intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghị quyết số 45/2017/QH14

Chia sẻ: Ái Ái | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghị quyết số 45/2017/QH14 được ban hành về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghị quyết số 45/2017/QH14

  1. QUỐC HỘI CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ­­­­­­­­ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nghị quyết số: 45/2017/QH14 NGHỊ QUYẾT Thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật  về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp  và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 ­ 2016” QUỐC HỘI Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân   số 87/2015/QH13;  Căn cứ  Nghị  quyết số  35/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 của   Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018; Căn cứ  Nghị  quyết số  334/2017/UBTVQH14  ngày 11/01/2017 của  Ủy   ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế “Tổ chức thực hiện một số hoạt   động giám sát của Quốc hội,  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội, Hội đồng Dân   tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”; QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thành lập Đoàn giám sát 1. Thành lập Đoàn giám sát về  “Việc thực hiện chính sách, pháp luật   về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ  phần hóa   doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 ­ 2016” và phân công: ­ Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ  tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám  sát;    ­ Ông Vũ Hồng Thanh,  Ủy viên  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội,  Chủ  nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn thường trực; ­ Ông  Nguyễn Đức Hải,  Ủy viên  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội,  Chủ  nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn; ­ Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng  Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn.  2. Thành phần Đoàn giám sát và Kế hoạch giám sát được ban hành kèm 
  2. 2 theo Nghị quyết này.  Điều 2. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát, các  cơ quan, cá nhân có liên quan 1. Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của   Đoàn giám sát; dự kiến danh sách Ủy viên Đoàn giám sát trình Ủy ban Thường vụ  Quốc hội quyết định. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại   khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng   nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan. 3. Đoàn giám sát có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế  hoạch giám  sát; báo cáo kết quả giám sát với  Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp   tháng 4/2018; trình báo cáo kết quả giám sát để  Quốc hội tiến hành giám sát  tối cao tại kỳ họp thứ 5. 4.  Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giúp Đoàn giám sát về  những vấn đề  liên quan đến nội dung giám sát. 5. Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát về  xây dựng chương trình, kế  hoạch, công tác bảo đảm, tổ  chức phục vụ  các  hoạt động của Đoàn giám sát. 6. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương và yêu cầu của Đoàn giám  sát,   Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố  trực thuộc trung  ương tổ  chức giám sát về  nội dung chuyên đề nói trên tại địa phương và gửi báo cáo  kết quả giám sát đến Đoàn giám sát. Điều 3. Tổ chức thực hiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy   ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ  Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố  trực thuộc trung  ương, cơ quan, tổ  chức  ở trung  ương và địa phương có liên  quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.  Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua.   Nghị  quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt   Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2017.  CHỦ TỊCH QUỐC HỘI (Đã ký) Nguyễn Thị Kim Ngân
  3. 3
  4. 4 THÀNH PHẦN ĐOÀN GIÁM SÁT “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản  nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước  giai đoạn 2011 ­ 2016”  (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 45/2017/QH14 của Quốc hội) I. THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT 1. Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn; 2. Ông  Vũ Hồng Thanh,  Ủy viên  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội,   Chủ  nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn thường trực;  3. Ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội, Chủ  nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn; 4.   Bà  Nguyễn   Thanh   Hải,   Ủy   viên   Ủy   ban   Thường   vụ   Quốc   hội,  Trưởng Ban Dân nguyện thuộc  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội, Phó Trưởng  Đoàn;  5. 05 Ủy viên là Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; 6. 03  Ủy viên là Thường trực  Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc  hội; 7. 08  Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, đại diện  Thường trực các  Ủy ban: Pháp luật, Tư  pháp, Khoa học, Công nghệ  và Môi   trường, về  các vấn đề  Xã hội,  Quốc phòng và An ninh,  Văn hóa, Giáo dục,  Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Đối ngoại của Quốc hội (mỗi cơ  quan   01 người); 8. 05 Ủy viên là đại biểu Quốc hội am hiểu về nội dung chuyên đề giám  sát;   9. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố  trực thuộc trung   ương nơi Đoàn đến giám sát. II. ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA ĐOÀN GIÁM SÁT 1. 01 Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 2. 01 Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;   3. 05 chuyên gia về lĩnh vực giám sát do Đoàn giám sát quyết định.
