Nghệ
lượt xem 67
download
Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes. Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma somestica Lour.). Thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizomae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ
- Nghệ Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes. Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma somestica Lour.). Thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizomae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae). A. Mô tả cây Nghệ là một loại cây cỏ cao 0.60m đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới 18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng có phiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng, chia thành ba thùy, thùy trên to hơn, phiến cánh hoa trong cũng chia ba thùy, 2 thùy hai bên đứng và phẳng, thùy dưới hõm thành máng sâu. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt (Hình……) B. Phân bố thu hái và chế biến Được trồng ở khắp trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Còn mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, Inđônêxya, Cămpuchia, Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt đới. Thu hoạch vào mùa thu. Cắt bỏ hết rễ để riêng, thân để riêng. Muốn để được lâu phải đồ hoặc hấp trong 6 – 12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấy khô. Thân rễ gọi là khương hoàng, rễ gọi là uất kim. C. Thành phần hóa học Trong nghệ, người ta đã phân tích được: 1. Chất màu curcumin 0.3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ête, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục. Tan trong axit (màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ rồi ngả tím), trong chất béo (dùng để nhuộm các chất béo). Công thức curcumin được xác định như sau:
- 2. Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dau có chứa curcumen C15H24 một carbon không no, 5% paratolymetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến. Hai chất sau chỉ thấy có tinh dầu Curcuma xanthorriza Roxb. 3. Ngoài ra còn tinh bột, canxi oxalat, chất béo. Theo R. R. Paris và H. Moyse (1967, 11, 78) củ nghệ chứa 8-10% nước, 6-8% chất vô cơ, 40-50% tinh bột nhựa. Hoạt chất củ nghệ gồm: 1. Tinh dầu 3-5% gồm 25% cacbua tecpenic, chủ yếu là zingiberen và 65% xeton sespuitecpenic, các chất turmeron (do tiêng anh củ nghệ là tumeric). 2. Các chất màu vàng gọi chung là curcumin. Vào đầu thế kỷ XIX người ta chiết được curcumin tinh thể không tan trong nước, tan trong cồn, ête, dầu béo. Nhưng năm 1953 – Srinivasan K. R. (J. Pharm. Pharmacol. 19953, 5, 448-457) đã chứng minh rằng đó là một hỗn hợp: Curcumin chính thức ( còn gọi là curcumin I) chiếm 60% đây là một dixeton đối xứng không no có thể coi như là diferuloyl – metan ( axit ferulic là axit hydroxy – 4 – metoxy – 3 – xinamic). Curcumin II hay monodesmetoxy – curcumin chiếm 24% và curcumin III hay didesmetoxy – curcumin chiếm 14% trong đó 1 hay 2 axit hydroxycinamic thay cho axit ferulic. Nếu dùng sắc ký trên giấy sẽ thấy các chất curcumin khác nũa nhưng với lượng nhỏ. Từ vỏ củ nghệ ( vẫn cạo bỏ đi) đã cất được từ 1,5 đến 2,1% tinh dầu có thành phần tương tự tinh dầu cất từ củ nghệ, do phần vỏ dày từ 0.5-1mm trong đó trọng lượng lớp vỏ mỏng không đáng kể, còn phần củ dính vào chiếm chủ yếu. D. Tác dụng dược lý 1. Guy Laroche (1933), H. Leclerc (1935) đã chứng minh tính chất kích thích sự bài tiết mật của tế bào gan là do chất paratoly metylcacbinol, còn cất curcumin có tính chất thông mật nghĩa là gây co bóp túi mật. Chất curcumen có tác dụng phá cholesterol trong máu. Tan tinh dầu pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh nấm, với Staphylococ và vi trùng khác. 2. Robbers (1936) nói đã dùng chất lấy ra ở nghệ bằng ête etylic thấy có tác dụng tăng sự bài tiết mật và chất curcumin có tính chất co bóp túi mật. 3. Trương Ngôn Chí (1955 Trung Hoa y dược tạp chí, 5) thí nghiệm trên cổ tử cung cô lập của chuột bạch và chột nhắt thấy có tác dụng hưng phấn. Thí nghiệm trên tim cô lập ( phương pháp Straub) thấy có hiện tượng ức chế.
- 4 Theo Vũ Điền tân dược lập, bản thứ 4 một số tác dụng dược lý của củ nghệ đã được nghiên cứu như sau: Tác dụng tăng cơ năng giải độc của gan. Đối với bệnh nhân bị bệnh galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày, thấy lương galactoza giảm xuống. Dùng nghệ trong những bệnh về gan và đường thì thấy chóng hết đau. Nhưng trong những trường hợp sỏi mật cấp tính thì kết qquả chậm, chỉ có tác dụng từ từ. 5. Tác dụng kháng sinh M. M. Semiakin và cộng sự ( Khimia antibiotikop, xuất bản lần, 1, 278, Nga Văn) đã chứng minh curcumin I có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium, ngoài ra curcumin I còn có hiệu lực đối với Salmonella paratyphi, Staphyllococus aureus, nấm Trychophyton gypcum. Theo Taniyama H. và cộng sự (J. Pharm. Soc. Japan 1956, 76, 154-157) các xeton α-β etylenic trong hệ thống vòng có khả năng khóa nhó –SH của men, làm rối loạn chuyển hóa của men trong cơ thể vi trùng nói chung và vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis nói riêng. Các xeton laọi này có nhiều trong nghệ. 6. Độc tính của tinh dầu nghệ DL50 của tinh dầu nghệ lên chuột nhắt trắng là 9,2 ml/kg thể trọng (Bộ môn dược lý – Đại học Quân y Hà Nội 1977) E. Công dụng và liều dùng Theo tài liệu cổ; Nghệ vị cay, đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ, nghệ có tác dụng phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ (lên da) chỉ huyết. Nhưng nếu âm hư mà không ứ trệ cấm dùng. Nghệ thường được dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh nở xong đau bụng. Ngoài công dụng trên, nhân dân còn dùng nghệ bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo, nhuộm vàng bột cary, nhuộm len, nhuộm tơ, nhuộm da.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
83 p | 7 | 4
-
Tình hình ứng dụng và phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ Việt Nam
11 p | 14 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật điện nước công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
99 p | 4 | 3
-
Pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện
10 p | 7 | 3
-
Giáo trình Xử lý nước thải (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
74 p | 5 | 3
-
Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây Google Earth Engine trong nghiên cứu biến động đường bờ sông tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013-2023
6 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu công nghệ GIS: Phần 2
189 p | 5 | 3
-
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo EON-XR trong thiết kế bài giảng phần sinh học tế bào, môn sinh học 10
9 p | 10 | 3
-
Một số biện pháp tăng cường liên hệ thực tiễn nghề nghiệp trong giảng dạy môn Toán cao cấp cho sinh viên ngành Kế toán ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An
6 p | 5 | 2
-
Công nghệ xanh - Khái niệm, lợi ích trong phát triển bền vững
8 p | 5 | 2
-
Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
146 p | 4 | 2
-
Tái sử dụng nước thải làng nghề tái chế nhôm bằng công nghệ màng
6 p | 2 | 2
-
Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương bằng công nghệ GIS và tư liệu ảnh viễn thám
10 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ cọc Jet grouting đường kính lớn xử lý nền đất yếu. Lấy ví dụ tại cảng Vĩnh Tân, Đồng Nai
8 p | 5 | 2
-
Đánh giá độ chính xác dữ liệu địa lý thu nhận bằng công nghệ đo ảnh kỹ thuật số
14 p | 4 | 2
-
Chế tạo kit thử nhanh hàn the bằng thuốc thử curcumin chiết xuất từ củ nghệ
7 p | 3 | 1
-
Kỹ thuật sản xuất nón lá của làng nghề truyền thống thôn La Hà (Quảng Bình)
10 p | 2 | 1
-
Ứng dụng công nghệ số trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lí ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
8 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn