intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật lắng nghe và tạo ngay sự thân thiện

Chia sẻ: Hoctot_1 Hoctot_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

594
lượt xem
359
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ thuật lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần có. Nó ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan hệ chung quanh. Phần lớn chúng ta giỏi nói hơn là biết lắng nghe, vậy làm thế nào để tạo ngay sự thân thiện khi gặp một người mới hoặc muốn nâng mối quan hệ hiện tại lên một mức độ cao hơn, tốt hơn. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật lắng nghe và tạo ngay sự thân thiện

  1. Nghệ thuật lắng nghe và tạo ngay sự thân thiện Nghệ thuật lắng nghe, bạn đã biết chưa? Nghệ thuật lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần có. Nó ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan hệ chung quanh. Câu hỏi này có vẻ hơi lạ đối với bạn? Ai mà chẳng biết lắng nghe! Khoan đã, bạn đừng vội bực mình.Nghệ thuật lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần có. Khả năng lắng nghe của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan hệ với những người chung quanh. Hãy thử tưởng tượng bạn đang chủ trì một cuộc họp… bạn đang thao thao bất tuyệt, và khi nhìn xuống thì mọi người đang “thả hồn theo mây gió”. Người thì đang viết, người đang thảo luận, vài người đang lắng nghe bạn nhưng họ không có biểu hiện gì là hiểu bạn cả… Khi đó bạn cảm thấy thế nào? Phần lớn chúng ta giỏi nói hơn là biết lắng nghe, vậy làm thế nào để tạo ngay sự thân thiện khi gặp một người mới hoặc muốn nâng mối quan hệ hiện tại lên một mức độ cao hơn, tốt hơn.
  2. Chân thật nghĩa là thể hiện đúng bản thân mình. - “Thách thức lớn nhất là được làm chính mình trong một thế giới mà ai cũng muốn trở thành một người khác” (E.E. Cummings) · Nghệ thuật chú tâm lắng nghe Chúng ta thường lắng nghe vì những mục đích sau: thu thập thông tin, hiểu được điều người khác muốn nói, giải trí và học hỏi. Với những mục đích trên, bạn nghĩ nghệ thuật lắng nghe của bạn đã tốt lắm rồi. Nhưng các cuộc nghiên cứu mới đây cho biết người ta chỉ có thể nhớ khoảng 25% đến 50% những gì họ đã nghe. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta nói chuyện với sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay thậm chí với vợ chồng của chúng ta trong vòng 10 phút, thì họ chỉ thật sự nghe được từ 1 đến 5 phút là tối đa. Ngược lại, điều đó cũng có nghĩa là khi bạn nói chuyện với người khác, bạn cũng không nghe hết những gì họ nói. Bạn chỉ có thể nắm bắt được khoảng 25-50% những điều quan trọng đó. Tiến sĩ Keith Ferrazzi, chuyên gia bậc thầy về giao tiếp miêu tả cách chúng ta lắng nghe theo 4 kiểu khác nhau và đặt tên theo 4 từ bắt đầu bằng chữ R: Removed (lơ đãng); reative (phản hồi); responsible (trách nhiệm); và receptive (tiếp thu). 1. Lơ đãng là hình thức lắng nghe mà không thật sự chú tâm, lắng nghe trong khi tâm trí bận rộn làm việc khác (suy nghĩ trong đầu của bạn át tiếng nói của người khác trong một cuộc đối thoại). 2. Trong hình thức nghe “phản hồi”, bạn có chú tâm hơn một chút. Nếu người khác hỏi bạn một câu hỏi, bạn trả lời lại bằng một câu trả lời đúng chủ đề. Bạn nghe, nhưng bạn không thật sự suy nghĩ về những gì trong đối thoại.