  5. 5 KẾ HOẠCH GIÁM SÁT “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản  nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước  giai đoạn 2011 ­ 2016”  (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 45/2017/QH14 của Quốc hội) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích ­ Xem xét, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức   thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước taị   ̣ ̀ ̉ doanh nghiêp va cô phân hoa doanh nghi ̀ ́ ệp nhà nước giai đoan 2011 ­ 2016 ̣ ; ­ Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng  mắc; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ  quan, tổ  chức, cá nhân  trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tai doanh nghiêp va cô phân hoa ̣ ̣ ̀ ̉ ̀ ́  doanh nghiệp nhà nước giai đoan 2011 ­ 2016; ̣ ­ Đề  xuất, kiến nghị  những giải pháp nhằm  thực hiên nghiêm và có ̣   hiệu quả hơn chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước  tại doanh nghiệp va cô phân hoa doanh nghi ̀ ̉ ̀ ́ ệp nhà nước giai đoạn 2011 –   2016; hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan. 2. Yêu cầu ­ Xem xét, đánh giá đầy đủ, trung thực, khách quan, đúng quy định của  pháp luật; ­ Đảm bảo thực hiện đúng thời gian và tiến độ đã đề ra trong Kế hoạch  giám sát này. II. PHẠM VI Quốc hội giám sát tình hình  thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý,  sử dụng vốn, tài sản nhà nước tai doanh nghiêp va cô phân hoa doanh nghi ̣ ̣ ̀ ̉ ̀ ́ ệp  nhà nước giai đoan 2011 ­ 2016 ̣  (không bao gồm các tổ chức tín dụng, công ty   tài chính có vốn góp của Nhà nước). III. ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT 1. Cơ quan chịu sự giám sát ở trung ương ­ Chính phủ báo cáo chung về tình hình  ban   hành   và  thực hiện chính  sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tai doanh nghiêp và ̣ ̣   ̉ cô phân hoa doanh nghi ̀ ́ ệp nhà nước giai đoan 2011 ­ 2016 ̣ ;  ­ Các Bộ, cơ  quan  ở  trung  ương gồm: Bộ  Tài chính, Bộ  Kế  hoạch và  
  6. 6 Đầu tư, Bộ  Xây dựng, Bộ  Giao thông vận tải, Bộ  Công Thương, Bộ  Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ  Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng  Nhà nước Việt Nam và các cơ  quan hữu quan khác báo cáo về  tình hình ban   hành và thực hiện chính sách, pháp luật về việc  quản lý, sử dụng vốn, tài sản  nhà nước tai doanh nghiêp va cô phân hoa doanh nghi ̣ ̣ ̀ ̉ ̀ ́ ệp nhà nước giai đoan ̣   2011 ­ 2016 thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình, đồng thời gửi báo cáo  cho Chính phủ để tổng hợp báo cáo chung;  ­ Các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, Tổng Công ty đầu tư  và kinh  doanh vốn Nhà nước (SCIC), các doanh nghiêp nha n ̣ ̀ ươc báo cáo v ́ ề tình hình  thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước taị   ̣ ̀ ̉ doanh nghiêp va cô phân hoa doanh nghi ̀ ́ ệp nhà nước giai đoan 2011 ­ 2016.  ̣ 2. Cơ quan chịu sự giám sát ở địa phương Ủy ban nhân dân một số  tỉnh, thành phố  trực thuộc trung  ương ( tại 3  miền Bắc, Trung, Nam) báo cáo về nội dung chuyên đề giám sát thuộc phạm  vi của tỉnh, thành phố.  IV. NỘI DUNG GIÁM SÁT Đoàn giám sát thực hiện các nội dung giám sát sau đây: 1. Viêc th ̣ ực hiên chinh sach, phap luât vê quan ly, s ̣ ́ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ́ ử dung vôn tai san ̣ ́ ̀ ̉   nha n ̀ ươc tai doanh nghiêp ́ ̣ ̣ 1.1. Hệ  thống văn bản pháp luật về  quản lý, sử  dụng vốn, tài sản nhà  nước tại doanh nghiêp va cô phân hoa doanh nghi ̣ ̀ ̉ ̀ ́ ệp nhà nước đã được sửa   đổi, bổ  sung, ban hành mới giai đoan 2011 ­ 2016, tâp trung vao th ̣ ̣ ̀ ơi điêm ̀ ̉   trươc va sau khi Quôc hôi ban hanh Lu ́ ̀ ́ ̣ ̀ ật Doanh nghiệp, Luât Quan ly, s ̣ ̉ ́ ử dung ̣   vôn nha n ́ ̀ ươc  ́ đầu tư  vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp va cac văn ̀ ́   ̉ ban co liên quan;  ́ ̀ quản lý, sử  dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiêp, 1.2. Tinh hinh  ̀ ̣   ̣ ̣ ́ ̣ tâp trung vao môt sô nôi dung ̀ :  ́ ̉ ở hưu;  ­ Vôn chu s ̃ ̀ ̉ ̣ ­ Tai san doanh nghiêp;  ́ ́ ̀ ́ ợi nhuân trên vôn chu s ­ Bao cao tai chinh; l ̣ ́ ̉ ở hưu;  ̃ ̀ ̣ ̣ ̀ ̉ ́ ́ ̉ ­ Điêu lê công ty: Hôi đông thanh viên, Ban giam đôc, quan ly vôn, ban kiêm soat;  ̀ ́ ́ ́ ­ Mở  rông va hiêu qua san xuât nganh nghê chu l ̣ ̀ ̣ ̉ ̉ ́ ̀ ̀ ̉ ực (vôn, năng l ́ ực, công  ̣ ̣ ương);  nghê, thi tr ̀ ̀ ư nâng cao hiêu qua san xuât ­ kinh doanh: Viêc bao toan, phat triên vôn ­ Đâu t ̣ ̉ ̉ ́ ̣ ̉ ̀ ́ ̉ ́  ̀ ươc va phân bô l nha n ́ ̀ ̉ ợi nhuân tai  ̣ ̣ doanh nghiệp nhà nước; đâu t̀ ư tai doanh nghiêp, ̣ ̣   ̀ ư ra ngoai doanh nghiêp, đâu t đâu t ̀ ̣ ̀ ư ra nươc ngoai, chuyên nh ́ ̀ ̉ ượng vôn đâu t ́ ̀ ư; 
  7. 7 ̀ ư nganh nghê m ­ Đâu t ̀ ̀ ơi;  ́ ­ Việc thực hiện tách chức năng thực hiện các quyền chủ  sở  hữu với  chức năng quản lý hành chính nhà nước;  ­ Trách nhiệm và quyền lợi của người đại diện chủ  sở  hữu vôn nha ́ ̀  nươc tai doanh nghiêp v ́ ̣ ̣ ới tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước...;  ̣ ­ Hê thông giám sát, ki ́ ểm tra, thanh tra va đanh gia ho ̀ ́ ́ ạt động đầu tư  vốn, tai san nhà n ̀ ̉ ước tai doanh nghi ̣ ệp;  ̣ ̀ ́ ̣ ́ ́ ề hoạt động của doanh nghiệp;  ­ Viêc công khai thông tin va chê đô bao cao v ­ Các sai phạm trong quản lý, sử  dụng vốn, tài sản nhà nước trong giai   đoạn 2011 ­ 2016; kêt qua th ́ ̉ ực hiên cac kêt luân thanh tra, kiêm tra, kiêm toan ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̉ ́  ̀ ̉ ́ ử  dung vôn, tai san nha n vê quan ly, s ̣ ́ ̀ ̉ ̀ ươc tai doanh nghiêp; trách nhi ́ ̣ ̣ ệm của  các tập thể và cá nhân có liên quan; 1.3. Cac kho khăn, v ́ ́ ương măc va kiên nghi, đê xuât liên quan.  ́ ́ ̀ ́ ̣ ̀ ́ 2. Viêc th ̣ ực hiên chinh sach, phap luât vê cô phân hoa  ̣ ́ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ̀ ́ doanh nghiệp  nhà nước 2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về  cô phân hoa doanh nghi ̉ ̀ ́ ệp nhà nước  đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới giai đoan 2011 ­ 2016 ̣ ; 2.2. Thực hiêṇ  cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tâp trung vao môt sô nôi ̣ ̀ ̣ ́ ̣  dung:  ­ Tinh hinh chuy ̀ ̀ ển đổi, sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước  ̣ giai đoan 2011 ­ 2016 ;   ̉ ̉ ̣ ̀ ự, đinh gia tai san doanh ­ Qua trinh tiên hanh cô phân hoa: thu tuc, trinh t ́ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ̉   ̣ ̉ nghiêp, phat hanh cô phiêu lân đâu ra công chung (IPO), tham gia th ́ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ị  trường  giao dịch chứng khoán của  công ty đại chúng chưa được niêm yết được tổ  chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (UPCom­HAN);  ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̉ ̀ ươc, x ­ Viêc quan ly vôn, tai san nha n ́ ử lý các vấn đề về tài chính trước   và trong quá trình cổ  phần hoá nhăm ngăn ch ̀ ặn thất thoát vốn, tài sản nhà  nước;  ­ Tiêu chí lựa chọn và chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến  lược va chính sách bán c ̀ ổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần   hoá;  ́ ̀ ử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị  ­ Vân đê x doanh nghiệp cổ phần hoá;  ­ Việc thực hiện tách chức năng thực hiện các quyền chủ  sở  hữu với  chức năng quản lý hành chính nhà nước; về hoàn thiện cơ chế phân cấp;  ́ ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ươc va sau khi cô phân hoa ­ Đanh gia vê viêc thay đôi mô hinh quan tri tr ́ ̀ ́ ̀ ̉ ̀ ́ 
