Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AXIT BÉO DẦU THẦU DẦU<br />
ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÓNG RẮN NHỰA EPOXY<br />
<br />
Phạm Quang Thuần*, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Trần Hùng,<br />
Đỗ Đình Trung, Nguyễn Văn Cành<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo đề cập tới việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của axit béo dầu<br />
thầu dầu đến quá trình đống rắn của nhựa epoxy. Tính chất lưu biến và các tính<br />
chất cơ lý hóa cơ bản được khảo sát và đề xuất hướng ứng dụng trong công nghệ<br />
để tạo ra vật liệu có độ bền cao. Bài báo cũng đưa ra thành phần tối ưu để chế<br />
tạo vật liệu.<br />
<br />
Từ khóa: ЭД-20, Ricinoleic axit, Dầu thầu dầu.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực<br />
quan trọng, do có nhiều tính chất và ưu thế so với các loại nhựa khác [1]. Để mở<br />
rộng phạm vi ứng dụng của vật liệu cần biến tính để tính chất của vật liệu phù hợp<br />
với đặc tính sử dụng. Hiện nay để giải quyết bài toán kinh tế, việc chế tạo được vật<br />
liệu trên cơ sở các nguồn nguyên liệu có thể tái sinh. Việc ứng dụng các nguồn trên<br />
như là chất biến tính cho nhựa epoxy sẽ mở ra hướng mới để giải quyết các vấn đề<br />
cung cấp nguyên liệu trong điều kiện ít phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu hóa<br />
thạch. Nghiên cứu quá trình đóng rắn nhựa epoxy rất quan trọng trong việc lựa<br />
chọn công nghệ và định hướng tính chất sử dụng của vật liệu [2].<br />
Trong bài báo đưa ra sự phụ thuộc các tính chất lưu biến và cơ lý vào thành<br />
phần của axit béo từ dầu thầu dầu (RA), khảo sát các thay đổi hóa lý trong quá<br />
trình hình thành mạng polymer (quá trình đóng rắn).<br />
Nghiên cứu tính lưu biến của hệ epoxy đóng rắn bằng ЭТАЛ-45 đã được<br />
nghiên cứu và RA thu được từ dầu thầu dầu được sử dụng làm chất biến tính cho<br />
nhựa epoxy.<br />
<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
Nguyên liệu ở cấp độ hoá chất công nghiệp, bao gồm nhựa ЭД-20; chất đóng<br />
rắn ЭТАЛ-45; axit béo từ dầu thầu dầu RA; TEA và dầu thầu dầu được sử dụng<br />
trực tiếp sau khi mua. Các hợp phần được pha chế theo tỷ lệ xác định. Phương<br />
pháp đo độ nhớt được sử dụng để xác định độ nhớt, hằng số độ nhớt của hỗn hợp<br />
nguyên liệu trong quá trình gel hoá. Đặc trưng chuyển hoá trong quá trình đóng rắn<br />
của nhựa epoxy được nghiên cứu thông quá xác định modul đàn hồi và hiệu ứng<br />
nhiệt lần lượt bằng phương pháp DMA, DSC.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 167<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Quá trình đóng rắn nhựa epoxy là quá trình rất phức tạp, gồm rất nhiều các quá<br />
trình hóa lý khác nhau. Đầu tiên quá trình đóng rắn là quá trình gel hóa, được<br />
nghiên cứu bằng phương pháp đo độ nhớt (phương pháp roto). Nghiên cứu độ nhớt<br />
đến quá trình gel hóa được thực hiện trên thiết bị đo độ nhớt roto «Реотест-2» với<br />
góc lệch hình nón dẹt ở các nhiệt độ khác nhau. Lượng chất biến tính RA sử dụng<br />
