Nguyễn Đăng Bình và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 169 - 174<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BÔI TRƠN - LÀM NGUỘI TỐI THIỂU<br />
DẦU LẠC ĐẾN TUỔI BỀN DỤNG CỤ CẮT TRONG TIỆN CỨNG<br />
Nguyễn Đăng Bình1, Trần Minh Đức1, Lê Thái Sơn2,*<br />
1<br />
<br />
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên,<br />
2<br />
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Quá trình thực nghiệm sử dụng phương pháp bôi trơn-làm nguội tối thiểu (MQL) khi tiện thép<br />
9CrSi được thực hiện trên máy tiện vạn năng. Phương pháp trơn nguội MQL được thực hiện dưới<br />
áp suất nén 5 at và lưu lượng phun 1ml/phút với dung dịch Emusil và Dầu lạc Việt Nam. Kết quả<br />
cho thấy hiệu quả bôi trơn và làm nguội của MQL nổi trội hơn hẳn so với phương pháp gia công<br />
khô. Hơn nữa khi sử dụng MQL Dầu lạc, lượng mòn dao thấp hơn, lực cắt thấp và tăng chậm hơn<br />
so với khi sử dụng MQL Emusil. Điều này chứng tỏ Dầu lạc Việt Nam có tác dụng ưu việt trong<br />
vai trò dung dịch MQL.<br />
Từ khóa: Sử dụng MQL Dầu lạc, Tuổi bền dụng cụ cắt, Lực cắt.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Theo nghiên cứu của Nakayama và các đồng<br />
nghiệp [1], phoi được hình thành trong quá<br />
trình tiện cứng không giống với phoi tiện<br />
thường. Khi tiện cứng, phoi bị bong tróc hai<br />
lần. Lần thứ nhất khi phoi tách khỏi phôi, lần<br />
thứ hai phoi tự bung, tự vượt qua giới hạn đàn<br />
hồi và có xu hướng trở về trạng thái ban đầu.<br />
Điều này được giải thích: khi ở trên bề mặt<br />
phôi, phoi bị nén lại. Do đó sau khi được giải<br />
phóng khỏi phôi, nó luôn có xu hướng trở về<br />
trạng thái trước đó. Trong tiện cứng, sử dụng<br />
dao cắt có bán kính mũi dao lớn thì có thể cải<br />
thiện được độ nhám bề mặt chi tiết gia công<br />
song lại làm tăng lực cắt và gây ứng suất dư<br />
lớn trên bề mặt sản phẩm sau gia công [1].<br />
Khi cắt với vận tốc đến 300m/ph, nhiệt sinh<br />
ra khi tiện cứng đo được ở mũi dao làm bằng<br />
vật liệu CBN (Cubic Boron Nitride) có thể đạt<br />
đến 950oC [3]. Nhiệt cao trong vùng cắt là<br />
yếu tố cơ bản gây nên các ảnh hưởng bất lợi<br />
trong quá trình tiện cứng. Đó là động lực để<br />
thu hút các nhà nghiên cứu trong nước và trên<br />
thế giới tập trung nghiên cứu để tìm ra các<br />
giải pháp bôi trơn-làm nguội (BT-LN) nhằm<br />
làm giảm nhiệt gia công.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 435 816<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Trong trường hợp này, nếu thực hiện phương<br />
pháp BT-LN tưới tràn thông thường sẽ không<br />
thỏa mãn được mục tiêu làm giảm nhiệt cắt.<br />
Do vật liệu gia công có độ cứng cao, dao tiện<br />
cứng có góc trước bé hơn nhiều so với góc<br />
trước của dao tiện thường. Đây là nguyên<br />
nhân cơ bản làm giảm khả năng thâm nhập<br />
của dung dịch BT-LN vào vùng cắt và như<br />
vậy hiệu quả của quá trình BT-LN bị giảm<br />
xuống trầm trọng. Mặt khác, BT-LN tưới tràn<br />
có nguy cơ làm giảm tuổi bền của dụng cụ cắt<br />
khi xuất hiện các vết nứt tế vi do hiện tượng<br />
đoản nhiệt gây nên [4]. Do vậy, một số cơ chế<br />
BT-LN thay thế đã được đầu tư nghiên cứu và<br />
bước đầu đã chứng minh hiệu quả của chúng,<br />
như: làm nguội bằng luồng khí áp suất cao<br />
[5], BT-LN sử dụng dung dịch khô (solid<br />
lubricant) [6], BT-LN bằng dung dịch trơn<br />
nguội áp suất cao, làm nguội bằng luồng khí<br />
