51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỈ LỆ PROTEIN KHÁC NHAU<br />
VỚI MỨC 10 GAM LYSINE/KG THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG<br />
VÀ CHO THỊT CỦA LỢN NGOẠI LAI GIAI ĐOẠN 18 - 50 KG<br />
Bùi Thị Thơm, Trần Văn Phùng, Phan Đình Thắm (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Những năm gần đây, với việc tạo ra các giống lợn siêu nạc đã thúc đẩy các nghiên cứu<br />
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và khai thác tối đa tiềm năng của chúng. Đã có nhiều công<br />
trình nghiên cứu xác định tỉ lệ protein thích hợp và tỉ lệ protein trong thức ăn có xu hướng tăng<br />
cao. Tuy nhiên, đứng trước thách thức của nguy cơ ô nhiễm môi trường do dư thừa protein thải<br />
ra qua phân và nước tiểu. Bên cạnh đó, giá của thức ăn giầu protein cũng không ngừng tăng<br />
cao, đòi hỏi phải xác định được không chỉ mức protein trong thức ăn, mà còn phải xem xét<br />
hiệu quả sử dụng chúng. Đã có một số công trình nghiên cứu đi theo hướng giảm tỉ lệ protein<br />
trên cơ sở cân đối các axit amin thiết yếu đã làm giảm đáng kể lượng nitơ đào thải, giảm ô<br />
nhiễm môi trường.<br />
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu bổ sung lysine, methionine cho lợn,<br />
nhằm giảm tỉ lệ protein thô trong khẩu phần. Tuy nhiên, chưa có công trình nào sử dụng đồng<br />
thời L-lysine, DL-methionine, L-tryphtophan và L-threonine để bổ sung, nhằm giảm tỉ lệ protein<br />
thô trong khẩu phần. Vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu ảnh<br />
hưởng của việc giảm tỉ lệ protein trên cơ sở cân đối các axit amin thiết yếu theo mức 10g<br />
lysine/kg thức ăn cho lợn ngoại lai thương phẩm giai đoạn 18 - 50kg.<br />
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp chia lô so sánh, đảm bảo đồng đều về số lượng,<br />
giống, tuổi, tính biệt, khối lượng và điều kiện chăm sóc. Lợn thí nghiệm là lợn lai thương phẩm<br />
giữa các giống lợn ngoại (Lợn đực lai (Pietrain x Landrace) x cái lai (Landrace x Yorkshire)) với<br />
tổng số 66 con, chia đều cho 3 lô, được lặp lại hai lần trong quá trình thí nghiệm. Tỉ lệ lợn đực<br />
cái trong mỗi lần thí nghiệm là 6/5. Lợn thí nghiệm được nuôi trong hệ thống chuồng hở, thông<br />
thoáng tự nhiên. Thức ăn được cung cấp theo chế độ tự do trên máng ăn bán tự động. Nước uống<br />
được cung cấp qua các vòi uống tự động.<br />
Khẩu phần thức ăn thí nghiệm được xây dựng với mức năng lượng là 3200 kcal ME và<br />
cân đối đủ lượng 4 axit amin thiết yếu là lysine, methionine, threonine và tryptophan ở mức cao,<br />
trong đó tỉ lệ các axit amin đối với lysine áp dụng theo đề xuất của ARC (1981), Wang, Fuller<br />
(1989), Cole (1992), Baker, Chung (1992). Cụ thể, trong 1kg thức ăn có: 10 gam lysine, 6,5 gam<br />
threonine, 5,5 gam methionine + cystine và 1,9 gam tryptophan. Mức protein thô trong khẩu<br />
phần được thiết kế giảm từ 18% - 17% - 16% theo thứ tự các lô tương ứng 1, 2 và 3. Để điều<br />
chỉnh đủ tỉ lệ lysine cũng như các axit amin khác theo thiết kế, chúng tôi sử dụng các axit amin<br />
tổng hợp như L-lysine, DL-methionine, L-threonine và L-tryptophan.<br />
Nguyên liệu thức ăn trước khi đưa vào thí nghiệm được phân tích các thành phần dinh<br />
dưỡng cơ bản như protein, axit amin, chất xơ, lipit và chất khoáng tại phòng Thí nghiệm trung<br />
tâm trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Công thức thức ăn thí nghiệm được xây<br />
dựng trên phần mềm OPTIMIX.<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm sinh trưởng tích lũy, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày, tiêu tốn<br />