  3. 3. Lắng nghe có trách nhiệm xảy ra khi bạn không chỉ phản hồi trước những gì bạn nghe, mà còn đáp lại với đề nghị hành động hay yêu cầu thêm thông tin làm rõ. Đây là nền tảng căn bản của những cuộc trò chuyện tốt đẹp. Hình thức này tương đương với việc bạn nói chuyện với ai đó chứ không phải vào mặt ai đó! 4. Lắng nghe tiếp thu là hình thức lắng nghe sâu sắc nhất. Trong hình thức này, bạn đồng cảm hoàn toàn với những gì bạn nghe (bạn chưa vội phản bác lắng nghe đã), và cảm nhận được cảm giác của người nói. – Đây là mức độ lắng nghe mà chúng ta đều muốn đạt đến. Vì sao nên lắng nghe? Rõ ràng lắng nghe là một kỹ năng mà nếu cố gắng trau dồi chúng ta sẽ thu được những lợi ích to lớn. Bằng cách trở thành một người có nghệ thuật lắng nghe tốt, bạn sẽ cải thiện được năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng, thuyết phục và thương lượng
  4. thành công với người khác. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh được những mâu thuẫn và hiểu nhầm đáng tiếc. Để biết lắng nghe? Cách để trở thành một người lắng nghe tốt là bạn thường xuyên thực hành “lắng nghe chủ động”. Để hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, hãy thử nghĩ xem bạn có còn đủ hào hứng để tiếp tục câu chuyện nữa không khi bạn nghi ngờ người giao tiếp với bạn không chú ý lắng nghe điều bạn đang nói. Rõ ràng đến một lúc nào đó bạn cảm thấy mình đang nói chuyện với một “bức tường” thì bạn sẽ không còn muốn tiếp tục cuộc nói chuyện nữa. Để làm được điều này bạn phải quan sát người nói. Đừng để bản thân mất tập trung bởi những việc xảy ra chung quanh hoặc bởi những lý lẽ mà bạn cố tìm để đáp trả ngay khi họ nói xong. - Kiến tạo môi trường chân thật quanh bạn: Chân thật nghĩa là thể hiện đúng bản thân mình. Hãy lắng nghe tiếng nói chân thật bên trong, hãy để người khác nhìn thấy chính bạn và những gì bạn vốn có – những nỗi lo, mối quan tâm, niềm đam mê, sự thông thái và kỹ năng của bạn… - Tạm ngừng thành kiến: Thành kiến đơn giản là một phần của con người. Chúng ta thường tạo nên những thành kiến về người khác rất nhanh và dữ dội. Thử nhớ lại chuyện gí xảy ra khi bạn nhìn thấy ai đó, họ nhìn thấy bạn, và cả hai cân nhắc suy nghĩ về nhau. Bạn đang đánh giá người kia cùng những thành kiến (có thể hoàn toàn sai lệch). Vì thế, kỹ năng quan trọng cần luyện tập khi gặp gỡ người khác là tiếp cận tình huống với ít giả định nhất. Nếu có giả định, hãy hướng đến điều tốt đẹp, và tìm cách thể hiện sự quan tam người khác. - Truyền đạt điều tích cưc: Tiếp theo, hãy chủ động và tích cực. Một khi bạn đã tìm được tiếng nói tự bên trong và biết lắng nghe cũng như đang nói một cách chân thật,
  5. bước đơn giản tiếp theo là truyền đạt những cảm xúc tích cực này cho người khác. (Việc này có thể xóa bỏ ngăn cách giữa hai người và tạo lập môi trường thân thiện, chào đón). Bất cứ lúc nào bạn suy nghĩ tích cực, nhóm giao tiếp cũng suy nghĩ tích cực. Cứ thử xem, bạn sẽ thấy kết quả. - Sự chia sẻ: Bước cuối cùng để đến với sự thân thiết và tin cậy là phải cởi mở và chia sẻ niềm đam mê, những nỗi lo lắng và e ngại cho tương lai. Bởi không thể có thứ gì xứng đáng xảy ra trong mối quan hệ nếu không có sự chia sẻ. Và điều dễ dàng nhất là bắt đầu bằng chia sẻ mối quan tâm và niềm đam mê của mình. Cấp độ tiếp theo là chia sẻ mục tiêu và ước vọng của bạn. Chia sẻ những điều này sẽ kích hoạt một chuổi phản ứng khiến mọi người cởi mở hơn, những người khác cũng cảm thấy liên quan và thậm chí còn giúp bạn đạt những mục tiêu này. Hầu hết chúng ta đều sống trong cảm nhận phải thể hiện một hình ảnh mà người khác mong muốn ở mình (đồng thời cũng tự thuyết phục bản thân về hình ảnh này). Nhưng để thay đổi được cuộc đời mình, bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen xấu, lối suy nghĩ tiêu cực của quá khứ và bắt đầu nhận thức suy nghĩ của chính mình để có thể tự nhận biết nó. Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều… Chúc bạn thành công
  6. Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp Lắng nghe trong giao tiếp như thế nào cho hiệu quả? Rèn luyện kỹ năng lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng sống và kĩ thuật nhất định. Tham khảo các chú ý quan trọng sau đây: 1. Lắng nghe m t c ch ch đ ng: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói. Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp 2. Tập trung: ày t sự tôn trọng v i người n i là việc làm c n thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.
  7. 3. Đ t câu h i: ạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói. 4. ư ng ng người n i: Đôi l c khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục Hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến. 5. S dụng ngôn ngữ c thể: ãy c i m v i người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói. 6. Diễn giải n i dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.