lạnh Nitơ/CO2 [6]. Bôi trơn-làm nguội tối<br />
thiểu (Minimum Quantity Lubrication-MQL)<br />
trong tiện cứng phương pháp sử dụng cơ chế<br />
BT-LN bằng cách phun dung dịch trơn nguội<br />
đã được nén ở áp suất cao vào vùng gia công.<br />
Đặc tính khác biệt về cơ chế hòa tan của dung<br />
dịch trơn nguội ở điều kiện này đã tạo nên<br />
một cơ chế thâm nhập vào vùng gia công<br />
khác với các phương pháp BT-LN truyền<br />
thống hiện có. Nhờ đó, công nghệ MQL đã<br />
cho thấy nhiều ưu điểm về cả tính năng bôi<br />
169<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bình và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trơn lẫn làm nguội trong quá trình gia công<br />
vật liệu có độ cứng cao. Một trong những ưu<br />
điểm nổi bật của nó là làm giảm nhiệt cắt,<br />
giảm lượng mòn dao, giảm hiện tượng lẹo<br />
dao do đó cải thiện độ nhám bề mặt chi tiết<br />
gia công, tăng tuổi bền dụng cụ cắt, tăng độ<br />
chính xác gia công và đặc biệt là không gây<br />
hại cho môi trường và con người [4], [5], [8].<br />
Thấy rõ được tác dụng của phương pháp BTLN này, MQL đã bắt đầu được quan tâm và<br />
đầu tư nghiên cứu ở Việt nam [9]. Tuy nhiên,<br />
số lượng và quy mô nghiên cứu còn khiêm<br />
tốn. Chưa có công trình nghiên cứu nào thực<br />
hiện với công nghệ sử dụng MQL Dầu lạc khi<br />
tiện cứng. Với động lực và ý nghĩa đó, nhóm<br />
tác giả đã tiến hành đánh giá các ảnh hưởng<br />
liên quan trong quá trình tiện cứng áp dụng<br />
công nghệ sử dụng MQL Dầu lạc sản xuất tại<br />
Việt Nam. Hy vọng những kết quả thu được<br />
trong quá trình thực nghiệm ở đề tài này sẽ<br />
đóng góp bổ sung vào quá trình nghiên cứu<br />
ứng dụng công nghệ MQL cho quá trình tiện<br />
cứng ở cả phạm vi trong nước và trên thế giới.<br />
QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM<br />
1. Nguyên vật liệu và thiết bị thí nghiệm<br />
Quá trình thí nghiệm được thực hiện trên máy<br />
tiện vạn năng OKUMA LS365, Nhật Bản sản<br />
xuất. Chi tiết gia công làm bằng vật liệu Thép<br />
9CrSi (9XC). Kích thước chiều dài L = 550<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
88(12): 169 - 174<br />
<br />
mm, đường kính Ø60. Phôi được tiến hành tôi<br />
thể tích đạt độ cứng 56 ÷ 58 HRC. Dao tiện<br />
được sử dụng là dao tiện ngoài. Mũi cắt làm<br />
bằng vật liệu CBN, số hiệu EB28, Hàn Quốc<br />
sản xuất. Lưỡi cắt có các góc độ như sau: -6, 6, 6, 6, 15, 75, 0.8 (mm).<br />
Các thí nghiệm tương ứng được thực hiện với<br />
cả 3 phương pháp: Sử dụng MQL Dầu lạc, sử<br />
dụng MQL Emusil và không BT-LN (gia<br />
công khô) nhằm so sánh các ảnh hưởng liên<br />
quan của các phương pháp BT-LN này. Dung<br />
dịch sử dụng MQL Dầu lạc là loại dầu sản<br />
xuất tại Việt Nam. Dung dịch này có những<br />
đặc tính như sau: tỷ trọng của dầu lạc ở 30oC là<br />
0,910 và nhiệt độ đông đặc -2,5oC. Dung dịch<br />
sử dụng MQL emusil là hỗn hợp Emusil pha<br />
10% với nước cất. Dung dịch emusil là loại<br />
dung dịch BT-LN sản xuất tại Trung Quốc.<br />
2. Mô hình thí nghiệm<br />
Mô hình thí nghiệm thực hiện trong đề tài này<br />
được giới thiệu trên hình 1. Chi tiết gia công<br />
được gá trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm và<br />
mũi chống tâm. Sau khi gá lắp, phôi được<br />
kiểm tra và gia công thô nhằm đảm bảo độ<br />
đồng tâm tuyệt đối trước khi tiến hành cắt<br />
thực nghiệm.<br />
<br />
