Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề xã hội tại địa phương bằng lý thuyết thống kê và phương pháp giáo dục STEM
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là củng cố các kiến thức về thống kê, thông qua đó hướng học sinh thâm nhập thực tế để tìm hiểu, khảo sát các vấn đề của xã hội. Vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn để xử lý các số liệu thu thập được, đánh giá, kết luận, bày tỏ quan điểm và đề xuất phương pháp giải quyết. Đồng thời, thông qua các số liệu đó học sinh được nhận thức đúng đắn về một số vấn đề xung quanh thực tế cuộc sống của mình vừa làm tăng vốn hiểu biết về xã hội vừa góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề xã hội tại địa phương bằng lý thuyết thống kê và phương pháp giáo dục STEM
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHÂN I. M ̀ Ở ĐẦU 3 1.Lí do chọn đề tài. 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng nghiên cứu. 4 5. Phương pháp nghiên cứu. 4 5.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: 4 5.2. Phương pháp quan sát sư phạm: 5.3. Phương pháp phỏng vấn: 4 5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 4 5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 5.6. Phương pháp toán học thống kê: 4 PHÂN II. N ̀ ỘI DUNG 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1. Sơ lược về phương pháp giáo dục STEM và ưu điểm của phương pháp. 4 1.2. Mô hình dạy học 5E trong giáo dục STEM. 1.3. Ưu điểm của phương pháp giáo dục STEM và mô hình dạy học 5E. 5 1.2. Nội dung phần “ Thống kê” trong chương trình môn toán THPT. 6 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 2.1. Sự hiểu biết của học sinh về một số vấn đề xã hội. 6 2.2. Vai trò của thống kê trong đời sống. 8 2.3. Thực trạng dạy học phần “ Thống kê” tại trường THPT. III GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI 9 TẠI ĐỊA PHƯƠNG BẰNG LÝ THUYẾT “ THỐNG KÊ” VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM. 3.1. Mô hình dạy học 5E. 9 1
- 3.2. Thực hiện dạy học theo quy trình dạy học 5E. 11 3.2.1. Gắn kết ( Engagment). 11 3.2.2. Khảo sát ( Exploration) 12 3.2.3. Giải thích ( Explanation) . 16 3.2.4. Áp dụng cụ thể ( Elaboration). 19 3.2.5. Đánh giá ( Evaluation) . 28 IV KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM. 29 4.1. Hiểu biết các vấn đề xã hội. 4.2. Giải quyết một số vấn đề xã hội. PHẦN III. KẾT LUẬN. 32 1. Kết luận 32 2. Kiến nghị. 32 2
- PHÂN I. Đ ̀ ẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục đang được chú ý rất nhiều. STEM được áp dụng tích cực trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển( như Mỹ, Đức…). Tại Việt Nam, giáo dục STEM cũng đang được Bộ giáo dục và đào tạo định hướng để phát triển cho học sinh, sinh viên trong những năm gần đây. Giáo dục STEM đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới công tác giáo dục, phưong pháp giáo dục này sẽ phá đi khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và thực tiễn. Mục tiêu giáo dục STEM hướng tới sự tác động đến người học, vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để khai thác hết điểm mạnh của của giáo dục STEM , học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu( qua sách giáo khoa, học liệu , thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ…) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Ngày nay đối với học sinh, sinh viên, bên cạnh việc trang bị cho bản thân trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức thì học sinh cần phải tự nâng cao kiến thức xã hội của mỗi cá nhân nhất là các kỹ năng mềm. Các kiến thức xã hội vô cùng đa dạng, tuy nhiên việc học hỏi chúng là vô cùng dễ dàng nhất là khi chúng ta có óc quan sát và phân tích thông tin. Đầu tiên là đến từ việc đọc sách, báo sách chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều. Tuy nhiên, học phải đi đôi với hành bạn không thể chỉ đọc sách và dùng trí tưởng tượng của mình về mọi việc xảy ra xung quanh mình. Trải nghiệm thực tế là điều rất quan trọng, những kiến thức xã hội cần biết sẽ tự động được trang bị khi bạn va chạm và thực sự đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống. Trong