và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng, kết quả mổ khảo sát năng suất và phân tích thành phần<br />
hóa học của thịt khi lợn thí nghiệm đạt khối lượng xấp xỉ 50kg.<br />
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm thống kê STATGRAPH version 4.0.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm<br />
Lợn lai thương phẩm trong điều kiện thí nghiệm với các mức protein giảm từ 18 - 17 16% và mức lysine 10g/kg thức ăn cho khối lượng khi kết thúc thí nghiệm theo xu hướng giảm<br />
dần, tuy nhiên, kết quả so sánh thống kê không thấy sự sai khác rõ rệt (P > 0,05). Mặc dù, khi<br />
so sánh khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm chúng ta thấy lợn ăn khẩu phần 18% protein đạt khối<br />
lượng cao hơn lợn ăn khẩu phần 16% là 0,9kg bằng 3,02%. Kết quả tính toán cho thấy, ảnh<br />
hưởng của việc giảm tỉ lệ protein 2% đối với sinh trưởng của lợn rõ hơn so với khi giảm 1%. Khi<br />
kết thúc thí nghiệm, lợn lô 1 đạt 49,09 kg/con, trong khi đó lô 3 đạt 47,61 kg/con. Riêng lô 2<br />
được ăn khẩu phần 17% protein đạt khối lượng tương đương lô 1 (48,97 kg/con) (bảng 1). Điều<br />
này cho thấy, khi giảm tỉ lệ protein mà vẫn giữ mức các axit amin, sinh trưởng của lợn không bị<br />
ảnh hưởng đáng kể đặc biệt khi giảm 1% protein (sự sai khác chỉ từ 0,25 - 3,02%).<br />
Bảng 1. Khối lượng lợn thí nghiệm qua các kì cân (kg/con/ngày)<br />
Diễn giải<br />
n<br />
Khối lượng bắt đầu TN<br />
Khối lượng sau 15 ngày<br />
Khối lượng sau 30 ngày<br />
Khối lượng sau 45 ngày<br />
So sánh với lô 1 (%)<br />
<br />
(P<br />
<br />
Lô 1<br />
22<br />
18.05a 0,61<br />
27,77 0,72<br />
37,62 0,95<br />
49,09a 1,37<br />
100<br />
<br />
Lô 2<br />
22<br />
18,12a 0,71<br />
27,85 0,86<br />
37,50 0,96<br />
48,97a 1,01<br />
99,75<br />
<br />
Lô 3<br />
22<br />
18,02a 0,69<br />
26,97 0,67<br />
36,72 0,88<br />
47,61a 1,17<br />
96,98<br />
<br />
Trên hàng ngang, các chữ số có các chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê<br />
0,05).<br />
<br />
Phương trình tương quan giữa khối lượng lợn khi kết thúc thí nghiệm và tỉ lệ protein<br />
trong thức ăn: Y = 36,0189 + 0,738636X; Hệ số tương quan là: 0,10779.<br />
Như vậy, giảm mức protein từ 18 xuống 16%, trên cơ sở cân đối các axit amin thiết yếu<br />
theo mức 10g lysine/kg thức ăn hỗn hợp có ảnh hưởng không đáng kể đến tăng trọng của lợn<br />
ngoại lai thương phẩm.<br />
3.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn và protein<br />
Cùng với sự giảm tăng trọng trong giai đoạn đầu thí nghiệm, hệ số chuyển hóa thức ăn có<br />
xu hướng tăng khi giảm tỉ lệ protein trong thức ăn. Ở giai đoạn 1 - 15 ngày nuôi, hệ số chuyển<br />
hóa thức ăn tăng so với lô 1 là 0,013 và 0,058 kg và bình quân cả giai đoạn là 0,046; 0,093 kg<br />
thức ăn/kg tăng khối lượng, tương ứng với lô 2 và 3 (bảng 2). Tuy nhiên, tiêu tốn protein lại có<br />
xu hướng giảm. Khi kết thúc thí nghiệm giai đoạn 18 - 50 kg, lợn lô 2 và 3 tiêu tốn thấp hơn lợn<br />
lô 1 lần lượt là 10,40 và 21,56 g protein/kg tăng khối lượng. Điều này cho thấy, để đáp ứng nhu<br />
cầu protein tổng số cho sinh trưởng, lợn ăn khẩu phần có tỉ lệ protein thấp và đã được cân đối<br />
một số axit amin thiết yếu có hệ số chuyển hóa thức ăn kém hơn, nhưng hiệu quả sử dụng protein<br />
cho tăng trọng lại tốt hơn.<br />
Bảng 2. Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn) và protein (gam)/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm<br />
<br />
2<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
Ngày nuôi<br />
1 - 15<br />
16 - 30<br />
31 – 45<br />