170<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bình và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 169 - 174<br />
<br />
Hình 1. Mô hình thí nghiệm khi tiện cứng sử dụng công nghệ MQL Dầu lạc.<br />
Trong đó: 1. Mâm cặp, 2. Dao tiện, 3. Vòi phun MQL, 4. Chi tiết gia công, 5. Mũi chống tâm, 6. Ổ gá dao<br />
<br />
3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm<br />
Mô hình kết nối các thiết bị đo, kiểm tra các<br />
thông số thực nghiệm được trình bày trong<br />
hình 2.<br />
Quá trình tiện được thực hiện với chế độ cắt<br />
V = 180m/phút (n = 970vòng/phút), bước tiến<br />
dao S = 0,15 mm/ vòng và chiều sâu mỗi lớp<br />
cắt là t = 0,1mm.<br />
Đối với quá trình cắt sử dụng MQL, dung<br />
dịch được nén với P = 5 at sau đó được phun<br />
vào vùng gia công thông qua vòi phun được<br />
bố trí ngay phía dưới dụng cụ cắt (hình 1).<br />
Lưu lượng luồng dung dịch phun vào vùng<br />
cắt tương đương Q = 1ml/phút.<br />
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm<br />
Trong quá trình cắt, lực cắt được đo bằng lực<br />
kế 3 thành phần (9257B) Kisler, sản xuất tại<br />
Thụy Sỹ. Quá trình đánh giá lưỡi cắt và bề<br />
mặt chi tiết đã gia công được thực hiện sau<br />
khi tiến hành cắt 10 phút, 20 phút, 30 phút, 40<br />
phút, và 50 phút. Trước khi đánh giá, các mẫu<br />
lưỡi cắt liên quan được làm sạch sơ bộ và<br />
chụp ảnh bề mặt bằng máy chụp SEM JEOLJSM- 6490, sản xuất tại Hoa Kỳ. Mũi dao<br />
được chụp cả mặt trước và mặt sau để so sánh<br />
các ảnh hưởng trên các bề mặt này.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Hình 3 tổng hợp kết quả chụp SEM của mũi<br />
dao sau khi gia công khô và gia công có<br />
sử dụng MQL với cùng một độ phóng đại.<br />
Kết quả cho thấy, sự khác biệt về lượng mòn<br />
dao sau 10 phút cắt giữa phương pháp gia<br />
công khô và phương pháp gia công sử dụng<br />
MQL Emusil là không đáng kể. Tuy nhiên,<br />
khi thực hiện quá trình cắt đến 30 phút, lượng<br />
mòn cả mặt trước và mặt sau ở mũi dao gia<br />
công khô xảy ra trầm trọng; trong khi đó mũi<br />
dao gia công sử dụng MQL Emusil thì lượng<br />
mòn xảy ra không đáng kể.<br />
Kết quả thực nghiệm ở Hình 4 cho thấy lượng<br />
mòn dao mặt sau tăng nhanh hơn lượng mòn<br />
dao mặt trước trong cùng một khoảng thời<br />
gian gia công như nhau. Khi gia công khô sau<br />
10 phút cắt lượng mòn dao đã lớn hơn so với<br />
gia công sử dụng MQL Emusil.<br />
A<br />
<br />
KD<br />
<br />
A/D<br />
<br />
Máy<br />
tính<br />
<br />
Máy in<br />
<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
V<br />
Hình 2. Mô hình kết nối các thiết bị thí nghiệm<br />
I. Khối cảm biến; II. Bộ khuếch đại; III. Bộ<br />
chuyển đổi; IV. Máy tính; V. Máy in<br />
<br />
171<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bình và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 169 - 174<br />
<br />
Hình 3: Ảnh chụp mũi dao khi gia công theo các chế độ khác nhau<br />
a: Gia công khô sau 10 phút cắt; c: Gia công Sử dụng MQL Emusil sau 10 phút cắt;<br />
b: Gia công khô sau 30 phút cắt; d: Gia công Sử dụng MQL Emusil sau 30 phút cắt<br />
450<br />
<br />
Lượng mòn hs (μm)<br />
<br />
400<br />
350<br />
300<br />
<br />
G ia c ông khô<br />
MQL E mus il<br />
MQL Dầu lạc<br />
<br />
250<br />
200<br />
150<br />
100<br />
50<br />
0<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
Thời gian cắt (phút)<br />