  8. Những nguyên nhân khiến kỹ năng lắng nghe của bạn chưa hiệu quả Im l ng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người lắng nghe hiệu quả phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công. Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự (kỹ năng sống ). Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác? Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại. Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả. Các doanh nhân nói về vai trò c a kỹ năng lắng nghe: Ông John Browne, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn dầu khí BP: “phải biết nói ít nghe nhiều!”
  9. Ông Jack Welch, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn GE nói “công việc quan trọng nhất và khiến tôi bỏ nhiều thời gian nhất là lắng nghe và động viên nhân viên của mình”. Ông Hewitt, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn IABC chia sẻ “lắng nghe để quản lý và đổi mới” Một người nói hay không bằng một người nghe giỏi. Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi cả hai kỹ năng nói và biết lắng nghe. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra mã số, sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác. Vì vậy có thể xem nói là gieo, nghe là gặt. Thượng đế chỉ cho ta 1 cái miệng để nói nhưng đến tận 2 cái tai để lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe tích cực mà bạn c n áp dụng 1. Lắng nghe ch đ ng và tập trung Khi lắng nghe bạn hãy tập trung hết mức và nếu có thể hãy tạm dừng những công việc khác để tập trung vào câu chuyện của người nói. Mắt và người hướng về phía người nói, sử dụng phi ngôn từ kèm ngôn từ như: gật đầu mỉm cười; biểu đạt cảm xúc qua gương mặt để thể hiện lắng nghe; dạ; vâng; ồ; à, nhắc lại nội dung... để khuyến khích người nói chuyện. Điều này sẽ khiến cho người nói vô cùng hào hứng bởi họ biết là bạn đang lắng nghe họ 1 cách tập trung. Khi nói chuyện với khách hàng, những điều này khiến cho khách hàng vô cùng hài lòng, họ sẽ đánh giá bạn là người có trách nhiệm với khách hàng và không ngại ngần mà ký hợp đồng với bạn. 2. Lắng nghe tích cực Khi lắng nghe hãy nghe 2 chiều của một vấn đề, nó sẽ giúp bạn thẩm định những thông tin bạn vừa nghe được và có những lời nói, ứng xử sao cho phù hợp. Nhiều người nhận xét về người khác thường chỉ biết nói điểm xấu, đây là điều tối kị trong giao tiếp khi phê bình,
  10. bình luận về một chủ đề nào đó. Việc bạn chỉ biết lắng nghe điểm xấu đồng nghĩa với việc bạn đưa cuộc giao tiếp thành một trận đấu nảy lửa. 3. Kỹ năng đ t câu h i m Đừng chỉ biết lắng nghe thôi mà bạn cần phải đặt những câu hỏi cho người nói. Khi bạn đặt câu hỏi có nghĩa là bạn quan tâm đến vấn đề đang nói, bạn muốn tìm hiểu sâu hơn. Điều này khiến cho người nói cảm giác được tôn trọng và thích thú bởi có người quan tâm đến câu chuyện mình đang nói. Bên cạnh đó, đặt câu hỏi cũng chính là hình thức mà bạn thẩm định thông tin xem có chính xác hay không. Hãy nhớ các câu hỏi luôn là điều cần thiết trong mỗi cuộc hội thoại. Nếu giao tiếp qua điện thoại thì sẽ rất cần thiết chokỹ năng nghe và trả lời điện thoại 1 cách chuyên nghiệp nhất. 4. M t số lưu ý nên tr nh trong khi lắng nghe Khi lắng nghe tất nhiên điều cần làm là im lặng tuy nhiên bạn đừng quá im lặng mà hãy có những hành động để hưởng ứng với những gì người nói đang truyền đạt. Mắt nhìn đi nơi khác; khoanh tay gãi đầu; gãi mũi; đưa tay lên mặt… những hình ảnh phi ngôn từ này sẽ làm bạn mất điểm với người đối diện. Lắng nghe chính là điều mà bạn nên phản hồi để thông tin mang tính chất 2 chiều. Kết luận: Lắng nghe là một trong những hành vi bình thường nhưng lại không hề bình thường chút nào. Rất ít người biết cách lắng nghe khéo léo. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng sống quan trọng giúp bạn dễ dàng thành công trong công việc và đời sống. Hãy thử chú ý và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng lắng nghe của mình, từ đó, tìm cách điều chỉnh bản thân sao cho tốt nhất. Chỉ cần hoàn thiện kỹ năng lắng nghe tích cực, chúng tôi tin bạn sẽ cải thiện rất nhiều mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn đấy!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2