Đề bài: Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay<br />
<br />
Hướng dẫn<br />
<br />
Sau khi trở về thăm cố hương, đã đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội <br />
bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều mới nêu lên nhận xét đó.<br />
<br />
Theo Tran Hung John thì “thụ động", “đi theo”, “đi theo con đường đã được vẽ sẵn” là <br />
tính cách của “phần nhiều người Việt Nam”.<br />
<br />
Ý kiến đó đúng hay sai?<br />
<br />
“Thụ động”, “đi theo” có phải là tính cách của số đông, của “phần nhiều người Việt <br />
Nam” không? Dân số nước ta hiện nay khoảng 90 triệu người, vậy cái con số “phần <br />
nhiều” mà chàng trai Việt kiều nêu ra, chắc phải là bảy mươi, tám mươi triệu, hay là hơn <br />
thế nữa?<br />
<br />
“Thụ động” là chịu sự chi phối của người khác, chỉ biết nghe theo và làm theo người khác <br />
mà thiếu suy nghĩ, thiếu chủ động sáng tạo. Vì thụ động nên mới “đi theo”, mới adua. <br />
Kẻ thụ động và đi theo là loại người có mắt mà như mù, có tai có miệng mà như câm <br />
điếc, có óc mà như bị lú lẫn!<br />
<br />
Vậy, số đông “phần nhiều người Việt Nam” có tính cách đó không? Có thể có một bộ <br />
phận người Việt Nam nào đó sống thụ động và đi theo, nhưng phần nhiều người Việt <br />
Nam không có tính cách đó. Tran Hung John đã có một cái nhìn không đúng, thậm chí coi <br />
thường nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cái “tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội” của <br />
chàng Việt Kiều sao mà đáng chê thế!<br />
<br />
Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đẹp lắm chứ!<br />
<br />
Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Nguyễn Trãi Bạch Đằng, <br />
Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên,… là những trang sử vàng chói lọi được nhân dân Việt <br />
Nam viết nên bằng xương máu của hàng triệu con người, của bao thế hệ “tuốt gươm <br />
không chịu sống quỳ” nên mới có giang sơn gấm vóc như ngày nay.<br />
<br />
“Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến <br />
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại kết thành một làn sóng vô <br />
cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ <br />
cướp nước và bè lũ bán nước” (Hồ Chí Minh).<br />
<br />
Thưa Tran Hung John, nếu ''phần nhiều” người Việt Nam sống “th ụ động” và “đi theo” <br />
thì không thể' tạo nên truyền thống cao đẹp đó.<br />
<br />
Tám mươi năm bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước và cách mạng như <br />
Đông Du (1950), phong trào chống sưu thuế ở Trung Kì (1909), phong trào Xô Viết Nghệ <br />
Tĩnh 19301931 và cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thể hiện chí khí gì của nhân dân Việt <br />
Nam?<br />
<br />
Nói đến nhân dân là nói đến hàng triệu người, hàng chục triệu người, là nói đến nguồn <br />
sức mạnh của động lực phát triển lịch sử, như Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi: “Phúc chu <br />
thủy tín dân do thủy” (Thuyền bị lật mới tin dân mạnh như nước).<br />
<br />
Nói đến nhân dân là nói đến thế hệ trẻ của cộng đồng dân tộc trong từng thời đại. Chỉ nói <br />
về thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh. Hàng triệu trai tráng khắp mọi miền quê đã <br />
ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, là nói đến hàng triệu chàng trai, cô gái <br />
trong các phong trào “ba sẵn sàng”, là hàng vạn chiến sĩ thanh niên xung phong trên con <br />
đường chiến lược Trường Sơn thời chống Mỹ “Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng”.<br />
<br />
Trong thời bình, trên mặt trận học tập, sản xuất cũng là thanh niên. Chính họ đã đem tài <br />
trí và lòng yêu nước thương dân mà lập nên bao sự tích vẻ vang. Điện khí hóa, công <br />
nghiệp hóa đất nước là thanh niên. Bảo vệ biên giới, trấn giữ Trường Sa là thanh niên. <br />
