intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Ninh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Ninh Hòa" nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển giáo dục toàn diện, hoạt động trải nghiệm cũng góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông; các em được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình, được trực tiếp tái hiện lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu của đất nước. Do vậy các em thật sự hào hứng và rất tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Ninh Hòa

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở GD &ĐT Ninh Bình Chúng tôi gồm: Tỉ lệ % T Ngày Nơi Trình độ đóng Họ tên thángnăm Chức danh chuyên góp tạo T sinh công tác môn ra sáng kiến 1 Lã Thị Hồng Lan 02/9/1973 TH Ninh Hòa Hiệu trưởng ĐHSP 20% 2 Lê Thị Tám 27/12/1971 TH Ninh Hòa Giáo viên ĐHSP 20% Phó hiệu 3 Nguyễn Thị Thương Huyền 19/5/1968 TH Ninh Hòa ĐHSP 20% trưởng 4 Lã Thị Xuân Thu 20/01/1974 TH Ninh Hòa Giáo viên ĐHSP 20% 5 Đoàn Thị Huệ 08/01/1973 TH Ninh Hòa Giáo viên ĐHSP 20% Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Ninh Hòa”. 1. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học. 2. Mô tả bản chất của sáng kiến 2.1. Nội dung của sáng kiến Bước sang thế kỉ XXI, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt của nhân loại. Trong bối cảnh đó, giáo dục Việt Nam đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chú trọng phát triển các phẩm chất, năng lực và hứng thú của người học, giúp người học có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục
  2. 2 đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa.” Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển giáo dục toàn diện, hoạt động trải nghiệm cũng góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Mục tiêu của HĐTN được xác định rõ là hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, khi tham gia HĐTN các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình, được trực tiếp tái hiện lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu của đất nước. Do vậy các em thật sự hào hứng và rất tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường và trên cơ sở thực tế tổ chức các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh của lớp 4, 5, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả cao. Đó là: “Một số biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Ninh Hòa”. a) Giải pháp cũ thường làm *Ưu điểm: Trong chương trình hiện hành thực hiện trong các trường tiểu học hiện nay các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hành, ngoại khoá, trải nghiệm đều là những hình thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Các hoạt động đó chủ yếu được tổ chức dựa trên các chủ đề đã được quy định trong chương trình. Nhà trường đã quan tâm tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng tổ chức các HĐTN cho đội ngũ giáo viên, Tổ chức hội thảo về các kỹ năng tổ chức HĐTN, đổi mới hình thức sinh hoạt lớp, hội thảo chuyên môn và các hoạt động ngoại khóa chuyên môn, các kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ học…. nhằm trang bị cho GV các phương pháp mới. Từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, áp dụng các giải pháp đó trong công tác tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục của mình. Đội ngũ giáo viên nhà trường đa phần là nhiệt tình trách nhiệm, tích cực áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy và giáo dục học sinh. BGH nhà trường đã quan tâm chỉ đạo các HĐTN. * Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: BGH nhà trường đã quan tâm chỉ đạo các HĐTN, cũng đã xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể, tuy nhiên chưa có nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức, năng lực, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt
  3. 3 chưa có những đánh giá cụ thể của hoạt động để từ đó động viên, khen thưởng kịp thời, dẫn đến hiệu quả tổ chức HĐTN còn nhiều hạn chế, bất cập. Chủ thể của tất cả những hoạt động trên đều là nhà trường. Mặc dù đã có sự tham gia của gia đình song chưa nhiều, hiệu quả chưa rõ nét, đặc biệt thiếu hẳn nguồn lực quan trọng đó là các lực lượng ngoài cộng đồng (các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cơ quan, tổ chức, cá nhân...). Do vậy, khi tổ chức các hoạt động thường mang nặng truyền thụ kiến thức, hình thức đơn điệu; lực lượng trong nhà trường mỏng, không đủ lực lượng hỗ trợ nếu như trẻ gặp khó khăn nhất là các trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho các hoạt động vì thế hiệu quả đạt được chưa cao, chưa toàn diện. Đa số giáo viên đã thấy rõ vị trí vai trò của HĐTN trong nhà trường, song phần vì thời gian dành cho hoạt động còn hạn chế, một số GV còn chưa thường xuyên cập nhật sự đổi mới, số khác tích cực tham gia nhưng chưa có kỹ năng tổ chức từ đó dẫn đến GV ngại việc hoặc làm qua loa, hiệu quả hoạt động không cao. HS chưa có kỹ năng, cũng chưa được định hướng cụ thể nên còn e dè, thậm chí chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể. Đối với học sinh lớp 4, 5 Lịch sử là một môn học mới lại khô khan, khó nhớ. Vì vậy, để hoạt động dạy học môn phân môn Lịch sử có hiệu quả thì cần khơi dậy hứng thú và niềm đam mê cho HS, kích thích, đòi hỏi người học phải suy nghĩ, tìm tòi, phải phát huy tư duy sáng tạo… từ đó có ham muốn, có khát vọng hiểu biết, có đam mê trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên, hiện nay việc khơi dậy hứng thú và niềm đam mê còn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là GV chưa thực sự quan tâm tới việc khơi dậy hứng thú và niềm đam mê, rèn luyện các kỹ năng, phương pháp học cho học sinh mà chỉ tập trung dạy sao cho hết kiến thức trong SGK; Một phần nguyên nhân nữa về phía học sinh đó là tính thụ động, ỷ lại trong học tập do các em đã quen với cách học truyền thống trước kia. Hình thức tổ chức chưa đa dạng, phong phú nên chưa lôi cuốn được các lực lượng ngoài xã hội tham gia. b) Giải pháp mới cải tiến Để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5, tôi đã tiến hành 5 biện pháp sau: Biện pháp 1: Tuyên truyền Ngay từ đầu năm học, BGH đã tham mưu với UBND xã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) xã; phân công từng thành viên BCĐ trong mạng lưới tuyên truyền, bao gồm: Cán bộ giáo viên trường Mầm non, Tiểu học, THCS; Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Trạm Y tế, hệ thống phát thanh xã, Bí thư và trưởng các thôn... Mỗi đoàn thể, mỗi người một nhiệm vụ, kết hợp để tuyên truyền để tuyên truyền, khích lệ tinh thần tự giác, chủ động và tích cực của cộng đồng trong tổ chức HĐTN... Tuyên truyền về các gương điển hình trong tổ chức HĐTN ở trường, về sự cần thiết của HĐTN, kỹ năng trải nghiệm, về trách nhiệm, hiệu
  4. 4 quả của cộng đồng khi cùng tham gia vào hoạt động HĐTN góp phần chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của đông đảo quần chúng nhân dân. Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt vai trò và tác dụng của HĐTN đối với HS, CMHS trên trang Web của trường, trong các buổi tổng kết, sơ kết, họp trường hàng tháng. Sau khi nhận được nhiệm vụ của nhà trường, chúng tôi đã mời Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp đến họp bàn cùng xây dựng kế hoạch và cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền tới các phụ huynh học sinh của lớp và cộng đồng xã hội về ý nghĩa tích cực của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường, cố gắng vận động phụ huynh tham gia đầy đủ để phụ huynh học sinh cùng các con phối hợp thực hiện và hiểu được hiệu quả của hoạt động giáo dục trải nghiệm. (Hình 1: BGH, GV Tổ 4+5 và cha mẹ HS họp xây dựng kế hoạch tuyên truyền và hỗ trợ cho buổi trải nghiệm) Biện pháp 2: Xây dựng kiến thức và các kĩ năng nền cho học sinh. Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của HĐTN. Khi tham gia HĐTN đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Học sinh nắm vững các kiến thức về môn Lịch sử của lớp mình. Biết cách sắp xếp kiến thức một cách có hệ thống để dễ nhớ nhất theo các giai đoạn lịch sử, các mốc lịch sử. Biết được trong các mốc lịch sử đó có sự kiện nào tiêu biểu đặc trưng để các vân vận dụng vào khi tham gia HĐTN môn lịch sử. Ví dụ: Phần kiến thức HS cần nắm được theo hệ thống để áp dụng vào buổi trải nghiệm là: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02/1930 do đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư. Tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ địa phương: Tháng 2 năm 1931, Chi bộ đảng đầu tiên của xã Ninh Hòa được thành lập tại nhà ông Phạm Văn Lung ( Thôn Thanh Khê Hạ - Nay là thôn Thanh Hạ-Ninh Hoà) gồm 5 đồng chí đảng viên: Đồng chí Phạm Văn Hồng được cử làm Bí Thư. Năm 1931 các Đảng Viên và quần chúng trung kiên thôn Thanh Khê Hạ đã cắm cờ búa liềm trên núi Quèn Ổi- xã Ninh Hòa. Đội TT giải phóng quân thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) gồm ba tiểu đội và 34 chiến sĩ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Ngay từ ngày đầu ra quân, đội Việt Nam TT giải phóng quân đã mưu trí, dũng cảm tiêu diệt 2 đồn Phay Khắt , Nà Ngần mở đầu cho truyền thống đã ra quân là đánh thắng của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh sáng ngày 20/12/1946
  5. 5 Chiến thắng Điện Biên Phủ 56 ngày đêm trấn động địa cầu, diễn ra ba đợt: Đợt 1 từ 13/3 đến 17/3/1954; Đợt 2 từ 30/3 đến 30/4/1954; Đợt 3 từ ngày 1/5 đến 07/5/1954. Cho HS xem một số video, hình ảnh: dân công tải đạn vào chiến dịch; Hình ảnh Hò Kéo Pháo, hình ảnh anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn Pháo; video đất nước chia cắt, mẹ tiễn con ra trận; Video Giải phóng miền Nam, những người lính dũng cảm lái xe tăng tiến vào Dinh ĐộcbLập trong ngày 30/4/1975 để có chiến thắng khải hoàn thống nhất Nam Bắc một nhà. Chúng tôi đã giúp các em hình thành một số kỹ năng cá nhân như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên tin tưởng các em, giao việc cho các em. Ngược lại, học sinh tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp nhưng suy nghĩ của mình. Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh phát huy được vai trò chủ thể, tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của bản thân, được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ việc nêu ý tưởng đến việc chuẩn bị cho hoạt động, xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động. Các em được thể hiện, được tự khẳng định bản thân, tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè. Từ đó hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. - Một số kĩ năng đối với nhóm: Trưởng nhóm phải có kĩ năng tổ chức, các thành viên trong nhóm phải biết hợp tác nhóm, chia sẻ tốt về vấn đề cần tham gia để lĩnh hội kiến thức trong thực tế, thu thập và xử lí thông tin. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch Chúng tôi đã cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp 4,5 bàn bạc đưa ra kế hoạch, định hướng cho hoạt động trải nghiệm. Trong các buổi sinh hoạt tổ của tháng, chúng tôi đã đưa nội dung HĐTN vào sinh hoạt chuyên đề của tổ, khối để cùng thống nhất. Chúng tôi đã tiến hành tổ chức cho học sinh cùng xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo các bước sau: Bước 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung và dự kiến thời gian tổ chức cho các hoạt động. Trong tháng 12, với chủ điểm “Tiếp bước cha anh” chúng tôi đã cùng với giáo viên tổ 4+5 xây dựng nội dung hình thức tổ chức trải nghiệm ngay từ đầu tháng 12. Trước khi tiến hành tổ chức hoạt động, chúng tôi đã giới thiệu cho học sinh về hoạt động các em sẽ tham gia như: tên hoạt động, mục tiêu của hoạt động, nội dung, hình thức hoạt động, các cách thức đánh giá kết quả học tập giáo dục thông qua hoạt động. Đây là giai đoạn quan trọng cần thiết, giúp học
  6. 6 sinh xác định rõ những yêu cầu cần thực hiện từ đó chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động. Chúng tôi đã thống nhất đặt tên cho chủ đề của hoạt động trải nghiệm là “Tự hào Tổ quốc tôi” và tổ chức trong thời gian khoảng 50 phút. Sau đó lựa chọn nội dung và các hình thức của từng hoạt động rồi đặt tên cho từng hoạt động là: Màn chào hỏi “Chúng em là chiến sĩ” khoảng 15 phút; “Tài năng chiến sĩ” khoảng 15 phút; Hoạt cảnh “Tự hào Tổ quốc tôi” khoảng 20 phút. (Hình 2: Hội đồng tự quản xây dựng kế hoạch) Bước 2: Phổ biến và giao nhiệm vụ trải nghiệm cho học sinh Đây là bước rất quan trọng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh, chúng tôi thấy mình cần: - Truyền đạt một cách rành mạch, rõ ràng, đầy đủ, bao gồm cả nội dung nhiệm vụ lẫn thời gian, địa điểm thực hiện cho học sinh; chúng tôi nêu rõ nhiệm vụ để các em thực hiện cá nhân hay nhóm và tiến hành chia nhóm luôn. - Học sinh xác định mục tiêu cho từng hoạt động: + Tham gia màn chào hỏi phải tạo được khí thế vui tươi phấn khởi cho phần mở đầu của hoạt động trải nghiệm, đồng thời tạo hứng thú cho các phần tiếp theo. + Tham gia phần tài năng phải thể hiện được hiểu biết về công việc, cuộc sống của người lính trong quân đội, đồng thời học sinh có được một số kỹ năng tự phòng vệ bản thân trong cuộc sống. + Tham gia hoạt cảnh “Tự hào Tổ quốc tôi” học sinh hiểu được các giai đoạn lịch sử hào hùng mà Việt Nam đã trải qua từ khi Thực dân Pháp đô hộ nước ta năm 1858 đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975. Đồng thời giáo dục học sinh lòng tự hào về Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam. Có ý thức hun đúc ý chí xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Bước 3. Xây dựng kịch bản Khi có ý tưởng và xác định được nội dung trải nghiệm, chúng tôi tiến hành xây dựng đề cương kịch bản gồm có 4 phần: - Phần 1: Màn chào hỏi của 3 binh đoàn - Phần 2: Tài năng chiến sĩ - Phần 3: Giao lưu cùng khán giả - Phần 4: Hoạt cảnh: Tự hào tổ quốc tôi Cụ thể: + Phần 1: Màn chào hỏi: Binh đoàn Quyết Thắng (lớp 5C+ 4B) với bài nhảy sôi động “Chúng em là chiến sĩ”. Binh đoàn Cửu Long (lớp 5B+ 4A) với màn biểu diễn tiến thẳng vào nội đô Sài Gòn, giải phóng Miền Nam. Binh đoàn Hương Giang (lớp 5C+ 4C) với màn biểu diễn chỉ đạo xe tăng tiến thẳng vào dinh Độc Lập.