dùng để biến tính nhựa ЭД-20 10 phần khối lượng. Đã xác định được sự phụ thuộc<br />
độ nhớt vào thời gian đóng rắn của thành phần biến tính ở nhiệt độ đóng rắn từ 20<br />
đến 600C. Số liệu được đưa ra trong hình 1.<br />
<br />
o<br />
280 !Ò= 2 0 ÑC#<br />
0<br />
h,"Pa*s<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0o<br />
!Ò= 3 0 ÑC#<br />
240 0 oC#<br />
!Ò= 4 0 Ñ<br />
0 oC#<br />
!Ò= 6 0 Ñ<br />
200<br />
<br />
160<br />
<br />
120<br />
<br />
80<br />
<br />
40<br />
<br />
0<br />
0 10 20 30 40 50<br />
Thời%<br />
gian%<br />
đóng%rắn,%<br />
th?i phút%<br />
gian dong r?n, phut<br />
<br />
Hình 1. Sự phụ thuộc độ nhớt vào thời gian đóng rắn của hệ<br />
ЭД-20 + ЭТАЛ-45 + RA (10 phần khối lượng) tại các nhiệt độ khác nhau.<br />
<br />
Đã xác định được rằng, đối với việc nghiên cứu sự thay đổi độ nhớt (η) vào thời gian<br />
đóng rắn (t) có thể được mô tả một cách gần chính xác theo công thức 1 (hình 2).<br />
η = ηо·exp(kη·t), (1)<br />
Trong đó: ηо – độ nhớt bắt đầu<br />
kη – hằng số tăng độ nhớt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phụ thuộc độ nhớt vào thời gian đóng rắn của hệ ЭД-20 + ЭТАЛ-45<br />
ở nhiệt độ từ 20 đến 60 0С vào tọa độ logarit.<br />
Từ phương trình (1) đã xác định được hằng số tăng độ nhớt của thành phần<br />
nghiên cứu ở các nhiệt độ đóng rắn khác nhau, các trị số này được chỉ ra trong<br />
bảng 1. Từ bảng 1, đưa ra thông số hằng số tăng độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ<br />
đóng rắn và thành phần hợp phần đóng rắn của nhựa epoxy (lượng axit RA sử<br />
dụng 10 phần khối lượng là tối ưu). Hằng số tăng độ nhớt của hợp phần đóng rắn<br />
ЭД-20 + ЭТАЛ-45 đã được khảo sát và được nhiều tài liệu trích dẫn. Bảng 1, đưa<br />
<br />
<br />
168 P.Q.Thuần, N.M.Tường, ..., “Nghiên cứu ảnh hưởng của axit béo … nhựa epoxy.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ra sự so sánh giữa hợp phần đóng rắn sử dụng chất biến tính và không sử dụng chất<br />
biến tính Thông qua kết quả trên cho thấy, độ nhớt của hệ tăng nhanh hơn khi sử<br />
dụng chất biến tính, điều đó khẳng định có sự tham gia chất biến tính làm quá trình<br />
đóng rắn tốt hơn.<br />
Bảng 1. Sự phụ thuộc hằng số tăng độ nhớt ở nhiệt độ đóng rắn từ 20 đến 60 0С.<br />
Hệ Hằng số tăng độ nhớt kη·103 ở nhiệt độ, 0С<br />
ЭД-20/RA (phần<br />
20 30 40 60<br />
khối lượng)<br />
100/0 0,01597 0,03039 0,04224 0,10566<br />
100/10 0,02724 0,03327 0,04621 0,10939<br />
Từ bảng trên chỉ ra rằng, hằng số tăng độ nhớt tăng tuyến tính khi tăng nhiệt độ,<br />
và tăng của thành phần biến tính ở cùng một nhiệt độ. Điều đó chứng tỏ rằng có sự<br />
tăng tốc độ phản ứng trong quá trình đóng rắn khi tăng nhiệt độ và có sự tham gia<br />
của RA. Tuy nhiên, dùng công thức 1 không cho phép xác định thời gian gel hóa<br />
trong điều kiện η→∞. Cho nên xác định các điểm hóa gel bằng việc xây dựng sự<br />
phụ thuộc nghịch đảo độ nhớt vào thời gian khi kết thúc quá trình đóng rắn. Xác<br />
định bằng phương pháp ngoại suy đến 0, sự phụ thuộc của nghịch đảo độ nhớt vào<br />
thời gian gel hóa được đưa ra trong bảng 2. Thời gian sống của tổ hợp được xác<br />
định theo thời điểm độ nhớt đạt đến 100 Pa.s.<br />
Bảng 2. Tham số quá trình đóng rắn được nghiên cứu xác định<br />
ở các nhiệt độ khác nhau.<br />
Thời gian gel hóa, Thời gian sống,<br />
Hợp phần phút. phút.<br />
20 С 30 С 40 С 60 С 20 С 30 С 40 0С<br />
0 0 0 0 0 0<br />
60 0С<br />
ЭД-20 + ЭТАЛ-45 77 59 45 22 70 50 38 18<br />
ЭД-20 + RA(5) +<br />
58 45 42 21 63 44 36 18<br />
ЭТАЛ-45<br />
ЭД-20 + RA(7) +<br />
50 42 40 20 48 38 35 18<br />
ЭТАЛ-45<br />
ЭД-20 + RA(10) +<br />
65 50 50 30 45 40 35 17<br />
ЭТАЛ-45<br />
Như vậy, giai đoạn đầu tiên của quá trình gel hóa nghiên cứu bằng phương pháp<br />
đo độ nhớt. Quá trình tiếp theo của quá trình đóng rắn nghiên cứu sử dụng phương<br />
pháp DMA, DSC và phương pháp chiết. Phương pháp DSC nghiên cứu quá trình<br />
đóng rắn của hệ ЭД-20 – ЭТАЛ-45 trong vùng nhiệt độ 25-900C. Thêm RA vào<br />
hợp phần epoxy làm tăng nhanh tốc độ quá trình đóng rắn (hình 3), điều này trùng<br />
hợp với phương pháp đo độ nhớt (bảng 1).<br />
Theo nguyên tắc, việc nghiên cứu quá trình đóng rắn thực hiện nhiều phương<br />
pháp đo khác nhau, bởi vì mỗi phương pháp đều có những hạn chế. Trong hình 4<br />
đưa ra sự phụ thuộc của độ nhớt, mức độ chuyển hóa, modul đàn hồi vào thời gian<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 169<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
đóng rắn của hệ ЭД-20 + ЭТАЛ-45 + RA, nhận được bằng các phương pháp khác<br />
nhau DMA, DSC, đo độ nhớt và phương pháp chiết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sự phụ thuộc vào thời gian và biến thiên nhiệt lượng trong quá trình đóng<br />
rắn 1. ЭД-20 – ЭТАЛ-45; 2. ЭД-20 + ЭТАЛ-45 + 10 RA (phần khối lượng).<br />
<br />
Theo sự phụ thuộc thời gian, khi đưa RA vào hệ cho phép giảm hiệu ứng tỏa<br />
nhiệt của phản ứng đóng rắn, trạng thái nhanh chóng đưa về trạng thái cân bằng.<br />
bD S C G ',+ b<br />
gel,&<br />
%<br />
lnh kPà<br />
500000<br />
0 .7<br />
5 .0 80<br />
<br />
0 .6 400000<br />
<br />
4 .5 1 2 3 4 0 .5 60<br />
300000<br />
0 .4<br />
4 .0<br />
40<br />
0 .3 200000<br />
+<br />
3 .5 0 .2<br />
20<br />
100000<br />
0 .1<br />
3 .0<br />
0 .0 0<br />
0<br />
<br />
2 .5 (0 .1<br />
0 50 100 150 200 250<br />
<br />
Thời%<br />
gian%<br />
đóng%<br />
rắn,%<br />
âðåì phút%<br />
ÿ&<br />
î òâåðæäåí èÿ,&<br />
ì èí .<br />
<br />
Hình 4. Sự phụ thuộc độ nhớt, mức độ chuyển hóa, chưa chuyển hóa,<br />
mô đun đàn hồi vào thời gian đóng rắn ЭД-20 + ЭТАЛ-45 + RA.<br />
Từ hình 4 chỉ ra tổng thể sự phụ thuộc độ nhớt (đường 1), mức độ chuyển hóa theo<br />
DSC (đường 2), mức độ gel hóa (đường số 3), mo đun đàn hồi theo DMA (đường số<br />
4). Từ các số liệu trên có thể đưa ra được công nghệ gia công chế tạo vật liệu và dự<br />
đoán lĩnh vực ứng dụng của vật liệu epoxy biến tính axit từ dầu thầu dầu.<br />
Một đặc trưng rất quan trọng của polymer đóng rắn là khối lượng phân tử giữa<br />