Hàng vạn chiến sĩ Áo xanh, đội quân tình nguyên là thanh niên. Ông bạn Việt kiều Tran <br />
Hung John có biết? Hàng triệu thanh niên Việt Nam đâu có “thụ động”, đâu có “đi theo” <br />
mà họ sống, lao động, học tập và chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp.<br />
<br />
Xã hội Việt Nam hiện nay chưa phải đã hoàn toàn tốt đẹp. Nhân dân Việt Nam cũng còn <br />
một bộ phận gây nên bao tệ nạn. Quyền dân chủ của nhân dân, đó đây còn bị một số quan <br />
chức vi phạm. Tệ nạn tham nhũng còn nặng nề. Nhưng hiện tượng biểu tình của “phe áo <br />
đỏ” và “phe áo vàng”, lôi kéo hàng chục vạn người thì không có; chuyện đánh bom tự sát <br />
và giết hại người vô tội thì không có.<br />
<br />
Ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào ta còn sống trong khó khăn thiếu thốn. Trường học, bệnh <br />
viện còn thiếu thốn. Khoa học, kĩ thuật của nước ta phải hai, ba thập kỉ nữa, mới trở nên <br />
hiện đại. Và còn bao hậu quả chiến tranh, nặng nề.<br />
<br />
Tran Hung John có nói: “Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ <br />
sẵn". Tôi và các bạn tôi, gần một triệu học sinh lớp 12 dự thi Cao đẳng, Đại học năm <br />
2017, việc chọn trường, chọn khối thi do chúng tôi tự chọn, tự quyết định, đâu có chuyện <br />
“phái đi theo con đường đã được vẽ sẵn'<br />
<br />
Ba năm trước đây (năm đó tôi đang học lớp 9) lần đầu tiên tôi được theo mẹ đi dự lễ hội <br />
đền Hùng (mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Trong dòng người hàng mấy chục vạn, tôi nhìn <br />
thấy hàng trăm bà con Việt kiều từ bốn phương trời xa kéo về dự lễ hội. Ai cũng mặt <br />
mày rạng rỡ, thành kính được hành hương về cội nguồn. Chẳng có ai!à người “thụ động” <br />
đâu! Tran Hung John từng đi dọc đất nước, và đã đi dự lễ hội đền Hùng chưa?<br />
<br />
Vì thời gian hạn hẹp, nên tôi chưa thể trao đổi hết mọi ý nghĩ của mình với Tran Hung <br />
John được.<br />
<br />
Ba má tôi phải bán sào mía lấy tiền cho tôi đi thi Đại học. Tôi và nhiều bạn tôi, trong túi <br />
không có nhiều đô, nhưng nói đến nhân dân, nghĩ về nhân dân Việt Nam, chúng tôi vô <br />
cùng tự hào, lúc nào cũng cảm thấy niềm tự hào dân tộc dâng lên dào dạt!<br />
<br />
BÀI LÀM 2<br />
<br />
Người ta giới thiệu Tran Hung John là chàng trai Việt kiều, nên tôi mới gọi là “anh" chứ <br />
đâu phải vì “Thấy người sang bắt quàng làm họ”.<br />
<br />
Người ta bảo là “Hãy trao đổi với Tran Hung John và bày tỏ quan điểm sống của chính <br />
mình”. Người ta hỏi chúng tôi có đồng tình với ý kiến của Tran Hung John không? Đó là ý <br />
kiến anh nhận xét về nhân dân Việt Nam:<br />
<br />
"Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không <br />
phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao <br />
giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ <br />
sẵn".<br />
<br />
Người ta còn cho biết đó là “tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm” của bản <br />
thân anh sau khi anh đã đi dọc đất nước. Chắc là sau nhiều tháng ngày thăm và tìm hiểu <br />
về cố hương, về quê cha đất Tổ?<br />
<br />
Có phải "Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo…” <br />
như Tran Hung John đã nhận xét không?<br />
<br />
Bàn tay có ngón dài ngón ngắn. 90 triệu con người Việt Nam cũng vậy, có người tiên <br />
phong, chủ động, cũng có một số ít người thụ động, đi theo. Anh cho rằng “phần nhiều <br />
người Việt Nam” là thụ động, đi theo. Con số đó là phỏng đoán không đúng mà còn biểu <br />
thị một thái độ coi thường, thóa mạ đồng bào mình, dân tộc mình.<br />
<br />
Dưới thời Pháp thuộc, bọn thực dân gọi người Việt Nam là Anamít, bọn quan lại tay sai <br />
gọi dân ta là culi, dân ngu khu đen một cách khinh bỉ! Gán một thế kỉ sau, dưới con mắt <br />
Việt kiều Tran Hung John, dân Việt Nam cũng chỉ là loại người “thụ động” và “di theo"'.<br />
<br />
Thụ động vì không biết suy nghĩ, khác chi con rối bị giật dây! Đi theo vì a dua! Chỉ có <br />
những kẻ vong bản, mất gốc mới thóa mạ đồng bào mình như vậy!<br />
<br />
Có thổ Tran Hung John sống nhiều năm ở xứ người, ăn cơm tây, ngủ nhà tây, học trường <br />
tây, học sử tây, tiêu tiền tây,… nên mới nghĩ thế chăng? Tôi xin nói với anh một vài sự <br />
kiện lịch sử.<br />
<br />
Các nghĩa sĩ Cần Giuộc ngày xưa (1858) chỉ là dân ấp dân lân, chỉ với lưỡi dao phay, ngọn <br />
tầm vông thế mà đã “chém rớt đầu quan hai họ”. Họ là những anh hùng đã “mến nghĩa <br />
làm quán chiêu mộ”. Trương Định và hàng ngàn nghĩa quân đâu phải “thụ động” và “đi <br />
theo”'. Họ là các anh hùng cứu quốc, tên tuổi lưu danh sử sách muôn đời.<br />
<br />
Ờ Bến Tre quê tôi, hàng ngàn cô, bác ba má trong đội quân tóc dài đâu phải là những <br />
người “thụ động”, “đi theo” mà là những anh hùng của vườn dừa đã làm nên “Dáng đứng <br />
Bến Tre”, làm cháy bùng ngọn lửa Đồng khởi (19591960) thời chống Mỹ. Tự hào lắm <br />
chứ!<br />
<br />
Tháng 61963, hàng ngàn Phật tử ở Huế đã kéo đến chùa Từ Đàm làm lỗ cầu siêu thì bị <br />
Ngô Đình Diệm và lũ tay sai “tắm múu” Ngô Đình Nhu và mụ Lệ Xuân thì bảo là “Việt <br />
Cộng nằm vùng”, “lũ dân quê bị Việt Cộng giật dây!”. Ngày 1161963, Hòa thượng <br />
Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn. Tiếp theo là hàng vạn học sinh, sinh <br />
viên Sài Gòn đấu tranh sôi sục chống Ngô Đình Diệm. Phải chăng đó là những người “thụ <br />
động” và “di theo”!<br />
<br />
Ba mươi năm (19451975) đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng chục triệu chiến sĩ, đồng <br />
bào ta đã anh dũng ngã xuống, nên mới có đất nước thống nhất như ngày nay. Nếu “phần <br />
nhiều người Việt Nam "thụ động" và "di theo" thì làm sao có thành quả tươi đẹp như <br />
ngày nay?<br />
<br />
Trong cuộc sống đời thường, sản xuất lao động, nhân dân Việt Nam rất nhân hậu và cần <br />
cù. Phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua sản xuất hiện nay đã và đang <br />
diễn ra trên khắp mọi miền đất nước. Hơn 7 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm là thành <br />
tích to lớn của hàng triệu dân cày. Họ cần cù sản xuất để làm giàu, để ấm no hạnh phúc, <br />
đâu có phải “thụ động, di theo con đường đã được vẽ sẵn!”.<br />
<br />
Hàng trăm chiếc cầu sắt, cầu bê tông ở Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu… bắc qua kênh rạch, <br />
thay cho những cây cầu khỉ ngày xưa. Tất cả đều do những nhà hảo tâm, những Việt kiều <br />
bỏ ra hàng trăm triệu xây dựng nên. Trẻ em ngày ngày qua cầu đi học soi bóng xuống <br />
dòng nước trong xanh, cảm động nhớ tới những tấm lòng vàng. Những nhà hảo tâm xây <br />
cầu cho quê hương đều vì tình nghĩa, đâu phải “đi theo con đường đã được vẽ sẵn”!<br />
'khanh niên, học sinh, sinh viên Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh tuy có một số bộ phận <br />
rất nhỏ ăn chơi đua đòi, còn đại đa số sống có chí hướng, chịu khó học hành tu dưỡng lập <br />
thân, lập nghiệp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hầu <br />
như bạn nhỏ nào cũng ước mong được đem tài trí góp phần vào sự nghiệp công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa đất nước!<br />
<br />
Tôi bước vào tuổi 19 trên con đường học tập và hướng nghiệp. Tôi rất buồn khi đọc một <br />
vài ý kiến của anh nói về “phần nhiều" con người Việt Nam biểu lộ một thái độ “cạn <br />
tình nghĩa" đến thế!<br />
<br />
Tôi còn muốn viết dài, muốn trao đổi với anh về nhiều điều khác nữa, nhưng thời gian <br />
hạn hẹp, không gian hạn hẹp nên xin dừng bút.<br />
<br />
BÀI LÀM 3<br />
<br />
Tran Hung John, một Việt kiều về thăm cố hương, với sự “trải nghiệm của chính mình", <br />
với tâm nguyện “tìm hiểu nguồn cội", anh đã có nhận xét: “Phần nhiều người Việt Nam <br />