  7. 7 + Phần 2: Tài năng chiến sĩ: các động tác cơ bản (binh đoàn Cửu Long), điều lệnh (Binh đoàn Quyết Thắng), võ thuật của các chiến sĩ (Binh đoàn Hương Giang). + Phần 3: Hoạt cảnh “Tự hào Tổ quốc tôi” sắm vai các nhân vật, ôn lại chặng đường dựng nước và giữ nước của dân tộc ta “Từ khi Thực dân Pháp đô hộ nước ta năm 1858 đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975. Màn 1: Cảnh Pháp thuộc. Màn 2: Thành lập đảng Màn 3: Đội TT giải phóng quân thành lập Màn 4: Cách mạng tháng Tám thành công Màn 5: Chiến dịch Điện Biên Phủ Màn 6: Tiễn con lên đường Màn 7: Bộ đội hành quân Màn 8: Báo tin liệt sĩ Màn 9. Giải phóng miền nam Chúng tôi định hướng cho học sinh xây dựng ý tưởng bằng câu hỏi khi xem chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”trên truyền hình, các em thấy màn chào hỏi nào ấn tượng, các em thích nhất? Học sinh kể ra một số màn chào hỏi của “Chúng tôi là chiến sĩ” mà các em thích. Sau đó chúng tôi định hướng cho học sinh tập màn chào hỏi với bài hát “ Chúng tôi là chiến sĩ” làm nhạc nền và các em thực hiện các động tác múa vui nhộn trên nền nhạc đó. Với màn tài năng chiến sĩ, chúng tôi đề xuất với Phòng giáo dục tham mưu với Huyện đội để dạy học sinh các động tác cơ bản, điều lệnh, võ thuật của người chiến sĩ. Với hoạt cảnh: “Tự hào Tổ quốc tôi”, chúng tôi đã phối hợp với các giáo viên trong trường để chọn ra học sinh có năng khiếu về diễn xuất ở lớp 4,5 như em: Hoàng Tiến Dũng, Đinh Phương Thảo, Vũ Đức Lương, Hoàng Bảo Trân, Nguyễn Mai Linh…. Xây dựng xong các hoạt động, chúng tôi cùng với giáo viên Tổ 4+5 thống nhất kế hoạch và duyệt nội dung của buổi HĐTN. (Hình 3: Giáo viên Tổ 4+5 họp xây dựng kịch bản) Bước 4. Các khâu chuẩn bị cho hoạt động - Dự kiến thời gian tập luyện, trang phục, đạo cụ của HS trong từng phần. - Dự kiến kinh phí thuê trang phục, đạo cụ của từng màn. - Lựa chọn HS tham gia từng hoạt động. Bước 5. Tập biểu diễn và chạy chương trình Phối hợp với các giáo viên trong trường tập hoạt cảnh; Phối hợp với các chiến sĩ tập các động tác cơ bản như điều lệnh, võ thuật và một số động tác cơ bản trong quân đội. Sau đó chạy chương trình với sự góp ý của PGD. Biện pháp 4: Đề xuất với Phòng GD
  8. 8 Để các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường thành công, chúng tôi đã đề xuất với PGD một số việc sau: Chúng tôi đã báo cáo với PGD về hình thức tổ chức và nội dung của hoạt động trải nghiệm; về năng lực của học sinh trong khối 4, 5; Đề xuất với UBND xã để có sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đề xuất với PGD mời Ban chỉ huy Quân sự huyện Hoa Lư cùng tham gia vào HĐTN như hướng dẫn học sinh màn: “Tài năng chiến sĩ”, chuẩn bị các dụng cụ để cắm trại, quân tư trang của các binh chủng. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất với nhà trường hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị,… phục vụ cho hoạt động trải nghiệm của các em. Biện pháp 5: Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường * Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường Dưới sự chỉ đạo của PGD, chúng tôi cùng giáo viên tổ chuyên môn 4+5, Tổng phụ trách Đội, Công đoàn nhận nhiệm vụ và thời gian tổ chức buổi trải nghiệm, cùng nhau bàn bạc đề ra phương án tập luyện. (Hình 4: Ban giám hiệu cùng GV Tổ 4+5, Tổng phụ trách Đội trao đổi về nội dung buổi trải nghiệm) * Phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường Giáo dục nhân cách cho học sinh qua các HĐTN không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Vì vậy sự liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức khác như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh xã cùng tham gia tổ chức HĐTN là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể chúng tôi đã huy động được phụ huynh học sinh đóng góp sức người, sức của, cùng tham gia tập luyện và tham gia làm trại cho lớp; Đoàn Thanh niên tham gia làm và trang trí sân khấu; Hội Cựu chiến binh xã và Hội phụ nữ làm đạo cụ: pháo, súng, bộc phá, vòng ngụy trang,... cho buổi trải nghiệm. Phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban chỉ huy Quân Huyện Hoa Lư để mượn trang thiết bị cắm trại, mượn quân tư trang. Các chiến sĩ hướng dẫn học sinh cách gấp chăn màn, trang trí trại. Huấn luyện điều lệnh và các động tác võ thuật.... Chúng tôi đã được đón nhận sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Hình ảnh các chiến sĩ bộ đội hướng dẫn HS gấp chăn màn. Chỉ trong thời gian ngắn tất cả các em HS của lớp tôi đều gấp được chăn màn rất đẹp. Rèn luyện cho kĩ năng trong cuộc sống, tính gọn gàng, ngăn nắp và kỉ luật trong quân đội. Các em thực sự rất hào hứng về phần trải nghiệm này.