các nội dung môn toán được giảng dạy ở bậc THPT, thống kê là nội dung có nhiều ứng dụng thực tế to lớn dạy cho ta cách tư duy đúng đắn và mạch lạc nhất trên dữ liêụ hay hiện tượng quan sát được trong cuộc sống hàng ngày. Thống kê là nền tảng của khoa học dữ liệu. Tư duy thống kê là thứ nên trang bị cho toàn xã hội, giúp cho từng cá nhân có cách đánh giá khoa học về các sự kiện diễn ra quanh mình. Tuy nhiên, có một thực tế là học sinh hiện nay đang được học chủ đề này một cách thụ động, chủ yếu thông qua việc giải quyết các bài toán về thống kê ở lớp 10 dựa trên các số liệu có sẵn, cơ sở dữ kiệu đáng tin cậy rất thiếu thốn. Xuất phát từ những lý do đó, tôi thiết nghĩ nên sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong quá trình dạy học kiến thức về thống kê để thông qua các kiến thức toán học đã được học, học sinh sẽ thâm nhập thực tế, khảo sát đánh giá thu thập các dữ liệu về một số vấn đề xã hội từ đó các em vừa được vận dụng linh hoạt các kiến thức được học, vừa có cái nhìn khách quan và nâng tầm hiểu biết về các vấn đề diễn ra xung quanh cuộc sống của mình. Từ đó 3
- tôi lựa chọn đề tài: “Giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề xã hội tại địa phương bằng lý thuyết thống kê và phương pháp giáo dục STEM”. 2. Mục đích nghiên cứu Củng cố các kiến thức về thống kê, thông qua đó hướng học sinh thâm nhập thực tế để tìm hiểu, khảo sát các vấn đề của xã hội. Vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn để xử lý các số liệu thu thập được, đánh giá, kết luận, bày tỏ quan điểm và đề xuất phương pháp giải quyết. Đồng thời, thông qua các số liệu đó học sinh được nhận thức đúng đắn về một số vấn đề xung quanh thực tế cuộc sống của mình vừa làm tăng vốn hiểu biết về xã hội vừa góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết các nhiệm vụ sau: 3.1. Lựa chọn vấn đề xã hội phù hợp để tìm hiểu và giải quyết. 3.2. Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học phần thống kê, xác suất. 3.2. Dựa trên số liệu thực tế và kiến thức về thống kê học sinh đánh giá và xử lý vấn đề như thế nào? 4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 10 THPT ở trường đang công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: 5.2. Phương pháp quan sát sư phạm: 5.3. Phương pháp phỏng vấn: 5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 5.6. Phương pháp toán học thống kê. PHÂN II. N ̀ ỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 1.1. Sơ lược về phương pháp giáo dục STEM. Giáo dục STEM trong trường trung học là quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. 4
- Các kiến thức và kĩ năng về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học được tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn mang lại hiệu quả và có giá trị. STEM là cách viết lấy chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của các từ: Science, Technology, Engineering, Math. Science( Khoa học): Gồm các kiến thức về Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất nhằm giúp học sinh hiểu về thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày. Technology( Công nghệ): Phát triển khả năng sử dụng, quản lý, hiểu và đánh giá công nghệ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh hiểu về công nghệ được phát triển như thế nào, ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống. Engineering( Kỹ thuật): Phát triển sự hiểu biết ở học sinh về cách công nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kỹ thuật, tạo cơ hội để tích hợp kiên thức của nhiều môn học, giúp cho những khái niệm liên quan trở nên dễ hiểu. Kỹ thuật cũng cung cấp cho học sinh những kỹ năng để vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống hay xây dựng các quy trình sản xuất. Math ( Toán học): Phát triển ở học sinh khả năng phân tích, biện luận, và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các giải pháp giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra. Thuật ngữ STEM được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau đó là ngữ cảnh khác nhau đó là ngữ cảnh giáo dục và ngữ cảnh nghề nghiệp. Đối với ngữ cảnh giáo dục, STEM nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Quan tâm đên việc tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để nâng cao năng lực cho người học. Giáo dục STEM có thể được hiểu và diễn giải ở nhiều cấp độ như: chính sách STEM, chương trình STEM, nhà trường STEM, môn học STEM, bài học STEM, hoạt động STEM. Đối với ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. 1.2. Mô hình dạy học 5E trong giáo dục STEM. 5E viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khảo sát), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng cụ thể ), và Evaluate (Đánh giá). Trong các lớp học khoa học (Science) và các chương trình tích hợp STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) (integrated STEM education) ở Mỹ, mô hình dạy học (instructional model) 5E được áp dụng khá phổ biến. Mô hình 5E dựa trên thuyết kiến tạo nhận thức (cognitive constructivism) của quá trình học, theo đó học sinh xây dựng các kiến thức mới 5
- dựa trên các kiến thức hoặc trải nghiệm đã biết trước đó. 1.3. Ưu điểm của phương pháp giáo dục STEM và mô hình dạy học 5E. Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục đa nghành kết hợp ứng dụng thực tế. Nhờ đó, học sinh có thể học kiến thức cuả 4 môn học cùng một lúc và áp dụng ngay vào thực tế. Giáo dục STEM phá bỏ rào cản “ nhàm chán” của người học, củng cố thêm những kiến thức thực tiễn cần thiết và trang bị cho người học khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào đời sống – kỹ năng cực kỳ cần thiết đối với những người trẻ thế kỷ số. Giáo dục STEM đề cao kỹ năng giải quyết vấn đề cho người học. Trước mỗi giờ học STEM, những tình huống thực tế được đưa ra như một đề bài. Để giải quyết vấn đề, người học phải tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức của những môn học liên quan. Giáo dục STEM đề cao tính sáng tạo trong mỗi giờ học. Ở mỗi tiết học, người học đóng vai trò chủ động, nắm bắt – nghiên cứu – áp dụng thậm chí phát minh ra cách mới để giải quyết vấn đề. Đối với các chương trình giáo dục STEM, mô hình 5E trở thành một công cụ hiệu hữu hiệu giúp cho cho cả người học và người dạy đều cảm thấy tiếp nhận bài học có tính hệ thống, liền mạch, có cơ hội phát triển theo tâm lý tự khám phá và kiến tạo kiến thức. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy mô hình 5E mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công việc dạy học. Quy trình dạy học này giúp giáo viên giảm được thời lượng dạy nhiều quá nhiều lý thuyết mà thay vào đó tạo ra các hoạt động thực hành và khám phá. Điều đó có nghĩa là mô hình này thúc đẩy triết lý lấy học sinh làm trung tâm (student centered). Đối với giáo dục STEM tích hợp, các hoạt động trải nghiệm là cơ hội để học sinh có thể đào sâu và áp dụng các kiến thức được học, đồng thời giúp liên hệ với các kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó. Tính hệ thống và liên tục của mô hình 5E giúp phát triển đồng thời kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học. Trước những ưu điểm và hiệu quả đã được chứng minh so với các phương pháp truyền thống, mô hình này đang được áp dụng rộng rãi vi ở nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau và nhiều quốc gia trên toàn thế giới. 1.4. Nội dung phần “ Thống kê” trong chương trình môn toán THPT. Môn thống kê ở chương trình giáo dục phổ thông chỉ là phần nhập môn về thống kê cổ điển, nó dừng lại ở một số khái niệm cơ bản. Phần này được trình bày trong sgk đại số 10 với các nội dung cơ bản sau: Bảng phân bố tần số, tần suất và biểu đồ. Số trung bình cộng, số trung vị, mốt. 6
- Phương sai và độ lệch chuẩn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 2.1. Sự hiểu biết của học sinh về một số vấn đề xã hội. Những người trẻ đang lớn lên trong một thế giới khá phức tạp và đầy thách thức, tuy nhiên những hiểu biết của các em về các vấn đề trong xã hội còn nhiều hạn chế, các em chỉ được biết, được tìm hiêu thông qua một số sách báo, các phương tiện truyền thông nhưng không phải học sinh nào cũng có ý thức tìm hiêủ các vấn đề xã hội gặp phải mà đôi khi các em chỉ nhận thức vấn đề theo đám đông, theo trào lưu và cảm tính. Khảo sát 285 học sinh khối 10,11 tại trường đang công tác bằng cách phát phiếu với nội dung tìm về sự hiểu biết, tiếp cận của học sinh về một số vấn đề xã hội thu được kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Hiểu biết của học sinh về một số vấn đề xã hội. STT Tên chủ đề Học Tỷ Học sinh Tỷ Học sinh chưa Tỷ sinh đã lệ đã được lệ biết, chưa tìm lệ được tìm (%) biết đến (%) hiểu hoặc (%) hiểu kỹ nhưng chưa quan tâm. và nắm chưa rõ vấn nhiều. đề liên quan. 1 Hiểu biết về 10 3.5 24 8.4 251 88.1 nghề nghiệp tương lai và dự báo nhân lực 2020 – 2025. 2 Tỷ lệ yêu 17 6 127 44.6 141 49.4 đương học đường và giáo dục giới tính. 3 Kiến thức và 56 19.6 180 63.2 49 17.2 kỹ năng thực hành an toàn trên môi trường mạng 7
- 4 Tình hình sử 11 3.9 192 67.4 82 28.7 dụng rác thải nhựa, phân loại rác ở các gia đình hiện nay. 5 Bạo lực học 78 27.4 189 66.3 18 6.3 đường và kỹ năng phòng tránh. 6 Tác động 62 21.8 183 64.2 40 14 của thể dục, thể thao đến sự phát triển chiều cao của giới trẻ. Thông qua khảo sát, tôi nhận thấy hiểu biết các em về các vấn đề xã hội là chưa nhiều, thậm chí rất ít. Trong khi đó, các kiến thức các em học ở trường học còn nặng nề về lý thuyết suông, về thi cử, điểm số, ít cơ hội để các em trải nghiệm, tìm hiểu thực tế để làm tăng vốn hiểu biết của bản thân. Do đó, tôi mong muốn góp một phần quan trọng vào việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về các vấn đề xã hội để giúp các em chủ động và tự tin hơn. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là làm mới ý tưởng trong các bài học, trong đó bao gồm các vấn đề thực tế. 2.2. Vai trò của thống kê trong đời sống. Thống kê là môn học có tính ứng dụng cao trong đời sống, khoa học và sản xuất. Ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Úc, Đức, Nhật…, xác suất thống kê đã được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học, thể hiện tầm quan trọng của bộ môn này. Trong đời sống, con người ứng dụng thống kê từ việc nhỏ đến việc lớn. Một người chủ gia đình sẽ thống kê các chi phí trong gia đình để hoạch định kế hoạch chi tiêu; các bác sĩ, kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư hóa thực phẩm cũng dùng thống kê thực nghiệm để đưa ra các quyết định. Ngoài ra, các lĩnh vực của xã hội như: sinh học, y học, xã hội học, dân số học, bảo hiểm, thiên văn học, kinh doanh, hóa học, khai thác dữ liêụ, kinh tế học, xử lý ảnh, phát triển trí tuệ nhân tạo và Big Data cũng không thể thiếu vai trò cuả xác suất, thống kê. Việc hình thành tư duy thống kê cho mỗi người sẽ giúp họ suy nghĩ hệ thống và có thêm những kỹ năng đưa ra được những nhận định chuẩn xác, những quyết định phù hợp, tránh các phát biểu” không có ý nghĩa thống kê”, 8
- kiểu quy nạp thông qua vài ví dụ riêng lẻ. 2.3. Thực trạng dạy học phần thống kê tại trường THPT. Thống kê là nôị dung có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, tuy nhiên trong quá trình dạy học nội dung này ở trường phổ thông hiện nay thầy, cô còn dạy và truyền đạt kiến thức theo kiểu thực dụng ( học để giải quyết bài tập, để thi…) hơn là trang bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết để áp dụng kiến thức được học vào thực tế. Đặc biệt, phần thống kê không xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi, đề thi THPT Quốc gia và số tiết lý thuyết đã được giảm tải nên quá trình dạy học phần này chưa thật sự được chú trọng thậm chí còn xem nhẹ. Giáo viên cũng thường chỉ giúp học sinh tính toán trên những bài toán có sẵn theo các cấp độ của tư duy, theo số liệu cho sẵn chứ chưa chú trọng đến việc khai thác các nội dung áp dụng vào thực tế cuộc sống. Xã hội phát triển kéo theo nhiêù vấn đề cần giải quyết đòi hỏi những con người năng động cho nên tôi nhận thấy phương pháp dạy học hiện nay phần nào chưa đáp ứng được việc phát triển kỹ năng mềm, bôì dưỡng, tăng cường vốn hiểu biết xã hội cho học sinh . Từ đó, ta cũng thấy được tính cấp thiết của đề tài đưa ra. III. GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG BẰNG LÝ THUYẾT THỐNG KÊ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM. 3.1. Mô hình dạy học 5E. Hình 3. Mô hình dạy học 5E gồm 5 giai đoạn giúp học sinh khám phá khoa học. Các bước dạy học theo 5E: Các bước Hoạt động của giáo viên dạy học Mô hình giáo dục truyền theo 5E Mô hình 5E thống 9