  8. 8 doanh nghiệp nhà nước; viêc hoan thiên mô hình t ̣ ̀ ̣ ập đoàn, tổng công ty nhà  nước va vai tro, mô hình t ̀ ̀ ổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư kinh  doanh vốn nhà nước (SCIC). Đanh gia tiên đô thanh lâp c ́ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ơ  quan quan ly vôn, ̉ ́ ́   ̀ ̉ ̀ ươc theo yêu câu Nghi quyêt cua Quôc hôi; tai san nha n ́ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ­ Các quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với việc lựa chọn nhân sự quản   ̣ ́ doanh nghiệp nhà nước; các quy định về chế độ báo cáo và công khai,  lý tai cac  minh bạch kết quả hoạt động. ­ Các sai phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà  nước; trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan. 2.3. Cac kho khăn, v ́ ́ ướng măc va đê xuât, kiên nghi.  ́ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̉ ́ ́ ̣  doanh nghiệp nhà nước 3. Vê mô hinh quan ly vôn tai ̣ 3.1. Tai Trung  ương. ̣ ̣ 3.2. Tai đia phương (Co cuc quan ly vôn va không co). ́ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ́ V. PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT   Đoàn giám sát thực hiện các hoạt động giám sát theo các   quy định của  Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân,  Quy chế  “Tổ  chức thực hiện một số  hoạt động giám sát của Quốc hội,  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và  đại biểu Quốc hội”1 (sau đây gọi tắt là Quy chế giám sát); cụ thể gồm  các hoạt  động sau đây: 1.  Tổ  chức hội nghị  đê trỉ ển khai hoat đông cua Đoan giám sát “ ̣ ̣ ̉ ̀ Việc   thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại   doanh   nghiệp   và   cổ   phần   hóa   doanh   nghiệp   nhà   nước   giai   đoạn   2011   ­   2016”; 2. Tổ chức cuộc họp của Đoàn giám sát, cuộc làm việc với cơ quan, tổ  chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về tình  hình  thực hiện chính sách, pháp luật về  quản lý, sử  dụng vốn, tài sản nhà  nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011  ­ 2016;  3. Tổ chức các Đoàn công tác để tiến hành giám sát tại địa phương hoặc  làm việc với các bộ, ngành ở trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan về  tình  hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước   tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 ­ 2016; 4.  Tổ  chức hội thảo, tọa đàm  để  đong gop y kiên, thu th ́ ́ ́ ́ ập thông tin  phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát; 5. Hoàn thiện báo cáo kết quả  giám sát chuyên đề  trình Quốc hội xem   Ban hành theo Nghi quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 1
  9. 9 xét, giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.  6. Xây dựng dự thảo nghị quyết, trình Quốc hội khóa XIV ra nghị quyết  về giám sát chuyên đề tại kỳ họp thứ 5. VI ­ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Triển khai công tác chuẩn bị (trước tháng 10/2017) Đoàn giám sát triển khai các hoạt động sau: 1.1. Thành lập Tổ giúp việc Đoàn giám sát của Quốc hội theo Điều 39   Quy chế giám sát; 1.2. Xây dựng đề  cương báo cáo để  cơ  quan, tổ  chức, cá nhân chịu sự  giám sát báo cáo (bao gồm: Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan, UBND các   tỉnh, thành phố  trực thuộc trung  ương, các tổ  chức, cá nhân liên quan)  và  thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Đoàn đại biểu Quốc  hội địa phương nơi tiến hành giám sát;  Xây dựng đề cương báo cáo để Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành  phố  trực thuộc trung  ương (trừ  các địa phương Đoàn giám sát có tổ  chức   Đoàn công tác đến làm việc) tổ chức giám sát tại địa phương, gửi báo cáo kết  quả giám sát đến Đoàn giám sát; xây dựng đề cương báo cáo kết qua giam sat ̉ ́ ́  ̉ cua Đoàn giám sát và  ban hành đồng thời với Kế  hoạch giám sát chi tiết của  Đoàn giám sát; Thời gian gửi báo cáo đến Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại  Khoản 4 Điều 32 Quy chế giám sát.   1.3. Xây dựng Kế hoạch giám sát chi tiết của Đoàn giám sát theo Điều  28 Quy chế  giám sát cho cả  quá trình hoạt động của Đoàn giám sát và ban   hành chậm nhất là ngày 15/9/2017; 1.4. Tổ chức hội nghị triển khai hoạt động của Đoàn giám sát để công bố  Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát (kèm thành phần, kế hoạch giám sát), Nghị  quyết danh sách Ủy viên Đoàn giám sát, Tổ giúp việc Đoàn giám sát,  phân công  nhiệm vụ thành viên Đoàn giám sát, tuyên truyền về hoạt động giám sát chuyên  đề... 2.  