các mắt xích (Mc), chỉ số này rất quan trọng vì nó xác định tính chất cơ học và tính<br />
bền nhiệt của vật liệu. Trong đó độ lớn của Mc và mật độ mạng được xác định<br />
bằng phương pháp trương nở cân bằng (bảng 3).<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của chất biến tính (phần khối lượng) lên các thông số<br />
cấu trúc của tổ hợp trên cơ sở epoxy ЭД-20.<br />
Mức chuyển hóa, nC * 10-3,<br />
Hợp phần Mс, г/моль<br />
% mol/см3<br />
ЭД-20 (100) + ЭТАЛ (50) 86 1310 5,3<br />
ЭД-20 (100) + ЭТАЛ (50)<br />
84 1460 3,6<br />
+ RA (10)<br />
<br />
<br />
170 P.Q.Thuần, N.M.Tường, ..., “Nghiên cứu ảnh hưởng của axit béo … nhựa epoxy.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ЭД-20 (100) + ЭТАЛ (50)<br />
90 1420 3,5<br />
+ RA (10) + ТEА (0,5)<br />
ЭД-20 (100) + ЭТАЛ (50)<br />
85 1560 3,2<br />
+ dầu thầu dầu (10)<br />
Từ các kết quả đưa ra, việc sử dụng tác nhân biến tính trên cơ sở axit<br />
carboxylic từ dầu thầu dầu có khả năng tạo thành cấu trúc có tính đàn hồi cao hơn<br />
thông qua 2 chỉ số khối lượng phân tử Mc và mật độ mạng nC thông qua bảng 3.<br />
Các chất biến tính đa chức, có thể hình thành cấu trúc ba chiều trong vật liệu, có<br />
thể tăng các khoảng các đầu mối ở trong hệ đã đóng rắn. Tạo ra các cấu trúc tự do<br />
trong sự tác động đa chiều làm cho vật liệu mềm dẻo hơn, linh động hơn trong<br />
lòng vật liệu.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
- Đã biến tính được nhựa epoxy ЭД-20 sử dụng axit béo tách từ dầu thầu dầu,<br />
khảo sát được tính chất lưu biến của hệ đóng rắn của epoxy đã biến tính bằng<br />
ЭТАЛ-45.<br />
- Từ các kết quả và số liệu trên, có thể sử dụng và ứng dụng axit béo từ dầu thầu<br />
dầu làm chất biến tính tăng độ đàn hồi và tăng tốc độ đóng rắn của nhựa epoxy, có<br />
thể cải thiện một số tính năng của vật liệu như tăng tính chất đàn hồi, giảm độ giòn<br />
và tăng một số tính năng cơ lý khác.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ли Х., Невилл К. Справочное руководство по эпоксидным смолам. М.:<br />
Энергия, 1973. 416 с.<br />
[2]. Moshinsky L. Epoxy Resins and Hardeners. Structure, Properties, Chemistry<br />
and Topology of Curing, Arcadia Press Ltd . Tel-Aviv 1995. 370 p.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECT OF CASTOR OIL FATTY ACID TO THE SOLIDIFICATION<br />
OF THE EPOXY RESIN<br />
<br />
This paper refers to the study of the effect of castor oil fatty acid to<br />
the solidification of the epoxy resin. Rheological and physical properties<br />
of epoxy resin have been investigated. The study also proposes the<br />
application of epoxy resin to create high-strength materials and suggests<br />
the optimal ingredients for manufacturing of materials.<br />
Keywords: Epoxy ED-20, Ricinoleic acid, Castor oil.<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 04 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Hóa học-Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng;<br />
*Email: haquocbang@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 171<br />