Bình quân cả giai đoạn<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
FCR<br />
Protein<br />
FCR<br />
Protein<br />
FCR<br />
Protein<br />
FCR<br />
Protein<br />
<br />
Lô 1<br />
1,468<br />
264,24<br />
1,896<br />
341,28<br />
2,057<br />
370,26<br />
1,822<br />
327,96<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
Lô 2<br />
1,481<br />
251,77<br />
1,930<br />
329,97<br />
2,152<br />
365,84<br />
1,868<br />
317,56<br />
<br />
Lô 3<br />
1,553<br />
248,48<br />
1,941<br />
308,80<br />
2,200<br />
352,00<br />
1,915<br />
306,40<br />
<br />
Kết quả tính toán chi phí thức ăn (bảng 3), cho thấy, khi giảm tỉ lệ protein trong thức ăn<br />
sẽ làm giảm tỉ lệ các axit amin thiết yếu. Vì vậy, khi cân đối các axit amin thiết yếu khác theo<br />
mức 10g lysine/kg thức ăn, bắt buộc phải sử dụng thêm các axit amin tổng hợp. Trong khi đó,<br />
giá của chúng trong thời điểm hiện tại khá cao, nên giá thành của 1kg thức ăn sẽ tăng dần theo<br />
chiều ngược lại. Hơn nữa, một phần do hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn một chút, vì vậy, chi phí<br />
thức ăn của lợn lô 2 và lô 3 so với lô 1 tăng tương ứng là: 2,99% và 4,67%. Điều này cũng đã được<br />
các nghiên cứu khác chỉ ra, tuy nhiên, mọi người đều cho rằng, hiệu quả của việc giảm tỉ lệ protein<br />
trong thức ăn làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm thức ăn giầu protein.<br />
Bảng 3. Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu<br />
Tổng khối lượng lợn tăng<br />
Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ<br />
Đơn giá<br />
Tổng chi phí thức ăn<br />
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng<br />
<br />
Đơn vị<br />
kg<br />
kg<br />
đ/kg<br />
đồng<br />
đồng<br />
<br />
Lô 1<br />
682,88<br />
1244,2<br />
4.448,67<br />
5.535.067,9<br />
8105,48<br />
<br />
Lô 2<br />
678,7<br />
1267,8<br />
4.469<br />
5.665.850,0<br />
8348,09<br />
<br />
Lô 3<br />
650,98<br />
1246,6<br />
4.563<br />
5.688.357,6<br />
8738,15<br />
<br />
3.3. Kết quả khảo sát năng suất và thành phần hóa học của thịt<br />
Bảng 4. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu<br />
Khối lượng sống (kg)<br />
Khối lượng móc hàm (kg)<br />
Tỉ lệ móc hàm (%)<br />
Khối lượng thịt xẻ (kg)<br />
Tỉ lệ thịt xẻ (%)<br />
Tỉ lệ thịt nạc (%)<br />
Tỉ lệ mỡ (%)<br />
Tỉ lệ xương (%)<br />
Tỉ lệ da (%)<br />
Tỉ lệ hao hụt (%)<br />
<br />
Lô 1<br />
49,0<br />
39,3<br />
80,20<br />
33,5<br />
68,37<br />
60,80<br />
12,96<br />
14,81<br />
9,88<br />
1,54<br />
<br />
Lô 2<br />
48,5<br />
38,7<br />
79,79<br />
32,8<br />
67,63<br />
60,38<br />
13,21<br />
15,72<br />
9,75<br />
0,94<br />
<br />
Lô 3<br />
47,5<br />
38,3<br />
80,63<br />
32,5<br />
68,42<br />
59,63<br />
14,29<br />
15,53<br />
9,32<br />
1,24<br />
<br />
Kết quả mổ khảo sát lợn thí nghiệm (bảng 4) cho thấy, giảm tỉ lệ protein từ 18 xuống<br />
16% và cân đối các axit amin thiết yếu theo mức lysine 10g/kg thức ăn, đã không làm ảnh hưởng<br />
lớn đến các chỉ tiêu mổ khảo sát. Tuy nhiên, tỉ lệ nạc có xu hướng giảm từ lô 1 đến lô 3, trong<br />
khi đó tỉ lệ mỡ thì ngược lại. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ thịt nạc cũng có xu<br />
hướng giảm khi sử dụng khẩu phần có tỉ lệ protein thấp và được bổ sung thêm axit amin tổng<br />
hợp cho lợn vỗ béo (Van de ligt và cộng sự, 2002; Thomke và cộng sự, 1995...). Điều đó chứng<br />
tỏ có mối quan hệ rõ giữa tỉ lệ protein và mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần.<br />