Đoàn   giám   sát   làm   việc   với   Chính   phủ,   các   bộ,   ngành,   địa   phương, tổ  chức, cá nhân liên quan; tổng hợp báo cáo của các cơ  quan  chịu sự giám sát (tháng 11/2017­3/2018)  ­ Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác để tiến hành giám sát tại một  số địa phương, cơ sở về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý,  sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp   nhà nước giai đoạn 2011 ­ 2016; ­ Đoàn giám sát làm việc với đại diện Chính phủ, bộ, ngành, các cơ 
  10. 10 quan có liên quan về nội dung chuyên đề giám sát; ­ Đôn đốc Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên   quan gửi báo cáo theo nội dung đã được yêu cầu;  ­ Đoàn giám sát chỉ  đạo Tổ  giúp việc tiếp nhận, nghiên cứu, tập hợp,  tổng hợp các tư  liệu, tài liệu, báo cáo và thông tin có liên quan của các cơ  quan, tổ  chức, cá nhân gửi tới Đoàn giám sát; tổng hợp báo cáo của các cơ  quan theo các đề cương báo cáo đã gửi và yêu cầu báo cáo bổ sung (nếu có);  ­ Đoàn giám sát tổ  chức hội thảo, tọa đàm,  hội nghị  tham vấn, phiên  giải trình lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có); ­ Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố  trực thuộc trung  ương  (trừ  các địa phương Đoàn giám sát có tổ  chức Đoàn công tác đến làm việc)  tiến hành giám sát tại địa phương và gửi báo cáo kết quả  giám sát đến Đoàn  giám sát theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát.   3. Xây dựng báo cáo kết quả giám sát (tháng 3­4/2018)  ­ Đoàn giám sát xây dựng dự  thảo báo cáo kết quả  giám sát của Đoàn   giám sát và dự  thảo nghị quyết giám sát chuyên đề; nghiên cứu, đánh giá các  báo cáo của Chính phủ, các cơ quan ở trung ương và địa phương  về tình hình  thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại   doanh nghiệp và cổ  phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 ­ 2016;  nghiên cứu, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội,  Ủy ban  Thường vụ  Quốc hội, Chính phủ, Thủ  tướng Chính phủ, các bộ, cơ  quan   ngang bộ và địa phương về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản  lý, sử  dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ  phần hóa doanh   nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 ­ 2016; những vấn đề  đặt ra trong thời gian  tới để  thực hiện Nghị  quyết Trung  ương 5 khóa XII về   tiêp tuc c ́ ̣ ơ  cấu lại,  đổi mới và nâng cao hiệu quả  doanh nghiệp nhà nước (Nghị  quyết số  12­ NQ/TW ngày 3/6/2017);  ­ Tiếp tục tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị tham vấn,  phiên giải trình lấy ý kiến của cơ quan, tổ  chức, cá nhân liên quan đóng góp  vào dự thảo Báo cáo (nếu có); ­ Tổ chức làm việc với đại diện Chính phủ về dự thảo Báo cáo kết quả  giám sát của Đoàn giám sát;  ­ Đoàn giám sát hoàn thiện dự  thảo Báo cáo kết quả  giám sát và dự  thảo Nghị  quyết giám sát chuyên đề  trình  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội  tại  phiên họp tháng 4/2018.  4. Phục vụ Quốc hội giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết giám  sát chuyên đề (tháng 5­6/2018)
  11. 11 ­ Trên cơ  sở  ý kiến của  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội, Đoàn giám sát  tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết  giám sát chuyên đề trình Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 5. ­ Đoàn giám sát phối hợp với các cơ  quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý,  hoàn thiện Nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội về nội dung chuyên   đề giám sát trình Quốc hội biểu quyết, thông qua tại kỳ họp thứ 5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
107=>2