VĂN DƯƠNG THÀNH VỚI MỘT THOÁNG THĂNG LONG NGHÌN NĂM
5 p | 79 | 5
-
DAN FLAVIN: Đèn neon sáng vào ngày Cá tháng Tư
11 p | 67 | 5
-
Một ngày về làng với Nguyễn Khắc Chinh
46 p | 68 | 4
-
Một năm ám ảnh với lọ
10 p | 54 | 4
-
Phía Đông có DỊ BẢN rực rỡ… .
11 p | 65 | 4
-
Vương Văn Thạo: hóa thạch hình như đã dễ
13 p | 74 | 4
-
Đón xem Hiếu Mường lần đầu làm Festival
8 p | 71 | 4
-
11. 5: Sinh nhật Jean-Léon Gérôme – vẽ đẹp, vẽ nhiều, thành công, nhưng vẫn muốn ra đi
7 p | 83 | 3
-
Ngày cuối cùng của PHẬP PHỒNG và Cổng Vạn Tuế
4 p | 58 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn