Đề bài: Bày tỏ quan điểm của mình về câu nói: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự <br />
khôn khéo<br />
<br />
Dàn ý chi tiết<br />
<br />
1. Mở bài<br />
<br />
Giới thiệu vấn đề nghị luận<br />
<br />
2. Thân bài<br />
<br />
a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu nói của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu<br />
<br />
Giải thích các khái niệm: "trí tuệ", "khôn khéo".<br />
<br />
Giải thích nội dung câu nói:<br />
<br />
+ Thể hiện một đặc điểm nổi bật trong lối sống của con người Việt Nam: Đề cao sự <br />
khôn khéo trong giao tiếp hơn trí tuệ.<br />
<br />
+ Đồng thời nêu lên những biểu hiện cụ thể như "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau", biết <br />
thủ thế, giữ mình.<br />
<br />
b. Bàn luận, phân tích lối sống được đề cập trong câu nói<br />
<br />
Mặt tích cực: Chú ý coi trọng sự khôn khéo.<br />
<br />
+ Khi sống khéo léo, linh hoạt, con người sẽ dễ dàng hòa đồng, hòa nhập với mọi người <br />
và nhanh chóng thiết lập được các mối quan hệ tốt đẹp.<br />
<br />
+ Luôn được lòng người khác và đem đến những tác dụng như "biết thủ thế, giữ mình", <br />
tránh gặp phải những tai họa không đáng có.<br />
<br />
Mặt tiêu cực:<br />
<br />
+ "không ca tụng trí tuệ": Xem nhẹ vai trò của trí tuệ trong quá trình nhận thức, tư duy <br />
của con người.<br />
<br />
+ Quan điểm này sẽ khiến con người rơi vào trạng thái ít rèn luyện, trau dồi kiến thức <br />
của bản thân.<br />
<br />
+ Đề cao sự "khôn khéo": Đưa con người rơi vào trạng thái sống cơ hội, ỷ lại và không <br />
tiên phong, không tiến thân.<br />
<br />
c. Trình bày quan điểm của bản thân rút ra từ nội dung câu nói<br />
<br />
Cần dung hòa và kết hợp giữa lí trí và sự khôn khéo, không được xem nhẹ trí tuệ, cũng <br />
không nên quá đề cao sự khôn khéo.<br />
<br />
Con người phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc tích cực trau dồi tri thức, kiến <br />
thức, tư duy hiểu biết và việc hình thành những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp và ứng xử.<br />
<br />
3. Kết bài: Khẳng định lại nội dung ý nghĩa vừa bàn luận. Liên hệ bản thân.<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Là một dân tộc "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu" (Trích "Đại Cáo bình Ngô" Nguyễn <br />
Trãi), đất nước ta rất coi trọng và đề những bài học về văn hóa ứng xử và lối sống. Bàn <br />
về vấn đề này, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu tác giả của những cuốn sách bàn về <br />
đặc sắc văn hóa của người Việt Nam cho rằng: "Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự <br />
khôn khéo. Khôn khéo là ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ <br />
được tình thế khó khăn". Câu nói đã thể hiện quan niệm của tác giả về lối sống của <br />
người Việt Nam truyền thống. Đây là lối sống vừa có những điểm tích cực, vừa chứa <br />
đựng những yếu tố tiêu cực.<br />
<br />
Trong nhận định của mình, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã đề cập đến hai phạm trù <br />
mang tính khác biệt là "trí tuệ" và "khôn khéo". Như chúng ta đã biết, "trí tuệ" là yếu tố <br />
thuộc về lí trí, thiên về những hiểu biết, nhận thức, thể hiện qua việc đánh giá mọi vấn <br />
đề một cách khách quan, tỉnh táo bằng bộ óc; còn "khôn khéo" là một nét đẹp trong văn <br />
hóa ứng xử qua sự khôn ngoan và biết linh hoạt trong từng tình huống giao tiếp cụ thể. <br />
Như vậy, câu nói trên đã thể hiện một đặc điểm nổi bật trong lối sống của con người <br />
Việt Nam: Đề cao sự khôn khéo trong giao tiếp hơn trí tuệ. Đồng thời nêu lên những biểu <br />
hiện cụ thể như "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình.<br />
<br />
Sự tích cực trong lối sống mà tác giả đề cập được thể hiện ở việc chú ý coi trọng sự <br />
khôn khéo. Khi sống khéo léo, linh hoạt, con người sẽ dễ dàng hòa đồng, hòa nhập với <br />
mọi người và nhanh chóng thiết lập được các mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời luôn giữ <br />
được thế chủ động trong mọi tình huống mà không rơi vào trạng thái bị động. Những <br />
người sống như vậy sẽ luôn được lòng người khác và đem đến những tác dụng như "biết <br />
thủ thế, giữ mình", tránh gặp phải những tai họa không đáng có.<br />
<br />
Tuy nhiên, quan điểm trên bộc lộ một số tiêu cực. Trước hết là việc "không ca tụng trí <br />
tuệ". Như chúng ta đã biết, lí trí, hiểu biết luôn có vai trò quan trọng trong quá trình nhận <br />
thức, tư duy của con người. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, <br />
chúng ta không thể phủ nhận vai trò của lí trí trong việc đưa đến cho chúng ta những <br />
quyết định sáng suốt và tỉnh táo. Quan điểm này sẽ khiến con người rơi vào trạng thái ít <br />
rèn luyện, trau dồi kiến thức của bản thân.<br />
<br />
Ngoài ra, việc đề cao sự khôn khéo cũng thể hiện một số hạn chế. Khéo léo, linh hoạt là <br />
điều tốt, nhưng nó cũng dẫn đến việc con người sẽ thụ động, ỷ lại, trông chờ vào những <br />
người đi trước mà không biết hăng hái, xung phong. Đó là những biểu hiện của lối sống <br />
ngại va chạm, và chỉ biết bảo vệ những quyền lợi của bản thân.<br />
<br />
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng để hình thành lối sống đẹp và phù <br />
hợp, cần dung hòa và kết hợp giữa lí trí và sự khôn khéo, không được xem nhẹ trí tuệ, <br />
cũng không nên quá đề cao sự khôn khéo. Điều này đồng nghĩa với việc con người phải <br />
giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc tích cực trau dồi tri thức, kiến thức, tư duy hiểu biết <br />
và việc hình thành những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp và ứng xử.<br />
<br />
Như vậy, cả lí trí và sự khôn khéo đều có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con <br />
người. Là học sinh, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng học tập để trau dồi tri thức và không <br />
ngừng nỗ lực trong quá trình rèn luyện để hình thành những kĩ năng ứng xử phù hợp.<br />
<br />