Bảng 5. Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm (tỉ lệ % trong thịt lợn tươi)<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Lô 1<br />
Thịt mông<br />
Thịt vai<br />
<br />
Lô 2<br />
Thịt mông<br />
Thịt vai<br />
<br />
Lô 3<br />
Thịt mông<br />
Thịt vai<br />
<br />
3<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
Vật chất khô<br />
Protein tổng số<br />
Mỡ<br />
Khoáng tổng số<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
23,25<br />
21,01<br />
1,20<br />
0,99<br />
<br />
23,39<br />
19,02<br />
3,32<br />
1,01<br />
<br />
23,21<br />
21,15<br />
1,07<br />
1,11<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
23,87<br />
18,54<br />
3,42<br />
1,06<br />
<br />
23,34<br />
21,06<br />
0,95<br />
1,12<br />
<br />
23,78<br />
18,56<br />
3,75<br />
1,18<br />
<br />
Kết quả phân tích thành phần hóa học thịt nạc (bảng 5) của cả 3 lô cho thấy, giảm tỉ lệ<br />
protein thô mà có bổ sung axit amin thiết yếu theo mức lysine 10g/kg thức ăn, không làm thay<br />
đổi tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng trong thịt nạc.<br />
4. Kết luận<br />
Khi giảm tỉ lệ protein trong khẩu phần từ 18 - 16% mà vẫn giữ nguyên mức lysine,<br />
threonine, methionine +cystine và tryptophan tính theo lysine là 10gam/kg thức ăn thì không ảnh<br />
hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của lợn (P<br />
0,05), đặc biệt ở tỉ lệ protein là 17%. Hiệu quả sử<br />
dụng thức ăn có xu hướng giảm đi và chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng tăng lên khi<br />
cho lợn ăn khẩu phần giảm protein. Các chỉ tiêu về năng suất thịt và thành phần hóa học của thịt<br />
lợn không có sự khác biệt, mặc dù tỉ lệ nạc có xu hướng giảm. Trong chăn nuôi lợn ngoại giai<br />
đoạn sinh trưởng hiện nay, nên giảm tỉ lệ protein trong thức ăn có sử dụng axit amin tổng hợp để<br />
góp phần tiết kiệm thức ăn đạm, giảm ô nhiễm môi trường <br />
Tóm tắt<br />
Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các mức protein khác nhau,<br />
không thay đổi lysine (10 g/kg thức ăn) đồng thời cân đối các axit amin thiết yếu khác theo đề<br />
xuất của ARC 1981, Wang, Puller 1989, Cole 1992, Baker, Chung 1992, đến sinh trưởng của lợn<br />
ngoại lai thương phẩm giai đoạn 18 - 50 kg. Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia<br />
lô so sánh, có nhắc lại trên tổng số 66 lợn sau cai sữa, đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, tính biệt,<br />
khối lượng và tình trạng sức khỏe. Lợn được nuôi theo chế độ ăn tự do.<br />
Mức năng lượng trao đổi trong 1 kg thức ăn là 3200 Kcal, tỉ lệ protein của 3 lô lần lượt<br />
là: 18; 17; 16%.<br />
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khẩu phần có mức protein giảm từ 18 - 16% trên nền axit<br />
amin thiết yếu được cân đối theo mức 10g lysine/kg thức ăn không ảnh hưởng lớn đến sinh<br />
trưởng của lợn (P > 0,05). Sự sai khác về khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm giao động từ<br />
0,25 - 3,02%.<br />
Từ khóa: Tỉ lệ protein giảm, axit amin, lợn giai đoạn sinh trưởng, ô nhiễm môi trường.<br />
Summary<br />
STUDY ON THE EFFECT OF DIFFERENT PROTEIN LEVELS<br />
AT THE 10GR OF LYSINE/KG OF FEED TO THE GROWTH<br />
AND CARCASS PERFORMANCE OF 18-50 KG PIGS<br />
The study was carried out to identify the effect of diets with reduced crude protein<br />
supplemented crystalline amino acids to the growth of the growing pigs. The experiment was<br />
repeated two times with total of 66 hibrid pigs subdivided in to 3 plots of 11 pigs each. All of<br />
them were selected from a larger group of pigs; the selection was made on the basic of<br />
