intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật quản lý tiền

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có rất nhiều sự khác biệt trong tư tưởng của người giàu và người nghèo. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất là ở cách quản lý tiền bạc. Để làm giàu, bạn không chỉ cần biết kiếm tiền mà còn phải biết giữ tiền, tức là quản lý tiền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật quản lý tiền

  1. Nghệ thuật quản lý tiền Có rất nhiều sự khác biệt trong tư tưởng của người giàu và người nghèo. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất là ở cách quản lý tiền bạc. Để làm giàu, bạn không chỉ cần biết kiếm tiền mà còn phải biết giữ tiền, tức là quản lý tiền. Trước hết, đối với những người cho rằng tiền bạc sẽ làm họ mất tự do. Đây là tư tưởng sai lầm bởi vì quản lý tiền bạc không làm hạn chế con người. Ngược lại, quản lý tốt sẽ cho phép bạn có được tích luỹ tài chính. Đến một lúc nào đó, khi đã tích luỹ đủ bạn sẽ không cần phải làm việc nữa mà vẫn có một cuộc sống an nhàn, sung túc. Như vậy ai sẽ tự do hơn? Đối với những người không thích quản lý tiền vì nghĩ rằng chưa có đủ. Vậy bạn đợi đến khi nào mới quản lý tiền? Quản lý tiền là
  2. không hề quan tâm đến số lượng là bao nhiêu. Càng ít tiền, ta càng phải quản lý. Quản lý để từ ít tích luỹ thành nhiều, từ nhiều thành nhiều hơn. Tập quản lý để hình thành thói quen giữ tiền và tư tưởng quý trọng tiền bạc. Đó là tất cả những thứ quy định khả năng giữ tiền của bạn. http://www.hervietnam.com/images/fbfiles/images/1- c57e1848d3555dc09ca5505a3fceb549.jpg “Tích tiểu thành đại” - nguyên lý hàng đầu trong quá trình làm giàu. Hãy hình thành cho mình thói quen và kỹ năng quản lý bất cứ số tiền nào bạn có được. Hãy tập quản lý số tiền nhỏ để sau này có kinh nghiệm quản lý số tiền lớn. Thói quen quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn có được tự do về mặt tài chính trong tương lai.
  3. Vậy phải quản lý tiền bạc bằng cách nào? Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các bước cụ thể: Hãy mở một tài khoản riêng và gửi vào đó 10% thu nhập hàng tháng. Số tiền này không được dành cho tiêu xài mà chỉ để đầu tư. Một khi đầu tư có lợi nhuận, ta cũng không được dùng lợi nhuận đó vào các mục đích khác. Hãy lấy lợi nhuận đó tái đầu tư để tạo thêm những lợi nhuận mới. Bên cạnh việc lập một tài khoản tiết kiệm như kể trên, hãy tập thói quen bỏ ống ở nhà. Mỗi ngày bỏ vào đó một ít tiền lẻ. Số lượng không thành vấn đề mà mục đích chính là thói quen dành dụm. Bạn không chỉ lập một tài khoản tiết kiệm mà còn phải lập thêm một tài khoản cho việc tiêu xài. Nói chung là phải có 2 tài khoản
  4. đối nghịch nhau. Bạn biết vì sao không? Con người chúng ta phải sống đầy đủ ở tất cả các phương diện. Không thể chỉ chuyên tâm vào việc dành dụm để đầu tư mà còn phải biết hưởng thụ cuộc sống. Nhiều người đã thử, tức là chỉ biết dành dụm tiền và bỏ qua việc hưởng thụ. Kết quả là cái tôi hưởng thụ bị đè nén và đến khi nó trỗi dậy, họ lại tiêu xài phung phí gấp đôi để bù đắp lại những cưỡng ép trước kia. Thế là họ lại nhanh chóng trắng tay. Ngược lại đối với những người chỉ biết tiêu xài thì sau đó không chỉ trắng tay mà lương tâm cũng không ngày nào được yên. Cái tôi “tiết kiệm” trong bạn trỗi dậy và trách móc, dằn vặt bạn bởi vì bạn đã tiêu xài quá phung phí. Hãy quản lý và sử dụng tiền bạc một cách hợp lý. Hãy dành
  5. 10% thu nhập cho việc tiêu xài. Như vậy, bạn vừa có thể hưởng thụ cuộc sống vừa kiểm soát được việc chi tiêu của mình ở một mức độ định sẵn. Con người trong mối quan hệ với tiền bạc chỉ có 2 khả năng: Một là bạn quản lý chúng, hai là chúng sẽ quản lý bạn. Cuộc đời ta không chỉ có mỗi việc làm ra tiền mà còn phải sống với nhiều mặt khác. Đó là sức khỏe, các mối quan hệ. Các mặt này cùng tồn tại với tiền bạc và có ảnh hưởng chặt chẽ với nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2