intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng giao tiếp: 5 bước giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe

Chia sẻ: Đỗ TRọng Hậu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

236
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ năng giao tiếp: 5 bước giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng đầu tiên là thái độ lắng nghe, bước thứ hai là sự phản hồi, diễn giải nội dung bạn muốn trình bày, đặt câu hỏi, Kỹ thuật cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, đó là sự im lặng Sự kiện: Giáo dục, đào tạo trực tuyến, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp Làm thế nào để cải thiện kỹ năng nghe? Đối thoại là một nghệ thuật. Mọi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng giao tiếp: 5 bước giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe

  1. Kỹ năng giao tiếp: 5 bước giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe Kỹ năng giao tiếp: 5 bước giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng đầu tiên là thái độ lắng nghe, bước thứ hai là sự phản hồi, diễn giải nội dung bạn muốn trình bày, đặt câu hỏi, Kỹ thuật cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, đó là sự im lặng Sự kiện: Giáo dục, đào tạo trực tuyến, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp >> Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp Làm thế nào để cải thiện kỹ năng nghe? Đối thoại là một nghệ thuật. Mọi người có thể cùng trò chuyện vui vẻ với nhau, hoặc than phiền với nhau những điều buồn tẻ trong cuộc sống. Khi trò chuyện, điều quan trọng không hẳn là nội dung bạn sẽ nói những gì mà là khả năng hiểu người khác đến đâu. Người biết lắng nghe phải tạo cho người đối diện cảm giác họ thật sự bị lôi cuốn, hiểu được sáng tỏ và sâu sắc những gì mà bạn muốn truyền tải.
  2. Kỹ năng giao tiếp: 5 bước giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe Có ý kiến cho rằng để trở thành một người lắng nghe giỏi thì phải biết chịu đựng, điều này tuy khó nhưng rất nên làm. Lắng nghe là kỹ năng có thể học, luyện tập và hoàn thiện nếu bạn cố gắng. Bạn có thể bắt đầu rèn luyện theo những bước sau để trở thành một người lắng nghe giỏi. 1. Kỹ năng đầu tiên là thái độ lắng nghe. Bao gồm sự tiếp xúc bằng mắt, nhìn hướng về người đối diện, khẽ gật đầu mỗi khi muốn thể hiện sự đồng ý hoặc tán thành. Những cử chỉ đó phải được thực hiện nhịp nhàng theo lời nói, và phải phù hợp với thông tin đang trình bày. 2. Bước thứ hai là sự phản hồi. Điều này có nghĩa là bạn đang muốn xác định lại những cảm nghĩ mà người đối diện đã thể hiện thông qua bài đối thoại vừa rồi. Khi trò chuyện, ai cũng đều muốn người khác lắng nghe suy nghĩ của mình, do đó hãy sử dụng những kỹ thuật để khiến cho họ biết rằng bạn cũng đang thực sự chăm chú lắng nghe. Sự đáp lại một cách thông cảm thường bắt đầu bởi: "Dường như bạn đang …………… (tức giận, thất vọng, hứng khởi...); Bạn đang cảm thấy …………… (chán nản, buồn bã, hồi hộp…); Tôi có thể cảm nhận được bạn đang …………… (mong muốn ai đó quan tâm, thất vọng…)". Đây là vài ví dụ về cách xác định cảm xúc của người nói. Mỗi câu có thể được dùng để làm rõ nhiều cảm xúc khác nhau. Hãy dùng chúng thường xuyên trong cuộc đối thoại.
  3. 3. Hãy diễn giải nội dung bạn muốn trình bày. Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thật sự muốn diễn đạt. 4. Đặt câu hỏi. Đây cũng là một công cụ có giá trị nhưng rất nguy hiểm. Nếu đặt câu hỏi sai, có thể buổi nói chuyện sẽ kết thúc không tốt đẹp. Nếu một người thanh niên đang mong chờ sự thông cảm về nỗi đau sau cuộc chia tay với người yêu, nhưng câu hỏi dành cho anh ta là: "Tại sao anh lại để cô ấy ra đi? Đó là một cô gái tuyệt đẹp", thì anh ta sẽ càng buồn hơn vì cảm thấy mình là một người thất bại. Trong hầu hết các trường hợp, người nói không muốn được hỏi những câu bắt đầu bởi: "Tại sao…" vì thường thường những câu như thế mang ý nghĩa trách móc hoặc phê bình. Những câu hỏi tốt sẽ là: "Anh cảm thấy thế nào về chuyện đó?", "Điều đó có nghĩa gì đối với anh?", "Tiếp theo anh sẽ đi đâu?" Tất cả những ví dụ này đều nhằm khơi gợi để khám phá chứ không hề có ý đánh giá hoặc nhận xét gì cả. 5. Kỹ thuật cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, đó là sự im lặng. Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công. Rèn luyện những kỹ năng này để trở thành một người lắng nghe tốt, nhưng một người như thế không có nghĩa là họ không thể diễn tả những cảm xúc của họ để đáp lại. Phải có lúc nào đó để nói, và lắng nghe. Sự quan tâm đến người khác thể hiện ở chỗ, bạn cố gắng lắng nghe họ khi họ đang trong tình trạng khủng hoảng. Những kỹ thuật này rất quan trọng và cực kỳ hiệu quả nếu bạn muốn phát triển mối quan hệ bạn bè thân thiết hoặc có thể là quan hệ tình cảm. Cố gắng lắng nghe sẽ giúp bạn nâng cao khả năng hiểu và thông cảm mọi người, cũng như có cải thiện những kỹ năng giao tiếp tổng quát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2