<br />
Hình 4. Quan hệ lượng mòn hs và τ khi thay đổi<br />
dung dịch và phương pháp BT-LN<br />
<br />
Hình 5. Quan hệ Fy và thời τ khi thay đổi dung<br />
dịch và phương pháp BT-LN<br />
<br />
Sau 35 phút cắt, độ mòn mặt sau của dao khi<br />
gia công khô tăng 19% so với độ mòn của dao<br />
khi sử dụng MQL Emusil (Hình 4). Ngoài ra,<br />
sự ảnh hưởng của 2 phương pháp gia công<br />
MQL đến lượng mòn dao mặt sau đã có sự<br />
khác biệt. Thời gian gia công càng dài thì sự<br />
chênh lệch về giá trị lượng mòn dao xuất hiện<br />
càng rõ rệt. Sự thay đổi giá trị thành phần lực<br />
cắt Fy theo thời gian gia công khi sử dụng các<br />
phương pháp BT-LN khác nhau được trình<br />
bày trên Hình 5. Theo đó, thành phần Fy khi<br />
gia công khô tuân theo quy luật của các<br />
phương pháp gia công có MQL. Tuy nhiên,<br />
sau khoảng hơn 25 phút gia công lực cắt khi<br />
gia công khô tăng nhanh hơn rất nhiều. Lực<br />
cắt trung bình sinh ra trong quá trình gia công<br />
có sử dụng MQL Dầu lạc cho thấy thấp và<br />
tăng chậm hơn so với các phương pháp gia<br />
công còn lại.<br />
<br />
Biểu đồ về lượng mòn dao trên Hình 4 rõ<br />
ràng có mối quan hệ tỷ lệ với biểu đồ lực cắt<br />
trên Hình 5. Các mối quan hệ này được chứng<br />
minh và thảo luận trong phần tiếp theo.<br />
THẢO LUẬN KẾT QUẢ<br />
Như đã trình bày trong phần trước, hiệu quả<br />
bôi trơn và làm nguội của công nghệ MQL<br />
trong quá trình gia công đã được chứng minh<br />
[4], [5], [8]. Kết quả thực nghiệm ở trên cho<br />
thấy, một lần nữa Dầu lạc Việt Nam đã phát<br />
huy vai trò bôi trơn và làm nguội một cách rõ<br />
rệt khi sử dụng trong công nghệ MQL.<br />
Có thể nói rằng, khi quá trình cắt không được<br />
bôi trơn và làm nguội, các ảnh hưởng cơ lý từ<br />
nhiệt cắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến<br />
lượng mòn dao tăng đột ngột ở phương pháp<br />
gia công khô thể hiện trên Hình 4. Bên cạnh<br />
đó, tác dụng của MQL trong việc làm giảm<br />
lượng mòn dao trong quá trình gia công đã<br />
được Nakayama [1] và Trần Minh Đức [9]<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
172<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Đăng Bình và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cùng các đồng nghiệp của họ khẳng định bằng<br />
thực nghiệm trong các công trình nghiên cứu<br />
bổ ích này. Ở đây, khi lần đầu sử dụng Dầu<br />
lạc Việt Nam vào quá trình MQL trong tiện<br />
cứng đã cho kết quả bất ngờ. Các kết quả<br />
khảo sát ở trên đã khẳng định hiệu quả của<br />
Dầu lạc Việt Nam trong vai trò bôi trơn và<br />
làm nguội khi gia công các vật liệu có độ<br />
cứng cao. Quả thực, khi tiện cứng phoi hình<br />
thành là phoi dây. Song, phoi gia công hình<br />
thành dễ bị bẻ gãy hơn phoi tiện thường, và<br />
do đó chúng được tạo thành phoi dạng răng<br />
cưa. Hệ số dồn nén phoi danh nghĩa (qua tính<br />
toán) trước và sau khi hình thành phoi là 2<br />
lần. Đây là một trong những đặc điểm có ảnh<br />
hưởng lớn đến cơ chế bôi trơn và làm nguội<br />
theo công nghệ MQL. Khi sử dụng công nghệ<br />
MQL, dung dịch trơn nguội được tạo nên<br />
dưới dạng hơi/sương trước khi được phun vào<br />
vùng cắt dưới một giá trị áp suất lớn nhất<br />
định. Lúc này, với kích thước hạt nhỏ, sức<br />
căng bề mặt của hạt dung dịch thấp đã tạo<br />
điều kiện cho các hạt dung dịch trơn nguội<br />
thâm nhập vào vùng cắt dễ hơn, nhiều hơn.<br />
