intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật quản lý thời gian

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc sống bận rộn với hàng “núi” công việc đang chờ bạn mỗi ngày. Nếu không tự tích lũy cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết, làm thế nào bạn có thể đạt được hiệu quả cao nhất? Có những lúc nhìn lại, bạn nhận ra rằng, có những người thậm chí không làm gì cả, nhưng những gì họ đạt được luôn được ngợi ca. Vậy họ là ai? Bằng cách nào họ làm được như vậy?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật quản lý thời gian

  1. Nghệ thuật quản lý thời gian Cuộc sống bận rộn với hàng “núi” công việc đang chờ bạn mỗi ngày. Nếu không tự tích lũy cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết, làm thế nào bạn có thể đạt được hiệu quả cao nhất? Có những lúc nhìn lại, bạn nhận ra rằng, có những người thậm chí không làm gì cả, nhưng những gì họ đạt được luôn được ngợi ca. Vậy họ là ai? Bằng cách nào họ làm được như vậy? Hãy hỏi họ và bạn sẽ nhận được một câu trả lời rất đơn giản hãy học cách quản lý thời gian.
  2. Frederic LeCharron – chuyên gia tư vấn phần mềm và giải pháp tài chính cho các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đã đưa ra một cách quản lý thời gian hết sức thú vị. Nghệ thuật đích thực của việc quản lý thời gian chính là việc KHÔNG làm gì cả. Nghe có vẻ hoang đường, nhưng sự thật là như vậy. Điên cuồng. Đó là từ mà bạn có thể nghe được nếu bạn giành một ngày với tôi và hỏi những đồng nghiệp của tôi xem họ nghĩ gì về kế hoạch, lịch trình của họ. Chúng tôi luôn đề cao những người thực hiện và những người khuấy động, luôn ngợị ca sự thẳng thắn và những kế hoạch được định hướng rõ ràng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn dành phần lớn thời gian của họ tại văn phòng, công sở và khi đã quá mệt mỏi, cái nhìn của họ trở nên kém tích cực, không chủ động và kết quả là họ sẽ phải thú nhận rằng mình không thể bắt kịp công việc được nữa.
  3. Tuy nhiên, tôi cũng phải thú nhận một điều về bản thân mình: tôi có thể bắt kịp mọi việc. Tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn bất cứ ai. Sự thật là tôi là một người làm việc ít nhất trong văn phòng và thật là nghịch lý khi hiệu quả công việc tôi đạt được luôn tốt nhất có thể. Vậy, bí quyết của tôi là gì? Một trong những sở thích của tôi là luôn luôn thúc giục bản thân học hỏi. Một ngày, tôi tự hỏi bản thân mình rằng: Cách nhanh nhất để học một điều gì đó là gì? Và câu trả lời là KHÔNG học gì cả. Đầu tiên, tôi nghĩ rằng đó là một câu trả lời rất hay về mặt lý thuyết nhưng chẳng có một chút ứng dụng nào vào thực tế. Một vài tháng trôi qua, tôi chịu trách nhiệm một dự án IT lớn. Áp lực công việc đến từ mọi phía (khách hàng, giám đốc, chuyên viên thiết kế…). Có quá nhiều việc phải “LÀM”, và một cách khách quan để nói thì không có cách nào để mọi thứ được làm, thậm chí làm 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần.
  4. Thực sự là tôi đang trong một tình huống “vĩ đại”, bởi vì thực sự không còn cách nào để làm một điều gì đó nên bạn bị buộc không làm nó nữa. Và một điều kì diệu đã xảy ra. Bạn nghĩ bạn phải làm một nhiệm vụ nào đó, bạn không làm. Và bạn vẫn tồn tại. Bạn nhận thấy sự cần thiết của nhiệm vụ này chỉ đơn giản là một sự ảo tưởng. Sau đó bạn tự hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Một lần nữa, bạn chỉ thấy sự tưởng tượng. Nhanh chóng bạn tự hỏi làm thế nào để thành công trong việc giành quá nhiều công sức vào những việc không mấy quan trọng. Và bạn lại thưởng thức khoảng thời gian rảnh rỗi của mình. Chỉ làm những việc thực sự cần thiết thì tốt hơn là làm đủ mọi việc (khi đó bạn cần phải làm tốt hơn những người khác hoặc ít nhất thì bạn cũng được người khác đánh giá như vậy, và điều đó nằm ngoài nội dung của bài báo này).
  5. Sau đây là những câu hỏi quan trọng bạn cần sử dụng: Trước khi làm một điều gì đó, hãy hỏi chính bạn xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không làm nó. Nếu bạn có thể tồn tại với những hậu quả đó, thì đừng làm nó. Một thực tế bạn cần hiểu đó là bạn có thể tồn tại với những hậu quả nhiều hơn những cái hiện tại bạn đang nghĩ. Thực sự có rất ít thứ bạn nhất thiết phải làm trong cuộc sống. Nếu có một điều gì đó thực sự cần xảy ra thì câu hỏi thứ hai là “Ai có thể thay thế tôi làm việc đó?” Và những câu hỏi đi liền với nó là “Người này có thể tin tưởng được không?”, “Có cần thiết để có một cuộn băng ghi lại chính xác hiệu quả công việc hay để kiểm tra công việc của anh ta không?” Nếu không ai có thể thực hiện nhiện vụ đó, thì câu hỏi tiếp theo là “Cách tốt nhất để tôi có thê làm là gì?”, “Nó phải chính xác như thế nào để gọi là đủ?” và câu hỏi quan trọng nhất là “Làm thế nào tôi có thể điều khiển được sự kì vọng của những người khác?”, “Làm thế nào tôi có thể được công nhận như mình vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?”
  6. Có rất nhiều sức mạnh trong những câu hỏi này. Hãy đặt ra những câu hỏi như vậy khi làm mọi việc cho đến khi việc áp dụng nó trở thành môt thói quen. Những người cầu toàn (bản thân tôi cũng đã từng như vậy) sẽ có một khoảng thời gian khó khăn với vấn đề này. Cho đến khi họ có thể nhìn thấy những lợi ích nó đem lại trong cuộc sống của họ. Hãy tin vào tôi. Không có cảm giác nào giống cái cảm giác của việc chẳng làm gì cả và được ngợi ca về chính điều đó! (Quantritructuyen.com – Theo quantri.com.vn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2