uniformity in body weight, ancestry and general healthiness. The pigs were kept in opening<br />
house system with ad-libitum regime.<br />
The dietary treatment was designed to get 3200 kcal ME/kg of feed and supplemented 4<br />
essential amino acids such as lysine, methionine, threonine and tryptophan, the ratio between amino<br />
4<br />
<br />
51(3): 3 - 7<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
3 - 2009<br />
<br />
acids based on the proposal of ARC 1981, Wang, Fuller 1989, Cole 1992, Baker, Chung 1992.<br />
Among one kg of feed there are 10 grams lysine, 6.5 grams threonine, 5.5 grams methionine+cystine<br />
and 1.9 grams tryptophan. The crude protein level was designed to reduced from 18%-17%-16%<br />
corresponding to plots 1-2-3. The crystalline amino acids as L-lysine, DL-methionine, L-threonine<br />
and L-tryptophan were used to adjust the level of amino acids in the rations.<br />
The obtained results showed that, the rations reduced crude protein level supplemented 4<br />
essential amino acids affected to the growth of the pigs but the different is not significant<br />
(P 0.05). The different of the animal body weight when finishing is 0.25 – 3.02% when fed the<br />
ration with crude level reduced 1-2%. Although the feed conversion ratio and feed expenditure<br />
per one kg of weight gain was increased when pigs were fed rations reduced crude protein, but<br />
the carcass performance and chemical compositions of lean meat was not different. It should<br />
used crystalline amino acids to reduce the crude protein level in the rations for growing pigs in<br />
order to save the protein feeds and reduce environment pollution.<br />
Keywords: Environment pollution, essential amino acids, hibrid pigs, reduced crude protein.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. ARC – Agricultural Research Council. The Nutrient requyrement for pigs (1981).<br />
Commonwealth agricultural Bureaux, Slough, England, p.124.<br />
[2]. Baker, D.H.; Chung, T.K. (1992). Ideal protein for swine and poultry. Kyowa Hakko<br />
technical review. 4, 16s.<br />
[3]. Cole, D.J.A (1992). Interaction between energy and amino acid balance. 2nd International<br />
feed production conference 25-26. Piacenza, Italy.<br />
[4]. H.T. Thong and F. Liebert (2004). Amino acid requyrement of growing pigs depending on<br />
amino acid efficiency and level of protein deposition, ist communication: lysine. Arch. Anim. Nutr., Vol.<br />
58(1), pp. 69 – 87.<br />
[5]. Komise vyziva hosodarskych zvirat (1993). Potreba zinvin a tabulky vyzivne hodnoty krmive<br />
pro prasata. Ceska akademie zemedelskych ved. Ceska republika.<br />
[6]. NRC (1998). Nutrient requyrement of swine. Tenth Revised Edition. USA.<br />
[7]. Otto. E.R., Yokoyama M., Ku P.K, Ames N.K., and Trottier N.L (2003). “Nitrogen balance<br />
and ileal amino acid digestibility in growing pigs fed diets reduced in protein concentration”. J.Anim. Sci.<br />
81:1743 – 1753.<br />
[8]. Thomke S., Alaviuhkola T., Madsen A,. Sundstol F., Mortensen. H. P., Vangen O. (1995).<br />
Dietary energy and protein for growing pigs. Acta. Agric. Scand. Sect. A. Animal Sci. 45, 54-63.<br />
[9]. Van de Ligt C. P. A., Lindemann M. D., and Cromwell G. L. (2002). “Assessment of<br />
chromium tripicolinate supplementation and dietary protein level on growth, carcass, and blood criteria in<br />
growing pigs”. J. Anim. Sci. 80:2412–2419.<br />
[10]. Wang, T.C., Fuller, M.F. (1989). “The optimum dietary amino acid pattern for growing pigs”.<br />
British J. Nutrit. 62. s. 77-89.<br />
<br />
5<br />
<br />