  9. 9 Các chú bộ đội cùng PHHS tham gia dựng trại cho các lớp. Sân trường tôi lúc đó như 1 doanh trại bộ đội, các em vui vẻ, thích thú trang trí ngôi nhà chiến sĩ của mình. (Hình ảnh 5: Phụ huynh, Đoàn Thanh niên, Ban chỉ huy Quân sự Huyện tham gia chuyên đề) * Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Dạy học lịch sử thông qua hoạt động trải nghiệm là giúp cho HS không những có được năng lực thực tiễn mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác. Học tập qua trải nghiệm phát huy khả năng tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân. Các em được hóa thân vào nhân vật, được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐTN về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của từng em trong tập thể. Trong hoạt động trải nghiệm, giáo viên không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp; hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng của các em. 2.2.Khả năng áp dụng của sáng kiến * Hiệu quả kinh tế Lợi ích lớn nhất mà sáng kiến mang lại không tính được cụ thể số tiền mà là chất lượng dạy học phân môn Lịch sử được nâng lên rõ rệt và đã khơi gợi, tạo cho học sinh hứng thú đam mê tìm hiểu về truyền thống, lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc. Giúp cho học sinh có niềm đam mê bảo tồn phát huy những trang sử vẻ vang của dân tộc. Qua đó bồi dưỡng niềm tự hào và lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc đây chính là nguồn lợi tri thức vô giá, khó có thể kiểm đếm được. * Hiệu quả xã hội Khi áp dụng sáng kiến vào việc tổ chức HĐTN các trường Tiểu học trên địa bàn huyện, đã mang lại những lợi ích cụ thể đối với học sinh, gia đình và xã hội. + Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng cộng đồng về HĐTN cho HS tiểu học được nâng lên rõ rệt, từ đó tiếp tục đầu tư trang thiết bị, sơ sở vật chất cho nhà trường, tạo môi trường giáo dục hiện đại, an toàn, lành mạnh, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục nói chung, HĐTN cho HS nói riêng.
  10. 10 + Các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc tham gia HĐTN cùng con, tăng thêm tình cảm gắn bó giữa bố mẹ và con cái, động viên các con vươn lên, vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống, trở thành con ngoan trò giỏi. Nhờ vậy, các thành viên trong gia đình cùng tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, thôn xóm phố bình yên. Phụ huynh hiểu được ý nghĩa của trải nghiệm. Tạo được sự tin tưởng của cha mẹ HS vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. + Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ, trách nhiệm và tình yêu đối với trẻ thông qua việc gần gũi, làm việc chung với các em trong các hoạt động ngoại khoá, đây là yếu tố quan trọng tao dựng môi trường thân thiện, giúp hoc sinh học tập tích cực, đạt hiệu quả cao, yêu mến thầy cô, bạn bè, trường lớp. + Các em chủ động hơn trong cuộc sống, sáng tạo trong học tập, có thời gian giúp đỡ gia đình, tham gia các hoạt động tình nguyện tại cộng đồng, góp phần tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội, tương lai sẽ là lực lượng lao động chất lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước... Có thể nói các giải pháp HĐTN cho học sinh tiểu học đã tạo được sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng nhau giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, kỹ năng và nhân cách, góp sức xây dựng môi trường giáo dục ngày càng năng động, xây dựng một xã hội học tập, đúng với yêu cầu của công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương. Căn cứ vào những kết quả thu được ở trên, tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện pháp trên vào việc dạy học và giáo dục học sinh đã thực sự giúp trẻ có niềm vui trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo và tạo được sự hứng thú say mê học của học sinh. Tạo niềm tin với cha mẹ học sinh và nhân dân, nâng cao uy tín của nhà trường. (Video phỏng vấn học sinh) * Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng sáng kiến HĐTN thông qua chuyên đề “Tự hào Tổ quốc tôi” được tổ chức tại trường Tiểu học Ninh Hòa đã thành công rực rỡ và được các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT Ninh Bình, UBND huyện, PGD huyện Hoa Lư, Ban chỉ huy Quân sự Huyện, phụ huynh học sinh,… đánh giá cao. + Đối với học sinh: Qua buổi chuyên đề này, tôi đã giúp học sinh tái hiện lại phần cơ bản chặng đường lịch sử của đất nước giai đoạn từ Thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975). Các em được rèn luyện các kỹ năng, học được một số kỹ thuật của các chiến sĩ, được hóa thân vào nhân vật. Các em yêu thích môn lịch sử hơn. Cụ thể qua khảo sát, tôi đã thống kê như sau: Năm học Tổng số Yêu thích học Chưa yêu thích
  11. 11 học sinh Lịch sử học Lịch sử Khối Số Số 4+5 Tỉ lệ Tỉ lệ lượng lượng 2019- 2020 167 142 85,0 % 25 15,0 % 2020- 2021 190 186 97,9% 4 2,1% + Đối với Giáo viên: Chúng tôi cảm thấy bản thân đã phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm phân môn Lịch sử. Dạy học Lịch sử thông qua hoạt động trải nghiệm giúp chúng tôi có nhiều kiến thức về Lịch sử hơn nhờ việc nghiên cứu, tìm hiểu nhiều kênh thông tin, phối hợp với nhiều tổ chức đoàn thể để có tư liệu lịch sử. Chúng tôi đã tự tin hơn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm các môn học khác. Từ đó tôi nhận thấy khi dạy môn Lịch sử chúng ta cần kết hợp dạy kiến thức trong sách giáo khoa với hoạt động trải nghiệm trên thực tiễn thì các em nắm và nhớ các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc và lịch sử của địa phương một cách chắc chắn và chính xác lâu dài và có hệ thống. Biện pháp “Một số biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Ninh Hòa” đã được áp dụng hiệu quả tại buổi trải nghiệm “Tự hào Tổ quốc tôi” trường Tiểu học Ninh Hòa năm học 2020 - 2021. Qua thực tế áp dụng, chúng tôi có thể khẳng định: Biện pháp này có khả năng áp dụng hiệu quả đối tất cả các trường tiểu học ở các địa bàn trong toàn huyện và các vùng miền khác nhau. XÁC NHẬN CỦA LÃNH Ninh Hòa, ngày 9 tháng 4 năm 2021 ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ NHÓM TÁC GIẢ Lã Thị Hồng Lan Nguyễn Thị Thương Huyền Lê Thị Tám Lã Thị Xuân Thu
  12. 12 Đoàn Thị Huệ PHỤ LỤC
  13. 13 (Hình ảnh 1: BGH, GV Tổ 4+5 và cha mẹ HS xây dựng kế hoạch tuyên truyền và hỗ trợ cho buổi trải nghiệm)
  14. 14 (Hình 2: Hội đồng tự quản xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, khối)
  15. 15 ( Hình 3: Giáo viên Tổ 4+5 họp xây dựng kịch bản)
  16. 16 (Hình 5: Bộ đội và phụ huynh tham gia cắm trại cho buổi trải nghiệm)
  17. 17 Hình ảnh các em tham gia buổi trải nghiệm (Hình ảnh: Các em tham gia “Màn chào hỏi”)
  18. 18 Hình ảnh HS tham gia màn “Tài năng chiến sĩ”
  19. 19 ( Hình ảnh HS tham gia hoạt cảnh “Tự hào Tổ quốc tôi”)
  20. 20 (Hình ảnh một số trại của khối 4, 5 tham gia trải nghiệm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1