Dưới tác dụng của áp lực luồng dung dịch,<br />
cánh phoi được nâng lên trên so với mặt trước<br />
của dao. Các rãnh răng cưa có kích thước nhỏ<br />
trên bề mặt phoi lúc này đóng vai trò là vùng<br />
chứa dung dịch trơn nguội ở dạng hơi/sương<br />
[4]. Do vậy, cơ chế bôi trơn biên dạng này đã<br />
làm giảm ma sát giữa bề mặt phoi với mặt<br />
trước của dao. Lưu ý rằng, trong quá trình gia<br />
công khô ma sát sinh ra giữa bề mặt phoi với<br />
mặt trước của dao là nguyên nhân chủ yếu<br />
gây mòn.<br />
Kết quả chụp SEM với cùng một độ phóng<br />
đại của các mũi dao sau khi cắt (Hình 3) cho<br />
thấy, hiện tượng mòn xảy ra ở cả bán kính<br />
lưỡi cắt và ở bề mặt sau của dao khi MQL là<br />
rất nhỏ so với quá trình gia công thường. Đó<br />
là dấu hiệu chứng minh sự ảnh hưởng của cơ<br />
chế MQL trong quá trình tiện. Khi tiện cứng,<br />
nhiệt cắt sinh ra khi gia công tại vùng tiếp xúc<br />
giữa mặt trước của dao và phoi là lớn nhất.<br />
Đây là vùng tiếp xúc trượt, có khe hở hẹp, do<br />
đó dung dịch không thể thâm nhập vào khi sử<br />
dụng các phương pháp BT-LN thông thường.<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
88(12): 169 - 174<br />
<br />
Trong khi đó, dung dịch MQL được tạo nên ở<br />
dạng hơi/sương do đó chúng có thể thâm nhập<br />
vào vùng này để thực hiện chức năng bôi trơn<br />
và làm nguội. Đó được xem là lý do mặt trước<br />
của dao khi sử dụng MQL nhẵn hơn so với<br />
khi gia công khô khi quan sát bằng SEM. Phát<br />
hiện tương tự đã được công bố ở các công<br />
trình nghiên cứu sử dụng công nghệ MQL [9].<br />
Ngoài ra, trong trường hợp gia công sử dụng<br />
MQL các hạt cứng khi bong tróc ra khỏi vật liệu<br />
đã được dòng khí áp lực cao đẩy ra ngoài tức<br />
thì. Do vậy, hiện tượng cày, xước bề mặt do các<br />
hạt này tạo nên trên bề mặt chi tiết gia công và<br />
bề mặt dao được hạn chế, dao mòn ít hơn.<br />
Các ảnh hưởng đến lực cắt trên hình 5 cho<br />
thấy sự khác biệt về cả giá trị và sự phân bố<br />
theo thời gian cắt. Do mòn dao nhanh trong<br />
gia công khô đã làm tăng bề mặt tiếp xúc của<br />
dao trên các bề mặt làm việc, làm tăng bán<br />
kính mũi dao, làm giảm các góc ở các bộ<br />
phận cắt (góc sau, góc trước) khiến lực cắt<br />
tăng rõ rệt. Điều này phù hợp với kết quả<br />
nghiên cứu tương tự đã được công bố của<br />
Nakayama và các đồng nghiệp [1]. Lực cắt<br />
khi MQL dùng hai loại dung dịch emusil và<br />
dầu lạc ở 30 phút đầu tăng không nhiều. Trị<br />
số của lực cắt tăng tuyến tính tương ứng với<br />
biểu đồ mòn của dao. Nhưng khi cắt đến 40<br />
phút thì lực cắt khi dùng emusil tăng nhanh<br />
hơn, chứng tỏ lúc này dao cắt đã mòn đến<br />
điểm giới hạn, các kích thước góc của dao đã<br />
thay đổi nhiều. Ở thời gian này lực cắt (Fy)<br />
khi sử dụng MQL Emusil tăng 13% so với<br />
trường hợp sử dụng MQL Dầu lạc. Điều này<br />
khẳng định hiệu quả bôi trơn hoặc/ làm nguội<br />
của Dầu lạc cao hơn Emusil.<br />
KẾT LUẬN<br />
Các kết quả thực nghiệm và phân tích ở trên<br />
đã một lần nữa khẳng định hiệu quả BT-LN<br />
bằng công nghệ MQL, cả với dung dịch<br />
Emusil và Dầu lạc. Tuy nhiên, khi sử dụng<br />
MQL Dầu lạc, lực cắt, tốc độ mòn dụng cụ là<br />
thấp nhất, tuổi bền của dụng cụ đạt được là<br />
cao nhất so với gia công khô và ngay cả với<br />
MQL Emusil.<br />
<br />
173<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />