TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ<br />
*<br />
Số 03-NQ/TU<br />
<br />
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM<br />
Thành phố Huế, ngày 08 tháng 11 năm 2016<br />
<br />
NGHỊ QUYẾT<br />
HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM<br />
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHOÁ XV<br />
<br />
về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế<br />
giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030<br />
--Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ năm (khoá XV) họp<br />
ngày 27/10/2016 đã thảo luận Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án<br />
“về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm<br />
nhìn đến năm 2030” của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và quyết nghị:<br />
A. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN<br />
<br />
Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách<br />
tham quan là gần 11%. Riêng năm 2015, đạt trên 3,1 triệu lượt, tăng gần 2<br />
lần so với năm 2010. Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư hoàn<br />
thiện; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch - dịch vụ phát triển<br />
nhanh về số lượng và chất lượng; sản phẩm du lịch, dịch vụ phát triển đa<br />
dạng và từng bước nâng cao chất lượng. Công tác xúc tiến, quảng bá, giới<br />
thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư du lịch có nhiều tiến bộ; liên kết, hợp tác<br />
phát triển du lịch được đẩy mạnh. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt<br />
động du lịch, dịch vụ được tăng cường.<br />
Tuy vậy, hiệu quả kinh tế ngành du lịch chưa cao; sản phẩm du lịch<br />
chưa đáp ứng nhu cầu du khách; thiếu các sản phẩm đặc sắc mang bản sắc<br />
Huế, chất lượng dịch vụ chưa cao. Công tác xúc tiến, quảng bá chậm đổi<br />
mới và thiếu tính chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên<br />
một số lĩnh vực còn hạn chế. Hiệu quả từ việc liên kết phát triển du lịch<br />
chưa cao. Sự phối hợp giữa ngành du lịch và chính quyền địa phương trong<br />
quản lý môi trường du lịch còn nhiều bất cập.<br />
Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là: Chậm đổi mới tư duy<br />
trong phát triển du lịch. Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch còn yếu.<br />
Thiếu cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du<br />
lịch, dịch vụ. Các doanh nghiệp thiếu mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm<br />
du lịch mới. Thiếu chuyên gia trong lĩnh vực quản trị khách sạn và quảng<br />
<br />
2<br />
<br />
bá, xúc tiến du lịch. Thiếu gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với y tế,<br />
văn hóa, giáo dục - đào tạo.<br />
B. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẾN<br />
NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030<br />
<br />
I. Quan điểm phát triển: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có<br />
tính liên vùng, liên ngành; phát triển du lịch Thừa Thiên Huế phải đặt trong<br />
mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển du lịch các tỉnh khu vực Bắc Trung<br />
Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và các trung tâm du lịch lớn như<br />
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội..., khu vực ASEAN, hành lang kinh tế<br />
Đông - Tây, nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du<br />
khách trong nước và quốc tế.<br />
II. Mục tiêu: Tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở<br />
thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên<br />
Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu<br />
vực; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến<br />
ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.<br />
III. Chỉ tiêu chủ yếu<br />
- Đến năm 2020: Du lịch - dịch vụ đóng góp trên 55% GRDP của tỉnh.<br />
Thu hút trên 5 triệu lượt khách, trong đó, 3 - 3,5 triệu lượt khách lưu trú,<br />
tăng bình quân 12 - 15%/năm; khách quốc tế phấn đấu đạt 2,5 triệu lượt,<br />
tăng bình quân 13%/năm. Doanh thu du lịch đạt khoảng 6.000 tỷ đồng.<br />
Thời gian lưu trú bình quân trên 2,1 ngày. Suất chi tiêu bình quân trên 1,5<br />
triệu đồng/khách.<br />
- Đến năm 2030: Du lịch - dịch vụ đóng góp trên 55% GRDP của tỉnh.<br />
Thu hút hơn 7 triệu lượt khách, trong đó, có 5 triệu lượt khách lưu trú;<br />
khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt. Doanh thu du lịch đạt 18.000 - 20.000 tỷ<br />
đồng. Thời gian lưu trú bình quân trên 2,5 ngày.<br />
IV. Nhiệm vụ và giải pháp<br />
1. Rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch<br />
phát triển du lịch<br />
Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh theo quan<br />
điểm phát triển bền vững và hiệu quả. Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa<br />
phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, nông nghiệp; gắn phát triển<br />
du lịch với văn hóa và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Tham<br />
vấn ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước khi lập các dự<br />
án quy hoạch du lịch và xây dựng các dự án khả thi.<br />
Tiến hành thực hiện tốt quy hoạch không gian, hạ tầng du lịch và quy<br />
hoạch phát triển du lịch của tỉnh trên cơ sở gắn kết các vùng, điểm, tuyến<br />
<br />
3<br />
<br />
du lịch với các địa phương trong vùng Duyên hải miền Trung, Bắc Trung<br />
Bộ và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.<br />
2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch<br />
vụ mang bản sắc văn hóa Huế<br />
Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch di sản. Chiếu<br />
sáng và khai thác các dịch vụ ở khu vực Đại Nội vào ban đêm theo hướng<br />
tái hiện không gian văn hoá Cung đình; khai thác sản phẩm văn hoá qua<br />
các kỳ Festival Huế như Lễ hội áo dài, ẩm thực Cung đình Huế và một số<br />
sản phẩm Cung đình đặc sắc khác. Xây dựng và sớm đưa vào khai thác<br />
tuyến du lịch bằng đường thủy dọc sông Hương và các sông Ngự Hà, Hộ<br />
Thành hào gắn với phát triển các dịch vụ.<br />
Đầu tư, nâng cấp các tuyến phố đi bộ, chợ đêm gắn với các hoạt động<br />
vui chơi, giải trí và mua sắm ở trung tâm đô thị Huế. Hình thành tour du<br />
lịch tham quan các di tích lịch sử như: khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí<br />
Minh, khu Chín Hầm, tượng đài Quang Trung... gắn với xây dựng hạ tầng<br />
để hình thành các tour du lịch xe đạp, chạy bộ trong và ngoài Thành phố.<br />
Phát huy nét đặc trưng của chùa Huế như Thiền viện Trúc lâm Bạch<br />
Mã, Tượng Quán Thế Âm, chùa Thiên Mụ, đền Huyền Trân... để hình<br />
thành tour du lịch tâm linh nhằm đáp ứng xu hướng trải nghiệm sự thanh<br />
tịnh của du khách.<br />
Phát huy giá trị bản sắc truyền thống của làng cổ Phước Tích, cầu ngói<br />
Thanh Toàn, nhà vườn Huế gắn với sinh hoạt văn hoá mang bản sắc truyền<br />
thống làng Việt để phát triển mạnh loại hình du lịch “home stay - ở nhà<br />
dân”. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch như<br />
làng gốm Phước Tích, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc<br />
Mỹ Xuyên, đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên… gắn với đầu tư phát triển<br />
cơ sở hạ tầng kết nối các điểm đến.<br />
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch như: du lịch<br />
nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch biển,<br />
đầm phá; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch ẩm thực, du lịch vui<br />
chơi giải trí (casino), du lịch mua sắm.<br />
Thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch, các sản phẩm du<br />
lịch cao cấp ở vùng ven biển, đầm phá ở Chân Mây - Lăng Cô và Bạch Mã<br />
để bổ sung cho thành phố di sản Huế nhằm thu hút du khách quốc tế.<br />
3. Xây dựng chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực đầu tư cơ<br />
sở hạ tầng du lịch<br />
Ban hành các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên<br />
địa bàn tỉnh, nhất là những nhà đầu tư có thương hiệu đẳng cấp, như:<br />
<br />
4<br />
<br />
Banyan Tree, Vingroup, Bitexco, BRG, Hilton, Hyatt, Marriott,<br />
InterContinental...<br />
Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư và huy động các nguồn lực để xây<br />
dựng các dự án: nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; đê chắn sóng<br />
cảng Chân Mây; cảng biển du lịch quốc tế tại khu Chân Mây.<br />
Chú trọng tháo gỡ, liên kết với các doanh nghiệp duy trì, nâng cao tần<br />
suất và mở thêm các đường bay trong nước; liên kết mở các đường bay kết<br />
nối với các cố đô trong khu vực như: Huế - Luangprabang (Lào) Ayutthaya (Thái Lan) - Bagan (Myanmar); Bangkok (Thái Lan) và đường<br />
bay quốc tế kết nối các nước Singapore, Nhật Bản...<br />
Tập trung đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch, trong đó, ưu tiên đầu<br />
tư hạ tầng giao thông và phát triển phương tiện giao thông công cộng kết<br />
nối đồng bộ thành phố Huế đến các điểm tham quan, các vùng trọng điểm<br />
du lịch quốc gia (Cảnh Dương - Lăng Cô), điểm du lịch quốc gia (Bạch<br />
Mã); vùng biển, đầm phá (biển Thuận An, Vinh Thanh, Vinh Xuân) và<br />
vùng phía Tây Thừa Thiên Huế; đầu tư hoàn thành các bến, bãi đỗ xe ở các<br />
điểm di tích.<br />
Đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến<br />
khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân tham gia hoạt động kinh<br />
doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; đặc biệt, có cơ chế thích hợp<br />
thu hút nguồn vốn trong dân đầu tư phát triển du lịch.<br />
4. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch<br />
Hình thành thương hiệu điểm đến của Huế để tuyên truyền, quảng bá,<br />
găn vơi tuyên truyên, giơi thiêu vê văn hoa Huê, hình ảnh “Huế - 1 điểm đến,<br />
5 di sản”, “Huế - thành phố văn hóa ASEAN”, “Huế - thành phố bền vững<br />
môi trường ASEAN”, “Huế - thành phố xanh quốc gia”, khu du lịch biển<br />
quốc gia Chân Mây - Lăng Cô, rừng sinh thái Bạch Mã.<br />
Xây dựng website quảng bá du lịch đa ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp)<br />
với tên miền bằng tiếng Anh (huetourism.gov.vn). Liên kết với website<br />
quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch, các địa phương trong cả nước, các<br />
thành phố quốc tế, các doanh nghiệp, các hãng lữ hành để cung cấp thông<br />
tin và quảng bá. Tăng cường xây dựng các trung tâm thông tin du lịch ở<br />
sân bay, ga tàu, cảng Chân Mây và những khu vực thuận lợi ở thành phố<br />
Huế nhằm cung cấp kịp thời thông tin sản phẩm, tình trạng nơi đến và các<br />
dịch vụ đáp ứng.<br />
5. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch<br />
Đề xuất các địa phương trong vùng nghiên cứu cơ chế hỗ trợ phát<br />
triển hạ tầng du lịch theo hướng kết nối các điểm du lịch theo chuyên đề<br />
<br />
5<br />
<br />
làm cơ sở xúc tiến thu hút đầu tư, xây dựng các tour tham quan chất lượng,<br />
dài ngày.<br />
Phát triển và hoàn thiện mạng lưới đầu mối giao thông đối ngoại trọng<br />
điểm của tỉnh với mạng lưới tuyến du lịch trong vùng Duyên hải miền<br />
Trung, các tuyến du lịch liên vùng; gắn với phát triển hệ thống trung<br />
chuyển phục vụ đưa đón khách dọc tuyến quốc lộ 1A và tuyến hành lang<br />
kinh tế Đông - Tây.<br />
Đẩy mạnh liên kết vùng để xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến,<br />
quảng bá du lịch; trong đó, mỗi địa phương khai thác nét đặc trưng của<br />
mình. Chú trọng đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với thành phố Hà Nội,<br />
thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung;<br />
các tỉnh thuộc “Con đường Di sản miền Trung”; thành phố Đà Nẵng, tỉnh<br />
Quảng Nam “Ba địa phương, một điểm đến”.<br />
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ của<br />
các tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh phát triển và hội nhập của du lịch<br />
Thừa Thiên Huế.<br />
Phát huy tính chủ động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong<br />
việc phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo nhân lực du lịch<br />
để xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tạo sự thống nhất trong nghiên cứu,<br />
phát triển du lịch.<br />
6. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch<br />
Tăng cường liên kết đào tạo nhân lực du lịch giữa Nhà nước - Nhà<br />
trường - Nhà doanh nghiệp và đào tạo theo nhu cầu công việc. Gắn kết đào<br />
tạo với sử dụng lao động trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành, vừa thực<br />
hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động.<br />
Tranh thủ các tổ chức quốc tế, thuê chuyên gia nước ngoài để tập<br />
huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ<br />
quản lý khách sạn, xúc tiến, quảng bá, lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên...<br />
Xây dựng cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thoả đáng để thu hút nguồn<br />
nhân lực tài năng trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý,<br />
các chuyên gia trong ngành du lịch.<br />
Phối hợp các bộ, ngành Trung ương lập Học viện Du lịch Huế; xây<br />
dựng đề án thành lập Trung tâm kiểm định, đánh giá nghề du lịch khu vực<br />
miền Trung và Tây Nguyên.<br />
7. Gắn phát triển du lịch với văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo<br />
Phát huy lợi thế của trung tâm văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên<br />
sâu để phát triển mạnh các sản phẩm du lịch: nghỉ dưỡng kết hợp chữa<br />
bệnh; chăm sóc sức khoẻ cao cấp; giáo dục - đào tạo; chuyển giao công<br />
nghệ; đồng thời, chăm lo phát triển văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế nhằm<br />
<br />