có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai <br />
dó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không hao giờ là người dẫn đường. Áp lực <br />
xã hội khiến hạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn ”.<br />
<br />
Trước hết, ta phải tìm hiểu qua một vài từ ngữ. Phần nhiều: số đông, đa số. Thụ động: bị <br />
động, chỉ biết nghe theo, làm theo như cái máy mà không hề có sự suy nghĩ. Đi theo: cũng <br />
có ý nghĩa như làm theo; tục ngữ có câu: "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau". Có ngờ <br />
nghệch hoặc khốn vật mới có cách sống "đi theo" như bầy đàn! Người tiên phong: người <br />
đi đầu, dẫn đầu. Người dẫn đường: người lãnh đạo, người chì huy.<br />
<br />
Câu nói của Việt kiều Tran Hung John vừa chê vừa coi khinh số đông con người Việt <br />
Nam không có bản lĩnh, không biết tự làm chủ bản thân mình, chỉ biết "di theo”, "di theo <br />
con đường đã được vẽ sẵn".<br />
<br />
Dân số Việt Nam hiện nay (2013) là khoảng 90 triệu người, vậy "phần nhiều người Việt <br />
Nam" là bao nhiêu? Chắc là một con số rất lớn (89 triệu chăng?). Một cách nói hàm hồ <br />
với thái độ coi thường, khinh miệt nhân dân ta. Thật đáng chê trách! Chỉ có những con <br />
người mất gốc mới ăn nói hồ đồ như thế, mới có cách nghĩ vong bân, xằng bậy như vậy!<br />
<br />
"Thụ động" và "đi theo" có phải là tính cách của "phần nhiều người Việt Nam" không?<br />
<br />
Nếu nhân dân Việt Nam sống "thụ động" và "đi theo” thì đất nước ta, dân tộc ta sao lại có <br />
những trang sử vàng chói lọi như cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, ba lần <br />
đánh thắng giặc Mông Nguyên, tiêu diệt 20 vạn quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị? Sao lại <br />
có chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu", và ngày lịch sử 3041975 quét sạch <br />
thù trong giặc ngoài, đất nước thống nhất liền một dải?<br />
<br />
Các phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang" đã có hàng chục triệu thanh niên, thanh nữ <br />
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà ỉ()ng phơi phới dậy tương lai",… Ở hậu phương <br />
cũng như ở tiền tuyến, hàng triệu con người Việt Nam đã nhất tề đứng dậy với lời thề <br />
thiêng liêng: “Tất cả để chiến thắng! Tất cả vì thống nhất Tổ quốc. Qua những phong <br />
trào đó, ta thấy nhân dân ta không “bị động”, không “đi theo” như chàng trai Việt kiều đã <br />
mỉa mai! Trái lại, ta thấy, nhân dân ta giàu lòng yêu nước; các phong trào thi đua ái quốc <br />
đã chứng tỏ “lực lượng nhân dân, sức mạnh quần chúng là vô cùng to lớn, rất hùng hậu <br />
và vô địch”.<br />
<br />
Những phong trào hiện nay cũng vậy, như “Phong trào thanh niên tình nguyện”, phong trào <br />
cứu giúp đồng bào ở vùng sâu vùng xa, cứu giúp các nạn nhân chất độc da cam, cứu giúp <br />
học sinh nghèo,… đã cho ta biết tình tương thân tương ái, lòng nhân hậu “thương người <br />
như thể thương thân” của nhân dân ta là một truyền thống vô cùng cao quý, rất đáng tự <br />
hào.<br />
<br />
Tôi đã đôi ba lần vào thăm ngoại tôi ở Hậu Giang; tôi đã từng run run đi qua những chiếc <br />
cầu tre, cầu khỉ lắt lẻo, và gần đây thấy nhiều cầu “V.K” bằng xi măng, bằng sắt thép <br />
khá hoành tráng bắc qua kênh rạch, để bà con xóm thôn đi chợ, đi làm ăn. để trẻ em đi học <br />
được thuận lợi. Ngoại tôi và các em tôi cho biết các cầu “V.K” là do Việt kiều xây dựng <br />
nên.<br />
Anh Tran Hung John đã có việc làm nào thể hiện tình nghĩa đối với bà con, đối với cố <br />
hương, đối với quê cha đất tổ? Hay anh chỉ nghĩ là “phần nhiều người Việt Nam có tính <br />
cách thụ động”, và chỉ biết “đi theo”…<br />
<br />
Trong cảm nghĩ của riêng tôi, anh Tran Hung John thật đáng thương hại! Sao anh lại nghĩ <br />
bà con mình, nhân dân mình như thế!<br />
<br />
<br />