- Tạo hứng thú Giải thích khái niệm ● Kích thích sự tò mò ● Cung cấp các định nghĩa và Gắn kết ● Nêu câu hỏi câu trả lời (Engagment) ● Làm rõ hơn các câu trả lời ● Kết luận hoặc các phát hiện mà học sinh ● Đưa ra những câu hỏi đóng đã biết hoặc suy nghĩ về chủ đề bài học ● Giảng bài Khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau mà không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên Cung cấp câu trả lời ● Quan sát và lắng nghe các ● Nói hoặc giải thích cách làm học sinh trong quá trình tươngvi ệc thông qua vấn đề tác ● Đưa ra những kết luận ● Yêu cầu kiểm tra các câu hỏi ● Trực tiếp nói với học sinh Khảo sát để chuyển hướng khảo sát thí rằng các em là sai (Exploration) nghiệm của học sinh khi cần ● Cung cấp thông tin hoặc sự thiết kiện giúp giải quyết vấn đề ● Cung cấp thời gian cho học ● Hướng dẫn học sinh từng sinh để giải quyết các vấn đề bước tìm ra lời giải ● Đóng vai trò như một nhà tư vấn cho học sinh ● Tạo ra danh sách những điều “cần phải biết” tối thiểu Giải thích Khuyến khích học sinh giải Chấp nhận những lời giải thích (Explanation) thích các khái niệm và các định mà không cần chứng minh gì nghĩa bằng cách hiểu riêng của thêm mình ● Tìm cách phủ nhận để buộc ● Đưa ra các lời giải thích,h ọc sinh phải chấp nhận chứng minh (bằng chứng) và ● Giới thiệu các khái niệm làm rõ từ học sinh hoặc kỹ năng không liên quan ● Chính thức làm rõ các định nghĩa, giải thích,và đưa ra các khái niệm mới khi cần thiết ● Sử dụng kinh nghiệm trước 10
- đây của học sinh làm cơ sở để giải thích các khái niệm ● Đánh giá sự hiểu biết ngày càng tăng của học sinh Mong đợi học sinh sử dụng các khái niệm khoa học, định nghĩa và lời giải thích được cung cấp trước đây Cung cấp câu trả lời dứt khoát ● Khuyến khích học sinh áp ● Trực tiếp nói với học sinh dụng hoặc mở rộng các khái rằng các em là sai niệm và kỹ năng trong các tình Áp dụng cụ huống mới ● Tiếp tục bài giảng thể ● Dạy học sinh từng bước một (Elaboration) ● Nh ắc nh ở h ọc sinh tìm cách để tìm ra lời giải ngay giải thích ● Giải thích làm thế nào để làm ● Đề cập đến học sinh dữ liệu việc thông qua vấn đề hiện có và bằng chứng và hỏi: “các em đã biết gì rồi? “, ” Tại sao các em lại nghĩ …? “(Chiến lược khám phá khoa học cũng áp dụng ở đây.) Đánh giá Quan sát học sinh khi áp dụng Kiểm tra từ vựng, thuật ngữ và (Evaluation) các khái niệm và kỹ năng mới các sự kiện một cách rời rạc ● Đánh giá kiến thức và kỹ ● Giới thiệu những ý tưởng hay năng của học sinh khái niệm mới ● Tìm kiếm bằng chứng rằng● Tạo ra sự mơ hồ học sinh có thay đổi suy nghĩ ● Đặt toàn bộ những câu hỏi hoặc hành vi trong quá trình học đóng, chỉ trả lời đúng/sai ● Cho phép học sinh đánh giá ● Thúc đẩy thảo luận mở mà bài học của mình và kỹ năng không gắn kết đến khái niệm nhómquá trình hoặc kỹ năng đang được học ● Đặt những câu hỏi mở như “Các em nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu…? “, “Các em có bằng chứng/chứng cứ gì ở trong tình huống này?”, ” Các em đã biết gì về …? “, ” Các em thử giải 11
- thích hiện tượng này được không?” 3.2. Thực hiện dạy học theo quy trình dạy học theo 5E . 3.2.1. Gắn kết (Engagment): Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận vai trò, ý nghĩa của thống kê trong toán học và đời sống. Hướng dẫn học sinh kỹ năng khảo sát các vấn đề trong thực tế để thấy được thực trạng. Xác định nội dung, vấn đề xã hội cần nghiên cứu. Thông qua kết quả khảo sát về một số vấn đề xã hội đã nêu trên đề tài đã lựa chọn cho học sinh một số nôị dung nghiên cứu thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Các vấn đề xã hội được nghiên cứu trong đề tài. 12
- TT Nội dung Vấn đề xã hội Ứng dụng Chủ đề STEM cần tìm hiểu 1 Bảng phân bố Ô nhiễm môi Phân tích số Đề xuất giải tần số và tần trường từ rác liệu điều tra pháp xử lí rác suất. thải. thực tế bằng thải nhằm bảo Số trung bình lý thuyết vệ môi trường cộng. thống kê để rút sống. ra thực trạng Phương sai và xử lí rác thải độ lệch chuẩn. hiện nay ở trường học và hộ gia đình. 2 Bảng phân bố Hiểu biết nghề Dựa trên số Định hướng và tần số và tần nghiệp và định liệu thu thập giáo dục nghề suất. hướng việc làm được để nhận nghiệp cho học Số trung bình cho học sinh. ra thực trạng sinh. cộng. hiểu biết và định hướng Phương sai và nghề nghiệp độ lệch chuẩn. của học sinh THPT. 3 Bảng phân bố Yêu đương học Tỉ lệ yêu Đề xuất giải tần số và tần đường gắn giáo đương trong pháp hiệu quả suất. dục giới tính trường học và để giáo dục giới Số trung bình cho học sinh thực trạng giáo tính cho học cộng. THPT. dục giới tính sinh. cho học sinh. Phương sai và độ lệch chuẩn. Đề tài đã tiến hành cho học sinh thực hiện đều tra, khảo sát và xử lí số liệu ba vấn đề trên, nhưng do thời lượng đề tài nên ở đây tôi chỉ trình bày cụ thể hai trong ba vấn đề đã thực hiện đó là: “ Ô nhiễm môi trường từ rác thải” và “ Giáo dục giới tính cho học sinh THPT”. 3.2.2. Khảo sát (Exploration): Chia nhóm thực hiện từng nội dung. Giao thời gian tìm hiểu và giải quyết các vấn đề: 1 tuần học. Giáo viên định hướng xây dựng nội dung phiếu khảo sát sao cho phù hợp với nội dung bài học và vấn đề thực tiễn. 13
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách xây dựng mẫu khảo sát trên “ Google form” nhằm thuận tiện, giảm chi phí và tăng số liệu khảo sát. a) Ô nhiễm môi trường và rác thải: Việt nam hiện có trên 62,6 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm xấp xỉ 65% dân số cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt, 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi và hơn 14 nghìn tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bons các loại ... Tuy nhiên, theo thống kê chỉ khoảng 50% khôí lượng rác thải trên được thu gom, xử lý, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe người dân. Vì vậy, việc giúp học sinh thấy rõ được thực trạng rác thải hàng ngày ở nơi sinh sống thông qua các số liệu chính xác từ thực tế là rất quan trọng để từ đó góp phần chung tay đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường sống. * Khảo sát trên “ Google form”. Đường link khảo sát: https://bit.ly/31reyz2. Hình ảnh bản khảo sát trên “google form” * Mẫu phiếu khảo sát trực tiếp 14
- PHIẾU KHẢO SÁT “RÁC THẢI VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SỐNG” ( Những thông tin được chia sẻ hoàn toàn được giữ bí mật) 1. Thông tin cá nhân Họ và tên: .................................................( có thể ẩn danh) Năm sinh: ..................................................Giới tính: Nam/Nữ. Địa chỉ: ............................................................................................................ 2. Rác thải sinh hoạt và tình hình sử dụng chai nhưạ, túi ni lông ở các hộ gia đình. Tình hình rác thải sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình ? Rất nhiều Nhiều Ít Rất ít Mỗi ngày gia đình bạn sử dụng khoảng bao nhiêu túi nilon?........................... Mỗi tuần gia đình bạn sử dụng khoảng bao nhiêu hộp xốp?............................. Trung bình mỗi tháng gia đình bạn sử dụng bao nhiêu chai nhựa?................... Trung bình mỗi tháng gia đình bạn thu gom rác mấy lần?................................ 3. Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt sau khi thải ra gia đình xử lý như thế nào? * Phân loại rác và nghiên cứu hình thức xử lý phù hợp. * Cho chung vào một túi rác và đem ra điểm tập kết rác. * Thải hoặc vứt trực tiếp ra môi trường? Xử lý rác thải khi sinh hoạt ở những nơi công cộng? * Bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định và có ý thức tự phân loại. * Bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định nhưng không phân loại. * Thải hoặc vứt trực tiếp ra môi trường. 4. Hiểu biết của bạn về rác thải sinh hoạt? Bạn có quan tâm những tác hại của rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường sống chúng ta như thế nào không? (Rất quan tâm và hiểu biết rõ/ Ít quan tâm nên chưa hiểu rõ/ không quan tâm vì thấy không cần thiết, ....) ........................................................................................................................... 15
- b) Yêu đương học đường gắn với giáo dục giới tính cho học sinh THPT. Học sinh THPT đang nằm trong giai đoạn lứa tuổi vị thành niên, các em đã có sự trưởng thành về giới tính, nảy sinh những tình cảm khác giới là lẽ tự nhiên song lại chưa có độ chín về nhận thức, về trách nhiệm. Đáng báo động khi Việt Nam là một trong 3 nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó có 20% xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên. Vì vậy nếu không có những hiểu biết thiết yếu về “ sức khỏe, giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên” sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường”. * Khảo sát trên “ Google form” Đường link khảo sát: https://bit.ly/3u1M9eS Hình ảnh bản khảo sát trên “google form * Mẫu khảo sát trực tiếp. 16
- PHIẾU KHẢO SÁT “GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH THPT” ( Những thông tin được chia sẻ hoàn toàn được giữ bí mật) 1. Thông tin cá nhân Họ và tên: .................................................( có thể ẩn danh) Năm sinh: ..................................................Giới tính: Nam/Nữ. Học sinh lớp: ................................Trường: ................................................... 2. Bạn đã từng yêu? Bạn đã bắt đầu có tình cảm với bạn khác giới từ khi nào?( Tiểu học, THCS, THPT) Bạn đang hoặc từng có người yêu chưa? ( đã có hoặc chưa có) Bạn có muốn có tình yêu ở lứa tuổi học trò?( Nên hoặc không nên) 3. Phản ứng của bố, mẹ và thầy cô trước tình yêu tuổi học trò? (Biết và đồng ý, biết và không đồng ý, không biết hoặc không quan tâm) 4. Hiểu biết của bạn về giáo dục giới tính. Bạn có quan tâm đến vấn đề giáo dục giới tính ở lứa tuổi vị thành niên không?( có hoặc không) Bạn đã được biết và tiếp xúc với các vấn đề giáo dục giới tính chưa?( Đã biết và tìm hiểu, biết chút ít, không quan tâm...) Kênh tiếp xúc với giáo dục giới tính ( tự tìm hiểu, bạn bè truyền tai, thầy cô và phụ huynh hướng dẫn, chưa từng tìm hiểu...) 5. Sự quan tâm của nhà trường trong việc giới tính cho học sinh . Nhà trường quan tâm đến việc giáo dục giới tính cho học sinh dưới nhiều hình thức thiết thực ( ngoại khóa, cung cấp thông tin thực tế, kịp thơì, tổ chức giáo dục dưới nhiều hình thức...) Chưa thực sự quan tâm, giáo dục chưa kịp thời và hiệu quả. 17
- Xác định đối tượng nghiên cứu: * Rác thải với ô nhiễm môi trường sống: Đối tượng nghiên cứu là học sinh , thầy cô tại trường công tác, bạn bè, người thân tại địa phương. * Giáo dục giới tính cho học sinh THPT: Đối tượng nghiên cứu là học sinh THPT trên địa bàn. Hình thức khảo sát: Thực hiện song song hai hình thức phát phiếu trực tiếp đồng thời hướng dẫn học sinh tạo mẫu phiếu khảo sát trên “ Google form” và gửi đường link qua tin nhắn, Zalo, Facebook cho bạn bè người thân thực hiện khảo sát để kết quả khảo sát nhiều hơn, rộng hơn. 3.2.3. Giải thích (Explanation): Trước khi tiến hành khảo sát, tìm hiểu và thâm nhập thực tế học sinh cần nắm vững kiến thức về lí thuyết thống kê để quá trình thu nhập, xử lí và phân tích số liệu có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa đồng thời hỗ trợ học sinh làm rõ hơn một số nội dung sau: Bảng phân bố tần số, tần suất : * Tần số của một giá trị x là số lần xuất hiện của giá trị x trong bảng số liệu thống kê. * Tần suất được định nghĩa chính là tỉ số ( f ) giữa tần số ( n ) và kích thước tập hợp của đơn vị điều tra ( N ). * Các bước lập bảng phân bố tần số và tần suất. Bước 1: +) Xác định các giá trị ( x1 , x2 , x3 ,..., xk ) và xác định tần số của các giá trị tương ứng ( n1 , n2 , n3 ,..., nk ). +) Tiếp theo tính tỉ số giữa tần số và kích thước của tập hợp các đơn vị n điều tra: f = .100% . N Bước 2: +) Tập hợp các kết quả tìm được ở bước trên ( các giá trị ( xk ) , tần số ( ni ) và tần suất ( fi ) thành một bảng. +) Trong bảng, các giá trị ( xk ) thường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. * Ý nghĩa của bảng phân bố tần số, tần suất. Bảng phân bố tần số và tần suất có tác dụng giúp ta thấy được tần số và 18
