intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ nhân duy nhất có tài đắp nổi hoa văn trên gốm

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến đầu làng Bát Tràng hỏi thăm nghệ nhân Vũ Đức Thắng thì ai ai cũng biết. Ông nổi tiếng trong làng gốm với tài đắp nổi, khắc hoa văn trên gốm (còn gọi là Ám hoạ)- các kỹ thuật mà hiện chỉ còn rất ít người làm gốm ở Bát Tràng làm được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ nhân duy nhất có tài đắp nổi hoa văn trên gốm

  1. Nghệ nhân duy nhất có tài đắp nổi hoa văn trên gốm Đến đầu làng Bát Tràng hỏi thăm nghệ nhân Vũ Đức Thắng thì ai ai cũng biết. Ông nổi tiếng trong làng gốm với tài đắp nổi, khắc hoa văn trên gốm (còn gọi là Ám hoạ)- các kỹ thuật mà hiện chỉ còn rất ít người làm gốm ở Bát Tràng làm được. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng
  2. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng cũng nổi tiếng trong giới làm gốm vì được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Ngôi nhà, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và cơ sở sản xuất của nghệ nhân Vũ Đức Thắng luôn là điểm dừng chân khá yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi đến với Bát Tràng. Mới đây, Cục Di sản (Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch) đã công nhận đó là một trong ba điểm đến hấp dẫn dành cho du khách khi đến thăm làng gốm Bát Tràng. Và nghe nói người nghệ nhân này cũng vừa được Thành phố Hà Nội đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú- danh hiệu lần đầu tiên trong ngành thủ công mỹ nghệ. Chúng tôi tìm đến ông vì tò mò về hai sản phẩm gần đây nổi tiếng khắp giới làm gốm cả nước. Đó là hai chiếc bình gốm độc đáo hiếm có, cao gần 1m với hoạ tiết đắp nổi là những dấu ấn lịch sử vẻ vang của dân tộc và những địa danh nổi tiếng cả nước dự kiến sẽ trưng bày trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đi qua gian hàng trưng bày sản phẩm, qua một vườn cây cảnh rất đẹp, hai chiếc bình được bày trước gian nhà mới xây kiểu cổ của ông. Đồ đạc, nhà cửa, vườn tược đều rất lạ cho thấy chủ nhân rất có gu thẩm mỹ. Người nghệ nhân này cũng rất lạ, không thích nói về mình mà chỉ nói về nghề gốm. Ông chỉ bắt đầu câu chuyện bằng câu nói: “Không có nghề gốm thì không có Vũ Đức Thắng hôm nay”.
  3. Chiếc bình gốm độc đáo với các hoa văn đắp nổi hiếm có Hơn 40 năm theo nghề gia truyền, ông tâm sự, thời gian đó chẳng đáng là bao so với tuổi đời hơn 600 năm của làng nghề. Nhưng bí quyết của kỹ thuật làm nghề truyền thống và những kiến thức được học trong những năm tháng ngồi ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đã giúp cho tay nghề của người nghệ nhân này ngày một vững vàng hơn và hun đúc lên những ý tưởng độc đáo, mới mẻ. Hai chiếc bình đắp nổi- sản phẩm ông dự định sẽ đem trưng bày trong là sản phẩm của những ý tưởng độc đáo đó. Mỗi chiếc bình cao gần 1m, một chiếc có những hoạ tiết đắp nổi là những hình ảnh về một giai đoạn lịch sử nổi bật của dân tộc: từ thời đại của Vua Hùng đến các triều Lý, Trần, Lê, rồi chiến thắng Điện Biên và Đại thắng mùa xuân 1975…Một chiếc lại lấy những phong cảnh đã trở thành “hồn” của đất nước, của Hà Nội làm chi tiết trang trí: Từ Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc đến Chùa Một Cột, Lăng Bác Hồ…rồi thác Bản Giốc, Vịnh Hạ
  4. Long đến dòng sông Hương… đều được thể hiện một cách tinh xảo dưới đôi tay của người nghệ nhân tài hoa. Vợ của nghệ nhân Vũ Đức Thắng tự nhận là người giúp việc của ông, chia sẻ với chúng tôi: “Những người vuốt được bình lớn bằng tay hiện ở Bát Tràng cũng không còn nhiều. Còn làm hoa văn đắp nổi thì chỉ có duy nhất nhà tôi. Kỹ thuật thế nào thì tôi không biết rõ lắm nhưng thấy ông ấy cặm cụi vất vả tối ngày. Vuốt tay như thế, có làm cả ngày cũng chỉ được 10- 15cm sản phẩm, chưa kể tất cả các hoa văn, hoạ tiết đắp nổi đều làm bằng tay, không máy móc, không khuôn đúc nào hỗ trợ, mỗi một góc trang trí ấy có khi thấy ông ấy làm cả tháng trời”. Nhưng đó chưa phải là khó khăn, khắc nghiệt duy nhất của nghề gốm. Để làm được một sản phẩm mộc đầy tinh xảo như thế đã khó, công đoạn nung sản phẩm cũng không kém phần quan trọng. Bởi vì, nếu công đoạn nung không được thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật khắt khe thì dù tạo hình đẹp đến mấy, sau khi ra lò, sản phẩm ấy cũng chỉ là đồ thứ phẩm. Một sản phẩm đạt được chất lượng là khi ra lò, không có một vết rạn nứt, giữ nguyên các đường nét như trước khi vào lò. Được hỏi vì sao có ý tưởng làm những chiếc bình độc đáo hiếm có này, ông cười nói: “Tôi làm các hoạ tiết, hoa văn đắp nổi từ lâu. Những hoa văn trang trí ấy mềm hóa sản phẩm và làm những cốt đất trở nên có hồn”. Là một trong số ít những nghệ nhân nổi tiếng với tay nghề vững vàng, Vũ Đức Thắng còn là người tiên phong trong việc đưa những ý tưởng mới mẻ vào làm hiện đại hoá các sản phẩm truyền thống. Ông chia sẻ: “Người thợ muốn hoàn thiện bản thân và nâng tầm sản phẩm phải không ngừng sáng tạo. Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi”. Những sản phẩm độc đáo của ông đã nói lên điều đó. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng đang cố gắng hoàn tất các sản phẩm kịp tham dự vào ngày hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Ông cho biết sẽ cố gắng làm khoảng 100 sản phẩm. Chiêm ngưỡng các sản phẩm này hồi lâu mới thấy rõ được sự tinh xảo, cầu kỳ đến từng chi tiết để rồi thán phục đôi bàn tay tài hoa khéo léo, ý tưởng độc đáo của người nghệ nhân làm gốm. Sự tinh tế của người nghệ nhân toát lên trên sản phẩm
  5. không chỉ ở hình thức mà nét độc đáo hơn là sản phẩm chính là bức tranh nghệ thuật đầy trí tuệ. Được biết, chính gia đình sẽ phải chịu các chi phí bảo quản, vận chuyển các sản phẩm nghệ thuật độc đáo này để đưa đến trưng bày trong dịp chào mừng Thủ đô 1000 năm tuổi. Không làm vì danh, không làm vì lợi, đó là những điều mà chúng tôi cảm nhận được từ người nghệ nhân ấy. Với nghệ nhân Vũ Đức Thắng, những việc ông đã đang và sẽ làm là giữ gìn nét đẹp và tinh hoa của làng nghề không chỉ là niềm đam mê mà còn là bổn phận và trách nhiệm của người thợ, người con của làng nghề Bát Tràng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2