- tần suất của các số liệu thống kê, qua đó đưa ra những phân tích, đánh giá đồng thời các nhận xét về vấn đề mà người điều tra quan tâm. Tuy nhiên, bảng này thường chỉ thể hiện được những vấn đề điều tra có kích thước mẫu nhỏ. Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp: * Tần số của lớp thứ i là số ( ni ) các số liệu thống kê thuộc vào lớp đó. n * Tần suất thứ i là tỉ số f = .100% . N * Các bước lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp. +) Đầu tiên, ta phân số liệu thống kê thành các lớp. +) Tiếp theo cần xác định tần số và tần suất của các lớp. +) Sau đó lập thành bảng gồm: Các lớp, tần số và tần suất của các lớp. * Ý nghĩa của bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp. Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp sẽ giúp phản ánh tình hình phân bố của các số liệu thống kê, bên cạnh đó ta có thể sử dụng được với các số liệu lớn. Phân các số liệu thống kê vào các lớp đại diện nếu như chúng có cùng tính chất với nhau. Biểu đồ * Biểu đồ thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để mô tả có tính quy ước các số liệu thống kê. * Các loại biểu đồ nghiên cứu: +) Biểu đồ hình cột: là cách trình bày bằng hình ảnh phân phối tần số ( tần suất) của các đối tượng nghiên cứu. Trong đó, quy mô tuyệt đối và tương đối của mỗi tổ( nhóm) trong tổng thể được biểu thị bằng độ cao của các cột hay hình chữ nhật đại diện cho nó. +) Đường gấp khúc: Kết nối các điểm ( giá trị vầ tần suất tương ứng) thành đường gấp khúc. Nó phù hợp để biểu thị xu hướng và xác định mối tương quan giữa hai biến số. Nói chung, biểu đồ đường gấp khúc được biểu thị dữ liệu có quy mô liên tục, trong khi biểu đồ cột được sử dụng để thể hiện dữ liệu gián đoạn. +) Biểu đồ hình quạt: Biểu đồ hình quạt so sánh các phần với toàn bộ. Nó được sử dụng để biểu diễn cơ cấu theo phần trăm. Toàn bộ hình tròn đại diện cho tổng số và mỗi phần nhỏ đại diện cho một mục cụ thể trong tổng thể. * Ý nghĩa của biểu đồ trong thống kê: Mô tả trực quan các bảng phân bố tần số và tần suất( hoặc tần số và tần 19
- suất ghép lớp bằng biểu đồ. Qua đó, tóm tắt và trình bày các đặc tích nổi bật chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, góp phần phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, xu hướng biến động, mối liên hệ... của hiện tượng cần nghiên cứu. Số trung bình cộng Số trung bình cộng của một dấu hiệu x kí hiệu x là số dùng làm đại diện cho một dấu hiệu khi phân tích hoặc so sánh nó với các biến lượng còn lại x1n1 + x2 n2+....+ xk nk Ta có: x = N Trong đó: x1 , x2 ,..., xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu x . n1 , n2 ,..., nk là k tần số tương ứng. N là số các giá trị ( tổng các tần số). Ý nghĩa: Số trung bình cộng thường được dùng làm “ đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại. Phương sai và độ lệch chuẩn * Phương sai là giá trị trung bình của các độ lệch bình phương so v ới số trung bình cộng. * Phương sai của một bảng số liệu là số đặc trưng cho độ phân tán của các số liệu so với số trung bình cộng của nó. Phương sai của bảng thống kê dấu hiệu x kí hiệu là S x 2 . Đối với bảng phân bố tần số, tần suất: 1 S x 2 = [n1 ( x1 − x ) 2 + n2 ( x2 − x ) 2 + ... + nk ( xk − x ) 2 ] n 1 = [f1 ( x1 − x ) 2 + f 2 ( x2 − x ) 2 + ... + f k ( xk − x ) 2 ] 100 Đối với bảng tần số, tần suất ghép lớp: 1 S x 2 = [n1 (C1 − x) 2 + n2 (C2 − x) 2 + ... + nk (C k − x) 2 ] n 1 = [f1 (C1 − x) 2 + f 2 (C2 − x) 2 + ... + f k (Ck − x) 2 ] 100 Trong đó Ci (i = 1, 2,..., k ) là giá trị trung tâm của lớp thứ i, x là số trung bình của bảng. Độ lệch chuẩn của bảng số liệu là căn bậc hai phương sai của bảng đó. Độ lệch chuẩn của dấu hiệu x kí hiệu là S x : S x = S x 2 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 43 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 27 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nhận dạng và giải toán di truyền liên kết giới tính có hoán vị - Trường hợp hai gen nằm trên X không có trên Y
22 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
38 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn